Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

118 1.3K 7
Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT NGUYN MINH THANH VAI TRò CủA TOà áN TRONG THI HàNH áN HìNH Sự ĐáP ứNG YÊU CầU CảI CáCH TƯ PHáP Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s Nh nc v phỏp lut Mó s: 60 38 01 01 LUN VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. NGUYN HONG ANH H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Minh Thanh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 8 1.1. Thi hành án hình sự 8 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự 8 1.1.2. Những đổi mới của Luật Thi hành án hình sự theo tinh thần Cải cách tư pháp 10 1.2. Toà án trong hoạt động thi hành án hình sự 13 1.2.1. Tổ chức Toà án làm công tác Thi hành án hình sự 13 1.2.2. Vai trò của Toà án trong thi hành án hình sự 14 1.3. Cải cách tư pháp và yêu cầu nâng cao vai trò của toà án trong thi hành án hình sự 51 1.3.1. Cải cách tư pháp 51 1.3.2. Yêu cầu nâng cao vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp 57 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TẠI THANH HOÁ TỪ 2009 – 2013 65 2.1. Thực trạng Thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 65 2.1.1. Tình hình chung và các kết quả đạt được trong công tác Thi hành án hình sự 65 2.1.2. Những hạn chế trong Thi hành án hình sự 70 2.1.3. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt động Thi hành án hình sự 71 2.2. Thực trạng về vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự tại Thanh Hoá 73 2.2.1. Những hạn chế liên quan đến vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự 73 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế về vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự 85 Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ THEO TINH THẦN CẢI CÁCH TƯ PHÁP 91 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 91 3.1.1 Nhất thể hóa các quy định về thẩm quyền của Toà án trong Thi hành án hình sự 91 3.1.2. Sửa đổi bổ sung các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn 93 3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án 96 3.3. Giải pháp đổi mới hệ thống tổ chức Cơ quan Thi hành án hình sự 99 3.4. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí 103 3.5. Giải pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Thi hành án hình sự tại cộng đồng 104 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao THAHS: Thi hành án hình sự TTHS: Tố tụng hình sự UBND: Ủy ban nhân dân VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [5]. Phương hướng cải cách tư pháp đó là: Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định Tòa án là trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ, tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh [5]. Thi hành án hình sự là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước ở giai đoạn đặc biệt, nội dung là thi hành chính xác, kịp thời phán quyết của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; Đánh giá và xem xét tính 2 khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội bằng việc thực hiện các hoạt động như: xét giảm án, tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, miễn chấp hành hình phạt, xoá án tích… cho người chấp hành án để người chấp hành án có cơ hội khắc phục, sửa chữa lỗi lầm và tái hoà nhập cộng đồng, làm công dân có ích cho xã hội …. Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chỉ có ý nghĩa trên thực tế khi các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành một cách nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Do vậy, việc thi hành bản án hình sự chiếm vị trí rất quan trọng trong tố tụng hình sự, đảm bảo nguyên tắc: Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án [40]. Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành. Mặt khác, thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là thể hiện sự công bằng trong xã hội dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền con người - yếu tố nhân đạo của pháp luật Nhà nước, đảm bảo bất kì ai phạm tội cũng đều bị phát hiện, xử lí nghiêm minh và phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi mà họ đã gây ra cho xã hội. 3 Việc tổ chức thi hành bản án của Toà án có tác dụng nhằm giáo dục, cải tạo đối với người bị kết án, giúp họ nhận ra lầm lỗi và hướng thiện, góp phần giáo dục ý thức tuân theo pháp luật. Toà án thông qua hoạt động thi hành án hình sự để động viên người phạm tội tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Việc chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án còn có ý nghĩa quan trọng của việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, về cả diện tích và dân số (gần 3,5 triệu dân), với 27 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 01 thành phố, 02 thị xã, gồm các huyện miền núi, đồng bằng, trung du và vùng ven biển. Số lượng án hình sự thụ lý giải quyết hàng nghìn vụ mỗi năm, số trại giam thuộc Bộ công an đóng trên địa bàn nhiều nhất cả nước (04 trại với khoảng hơn 10.000 người bị kết án). Do vậy, tình hình tội phạm cũng có nhiều phức tạp, mỗi năm có hàng nghìn bản án, quyết định hình sự được đưa ra thi hành. Tuy nhiên, việc thi hành án hình sự tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phát sinh nhiều vấn đề, vẫn còn một số bản án chưa được đưa vào thi hành một cách nghiêm túc, điều này ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp và các cơ quan liên quan trong việc đưa bản án hình sự vào thi hành trên thực tế. Việc nghiên cứu đề tài: “Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Vì lí do đó, tác giả viết luận văn thạc sĩ đề tài này mong muốn xác định vị trí, tầm quan trọng của lĩnh vực này trong các cơ quan Tòa án nhằm có cái nhìn đúng đắn về vai trò của tòa án trong THAHS và hoàn thiện cho phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự đất nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Phân tích, khái quát các vấn đề pháp luật cũng như thực tiễn (thông qua tình hình tỉnh Thanh Hóa) về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự đặt trong bối cảnh của tiến trình cải cách tư pháp. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của Tòa án trong Thi hành án hình sự ở Việt Nam hiện nay 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống những vấn đề lý luận về cải cách tư pháp và những vấn đề liên quan tới Tòa án và vai trò Tòa án trong lĩnh vực Thi hành án hình sự. Phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng về vai trò của Toà án trong công tác thi hành án hình sự từ trước và sau khi Luật Thi hành án hình sự ra đời, đặc biệt chú trọng nêu ra các hạn chế vướng mắc và giải pháp kiến nghị bảo đảm vai trò của Toà án trong THAHS nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, có phạm vi nghiên cứu khá rộng cả về không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu. Cải cách tư pháp là lĩnh vực rộng lớn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều cơ quan và mang tính bao quát lớn và Thi hành án hình sự chỉ là một vấn đề trong hệ thống nhiều vấn đề của cải cách tư pháp Trong khuôn khổ của đề tài luận văn này, tác giả luận văn chỉ xác định phạm vi của đề tài tập trung vào nghiên cứu về lĩnh vực Thi hành án hình sự tại Toà án và phân tích những yếu tố liên quan, có ảnh hưởng và tác động đến hoạt động thi hành án hình sự của Toà án. Qua đó giúp chúng ta thấy được vai trò của Toà án và Toà án được nhìn nhận như thế nào trong hệ thống tư pháp 5 hình sự hiện nay. Luận văn sẽ tìm hiểu những vấn đề chủ yếu của cải cách tư pháp đặt ra cho ngành Toà án, nhất là vấn đề liên quan đến công tác thi hành án hình sự. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Sau khi nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị được ban hành; Luật Thi hành án hình sự ra đời và đi vào cuộc sống, nhiều địa phương đã khẩn trương thành lập ban chỉ đạo cải cách tư pháp. Thực tế đã có rất nhiều bài viết, nhiều nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án hình sự và bàn về cải cách tư pháp, nhưng phân tích ở góc độ “vai trò của Toà án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp qua thực tiễn tại Thanh Hoá chưa được bàn đến. Một số bài viết tiêu biểu như: “Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm cho Toà án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp” - Bài viết của Trương Hoà Bình đăng trên báo nhân dân điện tử; “Tính độc lập của Toà án”, luận án tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội của Tô Văn Hà năm 2007; “Hoạt động thi hành án hình sự hiện nay - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Trương Hòa Bình, đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý tháng 6/2002 tại Hà Nội; “Cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước”, tham luận của Phạm Duy Nghĩa, tại Hội thảo về sự độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án tại việt Nam năm 2008 tại Hà Nội… Đề tài khái quát tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động thi hành án tại toà án nhân dân, xem xét những điểm mới trong Luật thi hành án, phân tích tính ưu việt trong hệ thống pháp luật Việt Nam và điểm chưa phù hợp về công tác thi hành án hiện nay, góp phần giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí công tác này trong hệ thống Toà án. 5. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay đang được Đảng và nhà [...]... hình sự tại Thanh Hoá từ 2009 - 2013 Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp 7 Chương 1 CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1.1 Thi hành án hình sự 1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự 1.1.1.1 Khái niệm Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về Thi hành. .. Luật thi hành án hình sự bằng việc thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về Thi hành án hình sự đó là: Ở Trung ương thành lập Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ 12 trợ tư pháp (Tổng cục VIII-Bộ Công an) và ở địa phương là thành lập Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện Tính nhân đạo trong cải cách tư pháp cũng được đưa vào Luật thi hành án hình sự. .. tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh việc thi hành bản án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cải cách tư pháp và việc nâng cao vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự Chương 2: Thực trạng thi hành án hình sự và vai trò của Toà án trong Thi hành án hình. .. đề thẩm quyền của Tòa án trong công tác thi hành án mà không đi sâu về việc phân tích xem các quan điểm nào về việc “chủ trì” thi hành án hình sự là của cơ quan tư pháp nào Theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự thì Toà án có thẩm quyền thực hiện các việc về thi hành án hình sự, đó là: - Ra quyết định thi hành án hình sự hoặc quyết định uỷ thác thi hành án hình sự - Ra quyết định... hợp trong lĩnh vực thi hành án hình sự giữa các ngành, các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện chưa cụ thể và thi u chặt chẽ Từ yêu cầu hoàn thi n đó, việc ban hành Luật Thi hành án hình sự là cần thi t, đáp ứng yêu cầu tất yếu, khách quan và mang tính chuyên môn hoá Theo tinh thần cải cách tư pháp, việc ra đời Luật Thi hành án hình sự là cần thi t để đáp ứng. .. dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, hình phạt trục xuất, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo… Trong thực tiễn công tác thi hành án hình sự hiện nay, việc đưa ra thi hành án và tổ chức thi hành các bản án, quyết địnhcủa Toà án có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu, tình hình cải cách tư pháp bởi lẽ: Các bản án, quyết định của Toà án cấp... cụ thể, rõ ràng gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và Cơ quan thi hành án hình sự (Ở Bộ: có Trại giam thuộc Bộ Công an; Ở cấp tỉnh: Có cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; Cấp huyện: Có cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện Ngoài các cơ quan nêu trên Luật Thi hành án hình sự còn quy định cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự gồm: Trại giam (thuộc Bộ Công an),... luật đã bị bản án của Toà án tuyên có hiệu lực pháp luật Theo tôi, Thi hành án hình sự là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật buộc người chấp hành án phải tuân thủ, chấp hành hình phạt, biện pháp mà Toà án đã tuyên án đối với họ tại phiên tòa, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do họ gây ra 1.1.1.2 Ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự Tòa án nhân danh nhà... Thi hành án hình sự, các quan điểm về thi hành án mới chỉ nêu ra ở dạng quan niệm, đại ý khái quát Do vậy, có thể nêu ra quan niệm về thi hành án hình sự đó là: Thi hành án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn” [28] Thi hành án hình sự là biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với người có hành vi vi phạm pháp luật... hành án cho đến khi bản án, quyết định đó được thi hành xong đều là công việc của Toà án, tức là căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, Toà án phải thực hiện bao quát, đầy đủ, nghiêm túc và chính xác nhằm đảm bảo các bản án, quyết định phải đưa ra thi hành được thực hiện nghiêm chỉnh Thẩm quyền Thi hành án hình sự của Toà án được thể hiện cụ thể trong các công đoạn của Thi hành án hình sự như . 1.3. Cải cách tư pháp và yêu cầu nâng cao vai trò của toà án trong thi hành án hình sự 51 1.3.1. Cải cách tư pháp 51 1.3.2. Yêu cầu nâng cao vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự theo. CAO VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 8 1.1. Thi hành án hình sự 8 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự 8 1.1.2. Những đổi mới của Luật Thi hành án hình sự. thần Cải cách tư pháp 10 1.2. Toà án trong hoạt động thi hành án hình sự 13 1.2.1. Tổ chức Toà án làm công tác Thi hành án hình sự 13 1.2.2. Vai trò của Toà án trong thi hành án hình sự 14

Ngày đăng: 21/08/2015, 12:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan