kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành” tại công ty cổ phần sông đà 12

39 197 0
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành” tại công ty cổ phần sông đà 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội MỤC LỤC KẾT LUẬN SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Chính sách kinh tế thị trường mở đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng không Ýt thách thức cho các doanh nghiệp bất kể trên lĩnh vực nào, ngành nghề nào. Khi nền kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, với sự chuyển biến đó thì ngành công nghiệp xây lắp cũng đã có những bước chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ trong việc quản lý và sử dụng bộ phận lớn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và lực lượng sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm do ngành công nghiệp xây lắp tạo ra có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… và đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện và phát triển đất nước. Để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp xây lắp phải chủ động nắm bắt thời cơ để hoạt động và tồn tại có hiệu quả. Một nhân tố quan trọng là việc quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả chi phí để có thể hạ giá thành sản phẩm sao cho Ýt chi phí nhất nhưng lại tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất. Với điều kiện thực tập tại công ty Cổ Phần Sông Đà 12, em mong muốn được tiếp cận thực tế việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Do đó em xin trình bày luận văn tốt nghiệp của em với đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành” tại công ty Cổ Phần Sông Đà 12. Luận văn có 3 phần chính nh sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Sông Đà 12. Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm nõng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Sông Đà 12. SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội KẾT LUẬN Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển được, các Doanh nghiệp cần phải phấn đấu sao cho: Chi phí thấp nhất – chất lượng cao nhất – giá thành rẻ nhất. Nhận thức được điều này, ngoài việc tăng cường cải tiến công nghệ sản xuất công ty quan tâm nhiều đến công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhạy bén với sự đổi mới của chế độ kế toán, vận dụng tương đối phù hợp với thực tế công tác sản xuất kinh doanh của Công ty đối với quy định chung của Nhà nước. Trong thời gian thực tập, em đã tìm hiểu được các quá trình hạch toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty và củng cố được nhiều kiến thức đã học ở trường. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s NguyÔn Thị Kim Ngân và sự giúp đỡ của lãnh đạo cán bộ phòng kế toán nên em đã hoàn thành bài luận văn này. Do hiểu vấn đề còn chưa sâu, thời gian tìm hiểu về Công ty còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tiễn nờn cỏc đánh giá và giải pháp, ý kiến đưa ra chưa hoàn toàn hợp lý. Vì vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và cán bộ phòng kế toán Công ty để bài viết đầy đủ về lý luận và có tác dụng thực tiễn hơn, hy vọng rằng Công ty sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Đặc điểm về sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: - Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc …cú quy mô lớn, kết cấu phức tạp và mang tính đơn chiếc, thời gian để xây dựng hoàn thành kéo dài, được thi công ở ngoài trời và chịu nhiều tác động rất lớn bởi địa chất công trình, điều kiện tự nhiên ( thời tiết, khí hậu v.v. ). Các đặc điểm về sản phẩm nói trên ảnh hưởng rất lớn đến chi phí phát sinh, đến phương pháp kế toán tập hợp chi phí, đối tượng tập hợp chi phí, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành của Doanh nghiệp. - Hoạt động xây lắp được tiến hành theo hợp đồng giữa đơn vị chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu, trong hợp đồng quy định cụ thể về phương thức thanh toỏn…, do vậy tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không giống với hàng hóa thông thường. - Trong hoạt động xây lắp, cơ chế khoán được áp dụng rất rộng rãi với nhiều hình thức khoán khác nhau, như khoán gọn công trình ( chìa khóa trao tay), khoán từng phần công việc, từng hạng mục, từng khoản mục chi phớ… Việc áp dụng các hình thức khoán sẽ chi phối đến công tác kế toán tập hợp chi phí va tính giá thành của Doanh nghiệp xây lắp cũng như kế toán bàn giao và thanh toán công trình, hạng mục công trình - Trong ngành xây lắp, các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng được quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế đã được duyệt, cũn cỏc định mức kinh tế - kỹ thuật được Nhà nước ( Bộ Xây dựng ) ban hành là cơ sở để xác định giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trỡnh… SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 1 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất xây lắp 1.2.1.Khái niệm CPSX xây lắp Chi phí sản xuất của DNXL là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình xây lắp. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp: Phân loại CPSX là việc căn cứ vào cỏc tiờu thức khác nhau để phân chia CPSX thành các loại khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và hạch toán. Có nhiều cách phân loại CPSX như phân loaị theo nội dung kinh tế của chi phí, theo mục đích, công dụng của chi phí, theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí …đó tạo điều kiện sử dụng thông tin kinh tế nhanh nhất cho công tác quản lý CPSX phát sinh, kiểm tra, giám sát CPSX của doanh nghiệp để cho việc tính toán hiệu quả các phương án nhưng lại cho phép tiết kiệm chi phí hạch toán. Trong cỏc cỏch phân loại trờn, cỏch phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí là thể hiện rõ nhất đặc điểm CPSX ở các DNXL. Theo cách phân loại này các khoản mục CP có mục đích công dụng giống nhau được xếp chung vào một khoản chi phí và CPSX được chia thành các khoản mục như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các NVL chính, phụ, vật kết cấu, vật liệu luân chuyển…cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp, không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung, chi phí máy thi công. - Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp tính theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp. Khoản mục này không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp và chi phí tiền lương của nhân viên quản lý đội, nhân viên điều khiển máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các khoản CP phát sinh ở tổ, đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương công nhân phải trả trực tiếp sản xuất xây lắp, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của tổ, đội và CP liên quan tới hoạt động của tổ đội xây lắp. SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 2 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho công trình, CP khấu hao MTC, CP sửa chữa lớn, CP tiền lương của công nhân điều khiển máy và phục vụ MTC, CP nhiên liệu dùng cho máy và các khoản CP liên quan khác đến việc di chuyển và sử dụng, lắp đặt mỏy.Khoản CP sử dụng MTC không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương công nhân điều khiển máy. Việc phân loại CPSX theo hình thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, địa điểm phát sinh chi phí, làm cơ sở cho việc tính GTSP xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành… 1.3. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm xây lắp: 1.3.1.Khái niệm: GTSP xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và chi phí biểu hiện bằng tiền mà DNXL đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.  Phân loại giá thành xây lắp: Giá thành công tác xây lắp: giá thành xây lắp là một phần của giá trị dự toán, là chi tiêu tổng hợp các chi tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau đây: Giá thành dự toán: giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành của ngành và đơn giá dự toán xây lắp của Nhà nước, được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán xây lắp sau thuế - Thuế GTGT - Thu nhập chịu thuế tính trước( theo định mức) Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một XN xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong XN. Giá thành kế hoạch được xác định như sau: SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 3 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán + Khoản bù chênh lệch vượt dự toán Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu. giá thành thực tế không chỉ bao gồm những CP định mức mà còn bao gồm những CP thực tế phát sinh như các khoản bội chi, lãng phí, mất mát vật tư. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán về CPSX của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ. 1.4.Nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính GTSP xây lắp Trong công tác quản lý thông qua các thông tin về CPSX và GTSP, những nhà quản lý nắm được CPSX, GT thực tế của từng công trình, hạng mục công trình để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán CP, tình hình thực hiện kế hoạch GT đế có các quyết định đúng đắn nhằm quản lý chặt chẽ CPSX và hạ GTSP. Kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng được tổ chức ở các DN và cần phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau : - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và quy trình công nghệ để xác định chính xác đối tượng tập hợp CP và phương pháp hạch toán CP hợp lý. - Ghi chép tập hợp và phân bổ CPSX chính xác cho từng đối tượng tập hợp CP, trên cơ sở đó kiểm tra tình hình thực hiện định mức CP và dự toán CP, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của CP phát sinh. Tính toán chính xác CP sản phẩm. - Xác định đối tượng tính GT, lùa chọn phương pháp tính GT thích hợp. Tính toán chính xác GT thực tế của công trình, hạng mục công trình, kiểm tra tình hình thực hiện GT của DN. 1.5. Kế toán CPSX trong doanh nghiệp xây lắp 1.5.1. Đối tượng kế toán CPSX trong DNXL Đối với DNXL, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành ở nhiều địa điểm , nhiều tổ đội sản xuất khác nhau. Từng địa đIểm sản xuất lại có thể sản xuất xây lắp nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau do đó CPSX của DN cũng phát sinh ở nhiều địa đIểm khác nhau, liên quan đến công trình và hạng mục công trình, khối lượng công việc xây lắp khác nhau. Do những đặc đIểm về SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 4 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội sản phẩm, về tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng hạch toán CPSX thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng hạch toán CPSX xây lắp phù hợp giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp CPSX, từ khâu ghi chép ban đầu tổng hợp số liệu, vận dụng tàI khoản và sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng hạch toán CPSX đã xác định. 1.5.2.Phương pháp kế toán -Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này đối với các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này đảm bảo tập hợp CPSX cho từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số kiệu chính xác cho việc tính giá thành công trình, hạng mục công trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát CPSX theo các dối tượng. Việc áp dụng phương pháp này đối với công tác hạch toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ, phản ánh ghi chép cụ thể rõ ràng CPSX theo từng đối tượng chịu chi phí. -Phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này CPSX phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán CPSX, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng thì phải lùa chọn phương pháp phân bổ CPSX đó cho đối tượng hạch toán chi phí. Khi áp dụng phương pháp này tiến hành theo các bước sau: Tập hợp riêng chi phí liên quan đến nhiều đối tượng. Xác định hệ số phân bổ trên cơ sở tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công thức: Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng Xác định CPSX của từng đối tượng hạch toán CPSX: CPSX của đốiTổng tiêu thức phân bổ Hệ số Tæng tiªu thøc ph©n bæ HÖ sè SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 5 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội tượng hạch toán= của đối tượng hạch toánX = cña ®èi tîng h¹ch to¸n X phân chi phíchi phí (n) bổ chi phÝ (n) bæ Với việc áp dụng phương pháp này, tính chính xác tuỳ thuộc vào việc lùa chọn tiêu thức phân bổ, do đó kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, trình độ, yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lùa chọn. 1.5.3. Nội dung kế toán CPSX trong DNXL 1.5.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để phản ánh CPNVLTT, căn cứ vào các chứng từ nh: phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, bảng phân bổ đà giáo, cốp pha, kế toán phản ánh tổng hợp trên tài khoản 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” phản ánh CPNVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp của DNXL. Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phụ lục 01 1.5.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. CPNCTT được tính trong GT công tác xây lắp là toàn bộ số tiền DNXL phải trả cho công nhân trực tiếp SX xây lắp; bao gồm: Tiền lương chính của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình thực hiện các lao vụ; tiền công, các khoản phụ cấp ( bao gồm tiền lương của công nhân trong danh sách và cả tiền thuê lao động bên ngoài) Trong các DNXL, CPNCTT không bao gồm: Tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên văn phòng ở bộ máy quản lý doanh nghiệp; Các khoản trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Toàn bé CP trên được hạch toán vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. TK này dùng để phản ánh CP lao động trực tiếp tham gia vào quá trình xây. Trực tiếp hạch toán CPNCTT xem phụ lục 02 1.5.3.3. Kế toán sử dụng máy thi công: Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho công tác xây lắp, kế toán sử dụng TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 6 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công thủ công vừa thi công bằng máy. Không hạch toán bằng tài khoản này các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sử dụng máy thi công. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và có 6 tài khoản cấp 2: TK 6231 - Chi phí nhân công TK 6232 - Chi phí vật liệu TK 6233 - Chi phí dụng cụ TK 6234 - Chi phí khÊu hao máy thi công TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác • Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: - Trường hợp 1: doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt ( xem phụ lục 03) - Trường hợp 2 : doanh nghiệp xây lắp có đội máy thi công riêng biệt, đội MTC có tổ chức kế toán riêng ( xem phụ lục 04 ) - Trường hợp 3 : Doanh nghiệp xây lắp thuê ngoài ca máy thi công : TK 111, 112, 331TK 623TK 1541 TK 623 TK 1541 Khi thuêCuối kỳ kết chuyển Khi thuª Cuèi kú kÕt chuyÓn CPSDMTC 1.5.3.4. Kế toán chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí quản lý và phục vụ thi công ở các đội xây lắp theo nội dung quy định và phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các đối tượng xây lắp có liên quan, kế toán sử dụng Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ và có 6 tài khoản cấp 2 : TK 6271 - Chi phí nhân viên đội sản xuất SV: Dương Thị Thu Huyền MSSV: 06A04619N 7 [...]... chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sông Đà 12 Tại công ty cổ phần Sông Đà 12, toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên máy vi tính, do vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối thuận tiện Công việc kế toán quan trong nhất là việc lập, xử lý, phân loại chứng từ, định khoản kế. .. ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Kế toán định khoản : Nợ TK 632 : 4.096.353.600 đ Có TK 154 : 4.096.353.600 đ CHƯƠNG III MỘT SÈ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 3.1 Những đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Sông Đà 12 Qua quá trình... 2002 là công ty xây lắp và thi công ty cơ giới Sông Đà 12 Ngày 11/3/2002, căn cứ quyết định số 2159/QD-BXD công ty xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 12 được đổi tên thành công ty Sông Đà 12 thuộc tổng công ty Sông Đà Theo quyết định số 2159/QD-BXD ngày 18/11/2005, công ty Sông Đà 12 thuộc tổng công ty Sông Đà chuyển đổi thành công ty Cổ Phần Sông Đà 12 Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình... tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty cổ phần Sông Đà 12, em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.1.1 Ưu điểm: Về tổ chức quản lý công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý tương đối hợp lý , khoa học và có hiệu quả phù hợp với... dễ dàng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc tính toán và ghi chép Về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : + Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình nên kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp, vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất giản đơn, công việc tính giá thành dễ dàng và chính xác SV: Dương Thị Thu Huyền... KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GTSP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Sông Đà 12 là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng công ty Sông Đà Tiền thân của công ty là liên trạm cơ khí tại thủy điện Thác Đà Năm 1960 là xí nghiệp thi công cơ giới tại thủy điện Hòa Bình Từ năm 1975 là công ty thi công. .. ở Công ty cổ phần Sông Đà 12 SV: Dương Thị Thu Huyền 31 MSSV: 06A04619N Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Sau một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phÈm tại công ty cổ phần Sông Đà 12, em nhận thấy bên cạnh những ưu điÓm vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm... dung: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành vào cuối tháng hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ Việc tổng hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung * Tài khoản sử dụng: Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính. .. Doanh và Công Nghệ Hà Nội 2.5.4 Chi phí sản xuất chung * Nội dung: Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các loại sau: chi phí nhaan viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền * Tài khoản sử dụng: Để tập hợp các loại chi phí thuộc chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung, TK này được mở chi. .. tác sản xuất Phòng Tài chính - Kế toán: Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau: Hạch toán kế toán, quản lý hoạt động tài chính toàn Công ty, hướng dẫn và kiểm tra công tác hạch toán kế toán của các đơn vị… 2.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 2.3.1 Bộ máy kế toán của công ty : Công ty cổ phần sông Đà 12 tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập . toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sông Đà 12. Tại công ty cổ phần Sông Đà 12, toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Sông Đà 12. Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm nõng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GTSP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Sông Đà 12

Ngày đăng: 18/08/2015, 23:53

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan