tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống quản lý nhân sự

29 522 1
tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật   ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống quản lý nhân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Trong những thập niên gần đây, công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ Khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển mạnh đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, điều khiển và tự động hóa Ở nước ta hiện nay, việc phát triển các sản phẩm điện tử tích hợp và hệ thống tự động hóa đã và đang là xu hướng phát triển được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống Sự phát triển nhanh chóng của nó đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống hàng ngày Việc các máy móc thiết bị trở lên linh hoạt hơn, thông minh hơn và làm việc với năng suất cao là nhờ có sự hoạt động thông minh của các bộ vi xử lý ( microprocessor ), vi điều khiển ( microcontroller), và các bộ xử lý tín hiệu số ( Digital Singer Processor ) Với các bộ vi xử lý, vi điều khiển và các bộ xử lý tín hiệu số hiện nay được tích hợp trong các sản phẩm, nó có thể điều khiển được các hệ thống, giám sát các quá trình sản xuất trong hầu hết những lĩnh vực của đời sống con người từ ngành ngân hàng, tài chính, công nghiệp, nông nghiệp đến các ngành bán buôn bán lẻ hàng hóa trên thị trường và đặc biệt nó còn giám sát và quản lý con người trong quá trình làm việc, lao động trong các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp Nhiều lĩnh vực con người rất khó kiểm soát và quản lý đòi hỏi phải sử dụng nhiều nhân công, chi phí cao Với công nghệ sử dụng tần số vô tuyến điện chúng ta có thể giám sát và quản lý một cách dễ dàng, giảm thiểu chi phí và không tốn nhiều công sức Hiện nay quản lý nguồn nhân lực tại các công ty là một trong những vẫn đề then chốt để các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể nhất về doanh nghiệp và con người Nhưng việc quản lý này thông thường chỉ triển khai một cách thô sơ, không đồng bộ, nhất quán và chủ yếu thực hiện bằng tay Sử dụng máy tính để quản lý nhân sự đã được thực hiện ở nhiều công ty, đơn vị, tổ chức, và thể hiện thế mạnh của nó Tuy nhiên, mỗi công ty lại có cách xây dựng đặc thù riêng trong việc quản lý nguồn nhân lực khác nhau Nắm bắt xu hướng của công nghệ trong nước và trên thế giới, em đã chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống quản lý nhân sự (Radio Frequency Indentification)” nhằm mục đích nghiên cứu, định hướng phát triển một ứng dụng mới đi vào thực tiễn Công nghệ RFID đã xuất hiện khá lâu nhưng cho đến nay các ứng dụng của nó vẫn chưa được triển khai rộng rãi Với việc chọn đề tài này, em hi vọng sẽ góp một phần nào đó vào công cuộc phát triển, nhân rộng ứng dụng của nó, để mọi người biết đến công nghệ hữu ích như thế nào Tuy nhiên thời gian đầu tư còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế rất mong được sự góp ý của các thày giáo, cô giáo trong Khoa điện tử và các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn của em được hoàn thiện hơn Qua đây em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn TS Bùi Trung Thành cùng các thầy cô trong Khoa điện tử Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên và các bạn đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành Luận văn này Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012 Học viên thực hiện Trần Văn Thực CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG RFID 1.1 Sơ lược về các hệ thống nhận dạng tự động 1.1.1 Hệ thống mã vạch (Barcode system) 1.1.2 Nhận dạng ký tự quang học (Optical character recognition – OCR) 1.1.3 Phương thức sinh trắc học (Biometric procedures) 1.1.4 Thẻ thông minh (Smart Cards) 1.1.5 Hệ thống RFID (RFID System) 1.2 Giới thiệu chung về nhận dạng vô tuyến RFID 1.2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống RFID 1.2.2 Khái niệm RFID 1.2.3 Các đặc điểm của một hệ thống RFID 1.3 Các ứng dụng của RFID hiện nay 1.3.1 RFID trong việc sử phạt 1.3.2 RFID trong an ninh quốc gia 1.3.3 Trong hệ thống viễn thông 1.3.4 Ứng dụng quản lý thư viện 1.3.5 Ứng dụng trong quản lý bán hàng 1.3.6 Nhận dạng động vật 1.3.7 Cấy ghép vào con người 1.3.8 Tính phí trong giao thông 1.4 Ưu nhược điểm của hệ thống RFID 1.4.1 Ưu điểm 1.4.2 Nhược điểm 1.5 So sánh các hệ thống ID khác nhau 1.6 Tóm tắt chương 1 - Khái quát sơ lược về các hệ thống nhận dạng tự động như: Hệ thống nhận dạng mã vạch, Hệ thống nhận dạng ký tự sinh học, Hệ thống nhận dạng phương thức sinh trắc học, Hệ thống nhận dạng thẻ thông minh, Hệ thổng RFID - Trình bày được lịch sử phát triển của hệ thống RFID, khái niệm RFID, Ưu nhược điểm của hệ thống và so sánh được với các hệ thống nhận dạng khác trong thực tế - Các ứng dụng RFID hiện hành CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các thành phần của một hệ thống RFID Các thành phần chính trong hệ thống RFID là thẻ, reader và cơ sở dữ liệu Một hệ thống RFID hoàn thiện bao gồm các thành phần: - Thẻ RFID (RFID Tag, Transponder - Bộ phát đáp) đực lập trình điện tử với thông tin duy nhất - Các reader (đầu đọc) hoặc sensor (cảm biến) để truy vấn các thẻ - Anten thu, phát sóng vô tuyến - Host computer - server, nơi mà máy chủ và hệ thống phần mềm giao diện với hệ thống được tải Nó cũng có thể phân phối phần mềm trong các reader và cảm biến Cơ sở hạ tầng truyền thông: Là thành phần bắt buộc, nó là một tập gồm cả hai mạng có dây và không dây, các bộ phận kết nối tuần tự để kết nối các thành phần đã liệt kê ở trên với nhau để chúng truyền với nhau một cách hiệu quả Hình 2.1 Hệ thống RFID hoàn thiện 2.1.1 Thẻ RFID Thẻ RFID (Bộ phát đáp - transpoder), thiết bị lưu trữ dữ liệu thực tế của một hệ thống RFID, thường bao gồm một phần tử kết nối (Coupling element) và một vi chíp điện tử Hình 2.2 Layout của thiết bị mang dữ liệu, transponder Hình bên trái transponder ghép cảm ứng với antenna cuộn dây, hình bên phải transponder viba với antenna dipole Thẻ gồm có 2 phần chính: - Chip: lưu trữ một số thứ tự duy nhất hoặc thông tin khác dựa trên loại thẻ: read-only, read-write, hoặc write-once-read-many - Anten được gắn với vi mạch truyền thông tin từ chip đến reader Anten càng lớn cho biết phạm vi đọc càng xa Các thẻ RFID được phân loại dựa trên việc thẻ có chứa một cung cấp nguồn gắn bên trong hay là được cung cấp bởi thiết bị chuyên dụng: - Thụ động (Passive) - Tích cực (Active) - Bán tích cực (Semi-active, còn gọi bán thụ động - semi-passive) 2.1.2 Mã hóa dữ liệu trên thẻ 2.1.2.1 Mã hóa Manchester 2.1.2.2 Mã hóa hai pha (Biphase) 2.1.2.3 Mã hóa PSK 2.2 Reader (Đầu đọc thẻ) Một reader điển hình chứa một module tần số vô tuyến (máy phát và máy thu) là một đơn vị điều khiển và là phần tử kết nối đến bộ phát đáp Ngoài ra các Reader còn được gắn với một giao diện bổ sung (RS232, RS485…) để chúng có thể chuyển tiếp dữ liệu đọc được đến một hệ thống khác (PC, hệ thống điều khiển robot…) Reader RFID được gọi là vật tra hỏi (interrogator): Là một thiết bị đọc và ghi dữ liệu các thẻ RFID tương thích Hoạt động ghi dữ liệu lên thẻ bằng Reader được gọi là tạo thẻ Quá trình tạo thẻ và kết hợp thẻ với một đối tượng được gọi là đưa thẻ vào hoạt động (commissioning the tag) Reader là hệ thần kinh trung ương của toàn hệ thống, phần cứng RFID thiết lập việc truyền với thành phần này và điều khiển nó, là thao tác quan trọng nhất của bất kỳ thực thể nào muốn liên kết với thực thể phần cứng này Một reader có cấu trúc layout như Hình 2.8 dưới đây: Hình 2.9 Cấu trúc layout cơ bản của một reader Các thành phần chính của Reader bao gồm: - Phát (Transmitter) - Máy Thu (Receiver) - Anten - Vi mạch (Microprocessor) - Bộ nhớ (Memory) - Kênh vào/ra đối với các cảm biến, cơ cấu truyền động đầu từ, bảng tín hiệu điện báo bên ngoài (mặc dù nói đúng ra đây là những thành phần không bắt buộc, chúng hầu như luôn được cung cấp với một Reader thương mại) - Mạch điều khiển (có thể nó được đặt ở bên ngoài) - Mạch truyền thông - Nguồn năng lượng 2.2.1 Máy phát 2.2.2 Máy thu 2.2.3 Anten của Reader 2.2.4 Vi mạch 2.2.5 Bộ nhớ 2.2.6 Các kênh nhập/xuất của các cảm biến, cơ cấu truyền động đầu từ và bảng tín hiệu điện báo bên ngoài 2.2.7 Mạch điều khiển 2.2.8 Giao diện truyền thông 2.3 Phân loại Reader 2.3.1 Reader nối tiếp 2.3.2 Reader mạng 2.4 Cơ chế truyền cơ bản giữa thẻ và Reader 2.4.1 Kiểu điều chế Backscatter 2.4.2 Kiểu Transmitter 2.4.3 Kiểu Transponder 2.5 Tóm tắt chương 2 - Nêu được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của một số thẻ RFID trong thực tế Các phương pháp mã hóa dữ liệu trên thẻ Tag - Trình bày các khối cấu thành nên đầu đọc thẻ Reader, phân loại Reader, cơ chế truyền giao tiếp giữa thẻ và Reader CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG SẢN PHẨM 3.1 Yêu cầu thiết kế Mục tiêu của Luận văn là thiết kế một hệ thống quản lý nhân sự dựa trên công nghệ RFID đơn giản có khả năng • Đọc, ghi và hiển thị dữ liệu từ tag RFID • Giao tiếp và hiển thị dữ liệu trên máy tính • Khoảng cách đọc là 5 cm – 10cm • Giá thành vừa phải, thiết kế nhỏ gọn • Lưu tag và nhận diện tag đã lưu, nếu đúng tag đã lưu thì tác động relay 3.2 Yêu cầu hệ thống Thiết kế một hệ thống quản lý nhân viên sử dụng công nghệ RFID ở mức độ thử nghiệm Hệ thống sẽ bao gồm một Reader, thẻ RFID chuẩn, Reader sẽ giao tiếp với máy tính thông qua chuẩn gián tiếp RS 232 Để có thể triển khai hệ thống vào thực tế, thì mỗi nhân viên khi đi qua cổng phải mang theo thẻ RFID Bên trong chíp chỉ chứa mã số của nhân viên Ở cổng trang bị một đầu đọc thẻ – Reader, một máy chủ có cài đặt sẵn phần mềm quản lý, Reader được nối với máy tính thông qua một dây cáp RS232 để truyền kết quả về máy tính Đầu tiên, mỗi nhân viên sẽ đưa thẻ lại gần Reader Thiết bị này sẽ thực hiện đọc mã số của nhân viên trên thẻ, sau đó truyền mã số này về máy tính thông qua dây cáp RS232 Phần mềm trên máy tính dựa vào mã số đó để truy cập cơ sở dữ liệu về nhân viên và và hiển thị thời gian đi làm của nhân viên đó Sau mỗi lần, thông tin về thời gian đi làm của nhân viên qua mỗi ngày được cập nhật và tổng kết báo cáo tháng (nếu có) 3.3 Sơ đồ khối hệ thống RFID READER KHỐI XỬ LÝ TAG MÁY TÍNH ( PC ) Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống RFID 3.4 Nguyên lý hoạt động của mạch 3.5 Chọn phương pháp thiết kế 3.5.1 Khối xử lý trung tâm 3.5.2 Khối hiển thị 3.5.3 Khối đọc thẻ (Reader) 3.5.4 Thẻ (Tag) Hình 3.2 Thẻ cảm ứng (proximity) Là thẻ nhựa có sử dụng ăngten tích hợp và sử dụng sóng radio để giao tiếp với đầu đọc thẻ Thẻ cảm ứng là thẻ chỉ đọc (read-only), không có khả năng ghi lại hoặc xóa thông tin trên thẻ Dữ liệu lưu trữ trên thẻ thông thường là 4 đến 10 số Thẻ cảm ứng thường được sử dụng như thẻ IANT ( peak ) = 315mA VANT ( peak ) = 179V Đầu ra tín hiệu tại DEMOD_IN được giới hạn bởi hệ số phân chia d C (Tức là làm mát đi một phần tín hiệu ban đầu với hệ số d C), để nó có thể đáp ứng các chế độ đọc khác nhau của EM4095 Như các sơ đồ chỉ ra dưới đây, ta thấy chíp EM 4095 thiên nhiều hơn vè chế độ đọc nên chíp này khá uyển chuyển về mặt thiết kế Tức là dùng chíp này để thiết kế một Reader cho nhiều loại thẻ khác nhau Chẳng hạn như thẻ chỉ đọc EM4100, thẻ đọc – ghi EM 4150, thẻ EM 4069…Sơ đồ trên chỉ giành cho riêng các thẻ đọc EM VDD - VSS 4100 Hình 3.17 Tín hiệu anten tại DEMOD_IN đã được phân chia hệ số dC Với mỗi chế độ đọc, để cho trạng thái tín hiệu tại chân DEMOD_IN tốt nhất có thể thì giá trị của tụ điện phân chia nên được định lượng với sai số thấp Ta có thể định lượng giá trị đó dựa trên bất đẳng thức sau: DC < V ANT ( pp ) V DEMOD _ IN _ max (3.5) Tại VDEMOD_IN_PP = 4Vpp thì hệ số phân chia d C = 35.Ngoài ra tỷ lệ phân chia có thể được thực hiện theo cách sử dụng điện chuẩn Ví dụ với tụ điện CDV2 thì giá trị tốt nhất nên chọn nằm trong phạm vi 1nF tới 2nF Tương tự như vậy ta cũng chọn được giá trị các tụ điện khác liên quan tới hệ số phân chia dC là: CRES = 2,2nF CDV1 = 47pF CDV2 = 1,5nF Để tính toán giá trị cộng hưởng C0 tốt nhất nên tính đến sự xuất hiện của các tụ điện CDV1 và CDV2 như công thức dưới đây: C0 = CRES + CDV1 * CDV2 CDV1 + CDV2 (3.6) Và từ đây ta có thể tính lại giá trị tần số cộng hưởng theo công thức dưới để tăng thêm độ chinh xác trong thực tế F= 1 2π L A * C 0 (3.7) Còn giá trị CDEC và CDC2 ta đã thiết lập mặc định ban đầu: CDEC = 100nF CFCAP = 10nF Vậy tóm lại cuối cùng ta chọn giá trị của các linh kiện sử dụng là: CDEC = 100nF CGANT = 100nF CFCAP = 10nF CRES = 2,2nF CDV1 = 47pF CDV2 = 1,5nF LA = 725 µH 3.11.1 Thiết kế anten cho Reader Các thẻ thụ động sẽ sử dụng cảm ứng từ do điện áp cuộn anten sinh ra để hoạt động Cảm ứng từ của điện áp xoay chiều này được chỉnh lưu để cung cấp một nguồn điện áp cho thẻ Khi điện áp một chiều đó đạt đến một mức độ nhất định, thẻ bắt đầu hoạt động Vì vậy, bằng cách tạo ra một tín hiệu năng lượng RF, Reader có thể liên lạc được từ xa với thẻ mà không cần đến nguồn năng lượng bên ngoài thẻ (ví dụ như pin) Nên cuộn dây anten đóng vai trò rất quan trọng trong các ứng dụng RFID, nó cung cấp năng lượng cho các thẻ thụ động và tạo ra một kênh liên lạc giữa thẻ với Reader Bây giờ chúng ta tìm hiểu sơ qua về cách chế tạo anten cùng các công thức vật lý liên quan để tìm ra các tham số chuẩn nhất Trước tiên ta cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cuộn dây anten ta chế tạo, chẳng hạn như đặt thẻ so với cuộn dây như thế nào? Tạo ra góc bao nhiêu độ? Hay nên chọn dây có đường kính bao nhiêu để trở kháng của nó là thấp nhất và hệ số chất lượng Q của anten là bao nhiêu? Theo định luật Ampe, khi một dòng điện đi qua đầu dây dẫn thì nó tạo ra một từ trường xung quanh dây dẫn đó Từ trường được tạo ra bởi một phần tử dòng điện, trên một vòng dây dẫn với chiều dài hữu hạn cho bởi công thức: Β Φ= µoΙ (cos α 2 -cos α 1 ) 4πr (weber/m 2 ) (3.8) Trong đó: I: dòng điện R: khoảng cách tính từ tâm dây µo = 4π *10 −7 (H/m) Trong trường hợp đặc biệt với một dây có chiều dài vô hạn thì: α 1 =-180 0 α 2 =0 0 Và biểu thức trên được viết lại như sau: BΦ= µoΙ 2πr (weber/m 2 ) Z (3.9) Wire dL α2 α I R α1 P 0 B Hình 3.18 Từ trường B tại vị trí P do dòng điện I gây ra trên một dây dẫn thẳng Từ trường tạo ra bởi một vòng cuộn dây anten được cho bởi công thức: B1 = µ 0ΙΝa 2 2(a 2 + r 2 ) 3 / 2 µoΙΝa 2 1 ( ) for r 2 >>a 2 = 2 3 (3.10) Trong đó: I: Dòng điện a: Bán kính dây r: Bán kính vòng dây µo =4 π *10 −7 (H/m) Theo định luật Faraday thì sự thay đổi của từ trường theo thời gian qua một bề mặt bao quanh bởi một đường dẫn khép kín sẽ tạo ra một điện áp xung quanh nó Dưới đây chỉ ra một ví dụ đơn giản của một ứng dụng RFID được rút ra từ định luật Faraday Khi anten của thẻ và Reader được đặt gần nhau, thì sự thay đổi của từ trường B theo thời gian được tạo ra bởi dây anten Reader sẽ gây ra một điện áp bên trong cuộn dây anten của thẻ đặt gần đó Chính điện áp này là nguyên nhân gây dẫn đến sự xuất hiện dòng điện trên cuộn dây đó Đó chính là định luật Faraday Tag coil Tag Reader Electronics Tuning Circuit Reader coil Hình 3.19 Cấu hình một ứng dụng RFID Điện áp gây ra trên cuộn dây anten của thẻ tỉ lệ với tốc độ thay đổi của thông lượng từ trường ψ theo thời gian Nó có công thức: V=-N dψ dt (3.11) N: Số vòng của cuộn dây anten ψ : Thông lượng từ trường qua mỗi vòng dây Thông lượng từ trường ψ là tổng từ trường B đi qua toàn bộ bề mặt cuộn dây anten và được tìm ra theo công thức: ψ = ∫ B*ds (3.12) B: Từ trường S: Diện tích bề mặt cuộn dây Biểu thức tính toán cho điện áp Vo trong một vòng dây là: Vo = 2 πfNSQBo cos α (3.13) F: Tần số của tín hiệu đến N: Số vòng của cuộn dây S: Diện tích vòng dây (m 2 ) Q: Hệ số chất lượng của mạch Bo: Cường độ của tín hiệu đến α : Góc tới của tín hiệu Trong công thức ở trên, hệ số chất lượng Q là thước chọn lọc tần số có lợi: B-field a Tag Hình 3.20 Sự phụ thuộc về hướng của anten thẻ so với anten Reader Điện áp cảm ứng xuất hiện đi ngang qua cuộn dây anten là một hàm của góc các hiệu đến Điện áp cảm ứng đạt giá trị lớn nhất khi cuộn dây anten đặt tại vị trí song song với các tín hiệu, tại đó ta sẽ có góc α = 0 Như vậy có nghĩa là để khả năng đọc thẻ tốt nhất trong thực tế, ta nên để theo phương song song với cuộn dây anten Ngoài ra, khi chế tạo anten, ta cũng cần phải chú ý đến đường kính dây dựa vào số kí hiệu AWG (American Wire Gauge) Dây có đường kính càng nhỏ thì trở kháng DC của nó càng cao Trở kháng DC với diện tích mặt cắt ngang như nhau tại các vị trí được cho bởi công thức: R DC = 1 1 = (Ω) σS σπa 2 (3.14) Trong đó: L: Tổng chiều dài dây σ : Độ dẫn điện của dây (MHO/m) S: Diện tích mặt cắt ngang a: Bán kính dây Thông thường trở kháng DC phải được giữ ở giá trị thấp nhất có thể để giúp cho hệ số chất lượng Q của anten càng cao càng tốt Bởi vậy, phải chọn dây có đường kính càng lớn càng tốt để chế tạo anten cho các ứng dụng RFID trong thực tế Khi tần số tăng lên, từ trường tại trung tâm của dây tăng và dẫn đến mật độ của dòng điện trong khu vực củng tăng lên Nên diện tích di chuyển theo đường từ trung tâm dây và tăng tại vị trí gần mép dây Kết quả là mật độ dòng sẽ giảm tại trung tâm dây và tăng tại vị trí gần mép dây Đây là một hiệu ứng lớp bề mặt của dây Độ sâu của dây tại nơi mà mật độ dòng điện giảm tới 1/e hay là 37% giá trị dọc theo bề mặt, được biết đến với tên gọi là độ sâu lớp bề mặt và phụ thuộc vào tần số hoạt động và độ từ thẩm, độ dẫn điện của môi trường Dưới đây là công thức tính toán độ sâu lớp bề mặt: δ= Trong đó: 1 (3.15) πfµσ f: Tần số µ (F/m) = µoµr µo = 4π *10 −7 (H/m) µ1 =1 cho đồng, nhôm, bạc… = 4000 với chất liệu là sắt tinh khiết σ : Độ dẫn điện của chất liệu (MHO/m) σ = 5,8 * 10 7 (MHO/m) Ta biết rằng trở kháng của dây tỉ lệ với tần số, tức là tần số tăng thì trở kháng cũng tăng, và trở kháng do sâu lớp bề mặt tạo ra thì được gọi là trở kháng AC Một biểu thức gần đúng tính toán các trở kháng AC được cho bởi công thức: R AC = = 1 2a 1 1 ≈ σAactive 2πaδσ fµ πσ = (R dc ) (Ω) a 2δ (Ω) (3.16) Aactive ≈ 2πaδ Như đã nói ở trên, một phần tử dòng điện chạy qua một dây dẫn sẽ tạo ra một từ trường xung quanh nó Sự thay đổi về từ trường theo thời gian có khả năng tạo ra một dòng điện chạy qua một dây dẫn khác và được gọi là “ Độ tự cảm ” Độ tự cảm L phụ thuộc vào các đặc điểm vật lý của dây dẫn Một vòng dây thì có độ tự cảm lớn hơn so với độ tự cảm của đoạn dây cùng chất liệu, và một đoạn dây càng có nhiều vòng thì độ tự cảm của nó càng tăng lên Ta sẽ tổng quát lại tất cả các điều đó bằng một công thức cơ bản nhất dưới đây, ở đó độ tự cảm L của dây được xác định bằng tỷ lệ của tổng thông lượng từ trường với dòng điện I chạy qua: L= Trong đó: Nψ I ( Henry ) (3.17) N: Số vòng dây I: Dòng điện Ψ: Thông lượng của từ trường Từ công thức này ta có thể suy ra được các công thức tính toán khác phù hợp với từng cách quấn dây, để thu được các thông số cần thiết giúp cho sai số trong quá trình quấn dây giảm đi Độ tự cảm của cuộn dây có thể được tính toán theo nhiều cách khác nhau Ta cũng có thể quấn dây theo dạng hình tròn, hình vuông, hình lục giác…Ta cũng có thể chế tạo dưới dạng các đường mạch trên một bảng mạch in Ở đây tôi chọn cách quấn dây theo dạng hình tròn với chất liệu quấn dây là đồng Với một cuộn dây đồng chỉ có một vòng đơn thì độ tự cảm của nó được cho bởi công thức: L = 0.01257 (a)[2.303log10( Trong đó: 16a − 2 )] d (3.18) a: Bán kính vòng dây ( cm ) D: Đường kính dây ( cm ) a d Hình 3.21 Đường kính dây và một vòng cuộn dây Từ đó rút ra công thức tính độ tự cảm của cuộn dây đồng có N vòng là: Trong đó: 0.31(aN ) 2 L = 6a + 9h + 10b ( µH ) (3.19) a: Bán kính trung bình cuộn dây N: Số vòng dây b: Chiều dài cuộn dây ( cm ) h: Độ cao cuộn dây ( cm ) b a N a h Hình 3.22 Cuộn dây có N vòng dây b Từ công thức ta thấy rằng L phụ thuộc vào các tham số a, b, N, h, rất khó tính ra két quả chính xác giá trị của từng tham số tương ứng với giá trị cần thiết Để dễ dàng trong việc tính toán ta cố định các tham số h, a, b Từ đó ta sẽ tính ra N Ở luận văn này ta cần quấn cuộn dây có giá trị L = 725µH Tương ứng với giá trị đó ta xác định được các tham số cần thiết là: a = 3cm b = 0,2cm h = 0,3cm N = 30 vòng Dây quấn ta chọn loại đường kính là 0,01cm 3.11.2 Tính toán giá trị X Trong bộ Reader sử dụng IC EM4095 phạm vi hoạt động với tần số là f = 125KHz Tần số này ta coi như một xung nhịp chuẩn để bộ đếm (Counter) đếm lên 1 giá trị Thời gian để bộ đếm đếm lên 1 giá trị là: T= 1 (giây) 125 KHz (3.20) Ta lại có chế độ baud = 2KHz ( Tức là số bít truyền trong 1 giây – giá trị này đã được nhà sản xuất mã hóa ) Vậy truyền 1 bít sẽ tốn mất một khoảng thời gian là: T’ = 1 (giây) 2 KHz Mà tối thiểu để có thể xảy ra sự thay đổi giữa bit này với bít kia là nửa chu kỳ bít tức là: T’/2 = 1 (giây) 4 KHz (3.21) Từ 3.1 và 3.2 ta suy ra được: X* 1 1 = (giây) 125 KHz 4 KHz Suy ra X = 31,1 Vậy nếu gọi Δt là khoảng thời gian giữa 2 lần bắt sườn liên tiếp thì: Nếu Δt > 40: đảo bít Nếu Δt < 40: không đảo bít 3.12 Lưu đồ thuật toán Begin Xử lý ngắt Capture Phát hiện sườn ở chân IPC Đo số xung Clock giữa hai sườn Số xung Clock > 40 False True Bít_save = 0 Bít value = ~ bit value Bit _save = 0 False Rf_bit_store(bit_value) Đủ 128 bit True Tìm header Kiểm tra Parity Tách 40 bit dữ liệu và hiển thị Stop Bít save = ~ bit save Hình 3.23 Lưu đồ thuật toán 3.13 Sơ đồ nguyên lý CONTROLLER READER OUT PUT 3.14 Sơ đồ mạch PCB POWER RS232 3.14 Sơ đồ mạch PCB Top Layer Bottom Layer 3.15 Chương trình quản lý nhân viên 3.16 Tóm tắt chương 3 - Trình bày yêu cầu, sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID - Chọn các phương pháp thiết kế và tính toán vẽ sơ đồ, nguyên lý và các thông số của các khối trong hệ thống - Lập lưu đồ thuật toán, vẽ sơ đồ nguyên lý tổng thể của hệ thống, sơ đồ mạch in và viết chương trình điều khiển hệ thống đạt yêu cầu ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận: - Hệ thống RFID chạy ổn định trong phạm vi 0 - 7cm - Cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục và lưu vào máy tính - Chương trình “ Hệ thống quản lý nhân viên ” hoạt động tốt - Tiện dụng trong công việc quản lý nhân lực mà không tổn nhiều chi phí và nhân công * Kiến nghị: Do thời gian có hạn nên còn những hạn chế sau: - Mô hình quản lý nhân viên chỉ ở mức sơ khai và chỉ phù hợp với từng doanh nghiệp riêng nên vấn đề tham khảo còn hạn chế - Việc sử dụng thẻ ra vào cổng công ty nên vấn đề chống đụng độ, an ninh cần có thêm các giải pháp khác - Nên thêm vào chương trình “ Hệ thống quản lý nhân viên ” các mục như chấm công, tính lương hàng tháng… * Hướng phát triển của luận văn - Dùng Anten với tần số cao hơn để phục vụ cho việc quản lý hàng hóa trong kho, trong siêu thị, sách báo trong thư viện… - Có thể mở rộng hơn với mạch này là sử dụng thẻ đọc – ghi dữ liệu - Kết hợp với cửa tự động giúp cho việc ra vào cổng của nhân viên diến ra đồng bộ và linh hoạt - Chương trình quản lý nhân viên chỉ lưu trữ dữ liệu trên máy tính, nếu có thể nâng cấp chương trình dữ kiệu có thể đưa lên Sever sẽ nhất tiện dụng cho việc quản lý từ xa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Klaus Finkenzeller, (2003) RFID Handbook, Second Edition Giesecke & Devrient DmbH, Munich, Germany 2 Jerry Banks et al, (2007) RFID Applied John Wiley & Sons, Hoboken, New Jersey 3 Shahram Moradpour, Manish Bhuptani, (2005) RFID Field Guide: Deploying Radio Frequency Identification Systems Prentice Hall PTR 4 Tham khảo các bài viết tại: http://www.dientuvietnam.net 5 Tham khảo các bài viết tại: http://www.tailieu.vn 6 Tham khảo các bài viết tại: http://www.ebook.here.vn 7 Tổng hợp một số bài viết tại; http://vnpro.org 8 Trang thông tin: http://www.alldatasheet.com ... hướng công nghệ nước giới, em chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống quản lý nhân (Radio Frequency Indentification)” nhằm mục đích nghiên cứu, định hướng phát triển ứng dụng vào thực... 1.1.5 Hệ thống RFID (RFID System) 1.2 Giới thiệu chung nhận dạng vô tuyến RFID 1.2.1 Lịch sử phát triển hệ thống RFID 1.2.2 Khái niệm RFID 1.2.3 Các đặc điểm hệ thống RFID 1.3 Các ứng dụng RFID. .. sánh với hệ thống nhận dạng khác thực tế - Các ứng dụng RFID hành CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các thành phần hệ thống RFID Các thành phần hệ thống RFID thẻ, reader sở liệu Một hệ thống RFID hoàn

Ngày đăng: 18/08/2015, 20:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan