Tóm tắt luận án nghiên cứu xác định giống và phát triển lúa japonica ở miền bắc việt nam (Tóm tắt + toàn văn)

27 873 4
Tóm tắt luận án nghiên cứu xác định giống và phát triển lúa japonica ở miền bắc việt nam (Tóm tắt + toàn văn)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TUẤN PHONG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ PHÁT TRIỂN LÚA JAPONICA Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2014 Công trình hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn: 1. GS.TS Đỗ Năng Vịnh 2. TS. Lê Quốc Thanh Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thanh Tuyền Phản biện 2: TS. Nguyễn Nhƣ Hải Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Cƣờng Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Tuấn Phong (2013), Kết quả đánh giá một số giống lúa japonica nhập nội tại tỉnh Yên Bái, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, trang 315 - 320. 2. Nguyễn Tuấn Phong, Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy (2013), Nghiên cứu xác định thời vụ trồng thích hợp cho giống lúa J01 japonica tại tỉnh Yên Bái,Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 4 năm 2013, trang 110 - 115. 3. Nguyễn Tuấn Phong, Đỗ Năng Vịnh, Lê Quốc Thanh, Hà Thị Thúy, Phạm Văn Dân (2013), Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp cho giống lúa japonica J01 tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 20 năm 2013, trang 42 - 48. 4 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa số dân trên thế giới giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con người. Trong những năm qua, từ một quốc gia triền miên thiếu lương thực, Việt Nam đã vượt lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sản xuất nông nghiệp nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức phía trước. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo, chiếm đến gần 30% lượng gạo giao dịch trên toàn thế giới nhưng chỉ bán được với giá rẻ hơn 50 - 100 USD/tấn so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan, Ấn Độ… Nguyên nhân chủ yếu là do các giống lúa có phẩm chất gạo tốt chiếm tỷ lệ ít trong sản xuất nông nghiệp nước ta, sức cạnh tranh không cao. Điều đó dẫn đến thực trạng Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo nhưng lại nhập khẩu gạo có chất lượng cao. Một trong những yêu cầu của thực tiễn đặt ra là đối với người nông dân ngoài việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để tăng năng suất, giảm giá thành thì nhu cầu cần có nhiều hơn nữa sự lựa chọn với sản xuất lúa gạo, cần những giống lúa có phẩm chất gạo tốt, giá trị thương phẩm cao để đưa ra sản xuất tập trung thành vùng chuyên canh, tạo thêm sự đa dạng của lúa gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu là vấn đề bức thiết hiện nay. Trong thời gian qua, bằng các nguồn nhập nội và lai tạo của nhiều tác giả trong nước đã có nhiều giống lúa thuộc loài phụ japonica có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao ra đời. Lúa japonica thích hợp với vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và có thể trồng ở những nơi có độ cao trên 1000 mét so với mặt nước biển. Lúa japonica có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình, chống đổ tốt, chống chịu nhiều sâu bệnh, khả năng chịu lạnh cao, thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt nên cho năng suất cao, chất lượng tốt và giá trị hàng hóa cao phù hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc Việt Nam. Vì vậy, lúa japonica là một hướng mới trong phát triển nghề trồng lúa ở miền Bắc nước ta. Xuất phát từ những lí do trên, việc thực hiện: “Nghiên cứu xác định giống và phát triển lúa japonica ở miền Bắc Việt Nam” là đề tài mang tính thực tiễn cao và rất cần thiết nhằm khai thác lợi thế và chất lượng sản phẩm. 2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái, thực trạng (yếu tố thuận lợi và khó khăn) trong sản xuất nhằm phát triển sản xuất lúa japonica ở các tỉnh miền Bắc; 5 - Xác định 1 - 2 giống lúa japonica thích hợp, có tính ổn định và tính thích nghi rộng, tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt để phục vụ cho bà con nông dân thay thế các giống cũ tại địa phương các tỉnh miền Bắc; - Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp giống lúa japonica triển vọng thông qua kết quả các thí nghiệm về thời vụ, mật độ, mức phân bón tại tỉnh Yên Bái; - Xây dựng được mô hình trình diễn giống lúa japonica triển vọng áp dụng kỹ thuật thâm canh đạt năng suất cao, chất lượng tốt tại tỉnh Yên Bái. 3. Ý nghĩa khoa học và thục tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đây là công trình nghiên cứu khoa học, đồng bộ về xác định vùng sinh thái thích hợp, đánh giá tính thích ứng, tính thích nghi, độ ổn định, khả năng chống chịu, tiềm năng năng suất, chất lượng gạo của một số giống lúa japonica mới tại các tỉnh Bắc; - Kết quả nghiên cứu của đề tài là các dâ ̃ n liê ̣ u cơ sơ ̉ khoa ho ̣ c có giá trị về các biện pháp kỹ thuật (giống, thời vụ, mật độ, phân bón, thu hoạch), là cơ sở góp phần định hướng sản xuất các giống lúa japonica cho năng suất chất lượng cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế tại phía Bắc nước ta. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được mô ̣ t số giống lúa japonica có triển vọng thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau tại miền Bắc nước ta; - Góp phần giúp cho các địa phương mở rộng sự lựa chọn bộ giống lúa chất lượng cao, hiệu quả đầu tư các giống lúa đặc sản cao hơn so với các giống lúa thông thường, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trong vùng; - Kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Japonica J01 tại tỉnh Yên Bái có thể áp dụng ra một số địa phương, tỉnh thành khác lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự. 3.3. Phạm vi giới hạn của đề tài Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng, mã số 62.62.01.10, đề tài tập trung đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái và điều tra tình hình sử dụng phân bón nhằm phát triển sản xuất lúa japonica tại miền Bắc Việt Nanm. Nghiên cứu lựa chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa japonica có triển vọng cho năng suất, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao. 4. Điểm mới của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án đã đánh giá được miền Bắc Việt Nam là nơi có 6 tiềm năng lớn để phát triển lúa japonica. Đã xác định được giống lúa japonica mới J01 và J02 là giống cho năng suất cao và ổn định, chống chịu khá với sâu bệnh. Đồng thời xác định được một số biện pháp kỹ thuật chính trong thâm canh tăng năng suất giống lúa japonica mới J01 đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và là tư liệu có cơ sở khoa học góp phần phát triển lúa japonica tại tỉnh miền Bắc Việt Nam. 5. Khối lƣợng và cấu trúc luận án: Luận án gồm 144 trang. Cấu trúc luận án gồm: Mở đầu: 04 trang, Chương 1: Tổng quan tài liệu: 45 trang, Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 15 trang, Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 77 trang, Chương 4: Kết luận và đề nghị: 3 trang. Luận án có 42 bảng, 05 hình bản đồ, biểu đồ; 12 ảnh minh họa; 131 tài liệu tham khảo. Phần phụ lục bao gồm các bảng về khí hậu của vùng nghiên cứu, sơ đồ thí nghiệm, phiếu điều tra, xử lý số liệu thống kê, quyết định công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới liên quan đến giống lúa tuyển chọn và một số bài báo đã công bố liên quan đến nội dung luận án. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa trên thế giới. 1.2. Phản ứng sinh thái của lúa japonica. 1.3. Các biện pháp kỹ thuật đối với cây lúa. 1.4. Các chỉ tiêu chất lượng lúa gạo. 1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa japonica trên thế giới và Việt Nam. 1.6. Các giải pháp phát triển lúa japonica tại Việt Nam. CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Các giống lúa tham gia thí nghiệm Vật liệu nghiên cứu là các giống lúa mới được nhập nội, chọn tạo và công bố ở một số nghiên cứu là có tiềm năng cho năng suất cao và ổn định ở phía Bắc Việt Nam. + Nhóm ngắn ngày: Koshi Hikari, Goropikari; + Nhóm trung ngày: ĐS1, J01, J02, P10, PC26, TBJ1, TBJ2, TBJ3. 2.1.2. Các vật liệu khác - Phân bón: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh; Phân đạm urê (46% N); phân lân Lâm Thao (supe đơn 16% P 2 0 5 ); phân kali clorua (60% K 2 0). 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái nhằm phát triển lúa japonica tại miền Bắc Việt Nam; 7 2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuộc loài phụ japonica cho năng suất, chất lượng cao và ổn định tại miền Bắc Việt Nam; 2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu (thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch) để xây dựng quy trình thâm canh giống lúa japonica tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái; 2.2.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu quy trình thâm canh giống lúa japonica triển vọng vào xây dựng mô hình sản xuất tại tỉnh Yên Bái; đề xuất giải pháp để mở rộng diện tích giống lúa triển vọng tại tỉnh Yên Bái cũng như miền Bắc Việt Nam. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.1.1. Thu thập các số liệu thứ cấp - Số liệu khí tượng, hiện trạng sử dụng đất ở các điểm nghiên cứu. - Số liệu tình hình sản xuất lúa, mức phân bón. 2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng - Xác định giống lúa japonica thích hợp cho năng suất, chất lượng cao và ổn định tại miền Bắc Việt Nam; Thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10 m 2 cho mỗi vụ, khoảng cách giữa các ô là 10 cm, khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 30 cm, xung quanh thí nghiệm có ít nhất 3 hàng lúa bảo vệ. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cho giống lúa triển vọng J01 tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái; + Thí nghiệm về thời vụ gieo trồng bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10 m 2 (5 m x 2 m). + Thí nghiệm về mật độ và phân bón là thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (Split - plot design). Thí nghiệm gồm 3 lần nhắc lại, (4 mức bón phân kali x 3 mật độ cấy = 36 công thức), diện tích mỗi ô là 10 m 2 . - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thu hoạch cho giống lúa triển vọng J01 tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái. 2.3.2. Phân tích và xử lý số liệu - So sánh vùng trồng; Phân tích chất lượng gạo; - Tính sai số thí nghiệm, đánh giá tính thích ứng và độ ổn định năng suất; - Đánh giá hiệu quả kinh tế. 8 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái và điều tra tình hình sử dụng phân bón nhằm phát triển sản xuất lúa japonica ở miền Bắc Việt Nam Về mặt địa lý tự nhiên, miền Bắc Việt Nam được chia thành hai vùng: vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc). i) Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất các giống lúa japonica có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt đới. Bảng 3.3. Kết quả điều tra năng suất lúa và mức bón phân vô cơ tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2009 Địa điểm Thời vụ Mức bón phân (kg/ha) Năng suất trung bình (tạ/ha) N/ Đạm ure P 2 0 5 / Supe lân K 2 0/ Kali clorua Hưng Yên Đông Xuân 110/239 90/563 80/133 66 Mùa 88/191 90/563 80/133 60 Hải Dương Đông Xuân 120/261 89/556 85/142 67 Mùa 96/209 89/556 85/142 58 Thái Bình Đông Xuân 118/257 87/544 83/138 68 Mùa 95/207 87/544 83/138 62 Ninh Bình Đông Xuân 115/250 90/563 78/130 62 Mùa 92/200 90/563 78/130 55 Vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển sản xuất các giống lúa japonica; Người dân có trình độ thâm canh cao, do đó việc đưa giống mới vào sản xuất sẽ gặp nhiều thuận lợi; Diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp nên yêu cầu cần có các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất lúa japonica cần chú ý tới điều kiện khí hậu bất lợi trong sản xuất vụ Mùa ii) Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh, nơi đây có thế mạnh đặc biệt trong gieo trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Vùng trung du và miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển sản xuất các giống lúa japonica; Diện tích đất trồng lúa ngày càng được mở rộng, yêu cầu cần có các giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu 9 rét. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất lúa cần chú ý hướng dẫn, phổ biến quy trình, kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân trí của các địa phương. Bảng 3.5. Kết quả điều tra năng suất lúa và mức phân bón vô cơ tại các tỉnh vùng MNPB, năm 2009 Địa điểm Thời vụ Mức bón phân (kg/ha) Năng suất trung bình (tạ/ha) N/ Đạm ure P 2 0 5 / Supe lân K 2 0/ Kali clorua Yên Bái Đông Xuân 91/198 66/413 74/123 52 Mùa 73/159 66/413 74/123 47 Sơn La Đông Xuân 85/174 76/475 73/122 51 Mùa 68/148 76/475 73/122 46 Phú Thọ Đông Xuân 99/215 89/556 83/138 55 Mùa 79/172 89/556 83/138 48 Thái Nguyên Đông Xuân 100/217 85/531 82/137 56 Mùa 80/174 85/531 82/137 50 Cao Bằng Đông Xuân 80/174 75/469 71/118 50 Mùa 64/139 75/469 71/118 45 Một đặc điểm khác biệt so với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc chia thành 2 tiểu vùng sinh thái: Đông Bắc và Tây Bắc, bao gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái (thuộc Tây Bắc); Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc). Khi so sánh giữa hai tiểu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có thể thấy các thế mạnh chủ yếu ở vùng Đông Bắc là khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và du lịch. Đối với Tây Bắc, thế mạnh chính là khai thác tiềm năng thủy điện, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt Tây Bắc có những vùng sản xuất lúa tập trung có chất lượng cao. Tuy nhiên, cả Tây Bắc và Đông Bắc, do điều kiện địa hình có độ dốc, chia cắt mạnh, tập quán canh tác và trình độ thâm canh còn hạn chế nên ảnh hưởng tới chất lượng đất, đất bị xói mòn, rửa trôi, nghèo dinh dưỡng, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn đến năng suất cây trồng không cao. Vì vậy, để có thể phát triển sản xuất lúa japonica cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tóm lại, điều kiện tự nhiên của miền Bắc phù hợp với định hướng phát triển sản xuất lúa japonica. 10 3.2. Kết quả đánh giá thời gian sinh trƣởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa japonica tại một số tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau tại miền Bắc Việt Nam Bảng 3.6. Thời gian sinh trƣởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong vụ Xuân 2010 vụ và vụ Xuân 2011 Tên giống TGST (ngày) Bông/ khóm (bông) ∑ hạt /bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Hƣng Yên KD18 (Đ/c) 131 6,3 147 92,5 20,4 78,4 62,3 BT7(Đ/c) 133 5,7 155 93,6 18,5 68,7 54,7 ĐS1 141 6,4 136 91,9 23,7 85,3 67,8 J01 133 6,2 142 92,3 23,7 86,2 68,5 J02 137 6,1 133 90,8 23,4 77,8 62,0 P10 136 5,0 144 92,5 23,6 70,0 55,6 PC26 135 4,9 150 90,0 24,2 72,2 57,6 TBJ1 135 4,6 149 88,9 25,4 69,8 55,6 TBJ2 137 4,4 148 88,3 24,2 62,5 49,6 TBJ3 136 4,8 150 89,8 24,3 70,6 56,2 CV (%) 4,2 3,9 1,6 4,6 LSD 0,05 0,38 9,6 2,4 4,7 Hải Dƣơng KD18 (Đ/c) 139 6,5 147 93,5 20,3 81,4 64,3 BT7 (Đ/c) 135 5,6 156 92,8 18,3 66,9 53,6 ĐS1 143 6,4 134 93,5 23,7 85,6 68,6 J01 135 6,2 141 92,9 23,6 86,1 69,2 J02 138 6,5 131 91,4 23,4 82,0 65,2 CV (%) 4,0 4,6 1,5 5,8 LSD 0,05 0,47 12,18 2,67 6,9 Thái Bình KD18 (Đ/c) 135 6,6 148 93,3 20,4 83,2 65,3 BT7 (Đ/c) 134 5,7 154 93,9 18,3 67,9 53,7 ĐS1 145 6,7 135 94,1 23,7 91,0 72,6 J01 139 6,6 139 93,8 23,7 91,8 73,3 J02 142 6,7 132 92,7 23,4 86,4 68,0 CV (%) 5,8 3,7 1,7 5,4 LSD 0,05 0,7 9,8 2,9 6,7 Ninh Bình KD18 (Đ/c) 142 6,1 145 92,7 20,5 75,5 60,3 BT7 (Đ/c) 138 5,4 155 93,9 18,4 65,1 51,7 ĐS1 142 6,6 137 93,7 23,7 90,3 71,1 J01 135 6,4 145 93,4 23,6 91,9 72,0 J02 139 6,4 137 93,2 23,5 85,7 68,0 CV (%) 6,4 3,9 1,2 4,8 LSD 0,05 0,74 10,56 2,08 5,8 [...]... gạo các giống lúa japonica trồng ở miền núi phía Bắc có các chỉ số thành phần cao hơn so với khi trồng ở đồng bằng sông Hồng Tóm lại: Kết quả đánh giá so sánh 10 giống lúa thuộc loài phụ japonica đã chọn ra được hai giống lúa J01, J02 phù hợp với điều kiện sinh thái, cơ cấu mùa vụ tại một số tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái miền Bắc Việt Nam Các giống lúa J01, J02 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm... hình sử dụng phân bón nhằm phát triển sản xuất lúa japonica ở miền Bắc Việt Nam ở nội dung 3.1, vùng núi Tây Bắc có điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái phù hợp hơn để phát triển sản xuất lúa japonica, trong đó tỉnh Yên Bái là địa phương khi trồng khảo nghiệm các giống lúa japonica cho năng suất và chất lượng cao hơn so với các địa phương khác trong vùng 3.3 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật... thích hợp cho phát triển sản xuất lúa japonica năng suất và chất lượng tốt Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất các giống lúa japonica gặp không ít khó khăn Đất nông nghiệp chủ yếu là nương rẫy, ruộng nước ít, phân tán rải rác, địa hình phức tạp, dân trí thấp gây trở ngại cho công tác chỉ đạo sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Vì vậy, việc phát triển sản xuất giống lúa japonica cần... phù sa sông Hồng và đất bạc màu ở các tỉnh miền núi phía Bắc phù hợp với yêu cầu ngoại cảnh của một số giống lúa thuộc loài phụ japonica Việc phát triển sản xuất lúa japonica trong thời gian tới là phù hợp với định hướng tăng diện tích lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân cũng như phục vụ cho xuất khẩu 2 Các giống lúa japonica J01, J02 được xác định là giống thích nghi,... quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lúa J01 tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái 3.3.2.1 Nghiên cứu xác định thời vụ trồng thích hợp cho giống lúa J01 tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái iiii) Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J01 trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2011 - 2012 Bảng 3.26 Ảnh hƣởng... đạt cao nhất ở thời vụ 3 với 58,2 tạ/ha 3.3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón kali và mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa J01 iiiii) Ảnh hưởng của mức bón phân kali và mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J01 trong vụ Xuân tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái Bảng 3.33 Ảnh hƣởng của mức... chủng hoặc xác nhận) nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất về: kỹ thuật, giống, vật tư để giúp người dân tiếp thu, gieo trồng và mở rộng diện tích sản xuất các giống lúa japonica nói chung, giống lúa J01 nói riêng Đồng thời kết hợp với những đơn vị chuyên cung ứng giống để chủ động trong việc sản xuất giống hay cung ứng giống cho sản xuất KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận 1 Điều kiện tự nhiên của miền Bắc ở cả đất... giống lúa japonica thí nghiệm, giống ĐS1 và J01 là hai giống có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương đương nhau, cao hơn có ý nghĩa so với các giống lúa japonica còn lại 3.2.4 Đánh giá khả năng chịu lạnh giai đoạn mạ các giống lúa nghiên cứu trong điều kiện vụ Xuân 2011 tại tỉnh Yên Bái Bảng 3.11 Kết quả đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống lúa nghiên cứu ở giai đoạn sau cấy đến hồi xanh... hơn 1 tuần), lúa của các giống đối chứng HT1, Nhị Ưu 838 đều bị chết, tỉ lệ lúa chết từ 4,73 - 6,33%, sau giai đoạn hồi xanh hiện tượng chết cây vẫn xảy ra ở giống đối chứng, còn lúa của các giống lúa japonica thí nghiệm vẫn xanh đậm Đây là đặc điểm rất rõ ràng để nhận biết các giống lúa japonica trên đồng ruộng, tỷ lệ lúa chết rất thấp (từ 0 - 0,47%) 3.2.5 Đánh giá tính thích ứng và độ ổn định năng suất... trí cơ cấu và phát triển sản xuất giống lúa J01 tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn - tỉnh Yên Bái - Tăng cường công tác khuyến nông tâ ̣p huấ n, đào tạo nông dân, phổ biến kiến thức , trồng các giống lúa japonica nói chung, giống lúa J01 nói riêng trên các phương tiện truyền thông giúp người dân làm quen, nắm bắt được kỹ thuật trồng các giống lúa japonica - Hình thành vùng sản xuất giống lúa J01 với . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TUẤN PHONG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ PHÁT TRIỂN LÚA JAPONICA Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM . lượng lúa gạo. 1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa japonica trên thế giới và Việt Nam. 1.6. Các giải pháp phát triển lúa japonica tại Việt Nam. CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. suất giống lúa japonica mới J01 đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và là tư liệu có cơ sở khoa học góp phần phát triển lúa japonica tại tỉnh miền Bắc Việt Nam. 5. Khối lƣợng và cấu trúc luận án: Luận

Ngày đăng: 17/08/2015, 15:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan