tiểu luận về hợp đồng lao động

51 5.1K 25
tiểu luận về hợp đồng lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT  TIỂU LUẬN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG SVTH: 1. Đoàn Lê Quỳnh Anh K135041537 2. Khổng Ngọc Huỳnh Châu K135041550 3. Lê Minh Ngọc K135041614 4. Huỳnh Nhƣ K135041619 5. Nguyễn Ngọc Nhƣ K135041620 6. Đặng Hoàng Lan K135041596 7. Trƣơng Thị Tƣờng Vi K135041676 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT  TIỂU LUẬN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GVHD: Th.S Đoàn Thị Phƣơng Diệp SVTH: 1. Đoàn Lê Quỳnh Anh K135041537 2. Khổng Ngọc Huỳnh Châu K135041550 3. Lê Minh Ngọc K135041614 4. Huỳnh Nhƣ K135041619 5. Nguyễn Ngọc Nhƣ K135041620 6. Đặng Hoàng Lan K135041596 7. Trƣơng Thị Tƣờng Vi K135041676 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015 i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 2 1.1. Khái quát về hợp đồng lao động 2 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động 2 1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hợp đồng lao động 2 1.1.2.1. Đặc điểm 2 1.1.2.2. Ý nghĩa 4 1.1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động 5 1.1.4. Nội dung hợp đồng lao động 5 1.1.5. Hình thức hợp đồng lao động 5 1.1.6. Phân loại hợp đồng lao động 6 1.1.6.1. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng lao động 6 1.1.6.2. Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng lao động 7 1.1.6.3. Căn cứ tính kế tiếp của trình tự giao kết hợp đồng lao động 8 1.1.6.4. Căn cứ vào tính hợp pháp của hợp đồng lao động 9 1.1.7. Hiệu lực của hợp đồng lao động 9 1.1.7.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lao động 9 1.1.7.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động 9 1.1.7.3. Hợp đồng lao động vô hiệu 9 1.2. Giao kết hợp đồng lao động . 10 ii 1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 11 1.2.2. Chủ thế giao kết hợp đồng lao động 12 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên khi giao kết hợp đồng lao động 13 1.3. Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động 14 1.3.1. Thực hiện hợp đồng lao động 14 1.3.2. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động 16 1.3.3. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 18 1.4. Chấm dứt hợp đồng lao động 20 1.4.1. Khái niệm 20 1.4.2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 20 1.4.2.1. Đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động 20 1.4.2.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 24 1.4.2.3. Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế……… 25 1.4.2.4. Chấm dứt hợp đồng lao động do tổ chức lại doanh nghiệp 26 1.4.3. Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động 26 1.4.3.1 Trợ cấp thôi việc 26 1.4.3.2 Trợ cấp mất việc làm 26 1.5. Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài 26 1.5.1. Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 26 1.5.2. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 27 iii 1.5.3. Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 29 2.1. Những sai sót thường gặp khi giao kết hợp đồng lao động 29 2.1.1. Sai sót về năng lực giao kết hợp đồng lao động 29 2.1.2. Sai sót về người đại diện ký hợp đồng 29 2.1.3. Nội dung của hợp đồng trái pháp luật 30 2.1.4. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng 30 2.1.5. Bỏ qua một số thủ tục bắt buộc 31 2.2. Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động hiện nay 31 2.2.1. Đối với người sử dụng lao động 31 2.2.2. Đối với người lao động 35 2.2.3. Đánh giá, bình luận 36 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 39 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động 39 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động 39 3.3. Một số kiến nghị chung nhằm khắc phục vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động 43 KẾT LUẬN 45 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - Hợp đồng (HĐ) - Hợp đồng lao động (HĐLĐ) - Người lao động (NLĐ) - Người sử dụng lao động (NSDLĐ) - Quan hệ lao động (QHLĐ) - Sức lao động (SLĐ) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) 1 LỜI MỞ ĐẦU Lao động là nhu cầu, là đặc trưng trong hoạt động sống của con người. Hoạt động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và phát triển xã hội. Khi xã hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa, phân công lao động xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Vì vậy, QHLĐ trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ với mỗi cá nhân mà là với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của toàn cầu. Cho nên, cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này. QHLĐ ngày càng được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau, và hiện nay HĐLĐ đã trở thành cách thức cơ bản, phổ biến nhất, phù hợp nhất để thiết lập QHLĐ trong nền kinh tế thị trường, là lựa chọn của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, HĐLĐ được coi là chế định trung tâm, là “xương sống” của pháp luật lao động. HĐLĐ trong nền kinh tế thị trường còn có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua HĐ mà quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ (NSDLĐ và NLĐ) được thiết lập và xác định rõ ràng. Đặc biệt, HĐLĐ quy định trách nhiệm thực hiện HĐ và nhờ đó đảm bảo quyền lợi của NLĐ vốn luôn yếu thế hơn so với NSDLĐ. Trong tranh chấp lao động cá nhân, HĐLĐ được xem là cơ sở chủ yếu để giải quyết tranh chấp. Đối với việc quản lý nhà nước, HĐLĐ là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu, nghiên cứu HĐLĐ này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta có thêm những kiến thức ban đầu và sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến HĐLĐ. Trước hết là để học tốt môn Luật Lao động, sau đó có thêm kiến thức cho công việc tương lai, và xa hơn là có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Là những sinh viên năm hai, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Điều này sẽ giúp chúng tôi bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Đoàn Thị Phương Diệp đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập môn Luật Lao động và thực hiện đề tài này! 2 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về hợp đồng lao động 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động Để thiết lập QHLĐ làm công ăn lương, các bên phải bày tỏ ý chí của mình ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Theo quy định của pháp luật lao động thì hình thức duy nhất của QHLĐ làm công ăn lương này là HĐLĐ. Trong lịch sử, HĐLĐ đã được gọi với các tên khác nhau như “khế ước làm công”, “giao kèo thuê mướn lao động”. Dù với tên gọi khác nhau, được quy định trong các thời kỳ khác nhau, nhưng về bản chất đều là sự thỏa thuận giữa một bên là NLĐ đi tìm việc làm với một bên là NSDLĐ cần thuê mướn nhân công, trong đó NLĐ cam kết làm một công việc cho NSDLĐ dưới sự quản lý, điều hành của NSDLĐ, còn NSDLĐ phải trả công (tiền lương) và đảm bảo các điều kiện lao động cho NLĐ. Hiện nay khái niệm HĐLĐ được quy định tại Điều 15 BLLĐ 2012: “HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ”. 1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hợp đồng lao động 1.1.2.1. Đặc điểm Với tư cách là một loại HĐ, HĐLĐ cũng có những đặc điểm chung của một HĐ, đó là cơ sở của sự tự do thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Song HĐLĐ lại là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa SLĐ, do vậy nó còn mang những đặc điểm riêng mà dựa vào đó có thể phân biệt với các HĐ khác: - Thứ nhất, đối tượng của HĐLĐ là việc làm Do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa SLĐ nên việc hiện ra bên ngoài của quan hệ mua bán loại hàng hóa này không giống như các loại hàng hóa thông thường 3 khác. SLĐ là một loại hàng hóa trừu tượng, không hữu hình như các loại hàng hóa thông thường, do vậy, đối tượng mà các bên thỏa thuận trong HĐLĐ biểu hiện ra bên ngoài là công việc phải làm. Khi các bên thỏa thuận công việc phải làm thì tức là các bên đã tính toán, cân nhắc về SLĐ của NLĐ là phải đáp ứng các điều kiện để thực hiện được công việc đó. Việc làm là điều khoản đầu tiên, quan trọng nhất của hợp đồn lao động, là lý do để các bên xác lập QHLĐ. - Thứ hai, khi thực hiện HĐLĐ, NLĐ phải đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của NSDLĐ. Thông thường quan hệ HĐ là quan hệ bình đẳng giữa các bên chủ thể, nhưng do tính chất đặc biệt của quna hệ lao động làm công ăn lương mà mặc dù cũng được xác lập trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng như các loại HĐ khác, nhưng trong quá trình thực hiện, NLĐ phải đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của NSDLĐ hay phải chịu sự lệ thuộc về mặt pháp lý của NSDLĐ. Sự lệ thuộc này xuất phát từ tình chất đặc biệt của hàng hóa SLĐ và đòi hỏi khách quan của quá trình sử dụng lao động. Trong quan hệ HĐLĐ, NSDLĐ “mua SLĐ” về để sử dụng, do vậy để đảm bảo cho họ sử dụng được SLĐ và sử dụng một cách có hiệu quả, tức đảm bảo hàng hóa SLĐ có thể được chuyển giao sang cho NSDLĐ, đáp ứng nhu cầu của hoạt động sử dụng lao động thì NSDLĐ phải có quyền quản lý, giám sát, điều hành quá trình lao động của NLĐ. Đây chính là đặc điểm đặc trưng của HĐLĐ để phân biệt với một số loại HĐ gần gũi với nó như: HĐ gia công, HĐ dịch vụ, HĐ ủy quyền. Trong các HĐ dân sự này, cái mà các bên quan tâm là kết quả công việc, do vậy bên thực hiện công việc vẫn làm chủ quá trình lao động của mình mà không đặt dưới sự quản lý của bên kia. - Thứ ba, trong quá trình thực hiện HĐLĐ, mình lao động phải tự mình thực hiện công việc nếu không có thỏa thuận khác. Điều 30 BLLĐ 2012 quy định: “Công việc theo HĐLĐ phải do NLĐ đã GKHĐ thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo HĐLĐ hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên”. Đặc điểm này cũng xuất phát từ tình chất đặc biệt của hàng hóa SLĐ. Loại hàng hóa này bị chi phối trực tiếp bởi các đặc điểm về nhân thân của NLĐ, đó là trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và cả sức khỏe, ngoại hình, đạo đức, tính cách của NLĐ. Đây là các yếu tố mà NSDLĐ xem xét khi giao kết HĐLĐ. Những yếu tố này ở mỗi NLĐ khác nhau là khác nhau. Khi NSDLĐ quyết định thuê 4 NLĐ nào là muốn sử dụng chính SLĐ của người đó. Do vậy, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc như đã giao kết trong HĐLĐ, nếu không được sự đồng ý của NSDLĐ thì không được chuyển giao nghĩa vụ này cho người khác. Quy định này là nhằm đảm bảo cho NSDLĐ nhận được đúng hàng hóa SLĐ mà họ đã mua. Mặt khác, quá trình thực hiện HĐLĐ còn gắn liền với một số vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân NLĐ như bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất, các chế độ mà NLĐ được hưởng căn cứ vào thời gian và công sức mà họ đã cống hiến cho NSDLĐ như nghỉ hằng năm, tiền thưởng Đây cũng là lý do mà NLĐ không được tự ý chuyển giao công việc cho người khác. - Thứ tư, việc thực hiện hợp động lao động có liên quan đến tình mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của NLĐ. Quá trình chuyển giao hàng hóa SLĐ chính là việc NLĐ thực hiện nghĩa vụ lao động dưới sự quản lý, giám sát, điều hành của NSDLĐ. Quá trình này gắn liền với các vấn đề về nhân thân của NLĐ như tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm của NLĐ. Chính vì vậy mà trong HĐLĐ, ngoài hai đối khoản của hợp động là công việc phải làm và tiền công, thì các điều khoản về điều kiện việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội là những nội dung quan trọng, không thể thiếu của HĐLĐ. Những nội dung này nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho NLĐ cũng là những điều khoản bắt buộc của một hợp dđồng lao động. Cũng chính vì đặc điểm này mà pháp luật còn quy định một nghĩa vụ đương nhiên của NSDLĐ là tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với NLĐ. - Thứ năm, HĐLĐ được thi hành liên tục. Khi giao kết HĐ, các bên thỏa thuận về thời hạn của HĐ, thời giờ làm việc của NLĐ. Trong thời gian HĐLĐ có hiệu lực, NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ lao động một các liên tục theo thời giờ làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và được quy định trong nội quy lao động. HĐLĐ chỉ có thể được tạm hoãn trong một số trường hợp do pháp luật quy định hoặc do hai bên thỏa thuận. 1.1.2.2. Ý nghĩa Đối với NLĐ, HĐLĐ là hình thức pháp lý chủ yếu dể NLĐ thực hiện quyền làm việc, quyền tự do, việc làm của mình. [...]... CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 2.1 Những sai sót thƣờng gặp khi giao kết hợp đồng lao động 2.1.1 Sai sót về năng lực giao kết hợp đồng lao động Tức là các bên tưởng rằng mình có thẩm quyền ký kết HĐ nhưng thật ra là không phải Ví dụ: một công ty được cấp một khu đất để sản xuất nhựa nhưng không sử dụng đến, nên cho một công ty khác thuê để xây khách sạn Trong trường hợp này nếu ký kết thì... mở rộng thị trường lao động để đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 1.5.2 Ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài lần lượt được quy định tại Điều 169 và Điều 170 BLLĐ 2012 Ngoài ra, pháp luật lao động cũng quy định về vấn đề giấy phép lao động cho lao động là công dân nước... còn phải tuân theo các quy định thỏa ước lao động tập thể (ở những nơi có ký kết thỏa ước lao động tập thể) Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những quyền lợi của NLĐ được thỏa thuận trong HĐLĐ không được thấp hơn mức được thỏa thuận trong thỏa ước 1.2.2 Chủ thế giao kết hợp đồng lao động Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm: NLĐ và NSDLĐ  NLĐ: Theo Khoản... luật như về nguyên tắc giao kết, chủ thể giao kết, hình thức giao kết phạm vi thoả thuận… Về nguyên tắc chỉ những HĐ hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước đảm bảo thực hiện Trong đó, HĐLĐ hợp pháp là loại HĐ tuân thủ trình tự và các điều kiện theo quy định của pháp luật 1.1.7 Hiệu lực của hợp đồng lao động 1.1.7.1 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lao động Căn cứ... hiệu lực của hợp đồng lao động Điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ là tổng hợp các quy định của pháp luật về HĐLĐ mà khi các bên tham gia ký kết HĐLĐ phải tuân theo Cụ thể như các điều kiện về: Chủ thể, hình thức, nội dung … 1.1.7.3 Hợp đồng lao động vô hiệu  Phân loại HĐLĐ vô hiệu - HĐLĐ vô hiệu toàn bộ: theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau: toàn... luật lao động 1.1.3 Đối tƣợng và phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động HĐLĐ là hình thức pháp lý của QHLĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ trong nền kinh tế thị trường Do vậy đối tượng áp dụng HĐLĐ chính là NLĐ làm công ăn lương và NSDLĐ 1.1.4 Nội dung của hợp đồng lao động Nội dung của HĐLĐ là toàn bộ các điều khoản của HĐ, trong đó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận Về nguyên... của NLĐ NSDLĐ có quyền xác lập một QHLĐ cũng có quyền chấm dứt nó Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ như: Quyền đương nhiên chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ; Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ 1.4.2 Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng lao động 1.4.2.1 Đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động Đương nhiên chấm dứt HĐLĐ được hiểu là trường hợp HĐLĐ mặc nhiên chấm dứt khi có một số sự kiện xảy ra Sự kiện đó có thể là... diện cấp giấy phép lao động tại Điều 171, 172 BLLĐ 2012 Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ  Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài - Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước... biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ 1.3 Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động 1.3.1 Thực hiện hợp đồng lao động Thực hiện HĐLĐ là giai đoạn các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận trong HĐ 15 Dù không được quy định cụ thể trong luật lao động hiện hành, nhưng khi thực hiện HĐ, các bên phải tuân thủ và tôn trọng thực hiện các nguyên tắc sau:... gian ngừng việc do lỗi của NSDLĐ 1.3.3 Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ là trường hợp các bên tạm thời không thi hành việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ thuộc về NLĐ đã thoả thuận trong HĐLĐ trong một thời gian nhất định Trường hợp này thường được gọi là sự đình ước Căn cứ Điều 32 BLLĐ 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ như sau: 1 NLĐ đi làm nghĩa vụ . CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 2 1.1. Khái quát về hợp đồng lao động 2 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động 2 1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hợp đồng lao động 2 1.1.2.1 của hợp đồng lao động 5 1.1.4. Nội dung hợp đồng lao động 5 1.1.5. Hình thức hợp đồng lao động 5 1.1.6. Phân loại hợp đồng lao động 6 1.1.6.1. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng lao động. học tập môn Luật Lao động và thực hiện đề tài này! 2 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về hợp đồng lao động 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động Để thiết

Ngày đăng: 18/08/2015, 16:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan