Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu TKV

64 451 0
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần than cọc sáu TKV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP:QTKDTH08-K36 LỜI NÓI ĐẦU Nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đã có những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. Trong đó ngành công nghiệp nặng được nhà nước hết sức quan tâm. Vì đây là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản như khai thác than.Nó là nguồn nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV là một mỏ khai thác than lộ thiên thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Một Công ty lớn nhất trong ngành khai thác than với sản lượng lên đến trên 3 triệu tấn/năm và số lượng công nhân:3.783 người. Với cơ cấu tổ chức quản lý tốt, Công ty đã không ngừng phát triển. Để đạt được những thành tựu này đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Việc đáp ứng cho sản xuất, tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiêu đề để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại việc tổ chức huy động các nguồn vốn kịp thời, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình vào Công ty cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các báo cáo tài chính để từ đó phát triển những mặt tích cực và khắc phục những tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã làm ảnh hưởng đến các mặt tồn tại từ đó đề xuất được các biện pháp cần thiết, kịp thời cải tiến, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý của người lãnh đạo Công ty. Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV, xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn với mong muốn được kết hợp giữa các kiến thức đã học, những kinh nghiệm bổ ích đã tiếp thu qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV , em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Sinh viên:Bùi Thị Hằng 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP:QTKDTH08-K36 Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật để vừa đánh giá được về mặt số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, vừa rút ra được mối liên hệ giữa các khâu, các lĩnh vực của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, tính cân đối, đồng bộ của các hoạt động tiềm năng còn ẩn náu và khả năng đáp ứng yêu cầu của Công ty đối với thị trường. Tuy em hết sức cố gắng nhưng do thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế nên bản chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy, cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân cũng như sự góp ý của các bạn để chuyên đề này hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn Thầy giáo Thạc sỹ Vũ Trọng Nghĩa cùng các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty và cung cấp số liệu cần thiết để viết chuyên đề này. Quảng Ninh, Ngày tháng năm 2008 Sinh viên Bùi Thị Hằng Sinh viên:Bùi Thị Hằng 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP:QTKDTH08-K36 CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU-TKV 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu-TKV Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Nằm trong vùng than Đông Bắc của tổ quốc , diện tích khai thác than của Công ty là 16 Km 2 nằm trên địa bàn phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp mỏ than Mông Dương, phía Tây Bắc giáp mỏ than Cao Sơn, phía Đông giáp công trường than thuộc Công ty Đông Bắc, phía Nam giáp khu dân cư và Vịnh Bái Tử Long. Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là đơn vị khai thác lộ thiên có công suất thiết kế 1.5 triệu tấn than hàng năm. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU-TKV Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN-COC SAU COAL JOIN STOCK COMPANY Trụ sở chính: Phường Cẩm Phú - Thị Xã Cẩm Phả-Tỉnh Quảng Ninh TEL: 033.862062 FAX:033.863936 Tài khoản ngân hàng: 710A-0003 tại ngân hàng công thương thị xã Cẩm Phả Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2203000745 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 02 tháng 1 năm 2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty là: - Khai thác kinh doanh than và các loại khoáng sản khác - Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp mặt bằng - Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí - Vận tải đường bộ, đường thuỷ và đường sắt - Sản xuất các mặt hàng bằng cao su - Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ nội địa - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá Năm 1954 thực dân pháp đô hộ nước ta và chúng đã tìm ra Công ty cổ phần Than Cọc Sáu hiện nay. Hoà bình được lập lại Mỏ than Cọc Sáu lúc bấy giờ chỉ là một công trường than dưới sự quản lý của Xí nghiệp than Cẩm Phả. Từ ngày 01 tháng 08 năm 1960 Mỏ than Cọc Sáu chính thức được thành lập và trực thuộc Tổng Công ty Than Hòn Gai. Từ năm 1996 Mỏ Sinh viên:Bùi Thị Hằng 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP:QTKDTH08-K36 Than Cọc Sáu là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và là thành viên của Tổng Công Ty Than Việt Nam, mỏ được thành lập lại theo quyết định số:2600QĐ/TCCB ngày 01/07/1996 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp. Mỏ được cấp giấy kinh doanh số:110949 do UBKH tỉnh Quảng Ninh ngày 19/10/1996. Ngày 01/10/2001 Mỏ Than Cọc Sáu đổi tên thành Công ty than Cọc Sáu theo quyết định số:405/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam. Từ ngày 01/01/2007 Công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần. Hiện nay Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV khai thác với những trang thiết bị hiện đại của các nước tiên tiến, nhưng điều kiện khai thác thì hết sức khó khăn từ độ cao (+)360m và xuống moong sâu (-)150m so với mặt nước biển. Với dây chuyền sản xuất than như sau: Sinh viên:Bùi Thị Hằng Khoan nổ Bốc xúc Vận tải than Bãi sàng tuyển Vận tải đất Máng ga Bãi thải Cảng Cửa Ông 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP:QTKDTH08-K36 Qua 48 năm xây dựng và phát triển đội ngũ CBCNV của Công ty đã có trên 14.000 người công nhân tham gia xây dựng Công ty. 2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản trị của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu 2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV * Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV Sinh viên:Bùi Thị Hằng 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP:QTKDTH08-K36 Sinh viên:Bùi Thị Hằng ĐẠI HỘI ĐỒNG CĐ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT Kế toán trưởng Phó GĐ cơ điện vận tải Phòng kỹ thuật KT Phòng trắc địa ĐC Phó GĐ kỹ thuật KT Phòng giám định CL Phòng An toàn KT B/phận BVQS PBVTT Phòng kỹ thuật VT Phòng cơ điện Phòng cấp phát VT Bộ phận ĐT-P.TCĐT P.an toàn cơ điện VT Chánh thanh tra PX VT1 PX VT2 PX VT3 PX VT4 PX VT5 PX VT6 PX VT7 PX VT8 PX VT9 PX Chế biến P.TKCNMT Phòng KTTKTC Phòng tổ chức CBộ Văn phòng GĐ Phòng KHTT Phòng KTNĐ Phòng LĐTL Phòng đầu tư XD PX VT10 Phòng thi đua văn thể Phòng điều khiển sản xuất Phó GĐ sản xuất CT khoan CT X úc TL CT X úc TN CT Gạt LĐ CT Mán g Ga CT Băng Tải CT Than 2 CT 10/10 PX Cơ Điện PX SC Ô Tô PX Phục Vụ PX Trạm Mạn g CT kthác quặng sắt Thạch Khê 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP: QTKDTH08-K36 2.2. Chức năng, nhiệm vụ + Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền, ĐHĐCĐ có quyền như sau: - Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ. - Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của BKS,HĐQT và của các kiểm toán viên. - Các quyền khác được quy định tại điều lệ. + Hội đồng quản trị: Bao gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. + Ban kiểm soát: BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên, BKS thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của ban.Công việc của BKS là kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh va tài chính của Công ty, kiểm tra thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT. + Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm giám đốc điều hành, phó giám đốc kỹ thuật khai thác, phó giám đốc cơ điện vận tải, phó giám đốc sản xuất, kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm. Ban giám đốc có các nhiệm vụ: - Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệ và tuân thủ pháp luật. - Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm. - Ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Sinh viên : Bùi Thị Hằng 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP: QTKDTH08-K36 - Các quyền khác được quy định tại điều lệ + Các phòng ban nghiệp vụ: Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của giám đốc điều hành cho từng phòng, các phòng ban nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho các phó giám đốc phụ trách, kế toán trưởng theo khối quy định, phối hợp cùng các đơn vị sản xuất, các phòng ban có liên quan để giải quyết công việc theo chức năng quản lý - Văn phòng giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty trong công tác quản lý văn phòng, hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý nội vụ và thực hiện nội quy của cơ quan văn phòng. - Phòng tổ chức cán bộ: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho CBCNV. - Phòng lao động tiền lương: Được giám đốc phân công trách nhiệm về công tác quản lý lao động, tiền lương, khen thưởng và triển khai mọi chế độ chính sách của nhà nước theo luật định. - Phòng kế hoạch tiêu thụ: Tham mưu xây dựng kế hoạch về sản xuất kinh doanh các hợp đồng tiêu thụ than. - Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng vốn, công tác tài chính kế toán, thống kê trong sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện đầy đủ báo cáo tài chính hạch toán theo pháp lệnh của nhà nước ban hành. - Phòng đầu tư xây dựng: Tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản, lập phương án đầu tư, công tác xây dựng cơ bản có số vốn đầu tư nằm trong phạm vi cho phép của nguồn vốn đầu tư trong Công ty được xuất ra hàng năm. - Phòng điều khiển sản xuất: Điều hành sản xuất, luôn đảm bảo vị trí công tác của các thiết bị một cách hợp lý và khi máy móc thiết bị hỏng phải điều đi sửa chữa và bố trí máy khác vào làm việc để đảm bảo tiến độ thi công. Phòng chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày lên giám đốc. Sinh viên : Bùi Thị Hằng 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP: QTKDTH08-K36 - Phòng kỹ thuật khai thác: Tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật khai thác mỏ, công tác bảo vệ môi trường. - Phòng kỹ thuật vận tải: Tham mưu, chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, thay thế và đổi mới công nghệ đưa vào sản xuất, quản lý, theo dõi gián tiếp tình hình sử dụng thiết bị khai thác, vận chuyển, tiến độ thi công của các đơn vị sản xuất. - Phòng trắc địa-địa chất: Làm công tác đo đạc, tính toán khối lượng, lập bản đồ địa hình, khai thác vỉa, lớp phục vụ yêu cầu sản xuất ngắn hạn và dài hạn trong Công ty. - Phòng KCS (giám định chất lượng): Chịu trách nhiệm công tác về giám định chất lượng sản phẩm và các mặt hàng than theo yêu cầu tiêu thụ. - Phòng cơ điện: Tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý thiết bị cơ điện trong toàn Công ty. - Phòng quản lý vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý cung ứng vật tư phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Phòng cấp phát vật tư: Chịu trách nhiệm cung cấp, theo dõi, lưu trữ vật tư đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của bộ phận sản xuất cũng như của bộ phận quản lý. - Phòng an toàn: Chịu trách nhiệm đầy đủ khâu huấn lưyện an toàn cho người lao động theo từng công việc khi tham gia lao động tại khai trường Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi chế độ chính sách đối với công tác bảo hộ lao động của cán bộ công nhân viên theo luật định. - Phòng bảo vệ thanh tra: Chịu trách nhiệm về trật tự an ninh tài sản trong sản xuất và thực hiện chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ thanh tra đối với công nhân và kiểm tra các đơn vị cấp dưới trực thuộc. - Phòng kiểm toán nội bộ:Chịu trách nhiệm công tác kiểm toán nội bộ đảm bảo đúng các quy định về tài chính. Sinh viên : Bùi Thị Hằng 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP: QTKDTH08-K36 - Phòng thi đua văn thể: Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất. Công tác VHVN-TDTT, công tác khánh tiết, tuyên truyền quảng cáo. Đề xuất khen thưởng động viên các tập thể, cá nhân. - Phòng y tế: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên, bảo vệ môi trường xã hội. + Các đơn vị sản xuất: Gồm 10 phân xưởng vận tải, 13 công trường. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất. Các đơn vị sản xuất thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch giao khoán sản lượng và quản lý chi phi theo quy định của Công ty. Ký kết cùng các phòng ban liên quan giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước các phó giám đốc về tình hình kế hoạch được giao. 2.3. Các đặc điểm quản trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh + Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp. + Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thế và chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị. Việc đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố quản trị chứ không phải của nhân tố kỹ thuật, quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 chính là dựa trên nền tảng tư tưởng này. Sinh viên : Bùi Thị Hằng 10 [...]... LỚP: QTKDTH08-K36 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU - TKV 2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY Để phân tích chung được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 dựa trên bảng phân tích các chỉ tiêu chủ yếu ( Bảng 2-1) Qua bảng 2-1 có thể thấy răng các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều đạt và vượt Bảng 2-1... đánh giá chính xác hoạt động sản Sinh viên : Bùi Thị Hằng 14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP: QTKDTH08-K36 xuất kinh doanh của Công ty đi sâu phân tích chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo trình tự nội dung phân tích sẽ được trình bày ở các phần sau 2.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.2.1 Phân tích kết quả sản xuất a/ Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng... đổi Ngoài ra, do công nghệ khai thác và chất lượng vỉa than thay đổi cũng đã làm thay đổi chất lượng than sản xuất của Công ty b/ Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và đơn vị sản xuất Phân tích khối lượng sản phẩm theo nguồn sản lượng và đơn vị sản xuất cho biết khối lượng sản phẩm của từng nguồn, từ đó thấy được nguồn nào có lợi hơn, nguồn nào bị hạn chế để doanh nghiệp có... phù hợp Đối với Công ty đối tượng phân tích ở nội dung này là than sản xuất và đất bóc của hai khai trường chính: Công trường xúc Tả ngạn và công trường xúc Thắng Lợi Khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và đơn vị sản xuất của Công ty được phản ánh trong Bảng 2 - 3 Bảng 2-3:PHÂN TÍCH SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO KHU VỰC Đơn vị tính: tấn Sinh viên : Bùi Thị Hằng 17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN... việc sản xuất kinh doanh không phải là việc làm đơn giản Mỗi một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải có những chiến lược kinh doanh riêng Trong kinh doanh có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Đối với những ngành khai thác và sản xuất như ngành than thì một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm tác động. .. nghiệp đó Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần than Cọc Sáu là sản xuất than Trong những năm qua, Công ty không chỉ chú trọng đến quy mô sản xuất mà còn phải sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và ngoài nước Đối với Công ty sau khi được khai thác sẽ tiến hành phân loại, chế biến theo từng... chất lượng than (KCS) năm 2003-2007) Độ tro thực tế của các loại sản phẩm của Công ty đa số thấp hơn so với năm 2006 vì trong khai thác Công ty đã áp dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật nhằm tuyển chọn hạn chế chất bẩn và đất đá lẫn trong than 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG NĂM 2003-2007 2.3.1 Phân tích lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh Tuy nhiên... liệu, mất điện, công nhân nghỉ ốm, nghỉ chế độ 2.3.3 Phân tích năng xuất lao động bằng hiện vật, giá trị Năng xuất lao động là chỉ tiêu quan trọng của sản xuất và tổ chức lao động mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm Tăng năng xuất lao động là một trong những biện pháp giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên Năng xuất lao động của Công ty được thể... chế biến theo từng chủng loại mặt hàng theo các chỉ tiêu của Tập đoàn và theo yêu cầu của khách hàng Việc thực hiện đúng kế hoạch mặt hàng là một yêu cầu đảm bảo sự cân đối trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần điều hoà giữa cung và cầu của thị trường Kết cấu mặt hàng sản xuất than năm 2007 của Công ty than Cọc sáu được thực hiện trong Bảng 2-2 Theo số liệu được tập... thuế của công ty năm 2007 đạt 47 582 597 558đ, lợi nhuận sau thuế là 34 036 265 686đ tăng hơn so với năm 2006 là 10 623 598 246 đ tương ứng với 45,4% Như vậy năm 2007 công ty tăng thêm vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đầu tư thêm các thiết bị, đổi mới công nghệ để mở rộng sản xuất Công ty đã linh hoạt trong quá trình sản xuất quản lý tốt công tác chi phí tiết kiệm để nâng cao hiệu quả của . 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU - TKV 2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY Để phân tích chung được tình hình hoạt động sản xuất. nghiệp tại Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV , em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Sinh. TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU-TKV 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu-TKV Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng

Ngày đăng: 22/08/2015, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan