:Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi

37 3K 6
:Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA THÚ Y  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRẠI THÁI DƯƠNG – TẢN LĨNH - BA VÌ HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”. Người thực hiện: SV. Phạm Xuân Thuấn Lớp: Thú y, khoá 37 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Thơ Bộ môn: Ngoại - Sản Khoa: Thú y Thời gian: Từ tháng 12/2011 đến tháng 29/2/2012 Địa điểm: Trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì – Hà Nội HÀ NỘI - 2012 Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập từ tháng 12/2011 − 29/2/2012 tại trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh − Ba Vì – Hà Nội, đến nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: ThS. Nguyễn Thị Mai Thơ cán bộ giảng dạy bộ môn Ngoại – Sản, cô đã tận tuy, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Thú y − Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại Khoa. Đây là những kiến thức tạo cơ sở giúp em tự tin khi thực tập tốt nghiệp tại cơ sở và sau khi ra trường, để ứng dụng và phát huy trong sự nghiệp của em sau này. Em Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh động viên và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực tập. Nhân dịp này, em cũng gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và công nhân viên trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì , đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2012 Sinh viên Phạm Xuân Thuấn i MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i PHẦN I : THỰC TẬP SẢN XUẤT Ở TRẠI 1 PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 31 1. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam − Mông Cổ, Ba Vì − Hà Tây, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội 31 2. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp 31 3. Nguyễn Văn Thanh (1999), Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục cái thường gặp ở đàn trâu các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội 32 4. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí KHKT Thú y, Tập 10 32 5. Nguyễn Văn Thành (2002), Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái sau khi sinh, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội 32 6. Đặng Đình Tín (1985), Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 32 ii PHẦN I : THỰC TẬP SẢN XUẤT Ở TRẠI Trong quá trình thực tập ở trại, chúng tôi cùng anh chị em công nhân và các bác sĩ thú y tại chăm sóc và điều trị các bệnh xảy ra cho đàn lợn, đỡ đẻ, bắt giống, khai thác tinh, dẫn tinh cho lợn, kiểm định lợn chửa, chuyển lợn cai sữa, tiêm vacxin cho lợn nuôi tại trại Thái Dương - Tản Lĩnh – Ba Vì. Dưới đây là công việc cụ thể chúng tôi đã làm trong quá trình thực tập ở trại. I/ CÔNG VIỆC TẠI CHUỒNG ĐẺ 1. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ Chuẩn bị ô úm, đèn hồng ngoại, kìm bấm nanh, khăn lau, bột lăn,cồn, Khi lợn con ra khỏi cơ thể mẹ nắm hai chân sau dốc ngược lợn con xuống, lau sạch nước nhờn trong mũi, miệng lợn con. Hai tay xoa dọc theo mình lợn tạo nhu động hô hấp và vỗ mạnh vào đùi sau cho lợn con kêu lên để tạo sự hô hấp đầu tiên, Buộc chặt cuốn rốn ở vị trí cách mặt bụng khoảng 2cm sau khi đã vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau. Cắt rốn bằng dao sạch có sát trùng bằng cồn, vị trí vết cắt cách chỗ cột từ 1,5 – 2 cm. Sau đó sát trùng đầu vết cắt để tránh nhiễm trùng. Sau đó cho ngay vào ổ úm, cung cấp nhiệt độ khoảng 39 0 C để tránh cho lợn con bị lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ. 2. Bấm răng Dùng kìm bấm nanh đặt ở vị trí điểm giữa chiều dài răng, bấm dứt khoát một lần, không được bấm để răng còn lại vẫn còn nhọn dễ gây tổn thương vú lợn mẹ và không được bấm răng quá sâu, dễ gây viêm lợi cho lợn con. 3. Cho lợn con bú sữa đầu Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để chúng nhận kháng thể từ lợn mẹ, cũng như kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó việc này còn làm tăng tiết Oxytocin giúp lợn mẹ tăng sự co bóp tử cung đẻ con nhanh hơn. 1 4. Cố định vú cho lợn con Nếu lợn sơ sinh trong đàn có trọng lượng không đồng đều thì nên giữ cho những con nhỏ bú cặp vú trước, khi cố định vú thì phải ngồi ở đó không cho con khác tranh vú nhau, nhỏ baytril 5% cho lợn con được 1 ngày tuổi để phòng tiêu chảy. 5. Thiến lợn con Theo quy trình của trại khi lợn con được 3 ngày tuổi thì thiến. Trước khi thiến lợn con thì phải xem hồ sơ của lợn mẹ và lợn đực bố phối để xem có để được khai thác giống hay không? Nếu không để giống được thì thường tiến hành thiến. Sát trùng tại vị trí vết cắt, dùng dao thiến sắc rạch 2 bên bao dịch hoàn rồi dùng tay bóp lấy cả hai dịch hoàn ra, lấy hết những dịch ứ đọng bên trong để vết thương không nhiễm trùng. Sau đó dùng spay xịt để chống nhiễm trùng. Không được khâu vết cắt. 6. Tiêm sắt cho lợn con Lợn con được tiêm sắt vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10, liều lượng 1ml/ con/ lần đề phòng thiếu sắt cho lợn con (theo quy trình của trại). Nhỏ baycox5% cho lợn con được 3 ngày tuổi để phòng bệnh cầu trùng. 7. Cắt đuôi lợn con Cầm 2 chân sau lợn con, dùng pank kẹp phần đuôi định cắt để đuôi còn lại khoảng 3cm, rồi dùng kìm cắt đuôi, sau đó dùng spay xịt để chống nhiễm trùng (theo quy trình của trại). 8. Điều trị lợn con theo mẹ bị tiêu chảy Điều trị lợn con ỉa chảy phân vàng bằng thuốc hòa bột Elac và bột coli 200 theo tỉ lệ 1:1 hòa với nước cất cho lợn con uống, qua theo dõi điều trị cho kết quả tốt 9. Tiêm vacxin cho lợn con theo mẹ 2 + Tiêm vacxin Rhinanvac cho lợn con được 7 ngày tuổi để phòng bệnh do mycoplasma 2ml/con tiêm bắp. Tiêm vacxin lở mồm long móng cho lợn con được 14 ngày tuổi để phòng bệnh lở mồm long móng tiêm 2ml/con tiêm bắp. Tiêm vacxin Myvac.Hc (GPE-) cho lợn con được 21 ngày tuổi để phòng bệnh dịch tả 2ml/con tiêm bắp. 10. Tiêm vacxin cho lợn nái nuôi con Tiêm vacxin Amervac – PRRS cho lợn nái đẻ được 14 ngày để phòng bệnh hội chứng hô hấp tiêm 2ml/con tiêm bắp. Tiêm vacxin Farrowsure B cho lợn nái đẻ được 19 ngày để phòng bệnh parvo, đóng dấu, lepto. tiêm 5ml/con tiêm bắp. Tiêm biomectin 1% cho lợn nái trước cai sữa 1 ngày để phòng bệnh nội ngoại ký sinh trùng 1ml/33kg thể trọng. 11. Cai sữa cho lợn con Lợn con cai sữa ở 25 ngày tuổi (theo quy trình của trại ). cai sữa cho lợn con phải giảm dần dần, ít nhất sau 03 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên lợn mẹ và lợn con bị tiêu chảy. Chỉ cai sữa khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn. Hạn chế dần số lần cho lợn con bú, chuyển lợn mẹ lên chuồng chờ phối, vẫn để lợn con ở lại ô, ngày hôm sau thì mới chuyển lợn con lên chuồng cai sữa. Giảm mức ăn của lợn mẹ và lợn con trong 3 - 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh lợn mẹ bị viêm vú và lợn con bị tiêu chảy đồng thời không thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào những ngày sau cai sữa ít nhất là 1 tuần, sau đó chuyển dần sang dùng loại cám dành cho lợn con sau cai sữa. 12. Một số trường hợp bệnh lý 12.1. Hiện tượng đẻ khó Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi đã tham gia đỡ rất nhiều ca đẻ và cũng tiến hành can thiệp nhiều ca đẻ khó. Trên thực tế đẻ khó thường xuất hiện sau khi lợn mẹ đã đẻ được 1 – 2 con. Sau đó 20 – 30 phút thấy lợn mẹ rặn 3 mạnh, nhanh liên tục, cứ mỗi giai đoạn thì âm hộ, hậu môn phồng lên, đuôi cong, lợn nái rặn liên tục mà thai chưa được sổ ra ngoài. Khi đó chúng tôi tiến hành can thiệp. Chuẩn bị: cắt móng tay, sát trùng bằng nước biocid, sau đó dùng cồn Iod 5% sát trùng lại, lợn nái đẻ khó đã được rửa sạch phần thân sau bằng nước biocid và lau khô. Can thiệp: Từ từ đưa tay vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy đầu thai quá to, nằm ngay ở cổ tử cung. Do thai to, cổ tử cung nhỏ nên thai không ra ngoài được. Khi sờ được đầu thai, ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp 2 bên tai của thai lại, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ lôi thai ra ngoài. Kết quả can thiệp ở các ca đẻ khó, đều thành công, đạt tỷ lệ 100%. 12.2. Hiện tượng đẻ sót con Có trường hợp lợn nái đẻ được 1 tuần sau đó vẫn đẻ ra 1 thai gỗ, chẩn đoán là sót con, cơ thể lợn mẹ đã hấp thu hết những tổ chức phần mềm, phần còn lại cơ thể lợn mẹ không hấp thu được, nhưng lợn mẹ không có biểu hiện sốt, không xuất hiện những cơn rặn, sau đó xử lý tiêm oxytocin 4ml/con, tiêm DUFAMOX-G 1ml/10kg thể trọng. 12.3. Hiện tượng sa âm đạo Lợn nái gần đẻ sa âm đạo không hoàn toàn, lợn nái đứng lên thì phần âm đạo đó không sa nữa nhưng lợn nái nằm xuống thì phần âm đạo đó lại lồi ra, khi thấy sa âm đạo tiến hành khâu 2 mép âm môn lại, cho đến khi gần đẻ thì cắt chỉ nhưng phần âm đạo đó lại lồi ra. Lúc đầu lợn nái vẫn rặn đẻ bình thường, càng về sau những cơn rặn vẫn xuất hiện nhưng con con không được đẩy ra nên lúc đó phải can thiệp bằng tay để lôi lợn con ra, sau khi kiểm tra núm nhau và số con đẻ ra không thấy sót con và sót nhau, tiến hành dùng nước muối rửa sạch phần âm hộ tiếp tục khâu 2 mép âm môn lại và tiêm 1 mũi kháng sinh để chống nhiễm trùng. 4 Lợn nái gần đẻ sa âm đạo hoàn toàn, âm đạo sa xuống nhìn như cái bát tô, khi đẻ lợn nái rặn nhưng không ra con phải can thiệp bằng tay để lôi lợn con ra, sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra thấy không thể cho phần âm đạo bị sa vào được nên quyết định loại. Con của nái đó ghép với nái khác. 12.4. Hiện tượng xung huyết khi đẻ Lợn nái đến ngày đẻ bị xung huyết ở cơ quan sinh dục ngoài. Âm hộ tím bầm nhìn như cái bọc, lợn đẻ được 2 con thì âm hộ bị vỡ, máu chảy ra nhiều Xử lý bằng cách lấy dây chun buộc âm hộ lại để cầm máu sau đó dùng thuốc TAXAMIC tiêm 5ml xung quanh âm hộ, để khoảng 10 phút tháo dây chun buộc thì không thấy máu chảy ra nữa, lợn nái vẫn đẻ bình thường, đến ngày hôm sau dùng dao mổ cắt hết những cục máu đông và tổ chức da chết, dùng kim chỉ khâu lại, dùng spay xịt để chống nhiễm trùng, qua theo dõi thấy có hiệu quả. 13. Tham gia điều trị * Áp xe cổ Qua thời gian theo dõi thực tế tại trại chúng tôi thấy hiện tượng áp xe ở lợn nái khá nhiều và thường xuất hiện ở vùng cổ vai. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do kỹ thuật tiêm không đúng, nên thuốc không được hấp thu hết và tồn tại ở chỗ tiêm, lâu ngày hình thành ổ áp xe, ngoài ra còn do kim tiêm không được sát trùng kỹ trước khi tiêm hoặc mũi kim quá cùn làm ảnh hưởng đến tổ chức bên trong, chính vì thế kích thích gây áp xe. Khi thấy ổ áp xe bùng nhùng chúng tôi tiến hành can thiệp bằng ngoại khoa và thu được kết quả cao, đạt tỷ lệ 100%. Trong số những nái bị áp xe có hai trường hợp ổ áp xe đã bị vỡ và phát triển thành lỗ dò rất khó điều trị. Chẩn đoán: Muốn chẩn đoán chính xác cần căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: Vùng bệnh có khối sưng hình cầu có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Sờ nắn xung quanh cứng, ở giữa mềm và có hiện tượng bã đậu. 5 Muốn chẩn đoán chính xác thì dùng phương pháp chọc dò ta mới xác định được 100% là áp xe. Cách chọc dò: Cắt sạch lông vùng sưng đó, sau đó dùng cồn Iot 5% sát trùng toàn bộ vùng sưng và dùng kim tiêm 16 đâm vào vị trí thấp nhất của chỗ sưng. Nếu có mủ phụt ra hoặc nhét đầy chất trắng lòng kim thì là áp xe. Can thiệp: Cắt lông, sát trùng vùng phẫu thuật bằng cồn iot 5%, sau đó dùng bông thấm khô cồn, dùng dao mổ đã được vô trùng kỹ rạch da ở vị trí thấp nhất của bọc áp xe. Dùng tay đã được sát trùng nặn sạch mủ, rửa sạch bằng dung dịch sát trùng Biocid 1 ml/ 2 lít nước, dùng bông thấm khô, rắc bột kháng sinh vào vết mổ (thường trộn penicillin và streptomycin). Tuỳ ổ áp xe lớn hay nhỏ mà dùng với liều lượng khác nhau. Sau đó để gia súc ở nơi khô ráo, sạch sẽ, hàng ngày dùng xanhmetylen trộn với Dipterex bôi lên vết mổ để tránh ruồi và nhiễm trùng. * Viêm khớp Nguyên nhân chủ yếu ở đây có thể do chế độ chăm sóc lợn nái sinh sản chưa được hợp lý, đặc biệt khẩu phần ăn đối với nái mang thai chưa đủ hàm lượng khoáng cần thiết, do chấn thương cơ giới như bị trượt ngã. Lợn nái thường bị sưng ở khớp đầu gối, khớp bàn nên đi lại khó khăn. Những trường hợp này chúng tôi tiến hành điều trị bằng kháng sinh kết hợp với xoa bóp bằng cồn Methylsalysilat 10%. Tiến hành điều trị như sau: - Rp: tiêm DUFAMOX-G 1ml/10kg p Đồng thời tiêm: ADE - B.complex: 10 ml/con Vitamin C 5%: 10 ml/con Tiêm bắp ngày 2 lần, điều trị trong 3 ngày. * Hiện tượng sảy thai và thai chết lưu Trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng tôi thấy hiện tượng sảy thai và thai chết lưu có 5 trường hợp, những trường hợp này, chúng tôi chăm sóc theo 6 một trình tự hợp lý nên sau một thời gian ngắn con nái dần dần hồi phục, khoẻ mạnh bình thường. Trong 5 trường hợp lợn nái bị sảy thai, chúng tôi thấy có 4 con bị sảy ở giai đoạn 45 – 62 ngày sau khi phối giống có kết quả. Còn 1 con nữa bị sảy ở giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Theo kết quả của lứa trước, con nái này cũng bị sảy thai vào giai đoạn đó nên hiện tượng sảy thai của lợn này có thể là do thói quen. Con vật sau khi sảy thai thường mệt, nằm một chỗ, âm hộ có rớm máu. Khi phát hiện thấy lợn bị sảy thai, chúng tôi dùng oxytoxin 4 – 6 ml/con tiêm để đẩy thai ra ngoài. Đồng thời, dùng thuốc trợ sức, trợ lực: Rp: ADE – B.complex: 10 ml/con Vitamin C 5%: 10 ml/con Cafeinnatribenzoat: 5 ml/con Cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế vận động và cho ăn thức ăn dễ tiêu hoá. Sau vài ngày can thiệp, cả 4 con đều động dục trở lại nhưng có 1 con bị loại thải vì đã sảy thai 2 lần. * Tổn thương cơ giới Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi gặp 8 trường hợp tổn thương cơ giới ở lợn nái do trượt ngã trong khi vận động xung quanh chuồng, do con vật bị đánh trong quá trình di chuyển, mức độ tổn thương nhẹ, chỉ bị rách mép âm môn và chảy máu hoặc bị xước mông. Chúng tôi can thiệp bằng cách cho nái đó nghỉ ngơi, rửa sạch vết thương bằng thuốc sát trùng, bôi cồn Iod 5% hay xanh methylen lên chỗ bị tổn thương để tránh ruồi muỗi. 7 [...]... sản của giống lợn nái ngoại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Thái Dương - Ba Vì – Hà Nội và biện pháp phòng trị” 10 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo hình thức trang trại - Đưa ra được quy trình phòng và trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại... các nái bị bệnh Chúng tôi nhận thấy, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh sinh sản mà đàn lợn nái ngoại ở trại hay mắc Kết quả tình hình mắc bệnh viêm tử cung được trình bày ở bảng 4.5 Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại Số nái theo dõi (con) Số nái viêm tử cung (con) 28 Tỷ lệ (%) Tổng 18 16 34 4 3 7 22,22 18,75 20,588 Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh. .. Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn − Tình hình chăn nuôi lợn ở trại từ năm 2009 đến năm 2011 − Công tác thú y ở trại Thái Dương - Tản lĩnh - Ba Vì - Hà Nội 3.2.2 Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn ở trại Thái Dương - Tản Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội 3.2.3 Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung từ tháng 12/2011 – 29/2/2012 − Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung 3.2.4 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử. .. (1985), bệnh viêm tử cung được chia làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung 2.1.2.1 Viêm nội mạc tử cung (Endometritis) Theo NguyễnVăn Thanh (1999), viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của viêm tử cung Viêm nội mạc tử. .. tử cung ở phần trước xoang chậu Tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây chằng - Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với 1 thân và cổ tử cung: - Sừng tử cung: Dài 50-100cm, hình ruột non, thông với ống dẫn trứng - Thân tử cung: Dài 3-5cm, nằm phía trong cổ tử cung và có rãnh giữa tử cung 12 - Cổ tử cung: Dài 10-18cm, có thành dầy, hình. .. cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ở trại là không cao lắm So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2003), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65% và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (2002), lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%, thì kết quả của chúng tôi thấp hơn Theo chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ở trại có thể được giải... thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của gia súc cái Trong chăn nuôi lợn sinh sản, bệnh viêm tử cung là bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của lợn nái Bệnh viêm tử cung do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời bằng phác đồ tốt là rất quan trọng 4.4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái Trong thời gian... nái mắc các bệnh phổ biến như: sảy thai, đẻ khó, sót nhau, tiêu chảy, áp – xe, viêm phổi, viêm tử cung, viêm khớp, viêm vú vv… Các bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra kết quả được trình bày ở bảng 4.3 26 Bảng 4.3: Tình hình nhiễm một số bệnh trên đàn lợn Giống lợn Đàn lợn Yorshire, Landrace, Duroc (n=889) Chỉ tiêu Số con mắc Tỷ lệ mắc (con) (%) Số con điều trị khỏi Tỷ lệ khỏi (%) (con) Bệnh. .. lợn nái ngoại Tuy nhiên một trong những bệnh làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn lợn nái là các bệnh về sinh sản đặc biệt là bệnh viêm tử cung chiếm tỉ lệ cao Bệnh này không những làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ mà còn là một trong những nguyên nhân làm tăng cao tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở đàn lợn con đang trong thời gian theo mẹ, do đó chất lượng của đàn giống bị ảnh hưởng... công nhân phải can thiệp bằng tay, do đó dễ mắc viêm tử cung 4.4.2 Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung ở lợn nái Bệnh viêm tử cung gây tổn thất lớn đối với ngành chăn nuôi lợn nái sinh sản, vì vậy, trong quá trình thực tập, chúng tôi thử nghiệm một số phác đồ điều trị, so sánh để tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh này hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình kinh tế, trang thiết bị sẵn có tại trại

Ngày đăng: 21/08/2015, 00:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN I : THỰC TẬP SẢN XUẤT Ở TRẠI

    • I/ CÔNG VIỆC TẠI CHUỒNG ĐẺ

    • 1. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ

    • 2. Bấm răng

    • 3. Cho lợn con bú sữa đầu

    • 4. Cố định vú cho lợn con

    • 5. Thiến lợn con

    • 6. Tiêm sắt cho lợn con

    • 7. Cắt đuôi lợn con

    • 8. Điều trị lợn con theo mẹ bị tiêu chảy

    • 9. Tiêm vacxin cho lợn con theo mẹ

    • 10. Tiêm vacxin cho lợn nái nuôi con

    • 11. Cai sữa cho lợn con

    • 12. Một số trường hợp bệnh lý

      • 12.1. Hiện tượng đẻ khó

      • 12.2. Hiện tượng đẻ sót con

      • 12.3. Hiện tượng sa âm đạo

      • 12.4. Hiện tượng xung huyết khi đẻ

      • 13. Tham gia điều trị

      • II: CÔNG VIỆC TẠI CHUỒNG PHỐI

      • 1. Kiểm tra lợn cái lên giống

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan