NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN

79 562 0
NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG SINH kế và THU NHẬP của NGƯỜI dân tại xã núa NGAM – HUYỆN điện BIÊN – TỈNH điện BIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o VÌ THỊ NGHIÊN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ NÚA NGAM – HUYỆN ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K43 - KN Khoa : KT & PTNT Khoá học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Ngọc Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu trích dẫn trong đề tài đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan ThS. Trần Thị Ngọc Vì Thị Nghiên XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là thành quả trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên tại giảng đường Đại học, cùng với quãng thời gian thực tập nghiên cứu tại cơ sở, đó là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa những gì được tiếp thu từ thầy cô, sách vở và thực tiễn tại cơ sở trong suốt quãng thời gian thực tập. Bằng cả tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo Th.S Trần Thị Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng và UBND xã Núa Ngam - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập. Do thời gian có hạn cũng như năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên trong khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Vì Thị Nghiên iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Số hộ điều tra tại 6 thôn xã Núa Ngam 24 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Núa Ngam qua 3 năm 29 Bảng 4.2. Diện tích cây trồng nông nghiệp của xã Núa Ngam năm 2014 32 Bảng 4.3. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi năm 2014 33 Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động xã Núa Ngam năm 2014 37 Bảng 4.5. Thông tin chung về chủ hộ được điều tra 41 Bảng 4.6. Thông tin các hộ điều tra theo thôn và nhóm hộ 42 Bảng 4.7. Diện tích đất canh tác theo thôn và nhóm hộ 43 Bảng 4.8. Diện tích đất rừng theo thôn và nhóm hộ 44 Bảng 4.9. Diện tích đất thuê mướn trong 12 tháng theo thôn và nhóm hộ 45 Bảng 4.10. Diện tích cây trồng chính qua các năm 46 Bảng 4.11. Diện tích lúa bình quân theo thôn và nhóm hộ 48 Bảng 4.12. Diện tích ngô bình quân theo thôn và nhóm hộ 49 Bảng 4.13. Diện tích sắn bình quân theo thôn và nhóm hộ 50 Bảng 4.14. Tình hình sử dụng lúa làm thức ăn và cho chăn nuôi 51 Bảng 4.15. Tình hình sử dụng cây ngô làm thức ăn và cho chăn nuôi 53 Bảng 4.16. Số đầu vật nuôi tại các thôn tiến hành nghiên cứu 54 Bảng 4.17. Thu nhập bình quân từ nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 56 Bảng 4.18. Bình quân thu nhập từ trồng trọt 58 Bảng 4.19. Bình quân thu nhập từ chăn nuôi 59 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Phân tích khung sinh kế của nông dân 12 Hình 2.2: Tài sản của người dân 14 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BQ Bình quân 2 CBKN Cán bộ khuyến nông 3 CC Cơ cấu 4 DT Diện tích 5 ĐVT Đơn vị tính 6 SL Sản lượng 7 SK Sinh kế 8 TB Trung bình 9 TLSX Tư liệu sản xuất 10 UBND Ủy ban nhân dân vi MỤC LỤC Trang PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………… 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Khái niệm hộ 4 2.1.2. Hộ nông dân 5 2.1.3. Kinh tế hộ nông dân 7 2.1.4. Phân loại hộ nông dân 8 2.1.5. Khái niệm sinh kế nông hộ và những yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế nông hộ 10 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17 2.2.1. Các quan điểm về sinh kế 17 2.2.2. Một số nghiên cứu về sinh kế 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 21 3.4. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 21 vii 3.4.1. Nội dung nghiên cứu 21 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Núa Ngam 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Núa Ngam 39 4.2. Thực trạng hoạt động sinh kế của người dân tại xã Núa Ngam 41 4.2.1. Một số thông tin chung về nông hộ tại xã 41 4.2.2. Diện tích đất canh tác của hộ và đất rừng 43 4.2.3. Hoạt động sản xuất trồng trọt của nông hộ 46 4.2.4. Tình hình sử dụng cây lương thực chính 51 4.2.5. Hoạt động chăn nuôi của hộ 54 4.3. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân địa phương 56 4.3.1. Thu nhập của các hộ nông dân 56 4.3.2.Thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi 57 4.4. Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương 60 4.4.1. Giải pháp chung 60 4.4.2. Giải pháp cụ thể để phát triển sinh kế đối với xã Núa Ngam 61 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 5.1 Kết luận 64 5.2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC………………………………………………………………………69 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp có 66,4% dân số đang sống ở nông thôn và gần 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp [16]. Khu vực nông thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp [3]. Là quốc gia đang phát triển với hầu hết dân số sinh sống ở nông thôn, việc phát triển kinh tế hộ nông dân là giải pháp quan trọng để có thể xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sinh kế bền vững ở nước ta. Trong quá trình đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta, sinh kế bền vững đang là mối quan tâm đặt lên hàng đầu trong phát triển kinh tế hộ nông dân. Bởi nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người. Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với các hộ nông dân khu vực đồng bằng đã khó, đối với người nông dân ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho hộ nông dân miền núi luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Chỉ có trên cơ sở đó mới khắc phục được tính tự cấp, tự túc, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và phân công lao động xã hội, hình thành, mở rộng và hoàn thiện các loại thị trường, nâng cao mức sống, mức thu nhập cũng như chất lượng sống của dân cư nông thôn ở miền núi. Núa Ngam là xã vùng ngoài của huyện Điện Biên, cách trung tâm huyện lỵ Pú Tửu khoảng 20km, là địa bàn sinh sống của hơn 3 nghìn người dân, với 5 thành phần dân tộc trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm đổi mới vừa qua, sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội đã thúc đẩy kinh tế của người nông dân ở xã Núa Ngam có những bước tiến 2 mới. Tuy nhiên, các hộ nông dân tại xã Núa Ngam hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn cản trở trong quá trình phát triển như tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu vốn, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức, năng lực sản xuất nên luôn luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo đói. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững cho người dân ở Núa Ngam là phải nâng cao năng lực cho người dân địa phương trong tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sinh kế. Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ có cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân cũng như tìm hiểu các nhân tố hỗ trợ và cản trở nông dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động sinh kế của người dân phát triển nhanh và giảm nghèo được bền vững là yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ tình hình đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế cuả người dân tại xã Núa Ngam. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của người dân tại địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Núa Ngam. - Phân tích thực trạng hoạt động sinh kế nông nghiệp và thu nhập của người nông dân tại xã Núa Ngam. [...]... các hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân tại xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên - Nghiên cứu thu nhập sinh kế từ các hoạt động sinh kế của người dân tại xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên 22 - Giải pháp nhằm đẩy mạnh nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại địa bàn nghiên cứu 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1 Câu hỏi nghiên cứu + Các hoạt. .. động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì? + Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân? + Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân? + Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào? + Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế? + Giải pháp phát triển sinh. .. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên 3.2.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 05 năm 2015 3.3 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên - Phân... sinh viên học khóa sau 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Xác định các hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân tại xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đóng góp về cơ cấu thu nhập của các hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp; đóng góp về thu nhập của các hoạt động sinh kế nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi,… để từ đó có các giải pháp phù hợp cho từng hoạt động sinh kế cụ thể - Kết quả nghiên. .. Huổi Hua trên địa bàn xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên và các hoạt động sinh kế và thu nhập của họ 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu + Giới hạn về không gian: xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên + Giới hạn về thời gian: số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm (2012 – 2014) + Giới hạn về mẫu điều tra: phỏng vấn 60 hộ sản xuất nông nghiệp tại các thôn: Pá Ngam 1, Pá Ngam 2, Na Sang 1, Na... nghiên cứu của đề tài 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Núa Ngam 4.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Núa Ngam là xã nằm về phía Nam của huyện Điện Biên, trung tâm xã cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km, xã có vị trí địa lý như sau: - Phía Đông: Giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; - Phía Tây: Giáp xã Sam Mứn và xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên; ... Muông, huyện Điện Biên; - Phía Nam: Giáp xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; - Phía Bắc: Giáp xã Sam Mứn và huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 4.852,20 ha, xã nằm trên tuyến đường đi huyện Điện Biên Đông đó là điều kiện thu n lợi để phát triển giao lưu kinh tế và phát triển hạ tầng, dân sinh xã hội Xã Núa Ngam có 12 thôn bản gồm 778 hộ với 3.324... nhập mà người dân có được từ các hoạt động sinh kế, các lý thuyết được đưa vào áp dụng như thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu nguyên nhân của hành động xã hội mà người dân lựa chọn để đưa ra các phương án sinh kế Xã Núa Ngam là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lí và kiểm soát của bộ phận quản lí xã hội Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ... trình nghiên cứu thu thập được liên quan đến đề tài như sau: 2.2.2 Một số nghiên cứu về sinh kế - Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thu n Châu, tỉnh Sơn La Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của. .. sinh kế cho các hoạt động sinh kế của người dân? 3.3.2.2 Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra Để làm sáng tỏ thực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn thu nhập . Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại xã Núa Ngam – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu, phân tích các hoạt động. NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o VÌ THỊ NGHIÊN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ NÚA NGAM – HUYỆN ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo. 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Ngọc Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân tại xã Núa Ngam – huyện Điện Biên

Ngày đăng: 18/08/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan