Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô hà nội

105 397 2
Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI BÁN CÔNG CỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI 1.1 Các khái niệm chung  Vận tải hành khách công cộng Xét về bản chất vận tải hành khách công cộng là hoạt động vận tải mà chủ thể của mục đích chuyến đi khác với người điều khiển phương tiện và thông thường thì chủ thể của mục đích chuyến đi phải trả một khoản tiền cước nhất định cho người vận tải để thực hiện chuyến đi của mình. Như vậy theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì VTHKCC là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội mang tính công cộng trong đô thị, bất luận nhu cầu đi lại thuộc nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, nhu cầu ổn định, nhu cầu phục vụ cao). Với quan niệm này thì VTHKCC bao gồm các hệ thống vận tải công cộng chính quy (thường gọi là vận tải công cộng hoặc là vận tải công cộng khối lượng lớn) và các hệ thống vận tải công cộng không chính quy hay gọi là vận tải bán công cộng (VD: taxi, xe ôm, xe lam ) Vận tải công cộng chính quy là hệ thống vận tải với các tuyến đường và lịch trình cố định, có sẵn phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng chấp nhận cho trả mức giá đã định. Đại diện của loại phổ biến này là xe buýt, vận chuyển đường ray nhẹ, và VTHKCC cao tốc  Vận tải bán công cộng Vận tải bán công cộng là các phương tiện vận hành theo nhu cầu của người sử dụng, người sử dụng là tất cả những bên có nhu cầu đi lại và chấp nhận chi trả một mức giá nhất định được thỏa thuận với nhà vận chuyển (người sở hữu / sử dụng phương tiện). Hành trình và biểu đồ chạy xe của phương thức này không cố định, thay đổi theo nhu cầu của người thuê.  Vận tải taxi Ô tô taxi là loại xe ô tô không quá 8 ghế ( kể cả ghế người lái) được thiết kế để vận chuyển khách. Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền. Nguyễn Văn Hiệp –K47 1  Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân Bảng1.1: Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân 1.2 Quản lý vận tải bán công cộng 1.2.1 Quản lý giao thông vận tải Quản lý giao thông có thể hiểu là những tác động đến hệ thống giao thông vận tải bằng một tập hợp các giải pháp nhằm tạo ra trạng thái cân bằng tối ưu giữa nhu cầu vận tải và năng lực cung ứng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải (theo Boltze ,2003) Nguyễn Văn Hiệp –K47 2 • Mục tiêu của quản lý giao thông vận tải Mục tiêu là sử dụng hiệu quả nhất không gian đường cho giao thông vận tải của các đối tượng tham gia giao thông thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp các công trình giao thông và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhỏ, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và quản lý hiệu quả nhu cầu giao thông. • Quy trình quản lý giao thông vận tải Quy trình quản lý giao thông là một loạt những biện pháp và hoạt động được thực hiện thường xuyên và liên tục để cải thiện tình hình giao thông. Do điều kiện giao thông cũng không ở trạng thái bất biến mà thay đổi theo thời gian, cùng với sự giá tăng của số lượng xe máy và ô tô tham gia giao thông hay cùng với sự phát triển và mở rộng mạng lưới đường. Do vậy, cần phải thiết lập một cơ chế trong đó quy trình quản lý giao thông được xem xét và cân nhắc lại thường xuyên để có thể đáp ứng được những thay đổi trong những điều kiện giao thông khác nhau. Hình 1.1: Quy trình quản lý giao thông vận tải Quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đô thị là sự tác động của bộ máy quản lý Nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong hoạt động giao thông vận tải đô thị từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức, quản lý, khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải đô thị, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích Nhà nước. Nguyễn Văn Hiệp –K47 3  Quản lý doanh nghiệp GTVT đô thị Quản lý doanh nghiệp GTVT đô thị là hoạt động của chủ thể quản lý tác động vào các yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như nhân lực, kỹ thuật công nghệ, vật tư nguyên vật liệu, tài chính và kế toán, marketing, thông tin, hành chính, quan hệ… nhằm đảm bảo sự ổn định, hiệu quả trong hoạt động GTVT đô thị để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhưng do hạn chế về thời gian và năng lực nên đồ án không thể đi sâu vào quản lý doanh nghiệp được mà đề tài giới hạn trong phần quản lý Nhà nước về GTVT đô thị chung và vận tải bán công cộng nói riêng.  Nội dung quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị Bảng 1.2 : Nội dung quản lý GTVT đô thị Lĩnh vực Nội dung quản lý Kết cấu hạ tầng GTVT - Quy hoạch đất dành cho GT - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và AT cho công trình - Bến xe, bãi đỗ xe, nơi đỗ xe… Phương tiện tham gia giao thông - Điều kiện tham gia giao thông - Đăng ký và biển số xe cơ giới - Tiêu chuẩn chất lượng phương tiện… Người điều khiển phương tiện -Tiêu chuẩn sức khỏe - Bằng lái xe - Bảo hiểm… Quy tắc giao thông - Hệ thống báo hiệu và chấp hành báo hiệu - Sử dụng làn đường - Chuyển luồng, lùi,vượt, tránh xe - Đi trên giao lộ, đường cao tốc, hầm - Tải trọng,vận tốc giới hạn… Hoạt động vận tải - Vận chuyển hành khách - Vận chuyển hàng hóa - Điều kiện kinh doanh - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Thanh tra chuyên ngành GTVT - Chức năng - Nội dung hoạt động - Tổ chức, biên chế Nguồn: Nghiêm Văn Dĩnh (2003) Nguyễn Văn Hiệp –K47 4 1.2. 2 Quản lý nhà nước về vận tải bán công cộng a, Khái niệm Quản lý Nhà nước về vận tải bán công cộng là toàn bộ hoạt động quản lý của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nước để tác động vào các quá trình, các quan hệ thuộc hoạt động vận tải bán công cộng. b, Nội dung và hình thức quản lý Nhà nước đối với vận tải bán công cộng - Nhà nước xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các chính sách, vạch quy hoạch và kế hoạch phát triển vận tải bán công cộng. Kết quả của nó được thể hiện trong quyết định quản lý Nhà nước trong những hình thức pháp lý nhất định. - Nhà nước quản lý kinh tế nói chung và quản lý vận tải bán công cộng nói riêng bằng công cụ riêng của mình đó là pháp luật. Hoạt động quản lý của Nhà nước là hoạt động mạng tính chất Nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén và không thể thiếu để xác lập và đảm bảo được tính điều chỉnh và trật tự của những quan hệ kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật phân biệt với những công cụ khác mà Nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế bởi những đặc trưng riêng và thuộc tính đặc biệt vốn có của pháp luật.Những thuộc tính quan trọng của pháp luật là : tính quy phạm, tính xác định về mặt hình thức, tính cưỡng chế và tính năng động. - Nhà nước quản lý hoạt động vận tải bán công cộng thông qua việc ban hành các quyết định quản lý kinh tế, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát thực hiện các quyết định ấy. Những quyết định quản lý này làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật kinh tế. c, Phân loại công cụ quản lý Công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động vận tải bán công cộng nói riêng, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng thực hiện những chức năng sau: - Chức năng hướng dẫn - Chức năng điều tiết - Chức năng kiểm soát Công cụ quản lý bao gồm một tập hợp các công cụ hữu hình và công cụ vô hình, trong đó công cụ hữu hình gồm: Nguyễn Văn Hiệp –K47 5 Hình 1.2: Các công cụ quản lý hữu hình Trên một góc độ khác có thể quy các công cụ quản lý thành 3 nhóm công cụ quan trọng nhất là: Công cụ Pháp luật Kế hoạch Chính sách Hình 1.3: Các công cụ quản lý quan trọng nhất  Công cụ pháp luật Công cụ pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh tế nhằm đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoạt động một cách trật tự, tối ưu theo ý chí, nguyện vọng và lợi ích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội. Các luật giao thông là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân kinh tế và Nguyễn Văn Hiệp –K47 6 các quan hệ kinh tế, xã hội, kỹ thuật và mỹ thuật phát sinh trong quá trình xây dựng, khai thác, tổ chức, tổ chức vận tải…nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra. • Đối tượng điều chỉnh của công cụ pháp luật o Nếu xét theo phương diện các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải đô thị thì các quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động ấy đều thuộc đối tượng điều chỉnh cảu pháp luật kinh tế ; bao gồm: - Các quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể trong quy hoạch xây dựng và bảo trì các công trình giao thông đô thị - Các quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể trong tổ chức vận tải ( hàng hóa và hành khách), tổ chức giao thông - Các quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể sản xuất, cung ứng, khai thác các phương tiện vận tải đô thị. o Nếu xét về phương diện các chủ thể tham gia vào hoạt động giao thông đô thị thì bao gồm: Hình 1.4 : Đối tượng điều chỉnh của pháp luật  Công cụ chính sách Nhà nước đưa ra các chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ hay hạn chế đối với doanh nghiệp, HTX kinh doanh trong lĩnh vực vận tải bán công cộng tùy thuộc vào tình hình hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai.  Công cụ kế hoạch Vận tải bán công cộng có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị, tuy thị phần vận tải bán công cộng còn nhỏ nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng, cụ thể như sau: - Chuyển tải hành khách, hay gom khách hàng đến các nhà ga, bến xe, sân bay. Nguyễn Văn Hiệp –K47 7 - Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ở những nơi dịch vụ VTHKCC chưa hoạt động, hay VTHKCC không thể tiếp cận đến nơi. - Đáp ứng các chuyến đi cấp bách mà không điều kiện di chuyển bằng VT cá nhân Từ vai trò của phương thức vận tải bán công cộng, Nhà nước đưa ra định hướng phát triển cho tương lai về về tốc độ phát triển, đưa ra tỷ phần đảm nhiệm bao nhiêu phần trăm trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách. Ngoài ra nhà nước định hướng mô hình hoạt động của vận tải bán công cộng như doanh nghiệp, hợp tác xã trong tương lai sẽ hoạt động như thế nào. d, Quy trình quản lý  Cấp chính phủ và các bộ - Chính phủ: trong lĩnh vực quản lý vận tải bán công cộng thì chính phủ có vai trò phê duyệt, thông qua các quy hoạch chiến lược phát triển cho vận tải bán công cộng của cả nước, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chính phủ ban hành các văn bản pháp luật như luật, nghị định, quyết định, thông tư… - Bộ giao thông vận tải: Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vận tải bán công cộng. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển về vận tải bán công cộng; các chương trình, dự án quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng; xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng. Về quản lý vận tải : hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải bán công cộng, cơ chế, chính sách phát triển vận tải bán công cộng, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính phủ; Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận tải bán công cộng. Nguyễn Văn Hiệp –K47 8 - Bộ kế hoạch đầu tư: Giúp chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh, hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bán công cộng trên phạm vi cả nước. Xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước về vận tải bán công cộng. - Bộ tài chính:thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư và phát triển: nghiên cứu xây dựng các chính sách, chế độ quản lý đầu tư phát triển vận tải bán công cộng; phối hợp với bộ GTVT và bộ Kế hoạch đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn vay và viện trợ của Chính phủ dành cho đầu tư phát triển vận tải bán công cộng; thanh tra, kiểm tra tài chính. Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các nghiệp vụ: khai thuế, tính thuế, nộp thuế…cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bán công cộng. - Các bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hóa, cảnh quan, an ninh, quốc phòng… có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án liên quan đến hoạt động vận tải bán công cộng.  Cấp thành phố - UBND thành phố: có chức năng phê duyệt, thông qua các chiến lược phát triển, định hướng phát triển, đưa ra các quyết định về quản ký Nhà nước, quản ký hoạt động kinh tế trong lĩnh vực vận tải bán công cộng. - Sở GTVT: có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về vận tải bán công cộng Đề xuất, kiến nghị về việc xây dựng văn bản, quy định về quản lý chuyên ngành với Bộ GTVT cho hoạt động dịch vụ vận tải bán công cộng. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh, cơ chế chính sách phát triển vận tải bán công cộng, các dịch vụ hỗ trợ vận tải bán công cộng theo quy định của pháp luật. Thực hiện cấp giấy phép khai thác vận tải hành khách bằng ô tô, cấp phù hiệu cho xe taxi. Đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải bán công cộng. - Sở kế hoạch đầu tư: tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh,thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực vận tải bán công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước. - Sở tài chính: là cơ quan chuyên môn tham mưu cho và giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, thuế, lệ phí và thu khác. Nguyễn Văn Hiệp –K47 9 Các sở khác có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án liên quan đến hoạt động vận tải bán công cộng. 1.3 Phân loại phương tiện vận tải bán công cộng 1. Xích lô Xích lô xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân miền Charente tên là Coupeaud, một người đam mê thể thao phát minh ra. Phải vất vả lắm ông mới vận động Bộ Công chánh công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai nhà vô địch Tour de France là Georges Speicher và Le Grèves. Nhưng rút cục nó lại không trở thành phương tiện giao thông ở nước Pháp mà thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là ở thuộc địa: Phnompenh - Campuchia. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình tới Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp một mạch gần 200 km hết có 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc. Xích lô là loại phương tiện giao thông cổ xưa nhất còn tồn tại ở Hà Nội. Ngày nay, số lượng xích lô giảm mạnh do không phù hợp với sự phát triển của xã hội, tại các thành phố lớn như Hà Nội thì xích lô chỉ được phép hoạt động du lịch trong nội thành và phải đăng ký kinh doanh với sự quản lý của nhà nước. Xích lô xưa và nay 2. Xe lam Là loại phương tiện cơ giới nhỏ ba bánh, ưu điểm của nó là tính cơ động cao, có thể đi lại ở những đường phố hẹp. Gọi là xe Lam vì trước đây xe thường dùng động cơ nổ của hãng lambretta của Ý. Nguyễn Văn Hiệp –K47 10 [...]... TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN TẢI TAXI Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2.1 Hiện trạng giao thông vận tải Hà Nội 2.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội 1.Giao thông đường bộ Mạng lưới đường bộ Hà Nội được cấu thành bởi các trục đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các trục đường đô thị bao gồm các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đương phố nội đô  Các trục đường... trạng hoạt động taxi ở Hà Nội 2.2.1 Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi ở Hà Nội Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 109 doanh nghiệp vận tải Taxi, với tổng số đầu xe là trên 12000 xe,chỉ tính riêng trong năm 2009, thành phố Hà Nội đã có khoảng 7.000 phương tiện được đưa vào hoạt động taxi, trong đó 4.000 chiếc là thay thế xe cũ, 3.000 xe được đưa vào hoạt động mới Với điều kiện thủ đô Hà Nội như hiện... động vận tải : điều kiện kinh doanh vận tải, các hoạt động dịch vụ bổ trợ… Quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT do bộ GTVT ban hành quy định về vận tải hành khách bằng taxi: quy định đối với ô tô taxi, tổ chức và quản lý hoạt động đối với vận tải hành khách bằng taxi; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, lái xe và khách đi xe Quyết định 16/2007/QĐ-BGTVT do bộ GTVT ban hành quy định vận tải hành... gia với 5 hướng tuyến xuất phát từ Hà Nội Các trục đường sắt hướng tâm thực chất là các trục đường sắt quốc gia nối vào đầu mối Hà Nội theo dạng hình rẻ quạt  Các tuyến đướng sắt: Đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh Đường sắt Hà Nội – Lào Cai Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên Đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng 3 Giao thông đường thủy: Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng... sát ở trên nóc capo với quãng đường 5km, chạy với vận tốc hơn 60km/h trong thành phố 2.3 Công tác quản lý taxi hiện nay ở Hà Nội 2.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật Hiện nay thì các văn bản luật và quyết định, nghị định về vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải taxi bao gồm các văn bản của cấp chính phủ và cấp thành phố, tuy nhiên thì hiện nay các văn bản quy định đến hoạt động vận tải taxi. .. định về vận tải hành khách bằng taxi ban hành theo quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT  Cấp thành phố Nguyễn Văn Hiệp –K47 31 Hiện nay thiếu các văn bản quản lý taxi do thành phố ra quyết định để phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội là một đô thị đặc biệt Trong tình hình hoạt động taxi hiện nay như: phát triển quá nhanh taxi dẫn đến tình trạng là gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, thành phố... thống mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội chỉ bao gồm các tuyến xe buýt Nguyễn Văn Hiệp –K47 20 Hình 2.3: Mô phỏng mạng lưới tuyến buýt Hà Nội năm 2009 Tính đến năm 2009 trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội hiện có: - 60 tuyến buýt (trong đó 44 tuyến đặt hàng và 16 tuyến xã hội hóa) hoạt động trong khu vực nội thành Hà Nội - 6 tuyến buýt hoạt động tại khu vực Hà Tây (201, 211, 212,... tuyến - Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến: khai thác 4 tuyến - Tổng công ty vận tải Hà Nội: khai thác 4 tuyến  Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội + Điểm trung chuyển Hiện nay tại Hà Nội chỉ có 2 điểm trung chuyển Cầu Giấy và Long Biên Đây là hai điểm trung chuyển được thiết kế mẫu, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiếp của hành khách trên các tuyến xe buýt... nhằm quản lý số lượng phương tiện cá nhân, tăng số chuyến đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng Bảng 2.2: Số lượng phương tiện trên địa bàn Hà Nội Nguyễn Văn Hiệp –K47 18 2.1.2 Hiện trạng VTHKCC thủ đô Hà Nội Từ 2000 đến nay hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại thủ đô Hà Nội đã có nhưng phát triển mạnh mẽ, năm 2000 mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt có 31 tuyến, nhưng đến năm 2009 có 60 tuyến trong nội đô, ... bàn Hà Nội số lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn, trong đó xe máy với gần 3 triệu phương tiện và ô tô là hơn 240.000 phương tiện ( năm 2008) Với những con số đó thì sự đáp ứng nhu cầu vận tải của cơ sở hạ tầng giao thông là chưa theo kịp sự gia tăng số lượng phương tiện, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nạn ùn tắc giao thông ở thành phố Hà Nội Các nhà quản lý đang có những chính sách . quản lý Nhà nước về GTVT đô thị chung và vận tải bán công cộng nói riêng.  Nội dung quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị Bảng 1.2 : Nội dung quản lý GTVT đô thị Lĩnh vực Nội dung quản. vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân Bảng1.1: Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân 1.2 Quản lý vận tải bán công cộng 1.2.1 Quản. thô sơ ở một số nước châu Phi Nguyễn Văn Hiệp –K47 14 CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN TẢI TAXI Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2.1 Hiện trạng giao thông vận tải Hà Nội 2.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Ngày đăng: 22/08/2015, 06:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan