Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

96 407 0
Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động đầu tư là hoạt động mang lại sự phát triển cho xã hội. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng, thường có thời gian dài, lượng vốn tương đối lớn và khả năng rủi ro cao. Do vậy, muốn hoạt động đầu tư hiệu quả thì phải làm tốt ngay từ đầu công tác chuẩn bị đầu tư mà quan trọng là công tác lập dự án đầu tư. Thông qua các dự án, ý tưởng đầu tư được thực hiện và phát huy hiệu quả, hay dự án đầu tư chính là các hoạt động đầu tư được mô phỏng trên giấy. Tuy nhiên, sự thành bại của công cuộc đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nó, nếu các dự án đầu tư được lập một cách khoa học, chính xác, cẩn thận thì tạo điều kiện tốt, trong hoạt động đầu tư sau này. Các dự án đầu tư cũng là một tài liệu không thể thiếu đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp phép đầu tư hay ưu đãi, tài trợ vốn. Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động lập dự án đầu tư, trong thời gian vừa qua thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2, em đã tìm hiểu và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích cho công tác lập án tại công ty, làm quen với công tác này trong thực tiễn và củng cố kiến thức chuyên ngành. Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2” làm đề tài thực tập của mình. Cháuyên đề gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên và các nhân viên trong Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết chuyên đề tốt nghiệp này. Do thời gian còn hạn chế và trình độ nhận thức, chuyên môn chưa sâu nên chuyên đề không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các cô chú trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động đầu tư là hoạt động mang lại sự phát triển cho xã hội. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng, thường có thời gian dài, lượng vốn tương đối lớn và khả năng rủi ro cao. Do vậy, muốn hoạt động đầu tư hiệu quả thì phải làm tốt ngay từ đầu công tác chuẩn bị đầu tư mà quan trọng là công tác lập dự án đầu tư. Thông qua các dự án, ý tưởng đầu tư được thực hiện và phát huy hiệu quả, hay dự án đầu tư chính là các hoạt động đầu tư được mô phỏng trên giấy. Tuy nhiên, sự thành bại của công cuộc đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nó, nếu các dự án đầu tư được lập một cách khoa học, chính xác, cẩn thận thì tạo điều kiện tốt, trong hoạt động đầu tư sau này. Các dự án đầu tư cũng là một tài liệu không thể thiếu đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp phép đầu tư hay ưu đãi, tài trợ vốn. Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động lập dự án đầu tư, trong thời gian vừa qua thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2, em đã tìm hiểu và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích cho công tác lập án tại công ty, làm quen với công tác này trong thực tiễn và củng cố kiến thức chuyên ngành. Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2” làm đề tài thực tập của mình. Cháuyên đề gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên và các nhân viên trong Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết chuyên đề tốt nghiệp này. Do thời gian còn hạn chế và trình độ nhận thức, chuyên môn chưa sâu nên chuyên đề không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các cô chú trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa. SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PV2. 1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư PV2. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty cổ phần đầu tư PV2 là công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận doanh nghiệp số 0102306389 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi ngày 29/10/2012. Công ty đã niêm yết cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu là PV2. a, Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PV2 Tên công ty bằng tiếng Anh: PV2 INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY (Tên cũ: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển PVI) b, Trụ sở chính: Tầng 17, số 249A Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 04.62732659 Email: contact@pv2.com.vn Fax: 04.62732668 Webside: www.pv2.com.vn c, Vốn điều lệ: 373.500.000.000 đồng (ba trăm bẩy ba tỷ năm trăm triệu đồng) Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Tổng số cổ phần: 37.350.000 d, Vốn pháp định: 6.000.000.000 (sáu tỷ đồng) e, Người đại diện theo pháp luật của công ty: Tổng giám đốc: Lê Thanh Tùng. f, Thông tin về chi nhánh: Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PVI TẠI ĐỒNG NAI Địa chỉ chi nhánh: phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. h, Lịch sử hình thành công ty: • Năm 2007: Công ty cổ phần Đầu tư PV2 (trước đây là Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển PVI) được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 29/6/2007. Mục đích thành lập PV2 trở thành một đơn vị thành viên của PVI SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS và dịch vụ tài chính để không ngừng gia tăng giá trị đầu tư cho PVI và các cổ đông. • Năm 2008: Năm 2008 là năm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ở trong tình trạng rất khó khăn, tuy nhiên PV2 vẫn vững tin vượt qua và đạt mức Doanh thu rất đáng khích lệ là 68,6 tỷ đồng. Năm 2008 còn đánh giá sự thành công của PV2 trong việc tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 182,5 tỷ đồng. • Năm 2009-2010: Đây là những năm có nhiều sự kiện trọng đại và thành công nâng tầm thương hiệu của PV2 trên thương trường, đồng thời đánh dấu sự phát triển vững chắc của PV2 trong thị trường BĐS và hoạt động dịch vụ tài chính. Hàng loạt các dự án được đầu tư trong giai đoạn này triển vọng mang lại hiệu quả cao cho PV2. Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường của PV2, cuối năm 2010 PV2 đã thực hiện thành công tăng vốn điều lệ từ 182,5 tỷ lên 373,5 tỷ đồng và PV2 chính thức niêm yết cổ phiểu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán PV2 vào ngày 16/12/2010. Trong giai đoạn này PV2 đã có tốc độ tăng trưởng tốt, năm 2009 doanh thu đạt 178 tỷ đồng, năm 2010 doanh thu đạt 194 tỷ đồng. • Năm 2011: Năm 2011 nền kinh tế của Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính thua lỗ, thậm chí phá sản thì PV2 vẫn đạt mức doanh thu 252 tỷ đồng, hoàn thành trên 100% kế hoạch doanh thu được ĐHĐCĐ giao, tăng trưởng 30% so với năm 2010. • Năm 2012: Kết quả kinh doanh của năm 2012 đã phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ các khó khăn từ năm 2011 chuyển sang. Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2012 không đạt được kế hoạch đã đề ra song công ty vẫn cố gắng cầm cự và đảm bảo kinh doanh không thua lỗ. Năm 2012, doanh thu công ty là 22,168 tỷ đồng đạt 115,91% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế là 0,672 tỷ đồng đạt 29,54% so với kế hoạch. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SƠ ĐỒ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty 1.1.2.2. Chức năng, quyền hạn của các phòng ban. - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất PV2. ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần. ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. ĐHĐCĐ có quyền thảo luận và thông qua báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, các báo cáo của HĐQT và kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của PV2. ĐHĐCĐ còn có nhiệm vụ thông qua mức cổ tức thanh toán hằng năm, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát và các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty. - Hội đồng quản trị (HĐQT). HĐQT của PV2 gồm năm thành viên. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh PV2, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau: • Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của PV2; • Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua; SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp • Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của BGĐ và Kế toán trưởng; • Kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hằng năm của PV2 trình lên ĐHĐCĐ; • Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ; • Đề xuất việc tái cơ cấu hoặc giải thể PV2; • Các quyền khác được quy định theo Điều lệ Công ty. - Ban kiểm soát (BKS): BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên để thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc PV2 trong việc quản lý và điều hành PV2. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bao gồm: • kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của PV2, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của PV2, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT; • Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của PV2, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và ban tổng giám đốc; • Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết; • Các quyền khác được quy định tại điều lệ của Công ty. - Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của PV2. Các Phó tổng giám đốc có trách nhiệm tham mưu Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban giám đốc có các nhiệm vụ: • Tổ chức, điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của PV2 theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệ PV2 và tuân thủ pháp luật; • Xây dựng và trình lên HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hằng năm và dài hạn của PV2; • Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng văn phòng đại diện; SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp • Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật; • Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ. - Phòng đầu tư và quản lý dự án: Là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc nghiên cứu thị trường Bất động sản, tìm kiếm và khai thác các dự án BĐS để xúc tiến đầu tư; quản lý các dự án đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản. Phòng đầu tư dự án có nhiệm vụ: • Xây dựng mục tiêu, kế hoạch đầu tư và kinh doanh dự án của phòng hằng năm. • Tìm kiếm, tính toán hiệu quả kinh tế và đề xuất lãnh đạo Công ty ra quyết định đầu tư đối với các dự án bất động sản. • Thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản. • Xây dựng quy trình hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng. • Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Trong Phòng đầu tư dự án còn có các ban quản lý dự án với chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty, phòng Đầu tư Dự án về công tác kỹ thuật thi công, đấu thầu và quản lí dự án; quản lí, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chấtlượng dự án. Phòng có nhiệm vụ lập hồ sơ mời thầu dự án, lập biện pháp thi công, lập dự toán, nghiệm thu, kiểm tra theo dõi tiến độ dự án, soạn thảo các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu phụ, phối hợp với các phòng chức năng khác trong công ty và các nhiệm vụ khác được giao. - Phòng đầu tư tài chính: Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, giấy tờ có giá và mua bán doanh nghiệp. Phòng đầu tư tài chính có nhiệm vụ: • Nghiên cứu thị trường đầu tư tài chính để đưa ra các dự báo làm cơ sở cho hoạt động đầu tư tài chính; Xây dựng kế hoạch kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá hằng năm, cơ cấu và phương án sử dụng vốn vào các dịch vụ đầu tư tài chính khác. • Nghiên cứu, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư phù hợp với chức năng của phòng; • Thực hiện kinh doanh cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu OTC, trái phiếu và giấy tờ có giá; • Thực hiện dịch vụ Repo cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác phù hợp với quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác đầu tư; nghiên cứu phương án mua bán doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả và đề xuất SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ý kiến tiếp tục đầu tư, thu hồi vốn đầu tư hoặc đầu tư thêm vào các công ty cổ phần mà Công ty góp vốn; • Quản lý phần vốn góp của Công ty tại các doanh nghiệp khác; • Xây dựng quy trình hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của phòng; • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo phân công. - Phòng Kế hoạch và Phát triển kinh doanh: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng, giám sát và việc thực hiện kế hoạch và đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch; Quản lý dòng tiền, phân bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty; Xây dựng và thực hiện các phương án phát triển kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ: • Nghiên cứu thị trường Bất động sản, đầu tư tài chính để đưa ra các dự báo làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh; Xây dựng kế hoạch; giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty. • Tổng hợp, phân tích, đánh giá và lập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, tiến độ công việc hàng tháng, quý, năm hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và đề xuất giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh; Cân đối nguồn vốn đầu tư, huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn đầu tư; Tìm kiếm, tính toán hiệu quả kinh tế, đề xuất lãnh đạo công ty ra quyết định đầu tư đối với các dự án Bất động sản; • Lập phương án kinh doanh đối với các dự án đầu tư bao gồm: tính toán hiệu quả kinh tế, kế hoạch giải ngân, phương án huy động vốn cho dự án; Thảo văn bản cam kết, thỏa thuận liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh trong việc tham gia chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư. • Lập phương án quảng cáo, marketing và thực hiện bán các sản phẩm của dự án đầu tư; đầu mối ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng bán các sản phẩm dịch vụ, dự án đầu tư trong phạm vi được giao; Xây dựng quy trình liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của phòng. - Phòng Tổ chức Hành chính: Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương; thư ký, tổng hợp; quản trị hành chính; pháp chế và quản lý cổ đông. Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ thực hiện các công tác liên quan tới tổ chức nhân sự, thư ký tổng hợp, phám chế và quản lý cổ đông cũng như công tác quản trị hành chính của Công ty. SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phòng Tài chính kế toán: • Thực hiện những nghiệp vụ về chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán ,nguyên tắc kế toán. • Theo dõi sự vận động, phản ánh vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan • Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và thay đổi chế độ kế toán trong từng thời kì trong hoạt động kinh doanh • Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính , quyết toán kế hoạch thu , chi tài chính, quỹ tiền lương của các phòng ban,quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của công ty. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán , kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong ngoài nước. 1.1.3. Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư PV2 - ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Với tiêu chí “Địa điểm và thời cơ” cùng với các mối quan hệ chặt chẽ, thông tin đa chiều và sự nhạy bén về thị trường, PV2 luôn tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài việc đầu tư trực tiếp, PV2còn hợp tác đầu tư với các chủ đầu tư lớn khác để thực hiện các dự án có quy mô lớn tại các tỉnh, thành trên cả nước. Từ đó, PV2 đa dạng hoá hình thức đầu tư và lĩnh vực hoạt động để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Các ngành nghề kinh doanh bất động sản đăng ký: - Lập dự án đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới , khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu giải trí cao cấp, sân golf; - Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng; - Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê, thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại; - Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; - Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; - Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; - Các dịch vụ: Tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản,… - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Hoạt động đầu tư tài chính được hình thành và thực hiện trên cơ sở các đánh giá và phân tích về môi trường kinh tế vĩ mô, triển vọng kinh tế thế giới và SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việt Nam, triển vọng phát triển kinh tế của các ngành nghề kinh tế và mục tiêu kinh doanh cụ thể của công ty. Các hoạt động đầu tư tài chính đang được thực hiện tại PV2: - Kinh doanh chứng khoán trên thị trường niêm yết và thị trường OTC; - Repo chứng khoán; - Nhận uỷ thác đầu tư; - Hợp tác đầu tư chứng khoán trên thị trường niêm yết. 1.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Trong những năm vừa qua, với cuộc khủng khoảng kinh tế mang tính toàn cầu làm ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp trong nước và PV2 không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, PV2 vẫn đạt được những thành công nhất định, cụ thể: Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 doanh thu bán hàng & cung cấp DV 196.907.727.735 2.907.727.121 Các khoản giảm trừ 16.227.273 Doanh thu thuần về bán hàng & c/c DV 196.907.727.735 2.081.4498.84 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 178.179.445.821 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.728.281.914 2.081.4498.84 Doanh thu hoạt động tài chính 47.652.562.038 19.395.292.472 Chi phí tài chính 21.725.423.830 21.725.423.830 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.576.529.661 16.991.319.779 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 31.078.890.461 (19.993.718) Thu nhập khác 7.582.273.341 692.239.986 Chi phí khác 14.515.227 Lợi nhuận khác 7.567.758.114 692.239.986 Tổng lợi nhuận trước thuế 38.646.648.575 672.246.268 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 6.771.031.275 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 31.875.617.300 672.246.268 Lãi cơ bản trên một cổ phiếu 860 18 Nguồn: Báo cáo tài chính quý 4 năm 2012 SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2. Tổng quan và đặc điểm các dự án được lập tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Từ khi thành lập, PV2 đã đầu tư vào nhiều dự án, cụ thể như các dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng và chung cư cao cấp tại đường Hoàng Quốc Việt – HN; dự án thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa ICD; Dự án xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án khu biệt thự cao cấp Nhơn Trạch – Đồng Nai; Dự án tòa nhà văn phòng PVIInvest – Biên Hòa; Dự án xây dựng khách sạn Dầu khí Sapa,… và các dự án nhỏ lể khác. Tuy nhiên, chỉ có một vài dự án là PV2 lập dự án đầu tư như dự án tòa nhà văn phòng PVIInvest – Biên hòa, dự án khách sạn dầu khí Sapa, dự án nhà ở cán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng và chung cư cao cấp tại đường Hoàng Quốc Việt,… Cụ thể, số lượng dự án được lập tại công ty theo các năm như sau: Bảng 2: Số lượng dự án được lập tại Công ty theo các năm: Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng dự án 1 3 3 4 1 Nguồn: thống kê phòng Đầu tư dự án. Các dự án được lập ở Công ty thường có các đặc điểm sau: • Chủ yếu các dự án được lập ở Công ty là các dự án xây dựng bất động sản, cụ thể là xây dựng nhà ở, chung cư, biệt thự cao cấp và văn phòng cho thuê, chỉ có một vài dự án có đặc điểm kỹ thuật hiện đại, phức tạp. Do vậy, để có thị trường, các sản phẩm phải có xu hướng cá biệt hóa về mặt kiến trúc. Mặt khác, thị trường sản phụ thuộc nhiều vào vị trí và địa hình của sản phẩm. Thế nên, các quy hoạch địa phương và quy hoạch kiến trúc ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập dự án ở đây. • Nguồn vốn để thực hiện dự án thường là từ nhiều nguồn khác nhau: vốn tự có, vốn huy động hợp pháp của khách hàng, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn ngân sách nhà nước,… do vậy khi tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phải lưu ý để tính toán tỷ suất chiết khấu cho dự án. • Thời gian thực hiện đầu tư và thu hồi vốn đầu tư kéo dài và không ổn định, thông thường từ 2 đến 5 năm, do vậy yếu tổ rủi ro lớn. Các cán bộ lập dự án phải xem xét các yếu tố bất định để tính toán và dự đoán chính xác cho dự án, đặc biệt là nhu cầu thị trường, giá cả nguyên vật liệu, lãi suất ngân hàng, lạm phát,… • Các dự án chủ yếu được thực hiện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, một số dự án thực hiện tại Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, đều là các khu đô thị đông đúc, phức tạp, có sự phát triển nhanh chóng về số lượng nhà ở, bất đống sản, do vậy khía cạnh thị trường và các khía cạnh liên quan cần phải được phân tích kỹ lưỡng. SV: Chu Diệu Linh Lớp: Kinh tế đầu tư 51E 10 [...]... bị lập dự án Phòng đầu tư dự án triển khai lập dự án Phòng đầu tư dự án Thẩm định lại dự án Ban giám đốc, phòng đầu tư dự án Phê duyệt dự án Ban tổng giám đốc Lưu hồ sơ dự án Phòng đầu tư dự án Bước 1: Tìm kiếm cơ hội đầu tư: Thông thường, tìm kiếm cơ hội đầu tư sẽ do ban giám đốc hoặc các phòng khác như phòng đầu tư dự án, đầu tư tài chính, phòng kế hoạch và phát triển kinh doanh, hoặc các dự án đầu. .. để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật Chủ đầu tư chính là người lập dự án, họ có thể thuê các công ty tư vấn lập dự án hoặc tự lập dự án nếu có đủ năng lực chuyên môn cần thiết Thông thường, đối với các dự án PV2 làm chủ đầu tư thường do chính công ty lập nên • Các chuyên gia tư vấn lập dự án Các chuyên gia tư vấn lập dự án chính là những người trực tiếp lập dự án Các dự án đầu tư có khả thi... việc lập dự án nên khá đầu tư và quan tâm đến chất lượng dự án, nên chi phí và thời gian cần thiết cho công tác này luôn được đảm bảo SV: Chu Diệu Linh 51E Lớp: Kinh tế đầu tư Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 1.5 Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 1.5.1 Quy trình lập dự án tại công ty: Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện lập dự án tại công ty: Tìm kiếm cơ hội đầu tư Ban giám đốc, các... hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty là rất cần thiết SV: Chu Diệu Linh 51E Lớp: Kinh tế đầu tư Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án tại Công ty 1.4.1 Nhân tố con người Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất xuyên suốt quá trình đầu tư một dự án, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư xây dựng mới Bởi để có được một dự án đầu tư thì phải ý tư ng dự án, ... hưởng đến dự án Các dự án được lập tại PV2 chính là do các cán bộ làm việc tại phòng đầu tư dự án của Công ty đảm nhiệm Họ là những cá nhân có đầy đủ chyên môn, kinh nghiệm về lập dự án 1.4.2 Nhân tố về cơ cấu tổ chức Một dự án đầu tư được lập có chất lượng đòi hỏi công tác tổ chức, lập dự án phải có quy một quy trình rõ ràng, đặc biệt là đối với các dự án trong lĩnh vực xây dựng mới, có vốn đầu tư lớn,... Ban quản lý dự án ; + Kế toán Ban quản lý dự án - Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư đến khi kết thuc dự án và dự án đi vào hoạt động - Tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư, có những công việc phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình - Lựa chọn đơn vị tư vấn để Lập Dự án đầu tư, khoan khảo sát địa chất, thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán thẩm định... số dự án được chỉ định thầu hoặc từ công ty mẹ là Tập đoàn dầu khí Việt Nam giao xuống nên công tác lập dự án với những dự án này thường sơ sài hơn và đã có quyết định đầu tư Một số dự án nhận lại từ các đơn vị khác nên cũng đã có quyết định đầu tư và báo cáo khả thi, tuy nhiên, Công ty vẫn phải lập lại những dự án này 1.3 Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại PV2 Hoạt động đầu. .. bộ trong nhóm soạn thảo thực hiện, còn phần thiết kế cơ sở, Công ty sẽ thuê các công ty tư vấn bên ngoài Nếu dự án lớn hay đòi hỏi thời gian lập dự án dài, các cán bộ lập dự án phải thường xuyên báo cáo cho Ban tổng giám đốc trong suốt quá trình lập dự án Bước 5: Thẩm định dự án Dự án sau khi lập xong sẽ được các cán bộ trong phòng Đầu tư dự án, đặc biệt là các cán bộ không thuộc nhóm soạn thảo kiểm... trong cùng một dự án Các dự án phải được sử dụng một cách linh hoạt để đạt được mục đích phân tích cho dự án 1.5.3 Nội dung lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 Nội dung lập dự án tại Công ty theo thứ tự bao gồm: Sự cần thiết, mục tiêu đầu tư và các căn cứ pháp lý, nghiên cứu các khía cạnh về thị trường, công nghệ kỹ thuật, tổ chức nhân sự và quản lý, tài chính, và kinh tế xã hội của dự án 1.5.3.1... phép đầu tư, giúp cho hoạt động đầu tư có thể được tiến hành Việc lập dự án cũng giúp cho chủ đầu tư có quyết định đầu tư hợp lý và để cho các tổ chức tín dụng hay nhà nước có cơ sở để cấp vốn cho dự án Do vậy, có thể thấy việc lập dự án đặc biệt quan trọng trong mọi công cuộc đầu tư Việc lập dự án tốt thì việc thực hiện dự án được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả, đem lại lợi ích về cho cả chủ đầu tư . Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 làm đề tài thực tập của mình. Cháuyên đề gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư. Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. 1.5.1. Quy trình lập dự án tại công ty: Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện lập dự án tại công ty: Bước 1: Tìm kiếm cơ hội đầu tư: Thông. đó, công tác soạn thảo các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 lại chưa được xem trọng nhiều và còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy việc hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty là

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan