Tiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACO

33 1.6K 5
Tiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACOTiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACOTiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACOTiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACOTiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACO

1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt EU European Union Liên Minh Châu Âu FLEGT Forest Law Enforcement, Governance and Trade Tăng cường Luật pháp, Quản lý và Thương mại Lâm sản FSC Forest Stewardship Council Hội đồng quản trị rừng quốc tế L/C Letter of Cedit Tín dụng thư TTR Telegraphic Transfer Reimbursement Chuyển tiền bằng điện D/P Document against Payment Thanh toán nhận chứng từ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Danh mục bảng: STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013 7 Bảng 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013 9 Bảng 1.3 Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm gỗ/tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2011-2013 11 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013 12 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013 14 Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013 16 Bảng 2.4 Phương thức kinh doanh xuất khẩu gỗ giai đoạn 2011 - 2013 19 Bảng 2.5 Phương thức thanh toán trong xuất khẩu gỗ giai đoạn 2011 - 2013 20 Danh mục biểu đồ: STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013 8 Danh mục sơ đồ: STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty SADACO 5 4 LỜI MỞ ĐẦU Từ xưa, con người đã biết dùng gỗ để dựng nhà, sống hòa quyện với thiên nhiên. Ngày nay, những tòa nhà cao tầng mọc lên với màu sắc đô thị hóa. Xu thế tất yếu của con người lại muốn quay về với tự nhiên, vì vậy, những sản phẩm gỗ ra đời như đưa con người trở về với những kí ức xưa, đồng thời cũng tạo nên những phong cách nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng bởi tác động của sự toàn cầu hóa, mối quan hệ mua bán quốc tế đang được đẩy mạnh và ngoại thương ngày càng phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta những năm gần đây cũng đang diễn ra ngày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt trong năm 2013 với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 115 tỷ USD tăng hơn 18% so với năm 2012 và đưa nước ta trở thành nước xuất siêu. Trong giai đoạn 2011-2020, thương mại thế giới sẽ không ngừng mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu và được quan tâm nhất ở nước ta, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước cũng như xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia sánh vai với các cường quốc năm châu. Công ty Cổ phẩn Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), thành viên của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với đề tài: “Tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO)”, bài báo cáo này đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty cũng như rút ra những nhận xét, đánh giá về những thuận lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó cũng đề xuất một số kiến nghị góp phần giúp cho Công ty tháo gỡ những khó khăn trước mắt, đồng thời phát huy thế mạnh sẵn có của mình để ngày càng khẳng định hương hiệu SADACO trên thị trường thế giới. Kết cấu của bài báo cáo gồm có ba chương như sau: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO 5 - Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO giai đoạn 2011-2013 - Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO. Trong thời gian làm báo cáo, mặc dù đã có nhiều cố gắng và tỉ mi nhưng vẫn không thể nào tránh được những sai sót, nên rất mong nhận được sự góp ý từ phía nhà trường, thầy cô và công ty SADACO. Cuối cùng, thay cho lời kết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty SADACO, Giáo viên hướng dẫn Hà Hiền Minh, và Quý Thầy Cô cơ sở 2 – Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này.   6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phẩn Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) được chính thức đổi tên từ Công ty Kinh doanh Sản xuất Sài Gòn – Daklak vào ngày 1/11/2006 theo quyết định số 6501/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM để đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam so với thế giới. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005343 của Công ty do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 02/10/2006. Công ty là thành viên của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Việt Nam. Các thông tin cơ bản về Công ty • Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn. • Tên đối ngoại: Sai Gon Trade Production Development Corporation. • Tên viết tắt: SADACO • Trụ sở chính: 200 Bis Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM. • Điện thoại: 84–8-39317341- 38439336 - 38439337. Fax: (84)89318144 • Email: hd.office@sadaco.com Website: www.sadaco.com • Mã số thuế: 0300699170 • Vốn điều lệ: 14.900.000.000 VNĐ • Số cổ đông: 450 • Hình thức sở hữu: Công ty Cổ Phần • Quy mô hoạt động: Qua hơn hai mươi năm hoạt động, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng tạo nên sự phát triển lớn mạnh của Công ty. Với những nỗ lực này, đến nay Công ty đã hình thành 17 đơn vị trực thuộc trong đó có 6 nhà máy sản xuất chế biến lâm sản trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương, 4 Chi nhánh tại Hà Nội, Nghệ An, DakNông, Bình Thuận, 1 nhà hàng khách sạn, 6 Trung tâm và Trạm dịch vụ. Thương hiệu SADACO ngày càng được biết đến rộng rãi và đã đạt được các danh hiệu cao quý như Huy chương “Sao vàng Đất Việt” (Viet Nam Gold Star), “Doanh nghiệp uy 7 tín và chất lượng” (Trusted Business), Cúp Vàng “Top ten thương hiệu Việt” (Topten Vietnam Trademark) 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và công tác quản trị nhân sự 1.2.1. Chức năng SADACO là một Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty rất phong phú và đa dạng, bên cạnh việc khai thác, chế biến, sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, hàng tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng, Công ty còn thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác cho các đối tượng trong và ngoài nước. Công ty cũng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hàng hóa khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, hình thức kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế cũng là một trong những chức năng khá quan trọng của Công ty. 1.2.2. Nhiệm vụ SADACO có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập. Việc bảo toàn, sử dụng hiệu quả và phát huy nguồn vốn giúp đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đề ra, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty cũng tuân thủ các chính sách kinh tế do Bộ Thương mại ban hành. Ngoài thị trường trong nước, Công ty còn dành sự quan tâm đến các vấn đề về thị trường quốc tế như nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và Quốc tế. Bên cạnh yếu tố kinh tế, Công ty còn quan tâm bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường và tài sản quốc gia. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính Cơ cấu tổ chức của Công ty là cơ cấu hình tháp, quản lý bộ máy theo chức năng, chia hoạt động thành các phòng ban chức năng, một phòng ban sẽ đảm nhiệm việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong tổ chức. Mỗi bộ phận được đặt dưới sự điều hành của một Giám đốc chức năng. Ban Kiểm Soát 8 Hội Đồng Quản Trị Đại Hội Cổ Đông Ban Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Phòng Tổ Chức-Hành Chánh Phòng Kinh Doanh- XNK Phòng Kế Toán-Tài Vụ Các xí nghiệp chế biến lâm sản số 1, 2, 3, 4, 5. Khách sạn SADACO Trung tâm xuất khẩu lao động số 1, 2. Chi nhánh tại Bình Dương, Bình Thuận, Daklak Trạm 1, 4 Xí ngiệp LNS xk + xưởng CBLS 3 + CN Nghệ An Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức Công ty SADACO Nguồn: Sơ đồ tổ chức công ty - Phòng Tổ chức - Hành chính Đứng đầu công ty là đại hội cổ đông gồm 430 cổ đông. Đại hội cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị, là cơ quan sẽ thông qua về kết quả cũng như kế hoạch phát triển của công ty. Tiếp đến là hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý của công ty do đại hội cổ đông bầu rat thay mặt đại hội cổ đông giữa hai kì đại hội. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên (1 chủ tịch và 4 ủy viên) với nhiệm kì là 5 năm. Bên cạnh hội đồng quản trị còn có 2 thành viên kiểm soát do đại hội cổ đông bầu ra, thực hiện việc thanh tra, kiểm soát. Dưới 9 đó là ban giám đốc (ban điều hành), được hội đồng quản trị bầu chọn, điều hành tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty. Dưới ban điều hành có 6 phòng ban nhỏ khác chuyên về các lĩnh vực và nghiệp vụ khác nhau của công ty, đứng đầu là các giám đốc bộ phận, bao gồm: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng kế toán tài vụ, phòng marketing, phòng kinh doanh (xuất nhập khẩu) và phòng quản lý dự án. Ngoài ra, công ty còn có các xí nghiệp, các khách sạn, các trung tâm và các trạm sản xuất khác. - Ưu điểm: Loại hình tổ chức này thuộc mô hình kiểu mẫu, đơn giản, mang tính chuyên môn hóa cao, tạo ra một bộ máy linh hoạt, dễ quản lý - Nhược điểm: Chế độ trách nhiệm không rõ ràng nên Tổng Giám đốc Công ty khó có thể phối hợp được tất cả hoạt động của những người lãnh đạo chức năng. * Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tiêu biểu: - Phòng nhân sự: Lập và lưu giữ hồ sơ nhân viên công ty, tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng từ các bộ phận, bố trí nhân sự vào vị trí thích hợp ở các phòng ban. Theo dõi tình hình làm việc và thời gian làm việc nhân viên công ty, theo dõi nhân viên thử việc và kí hợp đồng, xác định nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo, chấm công lên bảng lương kí hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. - Phòng Kế hoạch - Đầu tư: Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển công ty dài hạn. Hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển của đơn vị trong công ty . Tổ chức thực hiện việc giao kế hoạch vốn đầu tư cho các đơn vị, các ban quản lý dự án thuộc công ty. Kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, lập ra những phương thức thực hiện công tác kinh doanh và phối hợp với phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu để triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Kế toán - Tài vụ: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các lĩnh vực liên quan đến vấn đề tài chính của Công ty như kiểm tra và xử lý hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt 10 các quy định về kế toán tài vụ, các chế độ hoạch toán nhằm thống nhất hệ thống kế toán Công ty. - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu : là phòng thu thập, xử lý các thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và triển khai các kế hoạch dài hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu và thương nghiệp nội địa của Công ty, thực hiện các thương vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời phối hợp với Phòng Kế hoạch – Đầu tư về các phương án sản xuất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn số lượng, chất lượng sản phẩm theo đơn hàng giao, phối hợp với Phòng Kế toán - Tài vụ thẩm định hiệu quả sản xuất kinh doanh và chế độ hạch toán phù hợp với chế độ Nhà nước. 1.2.4. Công tác quản trị nhân sự Lao động phổ thông là lực lượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong Công ty thời gian qua, thể hiện qua tỷ trọng luôn trên 60%. Năm 2011, lao động phổ thông chiếm 69,5% nhưng đến năm 2012 tăng mạnh lên 85%, và tăng nhẹ lên 86% ở năm 2013 do chính sách mở rộng qui mô sản xuất và hoạt động cũng như đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu của công ty. Nhóm lao động đại học và trên đại học là những đối tượng chủ yếu giữ nhiệm vụ quản lý, điều hành, tham mưu cho Ban Giám đốc, tổ trưởng, quản đốc các phân xưởng nên chiếm tỉ trọng không quá cao. Năm 2011, lực lượng này chiếm 15,5% nhưng giảm xuống 10% và 11% theo thứ tự ở năm 2012 và 2013 do năm 2011 Công ty cần một lực lượng đội ngũ quản lí mạnh để vực dậy sau tình hình khủng hoảng giai đoạn 2008-2011. Nhưng sau đó lượng lao động của nhóm này đã giảm xuống do việc quản lí đã đi vào ổn định. Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013 Đơn vị tính: Người Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) [...]... sản xuất và xuất khẩu 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY SADACO 3.1 Triển vọng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của Công ty SADACO 3.1.1 Cơ hội - Nhu cầu mặt hàng gỗ ngày càng tăng: thị trường sản phẩm gỗ ngày càng được ưa chuộng hơn và mở rộng nhiều hơn, cụ thể là sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh... phó của Công ty đối với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng vừa qua 1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với Công ty SADACO Trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty, sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty sang các thị trường lớn như Mỹ, EU Với sản phẩm đa dạng như tủ, bàn ghế ngoài trời, giường sản phẩm gỗ đã mang về cho Công ty những... Châu Á, EU là những thị trường chính để xuất khẩu các sản phẩm gỗ 16 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN SADACO 2.1 Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO giai đoạn 2011-2013 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: USD... trọng xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ, nên năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu ở Châu Âu còn ở mức thấp Nhưng đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh cho thấy sản phẩm của Công ty đang ngày càng hoàn thiện và đang được ưa chuộng ở thị trường này Năm 2013, sau khi đã có thị trường và cơ cấu xuất khẩu dần ổn định, việc xuất khẩu gỗ sang Châu Âu tiếp tục tăng và biến thành thị trường mục tiêu của Công ty Sự... trong đó có Việt Nam và SADACO là một 12 trong những công ty Việt Nam không thể thoát khỏi ảnh hưởng đó Năm 2011, công ty bắt đầu xây dựng lại hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách quyết định mở rộng sản xuất, do đó giai đoạn 2011 và 2012, tổng doanh thu của công ty ở mức ổn định Tuy nhiên, đến năm 2013, nhu cầu về sản phẩm gỗ (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty) tăng lên đột ngột... trong và ngoài nước tổ chức các đợt triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm thêm đối tác mới, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu 3.3 Một số giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ của Công ty 3.3.1 Đa dạng hóa mẫu sản phẩm - Công ty hiện tại sản xuất nhiều mặt hàng sản phẩm đa dạng nhưng vẫn chưa chú trọng thiết kế những sản phẩm độc đáo riêng biệt Vì vậy, công việc cần thiết trước mắt là Công. .. đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu vào các nước này, nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu (Đạo luật Lacey của Mỹ) nên những sản phẩm của Công ty muốn xuất khẩu vào các thị trường này phải đạt tiêu chuẩn nhất định Năm 2013 cũng là giai đoạn Trung Quốc, Indonesia tiến hành thu mua gỗ dưới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm để sản xuất sản phẩm gỗ cho thị trường trong nước và quốc tế, đã khiến... giá trị xuất khẩu, các nước khối EU chiếm 44%, Nhật Bản 12% - Ngành gỗ tăng trưởng mạnh: Ngành gỗ đang là một trong những ngành dẫn đầu về tăng trưởng, đứng thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản Nếu xét trong ngành nông nghiệp thì xuất khẩu đồ gỗ chiếm vị trí á quân, chỉ đứng sau xuất khẩu thủy sản, trên cả xuất khẩu gạo - Chính sách thông thoáng của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu: những... toán và không nhận hàng, hoặc ngân hàng mất khả năng thanh toán khiến Công ty rất cân nhắc trong việc sử dụng hình thức L/C Và với số liệu như trên ta có thể thấy số lượng hợp đồng mới của công ty chưa nhiều và chiến lược mở rộng thị trường của công ty chưa hiệu quả, cần phải cải thiện và đẩy mạnh Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ theo phương thức TTR lại tăng khá mạnh Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu. .. chế biến đồ gỗ, và khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công, trong đó có 970 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu Có khoảng 45 tập đoàn lớn chiếm khoảng 75% 22 tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam Những Công ty lớn của Việt Nam như Tập đoàn Khải Vy với kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã lên hơn 30 triệu USD mỗi năm với năng lực sản xuất đạt 240

Ngày đăng: 21/08/2015, 23:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO)

    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển

    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và công tác quản trị nhân sự

      • 1.2.1. Chức năng

      • 1.2.2. Nhiệm vụ

      • 1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính

      • 1.2.4. Công tác quản trị nhân sự

      • 1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn từ năm 2011 – 2013

      • 1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với Công ty SADACO

      • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN SADACO

        • 2.1. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO giai đoạn 2011-2013

          • 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

          • 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

          • 2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

          • 2.1.4. Đối thủ cạnh tranh

          • 2.1.5. Phương thức kinh doanh

          • 2.1.6. Phương thức thanh toán

          • 2.1.7. Phương thức vận tải

          • 2.1.8. Chất lượng sản phẩm

          • 2.1.9. Giá cả xuất khẩu

          • 2.2. Nhận xét chung

            • 2.2.1. Thành tựu

            • 2.2.2. Hạn chế

            • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY SADACO

              • 3.1. Triển vọng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu gỗ của Công ty SADACO

                • 3.1.1. Cơ hội

                • 3.1.2. Thách thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan