Nâng cao chất lượng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng vietcombank – hà nội

20 342 1
Nâng cao chất lượng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng vietcombank  –  hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng vietcombank – hà nội

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP LỜI MỞ ĐẦU Tháng 12 năm 1986 Đại hội Đảng khóa VI đã thông qua nghị quyết chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nghị quyết này đã tạo nên một bước chuyển mình lịnh sử cho nền kinh tế Việt Nam, nó tạo ra những cơ hội cũng như thách thức mới cho con đường phát triển của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế Việt Nam. Đứng chân trên địa bàn Hà Nội – trung tâm chính trị, thương mại lớn nhất của cả nước và là nơi có mật độ dày đặc các ngân hàng thương mại với hơn 373 tổ chức tín dụng - tài chính – tiền tệ hoạt động trong và ngoài nước. Chính sự đa dạng và số lượng ngày càng đông các ngân hàng tham gia vào nền kinh tế đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực không ngừng để tồn tại và phát triển. Không nằm ngoài quy luật đó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Vietcombank Hà Nội) đã biết thừa kế và phát huy có hiệu quả các truyền thống hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên địa bàn, đóng góp vào tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô cũng như sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống Vietcombank. 26 năm hoạt động (1985 – 2011) là khoảng thời gian quá khiêm tốn so với lịch sử 1000 năm của Thủ đô Hà Nội nhưng từng ấy cũng đủ để Vietcombank Hà Nội trải nghiệm trên thương trường, trưởng thành từ những khó khăn để rồi tự hào với những đóng góp vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Là sinh viên khoa Bất động sản – Kinh tế tài nguyên, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã được tham gia thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Ts. Ngô Phương Thảo cùng với các anh chị trong ngân hàng Vietconbank Hà Nội và kiến thức được học, tôi đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp về ngân hàng Vietcombank Hà Nội. Báo cáo thực tập tổng hợp gồm các nội dung chính sau:  Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam.  Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội.   Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Thành lập ngày 1/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam), trải qua 47 năm xây dựng và phát triển Vietcom bank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng tới cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. Vietcombank là ngân hàng nhà nước đầu tiên được chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm việc cổ phần hóa. 2/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN soos138/GP – NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà nội cấp ngày 2/6/2008. Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm đưa ngân hàng gần với khách hàng hơn như: dịch vụ internetbanking, VBC – Money, SMS banking, Phone banking… Từ một ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 sở giao dịch, gần 400 chinh nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con ở nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. bên cạnh đó ngân hàng còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt năm 2010 đánh dấu sự thành công của ngân hàng trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn sang ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận. Vietcombank liên tục nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động: huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền…và ngân hàng đã nhận được thành quả từ việc chuyển đổi này khi các sản phẩm bán lẻ được khách hàng đón nhận. Không ngừng nỗ lực sang tạo , vượt qua thử thách Vietcombank luôn có những bước tiến xa và có lợi nhuận kỉ lục. Năm 2010 Ngân hàng Vietcombank đã 2 lần tăng vốn điều lệ thành công với mức tăng 9,28% (lần 1) và 33% (lần 2), đưa tổng vốn điều lệ lên mức 17588 tỷ đồng, đáp ứng đông đảo kì vọng vủa nhà đầu tư và cổ đông về đảm bảo an toàn vốn, đầu tư cơ sở vật chất ,hạ tầng công nghệ; đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư góp vốn cho các doanh nghiệp khác, đồng thời sử dụng để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh. Kết  quả hoạt động kinh doanh đạt được trong năm 2010 là: lợi nhuận trước thuế 5479 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt 22% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đồng giao, ROE đạt 22,55%, nợ xấu 2,83% (thấp hơn kế hoạch đề ra là 3,5%). Gần một nửa thế kỉ hoạt động trên thị trường, Vietcombank đã chứng tỏ được năng lực bản thân với các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước. Những thành công của Ngân hàng Vietcombank được cụ thể hóa thông qua các giải thưởng mà ngân hàng đạt được trong những năm hoạt động: Bảng 1: Sự kiện và thành tựu của Ngân hàng Vietcombank. Năm Sự kiện và thành tựu 1993 NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai. NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina Bank, nay là ShinhanVina Bank. 1994 Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT (Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản). 1995 NHNT được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á - bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam. 1996 Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang Nga) Khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác Singapore. 1997 Thành lập VPĐD tại Singapore. NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường 1998 Thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing 2002 Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS 2003 Vietcombank được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.  Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam Sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". 2004 Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp. 2005 Vietcombank là ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng Sao Khuê (Giải thưởng do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. Vietcombank chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995- 2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán – VCBF. 2006 Tổng Giám đốc Vietcombank nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu". Vietcombank vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam. Tổng Giám đốc Vietcombank được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Vietcombank - lần thứ 3 liên tiếp - được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam. Đặc biệt, thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten thương hiệu mạnh nhất trong số 98 thương hiệu đạt giải. 2007 Tháng 1/2007, Vietcombank và NHTMCP Sea Bank ký kết Hợp đồng với đối tác Cardif thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI). Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn 2008 01/2008, Vietcombank được trao Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh năm 2007 và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất VN  4/2008, Vietcombank là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP – NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008. 07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này 8/2008, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam năm 2008” do các doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp chí Asiamoney. 10/2008, ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Vietcombank - được trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 và Giải thưởng Nhà lãnh đạo xuất sắc trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008. 10/2008, Vietcombank được trao tặng Giải thưởng – Cúp vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”. 12/2008, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội. 2009 11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif. 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM. 7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm 2009 do độc giả tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này. 9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọng  trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch điện tử. 10/2009, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - nhận danh hiệu Doanh nhân việt Nam tiêu biểu năm 2009. 10/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009” và “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”. 10/2009, Vietcombank nhận giải thưởng Thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiêu biểu. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ tôn vinh Doanh nghiệp và thành viên tiêu biểu trên Sở giao dịch Chứng kháon hà Nội (HNX) năm 2009 do HNX và báo Đầu tư tổ chức. 11/2009, Vietcombank là đơn vị đồng tổ chức Hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo tài chính khu vực châu Á 2010 01/2010, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - được trao giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu năm 2009”. 4/2010, Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia. 7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này. 29/7/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có quyết định số 1148/QĐ- CTN tặng thưởng Huân chương Lao động cho nhiều tập thể và cá nhân Vietcombank. 8/2010, Vietcombank được trao danh hiệu “Thương hiệu bền vững toàn quốc” 9/2010, Vietcombank nhận danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy tín”. 10/2010, bà Nguyễn Thị Tâm - Uỷ viên HĐQT, nguyên Phó Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank được trao tặng giải thưởng “Bông hồng vàng thủ đô”. 10/2010, Vietcombank là 1 trong 4 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng nộp thuế lớn nhất Việt Nam thuộc khối tài chính, ngân hàng  2011 7/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance Bank, VietNam) và giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker Talent and Leadership Development Award). Ông Phạm Quang Dũng – Phó Tổng giám đốc Vietcombank - cũng đã vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (The Asian Banker Promising Young Banker Award, 2011) . 10/4/2011, Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận danh hiệu này. Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.  Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội . 1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Vietcombank Hà Nội. Tên giao dịch Việt Nam: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam – Ha Noi Branch. Trụ sở: 344 Bà Triệu – Hà Nội – Việt Nam. Tel: (84-4) 3974 6666 - Fax: (84-4) 3974 7065.  Website: http://www.vcbhanoi.com.vn. Ra đời vào ngày 1/3/1985 trên cơ sở của Quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank Hà Nội được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, du lịch…và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội và trong nước. Trong thời gian đầu thành lập 1985 – 1998 Vietcombank Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như về nguồn nhân lực. Tại trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại khu phố Ngô Thị Nhậm, 64 cán bộ được điều từ nhiều nguồn khác nhau đã vất vả phấn đấu làm việc để giúp ngân hàng tồn tại trong những năm đấu khó khăn này. Kết quả kinh doanh đạt được vẫn còn khiêm tốn nhưng nó thể hiện được nỗ lực của ngân hàng: nguồn vốn huy động chỉ đạt 53,4 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 13,9 tỷ đồng với lượng khách hàng là 20 doanh nghiệp. Từ năm 1999 – 2007, để tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng Vietcombank đã đưa công nghệ Core Banking – silverLake của những ngân hàng hiện đại nước ngoài vào hoạt động, từ đó cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: internet banking, sms banking, VCBMoney, giao dịch online…Việc thực hiện các giao dịch ngân hàng và các công tác quản lý đã trở nên thuận tiện hơn, mạng lưới giao dịch được mở rộng. Trong khoảng thời gian này các chi nhánh Thành Công, Ba Đình, Chương Dương, Cầu Giấy và hơn 10 phòng giao dịch lần lượt ra đời, đạt tổng nguồn vốn trên 10000 tỷ. Từ năm 2007 đến nay, Ngân hàng Vietcombank Hà Nội nâng cấp các chi nhánh Thành Công, Ba Đình, Cấu Giấy, Chương dương và phòng giao dịch số 6 thành các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Sau khi chia tách, vốn huy động của Vietcombank Hà Nội đạt 8355 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 3.125 tỷ đồng, kim ngạch thanh toán XNK đạt 433 triệu USD, phát hành trên 110 nghìn thẻ Connect24, trên 5.000 thẻ tín dụng quốc tế, số lượng khách hàng tín dụng đạt 1053 chủ thể và trên 100 nghìn khách hàng mở tài khoản giao dịch tại Vietcombank Hà Nội; lợi nhuận đạt 125 tỷ đồng trước khi trích lập DPRR. Vượt qua những khó khăn ban đầu Vietcombank Hà Nội đã khẳng định được vị trí của mình trong hoạt đông ngân hàng trên địa bàn Thủ đô và là chi nhánh được xếp loại Doanh nghiệp hạng 1. Với những thành tích trong 26 năm qua, Vietcombank Hà Nội liên tục nhận được nhiều danh hiệu thi đua bậc cao của Nhà nước và của các cấp, các ngành như Huân chương Lao động hạng ba năm 2004, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007 và rất nhiều Bằng khen của Thống đốc NHNN, của UBND Thành phố và của các Bộ  ngành khác. Gần đây nhất, Vietcombank Hà Nội vinh dự đón nhận Biểu tượng vàng Thăng Long dành cho 10 Doanh nghiệp tiêu biểu hướng tới kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tại Lễ Kỷ niệm, Vietcombank Hà Nội long trọng đón nhận Cờ “Đơn vị xuất sắc phòng trào thi đua năm 2009” do UBND thành phố Hà Nội trao tặng vì những thành tích của mình. 2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong ngân hàng vietcombank Hà Nội.  Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nội.     !" #$%& '"()%   Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Ngân hàng Vietcombank Hà Nội. 2.2.1. Phòng khách hàng.  Chức năng: là nơi tạo dựng và thiết lập mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc khách hàng; phân tích rủi ro thẩm định các nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Đặc biệt phòng khách hàng là nơi nhận các yêu cầu về vay vốn từ khách hàng và là nơi đánh giá về khách hàng cũng như tài sản bảo đảm cho khoản vay.  Nhiệm vụ: xây dựng đề án kinh doanh, thực hiện các chương trình marketing; thiết kế các sản phẩm tín dụng phụ vụ nhu cầu của khách hàng; điều tra thu thập thông tin về khách hàng, quản lí rủi ro;tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lí các khoản tín dụng theo quy định hiện hành; cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng quản lí nợ; chịu trách nhiệm về lợi nhuận và chất lượng tín dụng của khách hàng trong phạm vi quản lí được giao; thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên đề ra … 2.2.2. Phòng kế toán tài chính.  Chức năng: thực hiện công tác hạch toán kế toán, hướng dẫn các phòng ban khác ghi chép sổ sách, phụ trách phòng quản lí nợ… * (#  +#, - (.#  /%0  #1 2.34% 56  +#7 (#8  9 : (8,;<=< >? @;% /%ABC! D%EFG<+ HI [...]... Hà Nội đó là việc định giá các bất động sản thế chấp còn tồn tại nhiều vấn đề và gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng Vì vậy dựa vào kiến thức được học tại trường và thực trạng của ngân hàng Vietcombank – Hà Nội tôi chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : Nâng cao chất lượng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng Vietcombank – Hà Nội Hi vọng sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động định giá. .. các ngân hàng ngày càng cẩn trọng hơn với các khoản cho vay của mình Bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn các khoản cho vay của mình đảm bảo hai muc tiêu là an toàn và lợi nhuận Chính vì vậy khi thực hiện cho vay, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản của mình, trong đó bất động sản là một trong những tài sản mà ngân hàng thường được nhận thế chấp nhất Để thực hiện điều này các ngân hàng. .. hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành nền kinh tế của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, quán triệt phương châm ‘Tăng tốc – An toàn – Hiệu quả - Chất lượng và với quan điểm điều hành ‘Linh hoạt – quyết liệt’ Ngân hàng Vietcombank Hà Nội đã xác định kế hoạch kinh doanh năm 2012 cụ thể như sau: - Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 30% Huy động vốn là nhiệm vụ hàng. .. ngân hàng phải tiến hành định giá bất động sản thế chấp, từ đó đưa ra mức cho vay phù hợp Công việc này thường đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau của nhân viên định giá bởi kết quả thẩm định tài sản này ảnh hưởng đến quyền lợi được vay của khách hàng, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của khoản cho vay và những rủi ro mà ngân hàng gặp phải Vì vậy có thể nói rằng hoạt động định giá trong ngân hàng đóng một vai... toán xuất nhập khẩu và kinh doanh thẻ - Nâng cao vị thế của vietcombank trong giai đoạn mới 3.2.2 Sứ mệnh và tầm nhìn tới năm 2020 • Sứ mệnh Vietcombank Hà Nội: Ngân hàng Vietcombank Hà Nội cung cấp một cách chuyên nghiệp những dịch vụ ngân hàng tài chính tốt nhất tới khách hàng • Tầm nhìn Vietcombank Hà Nội: Cùng với hệ thống Vietcombank, đến năm 2020 trở thành tập đoàn tài chính đa năng có quy mô lởn... hoạt động định giá ở nước ta còn khá mới mẻ, nó mới chỉ đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển Dó đó nó còn chứa đựng nhiều hạn chế, thiếu chính xác Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Vietcombank – Hà Nội đã giúp tôi hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó tôi còn thấy một thực trạng đang tồn tại tại ngân hàng Vietcombank. .. phát triển của nền kinh tế • Chất lượng tín dụng Biểu đồ 2: Tỉ lệ nợ xấu của Vietcombank Hà Nội qua các năm Tỉ lệ nợ xấu Đơn vị tính: % (Báo cáo tài chính Ngân hàng Vietcombank Hà Nội năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011) 15 Vietcombank Hà Nội thường xuyên chú trọng quản lí chất lượng tín dụng thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 – QĐ 493, chất lượng tín dụng của Vietcombank cải thiện đáng kể... Ngân hàng Vietcombank Hà Nội Vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng (theo nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vietcombank Hà Nội) Vietcombank Hà Nội từ năm 2009 – 2011 tăng trưởng với tốc độ ổn định bất chất sự khó khăn của tình hình kinh tế trong và ngoài nước Tổng nguồn huy động vốn năm 2009 đạt 6820 tỉ VND; năm 2010 đạt 8355 tỉ VND, tăng 22,5% so với cuối năm 2009; năm 2011 huy động vốn đạt hơn 10119... các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hạn chế cho vay khu vực phi sản xuất - Kiểm soát tỉ lệ nợ xấu dưới 3% Trong những năm gần đây nợ xấu ở các ngân hàng trong hệ thống luôn ở mức cao song ngân hàng vietcombank luôn giữ mức tỉ lệ nợ xấu dưới 4 % Ngân hàng cần tiếp tục phát huy trong năm 2012 Chú trọng chất lượng tín dụng quyết định thành công của ngân hàng trong năm tới, hạn chế phát dinh thêm nợ xấu đồng thời... cho ngân hàng - Mở rộng quy mô hoạt động 17 Nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ - ngoài lãi Ngân hàng đang có thế mạnh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và cần tiếp tục giữ vững thế mạnh đó bằng các chính sách phù hợp để thu hút và giữ nguồn ngoại tệ từ các chủ thể Bên cạnh đó ngân hàng phấn đấu mở rộng thị phần thánh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh thẻ - Nâng . và thực trạng của ngân hàng Vietcombank – Hà Nội tôi chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : Nâng cao chất lượng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng Vietcombank – Hà Nội . Hi vọng sau. các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản của mình, trong đó bất động sản là một trong những tài sản mà ngân hàng thường được nhận thế chấp nhất. Để thực hiện điều này các ngân hàng. tìm hiểu về hoạt động định giá ở ngân hàng, em sẽ đưa ra được những  giải pháp thiết thực giúp nâng cao chất lượng định giá tại ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng hoạt động hiệu quả, tạo

Ngày đăng: 20/08/2015, 16:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2.3. Phòng quản lí nợ.

  • Chức Năng: quản lí thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, quản lí rủi ro…

  • Nhiệm vụ: nhập dữ liệu vào hệ thống; tham gia quá trình thu nợ, lãi vay; lập báo cáo các khoản vay, thông báo cho khách hàng khi đến ngày phải trả nợ , lãi suất…

  • 2.2.4. Phòng tổng hợp.

  • 2.2.5. Phòng hành chính – nhân sự

  • 2.2.6. Phòng thanh toán Xuất nhập khẩu.

  • 2.2.7. Phòng dịch vụ ngân hàng.

  • 2.2.8. Phòng ngân quỹ

  • 2.2.9. Phòng thanh toán thẻ

  • 2.2.10. Phòng tin học

  • 2.2.11. Phòng khách hàng thể nhân.

  • 2.2.12. Phòng kiểm tra nội bộ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan