BÁO cáo kết QUẢ HOẠT ĐỘNG rà SOÁT, HOÀN THIỆN mô HÌNH PHÒNG CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH và ĐỊNH HƯỚNG xây DỰNG mô HÌNH CHUẨN

39 641 1
BÁO cáo kết QUẢ HOẠT ĐỘNG rà SOÁT, HOÀN THIỆN mô HÌNH PHÒNG CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH và ĐỊNH HƯỚNG xây DỰNG mô HÌNH CHUẨN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM    BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUẨN Hà Nội, tháng 32015 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện hoạt động rà soát: Đề án “Xây dựng mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực miền Đông Nam Bộ” đã được triển khai từ năm 2013 trên địa bàn 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Tháng 11 năm 2014, Ban chỉ đạo Trung ương đã tiến hành sơ kết đề án sau 2 năm hoạt động. Các báo cáo của các tỉnh đều đã đưa ra nhận định rằng: ”Đề án bước đầu đã thu được một số hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình; việc tổ chức các hoạt động can thiệp phòng chống bạo lực gia đình cũng như tổ chức, duy trì, phát triển các hình thức sinh hoạt cộng đồng bước đầu đã thu được kết quả, đạt mục tiêu đề ra.” Để có cơ sở thực hiện có hiệu quả đề án Phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2014 2010, một trong 6 đề án của Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2013 2010, chúng ta cần tiến hành rà soát nghiêm túc về những mặt được và chưa được trong quá trình xây dựng và triển khai đề án, xác định những hạn chế cần tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện cũng như tính bền vững của mô hình trước khi triển khai mở rộng. Mặc dù hiện nay có nhiều chương trình, dự án, đề án can thiệp phòng chống bạo lực gia đình do các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cũng như các tổ chức phi chính phủ tiến hành trên toàn quốc, nhưng giữa các mô hình này chưa có sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động can thiệp mà mỗi tổ chức hay cơ quan mạnh về lĩnh vực nào thì tập trung can thiệp chuyên sâu vào lĩnh vực đó. Do vậy, việc chuẩn hóa, hoàn thiện các mô hình là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình cũng như đảm bảo tính khả thi khi áp dụng vào những địa bàn khác nhau. Đây cũng chính là những lý do để Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tiến hành hoạt động rà soát, hoàn thiện mô hình chuẩn để xây dựng văn bản hướng dẫn mở rộng cho đề án phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc. 2. Mục tiêu hoạt động: Rà soát lại việc xây dựng mô hình can thiệp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tiến tới giảm bạo lực gia đình tại khu vực miền Đông Nam Bộ nhằm xác định ưu điểm và hạn chế, thành công và những mặt tồn tại trong quá trình xây dựng và triển khai mô hình nhằm hoàn thiện, xây dựng được mô hình chuẩn cho công tác phòng chống bạo lực gia đình của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. 3. Nội dung rà soát: 3.1. Quy trình thành lập Ban chỉ đạo mô hình các cấp, các thành phần tham gia, hoạt động chỉ đạo và điều hành của đội ngũ này. 3.2. Những hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đã triển khai tại các địa bàn. 3.3. Hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo chính quyền, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, thành viên đội xung kích, tổ hòa giải. 3.4. Quy trình thành lập đội xung kích, hiệu quả hoạt động thực tế của loại hình này, tính phù hợp của đội xung kích tại địa phương. 3.4. Hoạt động phối hợp với ngành Tư pháp để lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào công tác hòa giải, sự phối hợp trong hoạt động của tổ hòa giải và đội ngũ Ban chủ nhiệm CLB và đội xung kích trong can thiệp, giải tỏa bạo lực gia đình. 3.6. Quá trình thành lập và triển khai hoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững. 3.7. Việc huy động nguồn lực tại các địa bàn cho họat động của đề án 3.8. Vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự tham gia, phối hợp của chính quyền, ban ngành đòan thể 3.9. Tính bền vững của đề án sau khi đề án kết thúc chu kỳ triển khai kinh phí của Trung ương. 4. Địa bàn và đối tượng tham gia hoạt động: Địa bàn: Xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xòai, và xã Thanh Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Xã Cẩm Giang, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh Đối tượng tham gia: Ban chỉ đạo mô hình cấp tỉnh và xã Thành viên đội xung kích Thành viên tổ hòa giải Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững Thành viên Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững 5. Phương pháp Phương pháp: Thu thập và phân tích số liệu, báo cáo, tài liệu Tổ chức các hội thảo, thảo luận nhóm Một số công cụ đánh giá nhanh Các hoạt động: Tổ chức 02 cuộc hội thảo tại 02 tỉnh lấy ý kiến các ban ngành và Ban chỉ đạo đề án cấp tỉnh. Tổ chức 20 cuộc thảo luận nhóm tại 02 tỉnh với các đối tượng là Ban chỉ đạo đề án xã, thành viên đội xung kích, thành viên tổ hòa giải, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, thành viên Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững. KẾT LUẬN Đề án Xây dựng mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình tại các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ đã triển khai được 2 năm tại các địa bàn. Qua quá trình giám sát cũng như hoạt động rà soát, hoàn thiện mô hình chuẩn vừa được tiến hành, có thể thấy rằng, bước đầu, hoạt động của đề án đã thu được một số thành công nhất định trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Thành quả đầu tiên mà chúng ta đều có thể nhận thấy là sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo chính quyền và các ban ngành đoàn thể cùng đông đảo người dân tại các địa bàn. Đây chính là nguồn động viên quý báu tạo nên sức sống cho hoạt động của đề án. Thứ hai là đã có sự chuyển biến rõ rệt trong quan điểm, nhận thức về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng, không chỉ dừng lại ở việc can thiệp, giải toả các vụ việc mà sâu xa hơn là nâng cao thái độ của người dân, của cộng đồng dẫn tới củng cố vững chắc những hành vi phòng chống bạo lực gia đình. Hoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, của đội xung kích và tổ hoà giải đã phát huy được hiệu quả trong việc can thiệp, giải toả các vụ việc bạo lực gia đình bằng tình làng nghĩa xóm, bằng sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng. Bởi hoạt động phòng chống bạo lực gia đình là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, không chỉ dùng sức mạnh của pháp luật trong việc xử lý mà nên được ngăn chặn từ khi bạo lực chỉ mới manh nha biểu hiện qua những mâu thuẫn, bất đồng. Không chỉ trông chờ vào sự đầu tư của Trung ương, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh đã có sự chủ động đáng ghi nhận để xây dựng kế hoạch, đề xuất bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương. Đây chính là những tín hiệu đáng mừng cho việc duy trì đề án tại các địa bàn sau khi chu kỳ kinh phí đầu tư của Trung ương kết thúc. Đồng thời, cũng là yếu tố quyết định tính bền vững của đề án. Với những kết quả thực tế như trên, cùng với quá trình rà soát, đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của đề án, chúng tôi đã dự kiến xây dựng mô hình chuẩn cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình của đề án trong thời gian tới. Đó là những định hướng gần hơn, sát hơn với nhu cầu và thực tế tại các địa bàn. Hy vọng rằng, từ kết quả đánh giá, rà soát nghiêm túc và những góp ý từ phía lãnh đạo chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, Ban chỉ đạo các cấp, các thành viên đội xung kích, tổ hoà giải và Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững thuộc các địa bàn triển khai đề án, mô hình chuẩn cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình thuộc đề án Phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2014 2010 sẽ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, đóng góp một phần đáng kể vào công tác phòng chống bạo lực gia đình chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng.

UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM    BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUẨN Hà Nội, tháng 3-2015 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện hoạt động rà soát: Đề án “Xây dựng mô hình can thiệp giảm tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực miền Đông Nam Bộ” đã được triển khai từ năm 2013 trên địa bàn 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Tháng 11 năm 2014, Ban chỉ đạo Trung ương đã tiến hành sơ kết đề án sau 2 năm hoạt động. Các báo cáo của các tỉnh đều đã đưa ra nhận định rằng: ”Đề án bước đầu đã thu được một số hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình; việc tổ chức các hoạt động can thiệp phòng chống bạo lực gia đình cũng như tổ chức, duy trì, phát triển các hình thức sinh hoạt cộng đồng bước đầu đã thu được kết quả, đạt mục tiêu đề ra".” Để có cơ sở thực hiện có hiệu quả đề án "Phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2014 - 2010", một trong 6 đề án của Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2013 - 2010, chúng ta cần tiến hành rà soát nghiêm túc về những mặt được và chưa được trong quá trình xây dựng và triển khai đề án, xác định những hạn chế cần tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện cũng như tính bền vững của mô hình trước khi triển khai mở rộng. Mặc dù hiện nay có nhiều chương trình, dự án, đề án can thiệp phòng chống bạo lực gia đình do các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cũng như các tổ chức phi chính phủ tiến hành trên toàn quốc, nhưng giữa các mô hình này chưa có sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động can thiệp mà mỗi tổ chức hay cơ quan mạnh về lĩnh vực nào thì tập trung can thiệp chuyên sâu vào lĩnh vực đó. Do vậy, việc chuẩn hóa, hoàn thiện các mô hình là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình cũng như đảm bảo tính khả thi khi áp dụng vào những địa bàn khác nhau. Đây cũng chính là những lý do để Ủy ban 3 Dân số, Gia đình và Trẻ em tiến hành hoạt động rà soát, hoàn thiện mô hình chuẩn để xây dựng văn bản hướng dẫn mở rộng cho đề án phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc. 2. Mục tiêu hoạt động: Rà soát lại việc xây dựng mô hình can thiệp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tiến tới giảm bạo lực gia đình tại khu vực miền Đông Nam Bộ nhằm xác định ưu điểm và hạn chế, thành công và những mặt tồn tại trong quá trình xây dựng và triển khai mô hình nhằm hoàn thiện, xây dựng được mô hình chuẩn cho công tác phòng chống bạo lực gia đình của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. 3. Nội dung rà soát: 3.1. Quy trình thành lập Ban chỉ đạo mô hình các cấp, các thành phần tham gia, hoạt động chỉ đạo và điều hành của đội ngũ này. 3.2. Những hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đã triển khai tại các địa bàn. 3.3. Hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo chính quyền, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, thành viên đội xung kích, tổ hòa giải. 3.4. Quy trình thành lập đội xung kích, hiệu quả hoạt động thực tế của loại hình này, tính phù hợp của đội xung kích tại địa phương. 3.4. Hoạt động phối hợp với ngành Tư pháp để lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào công tác hòa giải, sự phối hợp trong hoạt động của tổ hòa giải và đội ngũ Ban chủ nhiệm CLB và đội xung kích trong can thiệp, giải tỏa bạo lực gia đình. 3.6. Quá trình thành lập và triển khai hoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững. 3.7. Việc huy động nguồn lực tại các địa bàn cho họat động của đề án 3.8. Vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự tham gia, phối hợp của chính quyền, ban ngành đòan thể 4 3.9. Tính bền vững của đề án sau khi đề án kết thúc chu kỳ triển khai kinh phí của Trung ương. 4. Địa bàn và đối tượng tham gia hoạt động: * Địa bàn: - Xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xòai, và xã Thanh Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. - Xã Cẩm Giang, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh * Đối tượng tham gia: - Ban chỉ đạo mô hình cấp tỉnh và xã - Thành viên đội xung kích - Thành viên tổ hòa giải - Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững - Thành viên Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững 5. Phương pháp * Phương pháp: - Thu thập và phân tích số liệu, báo cáo, tài liệu - Tổ chức các hội thảo, thảo luận nhóm - Một số công cụ đánh giá nhanh * Các hoạt động: - Tổ chức 02 cuộc hội thảo tại 02 tỉnh lấy ý kiến các ban ngành và Ban chỉ đạo đề án cấp tỉnh. - Tổ chức 20 cuộc thảo luận nhóm tại 02 tỉnh với các đối tượng là Ban chỉ đạo đề án xã, thành viên đội xung kích, thành viên tổ hòa giải, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, thành viên Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững. 5 PHẦN NỘI DUNG I. Thông tin chung về những địa bàn triển khai đề án: 1. Xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước: Xã Tiến Thành là một xã vùng ven thuộc thị xã Đồng Xoài với nghề nghiệp chính của người dân là làm nông nghiệp kết hợp với trồng cây công nghiệp với những loại cây trồng chủ đạo như điều, cao su, mì cao sản. Thu nhập của người dân vào khoảng 5.100.000 đồng/ người đã vượt mức 3.900.000 đồng/ người của năm 2003. Trên địa bàn toàn xã có 0.8% dân số là đồng bào dân tộc ít người với 7 dân tộc anh em như Tày, Dao Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu có những chỉ tiêu đáng chú ý sau: tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 100%. Khám chữa bệnh cho hơn 5345 lượt người, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 22.54% xuống còn 20.11%, vượt 1.43% so với chỉ tiêu đề ra. Về các hoạt động thực hiện đề án xây dựng mô hình can thiệp, giảm tình trạng bạo lực gia đình: Từ năm 2013, Ban chỉ đạo đề án Trung ương đã hướng dẫn xã thành lập Ban chỉ đạo đề án tại xã và xây dựng 05 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững và 01 đội xung kích. Đến nay, trên địa bàn xã có 07 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững và 01 đội xung kích. Ban chỉ đạo đề án xã tổ chức đều đặn sinh hoạt Câu lạc bộ, tăng cường hoạt động của đội xung kích. Trong năm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn toàn xã là 26 vụ trong đó đội xung kích và đội ngũ Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đã hoà giải thành công 23 vụ. Đáng chú ý là công tác phòng chống bạo lực gia đình đã được đưa vào kế hoạch công tác của xã cũng như khi đánh giá các chỉ tiêu cũng như trong phương hướng hoạt động của xã, được chính quyền xã coi như một công việc thường xuyên. Đồng thời, Ban chỉ đạo đề án phòng chống bạo lực gia đình xã 6 cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình với sự xác định rõ mục đích yêu cầu cũng như phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng ban ngành đoàn thể tham gia đề án. 2. Xã Thanh Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước: Đây là xã thuộc địa bàn triển khai mở rộng của đề án năm 2014. Xã Thanh Phú được thành lập từ ngày 1/4/1998 với tổng diện tích tự nhiên là 3.268 ha, với 2370 hộ và 10.716 nhân khẩu. Toàn xã có 11 ấp với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân cư bao gồm người dân từ nhiều vùng miền khác nhau tới lập nghiệp nên dân trí không đồng đều, phong tục tập quán có nhiều sự khác biệt. Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp, kết hợp với trồng cây công nghiệp như cao su và các loại cây như tiêu, điều, cà phê. Mạng lưới y tế được bổ sung trang thiết bị và thuốc, đảm bảo cho việc sơ cấp cứu và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trạm y tế có 04 cán bộ và 11 nhân viên y tế thôn bản. Tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn xã với tính chất phức tạp, có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Bình Phước đã đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương chọn xã Thanh Phú là địa bàn mở rộng thuộc đề án xây dựng mô hình can thiệp, giảm tình trạng bạo lực gia đình. Đến thời điểm này, xã đã xây dựng được 05 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững và 01 đội xung kích hoạt động thường xuyên. Nội dung hoạt động của đề án cũng đã được đưa vào hoạt động của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự xã hội. 3. Xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh: Xã Thạnh Đức là xã được triển khai đề án từ năm 2013, là một xã vùng sâu và có diện tích lớn thứ hai trong huyện Gò Dầu. Dân số của xã là 20.215 người trong đó có 3.405 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, 4.668 trẻ em dưới 6 tuổi và 1.353 người trên 60 tuổi. Nghề nghiệp chính của dân cư chủ yếu là làm nông nghiệp, còn lại là công nhân quốc doanh cao su, công nhân 7 các xí nghiệp và buôn bán lẻ. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, một số người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Về công tác giáo dục, xã được đánh giá là giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh bỏ học tại các trường Trung học cơ sở là 1.87% Về công tác y tế: Thực hiện tốt chương trình khám sức khoẻ cho trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi và lập sổ khám bệnh miễn phí được 1.325 sổ. Về hoạt động của đề án xây dựng mô hình can thiệp, giảm tình trạng bạo lực gia đình: Trên toàn xã có 05 Câu lạc bộ và 01 đội xung kích xây dựng theo đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương. Qua hai năm hoạt động, đội xung kích đã tham gia can thiệp được 12 vụ bạo lực gia đình, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ được 90 cuộc với 1.170 lượt hội viên tham dự. 4. Xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh: Xã Cẩm Giang có diện tích tự nhiên là 2.428 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.827 ha. Dân cư của xã chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 80%, 10% sống bằng việc buôn bán nhỏ và lẻ, số còn lại nghề nghiệp không ổn định. Toàn xã gồm có 4 ấp với 59 tổ dân cư tự quản với 3.510 hộ và trên 15.000 nhân khẩu. Từ năm 2014, xã tham gia đề án xây dựng mô hình can thiệp, giảm tình trạng bạo lực gia đình. Cho đến nay, sau 1 năm triển khai đề án, toàn xã đã xây dựng được 05 Câu lạc bộ Gia đình và phát triển bền vững và 01 đội xung kích. Các Câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên theo định kỳ 1 lần/ tháng và đội xung kích đã tiến hành can thiệp được 18 vụ bạo lực gia đình. II. Những phát hiện qua hoạt động rà soát, hoàn thiện mô hình chuẩn tại các địa bàn: 1. Quy trình thành lập Ban chỉ đạo và hoạt động của Ban chỉ đạo:: Ban chỉ đạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chu trình xây dựng và quản lý hoạt động của đề án. Để đảm bảo được sự chỉ đạo xuyên suốt đồng thời tạo được sự linh hoạt và chủ động trong việc thực hiện trách 8 nhiệm quản lý, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương đã dự kiến thành lập Ban chỉ đạo đề án tại tỉnh và tại xã triển khai đề án với các thành phần cụ thể như sau: - Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm từ 7 đến 9 thành viên. Trong đó: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã; thường trực là lãnh đạo Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em còn các thành viên là lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, ngành Văn hoá thông tin, ngành Công an và ngành Tư pháp. Tại xã, Ban chỉ đạo mô hình cấp xã cũng bao gồm những thành phần như trên. Với mô hình Ban chỉ đạo đề án có sự đứng đầu, chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền và sự tham gia của các ban ngành thì hoạt động của đề án sẽ có nhiều thuận lợi vì công tác phòng chống bạo lực gia đình không phải là công việc riêng của chỉ một ban ngành nào mà đòi hỏi sự quan tâm, góp sức của toàn xã hội. Qua quá trình 2 năm hoạt động của đề án tại địa phương và qua kết quả hoạt động rà soát, hoàn thiện mô hình chuẩn tại các địa bàn, chúng tôi nhận thấy rằng có một thực tế là việc xây dựng Ban chỉ đạo phụ thuộc nhiều vào tình hình và điều kiện thực tế từng địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, ngay từ khi nhận được hướng dẫn của Trung ương, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh đã chủ động xây dựng tờ trình và dự thảo danh sách Ban chỉ đạo trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, vì lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh không có thời gian và điều kiện tham gia chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đề án nên đã uỷ quyền cho đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban DS, GĐ và TE làm trưởng ban chỉ đạo. Phó ban thường trực là Phó chủ nhiệm Uỷ ban DS, GĐ và TE, phó ban là Phó giám đốc Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn và Phòng Cảnh sát điều tra. Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã làm trưởng ban, và đại diện một số các ban ngành là thành viên. 9 Bước đầu, hoạt động của Ban chỉ đạo đề án tại tỉnh và xã đã thu được một số thành công nhất định. Sự tham gia của các ban ngành vào hoạt động của Ban chỉ đạo đã tạo điều kiện cho hoạt động của đề án được biết đến không chỉ trong phạm vi hoạt động của ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em. Đồng thời, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như chức năng quản lý đã giúp cho hoạt động của đề án được triển khai tại các địa bàn một cách đồng bộ. Tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, một xã thuộc địa bàn đề án từ năm 2013, hoạt động phòng chống bạo lực gia đình được đưa vào trong nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. "Quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ, đội xung kích nhằm ngăn ngừa và giảm đến mức thấp nhất tình trạng bạo lực xảy ra trong gia đình". (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 xã Thạnh Đức). Đồng thời, sự tham gia của lãnh đạo chính quyền cũng như đại diện của các ban ngành vào hoạt động của đề án cũng góp phần nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên (các lớp tập huấn hàng năm của đề án với nội dung cung cấp kiến thức về bạo lực gia đình, giới và bình đẳng giới đều có sự tham gia tích cực của đội ngũ này). Đó cũng là cơ sở để đông đảo người dân trong địa bàn xã biết đến hoạt động của đề án. Tại tỉnh Bình Phước, việc thành lập Ban chỉ đạo đề án có sự khác biệt so với hướng dẫn của Trung ương. Ban chỉ đạo đề án cấp tỉnh có thành phần tham gia đều là các cán bộ thuộc Uỷ ban DS, GĐ và TE trong đó trưởng và phó ban là lãnh đạo Uỷ ban DS, GĐ và TE tỉnh. Thành viên là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ của Uỷ ban DS, GĐ và TE. Tại cấp xã, Ban chỉ đạo xã cũng có mô hình tương tự như Ban chỉ đạo cấp xã tại tỉnh Tây Ninh (đúng với hướng dẫn của Trung ương) với trưởng ban là lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân xã, Phó ban thường trực là cán bộ chuyên trách Dân số, gia đình và trẻ em và thành viên là đại diện của các ban ngành. 10 [...]... như bạo lực tình dục hay bạo lực tinh thần nên gây khó khăn cho công tác phòng ngừa và xử lý Do vậy, một trong những giải pháp hữu hiệu cho việc phòng chống bạo lực gia đình chính là tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cá nhân và toàn xã hội về bạo lực gia đình cũng như những tác hại của bạo lực gia đình Hoạt động tuyên truyền giáo dục về bạo lực gia đình cũng như phòng chống bạo lực gia đình. .. các gia đình những 24 kiến thức về bạo lực gia đình và cách thức phòng, chống bạo lực gia đình, phổ biến những tác hại của bạo lực gia đình đối với mỗi cá nhân Đồng thời, thông qua hoạt động của Câu lạc bộ, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình cũng được kịp thời giúp đỡ Theo định hướng của Trung ương, tại mỗi xã triển khai đề án sẽ xây dựng 05 Câu lạc bộ Gia đình. .. về phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục với nội dung phòng chống bạo lực gia đình 33 - Phối hợp với ngành Văn hoá thông tin xây dựng các tiểu phẩm, ca khúc để tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình - Xây dựng những sản phẩm truyền thông đa dạng, có nội dung nêu gương những cá nhân, gia đình điển hình và những vụ việc còn tồn tại - Xây dựng hệ thống pano, ápphích cố định. .. những hoạt động trọng tâm, có tính xuyên suốt của đề án xây dựng mô hình can thiệp, giảm tình trạng bạo lực gia đình Từ năm 2013, Ban chỉ đạo trung ương đã chủ động xây dựng bộ tài liệu có nội dung liên quan đến việc ngăn ngừa, phòng chống và xử phạt những hành vi bạo lực gia đình; kiến thức về giới và bình đẳng giới; một số kỹ năng phòng chống và giải quyết bạo lực gia đình Song song với việc xây dựng. .. lực gia đình trong việc ngăn chặn, can thiệp các vụ việc bạo lực gia đình 6 Thành lập và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững: 35 - Xây dựng Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững tại các địa bàn xã Tại các tỉnh thuộc địa bàn đề án "phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2014 - 2010" thuộc chiến lược Xây dựng gia đình Việt... sự phối kết hợp giữa các ban ngành, các ngành sẽ lồng ghép vào đó hoạt động phòng chống bạo lực gia đình khi triển khai đề án" (Đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh Tây Ninh, Hội thảo báo cáo kết quả rà hoát, hoàn thiện mô hình chuẩn tại Tây Ninh, 7.3.2015) Thực tế là ngay trong chu kỳ triển khai đề án theo kinh phí Trung ương, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố... nỗ lực đáng mừng, sự ủng hộ đáng được trân trọng từ phía các địa phương đối với hoạt động của đề án xây dựng mô hình can thiệp, giảm tình trạng bạo lực gia đình Đồng thời điều này là sự khẳng định cho thành công và sức sống bền vững của đề án trong đời sống của người dân, của cộng đồng 32 III Dự kiến mô hình chuẩn cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình: 1 Quy trình thành lập ban chỉ đạo: - Xây dựng. .. thông với những tình huống sinh động về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và củng cố hoạt động của đội tuyên truyền lưu động tại các địa bàn, kết hợp với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ để công tác tuyên truyền được sâu rộng * Về tài liệu phục vụ tuyên truyền: Bộ tài liệu do Trung ương xây dựng và cung cấp cho các tỉnh được đánh... tạo nơi sinh hoạt để gắn kết gia đình và cộng đồng, sự phối hợp của 3 tổ chức là đội xung kích, tổ hoà giải, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững sẽ giúp cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình tại mỗi địa bàn đi vào chiều sâu và thu được hiệu quả Tuy nhiên, có một thực tế là vẫn còn có những khó khăn trong hoạt động của tổ hoà giải trong công tác phòng chống bạo lực gia đình được... thống pano, ápphích cố định với những thông điệp về phòng chống bạo lực gia đình tại các địa bàn dân cư - Tổ chức các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên giỏi về phòng chống bạo lực gia đình - Thông qua đội ngũ cộng tác viên DS, GĐ và TE để tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình 3 Hoạt động tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực: * Về đối tượng tham gia tập huấn: + Giảng viên tuyến tỉnh: do Trung ương . UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM    BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUẨN Hà Nội, tháng 3-2015 2 PHẦN. huống sinh động về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và củng cố hoạt động của đội tuyên truyền lưu động tại các địa bàn, kết hợp với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,. quá trình xây dựng và triển khai mô hình nhằm hoàn thiện, xây dựng được mô hình chuẩn cho công tác phòng chống bạo lực gia đình của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. 3. Nội dung rà soát: 3.1.

Ngày đăng: 22/08/2015, 22:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan