Giáo trình quản lý sự thay đổi

39 2.7K 43
Giáo trình quản lý sự thay đổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 3 đvht (45t: Lý thuyết: 22;T. luận/ bài tập: 21; KTra:2) 1. Một số vấn đề chung về quản lý sự thay đổi trong tổ chức 1.1 Sự cần thiết của quản lý sự thay đổi trong một tổ chức. Chỉ có sự thay đổi là không thay đổi. Không một doanh nghiệp, một tổ chức nào có thể đứng yên mà không cần thay đổi.Vì vậy, nhà quản lý không thể ngăn chặn sự thay đổi mà chỉ có thể tìm cách quản lý nó mà thôi. Nhưng quản lý sự thay đổi là một trong những công việc rất khó khăn và nhạy cảm bởi nó dễ tác động đến tâm lý của nhiều người. Mục tiêu không rõ ràng, hay việc truyền thông tin không cụ thể có thể dẫn tới hiểu lầm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ đối với mọi thành viên. Nhà quản lý một tổ chức là người khởi xướng và thực hiện thay đổi cần phải nắm rõ thực hiện thay đổi như thế nào, theo nguyên tắc nào, duới hình thức nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Tổ chức luôn họat động trong môi trường có nhiều nhân tố có thể tác động. Đặc điểm của các tác nhân là chúng: (1) Diễn ra liên tục; (2) Thường phức tạp; và (3) Chưa từng được thử nghiệm trong một số điều kiện cụ thể Mọi thay đổi đều nảy sinh dưới tác động của những tiến bộ khoa học và công nghệ, các tác nhân xã hội và pháp luật, các yếu tố kinh tế. Trong đó nhân tố ảnh hưởng nhất là kinh tế. Những áp lực cạnh tranh về tài nguyên, nguồn nhân lực, lợi nhuận, chi phí đòi hỏi các tổ chức phải cố gắng tìm cách thay đổi chất lượng, mẫu mã hàng hóa, dịch vụ, cách lãnh đạo, quản lý của mình Sự phát triển của khoa học công nghệ đang thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người. Trong tổ chức hàng loạt những thay đổi đang diễn ra: từ cách lãnh đạo, quản lý, cách làm việc, tới các dịch vụ, sản phẩm, chiến lược Ví dụ khi internet phát triển, thì xu hướng ngày càng có nhiều người không thích tới văn phòng trực tiếp làm việc, mà ngồi tại nhà làm việc online. Về mặt xã hội, sự phát triển của một tổ chức không thể tách rời sự thay đổi của môi trường xã hội với ba nhân tố chính: công luận, thông tin, pháp luật. Chẳng hạn càng ngày con người càng quan tâm tới những vấn đề mang tính chất toàn cầu như môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Người tiêu dùng đòi hỏi hàng hóa phải là Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 1 loại không gây tổn hại cho môi trường và đòi hỏi các nhà sản xuất phải có trách nhiệm với vấn đề ô nhiễm trong sản xuất. Người học đòi hỏi nhà trường phải có các điều kiện học tập tối thiểu, phải có chương trình dạy học phù hợp…Các tổ chức không thể bỏ ngoài tai những ý kiến của công chúng. Sự bùng nổ thông tin ngày nay, dẫn tới những thay đổi to lớn, đòi hỏi các tổ chức phải nắm bắt và xử lý nhanh nhạy, kịp thời. Những quy định của pháp luật cũng yêu cầu các tổ chức phải thay đổi đề phù hợp. Như vậy có thể thấy đôi khi sự thay đổi xuất hiện do chủ trương chính sách thay đổi: ví dụ cơ chế QL từ tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cũng có khi thay đổi do áp lực của bối cảnh; ví dụ từ được bao cấp sang tự chủ tự chịu trách nhiệm. Nhiều khi thay đổi là do sứ mệnh của tổ chức thay đổi hay chức năng nhiệm vụ có sự điều chỉnh nhưng có khi đơn giản là mọi người đều thấy tổ chức mình “có vấn đề” nếu không thay đổi thì không phát triển được. Sự thay đổi nhiều khi xuất phát từ nguyên nhân của sự trì trệ hay do nguyên nhân của các vấn đề nảy sinh khi bối cảnh thay đổi, thúc đẩy tổ chức thay đổi để tăng tính thích ứng. Cũng như bất cứ tổ chức nào, hệ thống giáo dục, cơ sở giáo dục cũng phải thay đổi để phù hợp. Xu thế phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục/ nhà trường; đó là : − Xu thế hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng và thân thiện. − Ước muồn về chung sống hòa bình, dân chủ, bình đẳng, công bằng và khả năng gìn giữ hòa bình đang được củng cố. − Các vấn đề có tính toàn cầu như : xung đột về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo; dân số và sự di cư tìm kiếm việc làm, suy giảm môi trường và sinh thái, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, nạn thất nghiệp đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết. − Cộng đồng toàn cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thông − Toàn cầu hóa về kinh tế-thương mại tự do − Tệ nạn xã hội và bạo hành đang có xu hướng gia tăng trong các nhà trường…. Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 2 Tất cả các vấn đề trên cần được đặt ra, xem xét và giải quyết bắt đầu từ giáo dục, bằng giáo dục. Lịch sử phát triển giáo dục về cả thực tiễn và lí luận đã cho thấy có mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển giáo dục với sự phát triển nhân cách, phát triển kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ, về điều kiện và hoàn cảnh thực hiện giáo dục. Từ mối quan hệ biện chứng đó có thể tìm thấy các vấn đề lí luận và thực tiễn của sự thay đổi trong giáo dục và quản lý nhà trường. Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay nhiều sự thay đổi diễn ra trong giáo dục nói chung, ở nhà trường nói riêng. Sự thay đổi này có thể do yêu cầu của nhà nước và xã hội “đặt hàng” cho giáo dục/ nhà trường (GD/NT); cũng có thể do tự thân nhà trường nhận thấy không thay đổi thì khó tồn tại và phát triển.Ví dụ, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các nhà trường vừa là do yêu cầu của xã hội, của các cấp quản lí giáo dục vừa là yêu cầu tự thân của các nhà trường khi triển khai chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa Dù sự thay đối xuất phát từ đâu thì vẫn gây áp lực lên vai người quản lí. Thay đổi có thể bắt đầu rất nhanh nhưng cũng có thể nhanh chóng biến mất. Vấn đề không hẳn nằm ở tiền hay nguồn lực đầu tư cho sự thay đổi đó mà nằm ngay trong đầu những người thực hiện thay đổi. Xã hội chúng ta đang sống đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế tòan cầu, đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “tư duy”. Đối với giáo dục nói chung và trường học nói riêng, điều này có nghĩa là bối cảnh của việc dạy học đã thay đổi, có sự quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà trường phải cho ra được những học sinh có thể hiện được sự hiểu biết-tri thức và kỹ năng, nghĩa là đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong thực tiễn hoạt động điều hành nhà trường. Như vậy, bối cảnh trách nhiệm lớn đòi hỏi phải có sự tổ chức lại họat động của hệ thống giáo dục, thể hiện ở sự thay đổi trong cơ cấu điều hành, ở những thay đổi trong việc dạy và học, ở việc xác định rõ những chuẩn về nội dung và kết quả giáo dục…Một trong những kỹ thuật để giúp nhà quản lý thực hiện việc này là biến thay đổi đang thực hiện thành ưu tiên số 1 của những người tham gia vào sự thay đổi đó. Điều đó có nghĩa là nhà quản lý buộc phải tìm những biện pháp gia tăng tính cấp thiết và quan trọng phải thực hiện thay đổi, đồng thời phải thay đổi cách quản lý để quản lý sự thay đổi. Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 3 Có thể nói, yêu cầu thay đổi đang rất cấp thiết đối với chính nhà nước cũng như tất cả các cơ quan Chính phủ, các tổ chức. Để có thể quản lý được sự thay đổi một cách thành công và toàn diện, mỗi tổ chức cần xây dựng cho mình năng lực vững chắc, tìm ra các phương pháp và công cụ thích hợp để xây dựng chiến lược phát triển cho mình. Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo còn phải tự nâng cao năng lực của chính mình để quản lý sự thay đổi một cách có hiệu quả nhất… Chúng ta đang sống trong giai đoạn lịch sử mà những đổi thay về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết và chúng có tác động to lớn đến cuộc sống thường nhật của tất cả mọi người. Thật không thể cưỡng lại được những thay đổi đó, lại càng không thể lờ chúng đi. Vấn đề là có thể và cần kiểm soát những thay đổi đó sao cho có hiệu quả nhất và tìm kiếm những nguồn lợi từ bối cảnh do những thay đổi đó tạo ra. Thế kỷ 21 là thời đại của sự thay đổi, việc bùng nổ công nghệ thông tin và viễn thông, môi trường kinh doanh, kinh tế thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh mỗi ngày một gia tăng…vì vậy quản lý sự thay đổi là vấn đề vô cùng quan trọng. Nói về quá trình quản lý sự thay đổi, TS. H. James Harrrington cho rằng: Quản lý sự thay đổi không chỉ áp dụng vào tổ chức của chúng ta mà là một quan niệm có thể áp dụng vào mọi việc chúng ta làm. Chỉ quản lý chi phí, lịch trình và chất lượng của dự án thôi chưa đủ, không có sự quản lý tác động xã hội của dự án, hầu hết các dự án sẽ không đạt đến khả năng đầy đủ của nó. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà sự thay đổi đã tạo ra cho tổ chức, một phương pháp gọi là quản lý sự thay đổi được sử dụng. Quản lý sự thay đổi được xác định như một tập hợp toàn diện các quy trình cho việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và các bước đánh giá quá trình thay đổi… 1.2. Sự thay đổi trong tổ chức và đặc trưng của thay đổi. 1.2.1.Thay đổi là gì? Thay đổi: Theo từ điển Tiếng Việt: Là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổi được hiểu là quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tượng do ảnh hưởng, tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 4 Một cách đơn giản có thể hiểu thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác đi” và mọi sự thay đổi đều có lí do của nó nhưng chúng ta chỉ đề cập đến những thay đổi cần sự hoạch định hay cần sự điều khiển, quản lí. 1.2.2. Các đặc trưng của thay đổi: Thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật, hiện tượng nào. Quá trình tiến hoá của loài người (sự thay đổi tự nhiên) − Thay đổi về xã hội: chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách… − Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, đổi mới phương tiện, công cụ, thay đổi công nghệ… − Thay đổi về khoa học – công nghệ: vi tính, công nghệ thông tin… − Thay đổi về giáo dục: chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường học… Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu − Số lượng người học tăng lên hay giảm đi. − Chất lượng giáo dục so với chuẩn là cao hay thấp. − Cơ cấu đủ hay thừa, thiếu. − Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi. − Tài chính tăng hay giảm. − Giáo viên, cán bộ, nhân viên thay đổi. Sự thay đổi là dòng chảy liên tục theo thời gian, phức tạp; nó tồn tại một cách khách quan, chưa được thử nghiệm và khó quản lý . Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 5 Thay đổi không đơn thuần là chướng ngại vật nhất thời hay một vấn đề cần được giải quyết ngay để có thể sớm quay lại với trạng thái ban đầu. Trái lại, thay đổi diễn ra mọi lúc, không một tổ chức nào có thể đứng yên bỏ qua mọi sự thay đổi. Thay đổi là điều tất yếu, là bản chất của mọi mặt đời sống xã hội, do đó để tồn tại phải biết cách thích ứng với những đổi thay. Sự thay đổi chưa từng được thử nghiệm trong những trường hợp cụ thể. Không một ai có thể mô tả được việc thay đổi sẽ diễn ra như thế nào. Mỗi một thay đổi diễn ra trong một điều kiện cụ thể khác nhau, vì vậy có những thay đổi diễn ra trong những trường hợp tương tự nhau, nhưng kết quả lại khác nhau. Sự thay đổi diễn ra rất phức tạp. Một khía cạnh của tính phức tạp này là hầu hết các thay đổi đều có mặt tốt và mặt xấu. Một thay đổi, xét bên ngoài dường như hoàn toàn tốt, nhưng lại có thể chứa nhiều trở ngại và bất lợi về sau. Trong khi một sự việc có vẻ chứa nhiều rủi ro, thì lại tạo ra nhiều triển vọng và hiệu quả tốt đến mức không ngờ. Vì phức tạp và chưa được thử nghiệm, nên sự thay đổi rất khó quản lý. Những khía cạnh tích cực từ sự thay đổi đem đến có thể là mang lại những hứng thú mới; mở ra những triển vọng phát triển nghề nghiệp; mang đến một góc nhìn mới mẻ cho công việc; tạo ra cơ hội tiếp thu những kỹ năng mới, là những thử thách Công việc sẽ có ý nghĩa hơn cho những ai nhìn nhận được những khía cạnh tích cực của sự thay đổi mang lại. Thay đổi là một êu cầu tất yếu trong xã hội. Việc thay đổi diễn ra mọi nơi, mọi cấp trong tổ chức. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông làm tăng khả năng con người tiếp nhận thông tin, chính vì thế gia tăng áp lực cạnh tranh để phát triển. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thương mại toàn cầu diễn ra sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế và thương mại, và các hoạt động này đang và sẽ tiếp tục quy định tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia bất kể giàu nghèo và đồi hỏi mỗiquốc gia đều phải vận động, thay đổi để thích ứng.Thay đổi để thích nghi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng không thể trốn tránh của các nước đang và kém phát triển. ể hợp tác và tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa với tư thế chủ động, các nước thế giới thứ ba phải có những năng lực mới đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. 1.2.3.Các mức độ của thay đổi: Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 6 Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau Cải tiến (improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để cho phù hợp hơn; là sự sửa đổi cho tiến bộ hơn, không phải là sự thay đổi về bản chất (cải tiến công cụ) Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi một phần về bản chất của sự vật để cho tiến bộ hơn, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Cải cách (Reform) là sửa đổi cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất ở mức độ toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới. Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là quá trình thay đổi lớn, căn bản theo hướng tiến bộ về một lĩnh vực nào đó. Cũng có cách tiếp cận khác về mức độ của thay đổi là thay đổi dần dần và thay đổi hoàn toàn. Thay đổi dần dần, từng phần: trong môi trường thay đổi, sự thay đổi sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Mục tiêu của sự thay đổi này là những sự cải tiến rất nhỏ và cẩn thận để đi tới một quá trình công tác hoặc kinh doanh thành công. Các dạng thay đổi này không phải thường xuyên do cuộc khủng hoảng tài chính hoặc do yêu cầu cải tiến cấp bách tạo nên mà nó chỉ là tập trung thông thường vào việc cải tiến các lĩnh vực kinh doanh chính hoặc các hoạt động chính, hoặc các hoạt động đặc biệt ngoài giờ. Một trong những chương trình cơ bản dẫn đến việc cải tiến dần dần đó là phương pháp không ngừng nâng cao chất lượng, thí dụ như TQM (quản lý chất lượng tổng thể). Thay đổi hoàn toàn: Trong hoàn cảnh khác cần phải có một sự thay đổi nhiều, mạnh và cấp bách trong một khoảng thời gian ngắn. Sự thay đổi này thường diễn ra do một cuộc khủng hoảng hoặc là do một cơ hội/thách thức đặc biệt nào đó đối với công việc hoặc sự kinh doanh. Trong trường hợp này sự thay đổi thường không phải là một sự cải tiến trong các quá trình hiện tại mà nó là một sự thay đổi tất cả các quá trình bằng những cái gì rất mới. Thí dụ những sáng kiến tạo ra sự thay đổi hoàn toàn bao gồm các quá trình lập lại kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh, kết hợp và bổ sung. Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 7 Đối với sự thay đổi mạnh và hoàn toàn triệt để, quản lý sự thay đổi là một yếu tố quyết định thành công. 1.2.4.Thay đổi bị động và chủ động Thay đổi một cách bị động là những thay đổi mà − Không có sự chuẩn bị trước, bị ảnh hưởng một cách tự nhiên, bột phát. − Không dự kiến được hậu quả. − Không biết là cần thiết hay không cần thiết. Thay đổi một cách chủ động là những thay đổi mà: - Dự kiến được kết quả. − Biết được sự cần thiết. − Có sự chuẩn bị trước, dự báo được tương lai. 1.3. Các nguyên tắc của quản lý sự thay đổi. Trong thực tế có hai cách nhìn nhận về sự thay đổi. Nếu cho thay đổi là một điều gì đó bất thường, một sự phá vỡ những thông lệ thường ngày, thì khi thay đổi xuất hiện, chúng ta phải tìm cách đối phó với nó một cách bị động và vật lộn với sự thay đổi. Chúng ta chỉ có thể trở về trạng thái bình thường một khi chúng ta đã vượt qua được thay đổi đó. Còn nếu cho rằng thay đổi luôn diễn ra quanh ta. Thay đổi có thể tiến qua một loạt các bước nhảy. Cho thay đổi là qui luật của cuộc sống khi đó chúng ta sẽ tìm hiểu, nhận diện sự thay đổi và chủ động đón bắt chúng thì chúng ta sẽ thấy trạng thái bình thường là trạng thái của ngày hôm nay. Trong thực tế, một số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Trong khi có nhiều điều biến động trong thế giới xung quanh mà chúng ta không thể kiểm soát được, thì chúng ta lại có thể làm chủ được phản ứng của chính mình. Chúng ta có thể lựa chọn hoặc là liệu trước, hoặc là theo đuổi sự thay đổi hoặc chối bỏ chúng. Chối bỏ sự thay đổi cũng giống như việc cố làm cho dòng nước chảy ngược. Nhìn chung chúng ta thường ngay lập tức hướng sự chú ý về đối tượng từ chối sự thay đổi. Và sẽ còn khó khăn hơn nhiều để nhận ra hay thừa nhận sự từ chối thay đổi của chính chúng ta. Nhà lãnh đạo là người khởi xướng và lôi kéo mọi người vào quá trình thay đổi. Vì vậy, họ phải xây Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 8 dựng được lòng tin ở mọi người, phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi và phải tạo được sự tự chủ cho mọi người, thì họ mới có thể thực hiện được quá trình thay đổi. Để quản lý được sự thay đổi cần tuân thủ một số nguyên tắc. 1.3.1.Phải xây dựng được lòng tin ở mọi người: Nhà quản lý càng được nhiều người tín nhiệm thì những thay đổi đưa ra càng được nhiều người ủng hộ. Nhà quản lý phải tạo được niềm tin ở nhân viên, và bản thân họ cũng phải tin tưởng ở nhân viên. Khi xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau, thì mọi thay đổi đều có thể sẵn sàng thực hiện. 1.3.2.Phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi: Không thể thay đổi người khác, nếu như bản thân mình không thay đổi. Ở vị trí đứng đầu tổ chức, nhà quản lý phải là người thực hiện thay đổi đầu tiên, để mọi người hiểu rõ lợi ích của việc thay đổi, và tin tưởng vào sự thay đổi sắp tới. Chỉ khi đó, nhà quản lý mới có được sự ủng hộ từ các nhân viên. 1.3.3.Phải để mọi người làm chủ sự thay đổi: Nhà quản lý thành công là người biết lôi kéo tất cả mọi người vào quá trình thay đổi và để họ có được quyền tự chủ trong mọi thay đổi. Nếu không có sự tự chủ, sự thay đổi chỉ là tạm thời, và mọi người thực hiện thay đổi với thái độ bằng mặt chứ không bằng lòng. Không có nó, có thể nhà quản lý sẽ phải liên tục vẽ lại những chỉ dẫn thay đổi cho mọi người. 1.3.4. Thay đổi phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng quản lý sự thay đổi; Rất khó có thể thành công khi thực hiện những công việc vượt quá khả năng, trong quản lý cũng vậy. Mặt khác thay đổi là để thích nghi, thay đổi là để phát triển vì vậy thực hiện sự thay đổi phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tổ chức cũng như của cá nhân. Cũng như quản lý mọi hoạt động khác trong tổ chức, muốn thực hiện thay đổi thành công đều phải bắt đầu từ việc phân tích bối cảnh và xem xét khả năng của tổ chức và của chính mình. 1.3.5. Thay đổi phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển: đừng “phủ nhận sạch trơn” và coi trọng “lịch sử để lại”; Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 9 Muốn thay đổi hướng tới phát triển cần tìm kiếm được chỗ dựa, nền tảng để tạo đà cho sự thay đổi. Vì vậy trong quá trình thực hiện sự thay đổi phải tìm kiếm và lựa chọn những yếu tố có tính ổn định làm cơ sở cho việc thay đổi. 1.3.6. Phải đảm bảo “cân bằng động” trong thực hiện sự thay đổi. Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, cái này thay đổi tác động đến cái kia và ngược lại. Trong quản lý sự thay đổi phải luôn luôn lưu ý đến mối quan hệ có tính cân bằng động này để sao cho sự thay đổi này tạo điều kiện và tiền đề cho một sự thay đổi khác và ngược lại. Mặt khác trong quá trình thay đổi phải lưu ý đến các mối quan hệ cân bằng động để hướng tới sự phát triển bền vững. Để thực hiện nguyên tắc này trong quá trình thay đổi và quản lý sự thay đổi cần có những hoạch định dài hạn. Nếu thay đổi chỉ hướng đến những mục tiêu ngắn hạn mà không dự báo được những hậu quả sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu, thất bại. Việc chúng ta tác động đến môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục on người trong thời gian qua là việc thực hiện những thay đổi rât lớn, nhưng thiếu đi dự báo những rủi ro, cũng như chưa chú ý đến nguyên tắc “cân bằng động” nên có được cái lợi trước mắt đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Nhiều thay đổi khác trong quá trình đô thị hóa cũng kéo theo những hệ lụy xấu mà con người đang phải đối mặt Do đó nguyên tắc “cân bằng động” được coi là một trong những nguyên tác cơ bản của quản lý sự thay đổi. 2. Nhận diện sự thay đổi trong tổ chức: 2.1. Thay đổi và phát triển. Giữa “thay đổi” và “phát triển” có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ: “thay đổi” là nhằm “phát triển”, đồng thời “phát triển” lại dẫn tới những “thay đổi”. “Thay đổi” là mục tiêu của “phát triển”, còn “phát triển” là động lực của “thay đổi”. Tuy nhiên, không phải mọi “thay đổi” đều dẫn tới “phát triển”, nhưng mọi sự “phát triển” đều dẫn tới “thay đổi”. Thay đổi chính là cơ hội để phát triển tổ chức, phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cũng như phát triển các nhân viên trong tổ chức Đối với tổ chức: Quá trình thay đổi sẽ làm mới tổ chức: nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 10 [...]... độ thay đổi Thay đổi từ từ Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 13 Quản lý sự thay đổi Thay đổi cấp thời - Theo vị trí thay đổi: Thay đổi từ bên trong tổ chức/ nhà trường Thay đổi từ bên ngoài tổ chức/ nhà trường - Theo qui mô thay đổi: Thay đổi một phần Thay đổi toàn diện… 2.3 Xác định triết lý quản lý sự thay đổi Xác định triết lý cho sự thay đổi là tiền đề để tiến hành quản lý sự thay đổi Triết lý cho sự thay. .. người quản lý sự thay đổi phải thực hiện các vai trò : Người cỗ vũ, “xúc tác” kích thích sự thay đổi Người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi Người tạo ra các tình huống cho sự thay đổi Người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi Người duy trì sự ổn định trong sự thay đổi 3.1.3 Là người tạo ra sự thay đổi: Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 16 Quản lý sự thay đổi Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thay đổi. .. quản lý các phản ứng đối với sự thay đổi Trong nỗ lực quản lý sự thay đổi người quản lý sẽ thường xuyên phải tự quản lý bản thân mình vì họ cũng phải tự trải qua những thay đổi, ngoài ra họ còn phải quản lý những người khác trong sự thay đổi đó, để giúp họ vượt qua sự thay đổi không mấy dễ dàng đối với họ Một số điều mà nhà quản lý nên làm để tự quản lý mình trong thay đổi là: • Giữ bình tĩnh khi làm... để Quản lý sự thay đổi người quản lý cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định Trong quá trình quản lý sự thay đổi, người quản lý cần phải quýết định xem mình muốn đạt được gì và khi nào; tuy nhiên trước khi ra quyết định họ phải hiểu rõ nội dung của sự thay đổi và đặc điểm của sự thay đổi này Trong quá trình hoạch định sự thay đổi nên xác định những điểm cần cân nhắc khi thực hiện sự thay đổi. .. - Thay đổi về tổ chức: tăng giảm các bộ phận; thay đổi cán bộ quản lý, phân cấp quản lý, thay đổi cơ cấu nhân sự, thay đổi hệ thống chính sách pháp luật về giáo dục - Thay đổi về đầu tư tài chính cho giáo dục Thay đổi từ bên ngoài hệ thống hay cơ sở giáo dục - Yêu cầu đầu ra (tốt nghiệp) của người học thay đổi - Tình hình kinh tế-xã hội biến đổi - Môi trường địa phương có sự biến đổi tác động đến giáo. .. “văn hoá của tổ chức….và đặc biệt là năng lực quản lí sự thay đổi của chính đội ngũ cán bộ quản lí của đơn vị đó Trong quản lí sự thay đổi điều quan trọng là xây dựng được qui trình thực hiện sự thay đổi bao gồm: Chuẩn bị cho sự thay đổi; Kế hoạch hoá sự thay đổi; Tiến hành sự thay đổi và cuối cùng là đánh giá, duy trì những kết quả đã đạt được của sự thay đổi và trong mỗi bước lớn có thể chỉ rõ các... thay đổi sau: thay đổi cơ cấu, thay đổi quy trình, chương trình, thay đổi văn hóa, thay đổi chi phí Thay đổi cơ cấu: Với thay đổi này, tổ chức được xem như một cỗ máy với các bộ phận chức năng Nhà quản lý cô gắng định hình lại những bộ phận này để đạt hiệu suất tổng thể cao hơn Các hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất hay bán lại các bộ phận đang hoạt động là những ví dụ về thay đổi cơ cấu Thay đổi. .. hoặc đòi hỏi các mặt khác phải thay đổi Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 12 Quản lý sự thay đổi Trong các tổ chức giáo dục cũng có những hình thức thay đổi tương tự như vậy Ngoài ra trong quản lý giáo dục có thể nhận diện các thay đổi từ bên trong và từ bên ngoài hệ thống/ cơ sở giáo dục và những yêu cầu cần phải thay đổi Thay đổi từ bên trong hệ thống/ cơ sở giáo dục như: - Sự tăng hay giảm số lượng học sinh,... cả những lý do trên, nhân viên ở tất cả các cấp độ trong tổ chức về mặt tâm lý sẽ không thích sự thay đổi, và họ sẽ có các phản ứng ở những mức độ khác nhau để chống lại sự thay đổi trong tổ chức 3 Xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi 3.1 Vai trò của người quản lý trong quản lý sự thay đổi: 3.1.1 Là người lãnh đạo sự thay đổi: Có quá nhiều thách thức trong thế giới đã và đang phát triển Chính vì... cuốn và động viên mọi người thực hiện sự thay đổi 3.1.2 Là người quản lý sự thay đổi Trong vai trò nhà quản lý, bạn cần hoạch định kế hoạch thực hiện sự thay đổi trong tổ chức và tổ chức thực hiện kế hoạch đó Là người theo dõi, đánh giá và phân tích các quá trình thay đổi: Các nhà quản lý có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và phân tích cả các quy trình diễn ra sự thay đổi, đồng thời kiểm tra từng cá nhân . quan trọng phải thực hiện thay đổi, đồng thời phải thay đổi cách quản lý để quản lý sự thay đổi. Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 3 Có thể nói, yêu cầu thay đổi đang rất cấp thiết. độ thay đổi Thay đổi nhiểu Thay đổi ít - Theo tốc độ thay đổi Thay đổi từ từ Ng.T.T.Hạnh- Khoa QL-2009 Quản lý sự thay đổi 13 Thay đổi cấp thời - Theo vị trí thay đổi: Thay đổi từ bên trong. trường Thay đổi từ bên ngoài tổ chức/ nhà trường - Theo qui mô thay đổi: Thay đổi một phần Thay đổi toàn diện… 2.3. Xác định triết lý quản lý sự thay đổi. Xác định triết lý cho sự thay đổi là

Ngày đăng: 23/08/2015, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan