TẬP HUẤN đội điều TRA GIÁM sát DINH DƯỠNG tài LIỆU học VIÊN

46 801 1
TẬP HUẤN đội điều TRA GIÁM sát DINH DƯỠNG   tài LIỆU học VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

M03 - 1 Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viên Tài liệu tham khảo KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers Nhóm biên soạn: Khoa Giám Sát và Chính Sách Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Hà Nội, tháng 6 - 2014 M03 - 2 Mục lục: Tóm Tắt Bài giảng 1 - Giới thiệu phương pháp tập huấn 4 TT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn 4 TT 2-2: Thời gian biểu lớp tập huấn 5 Bài giảng 2 – Thông tin về điều tra giám sát của tỉnh 6 TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD tại tỉnh __________________ 6 Bài giảng 3 – Tổ chức đội điều tra 7 TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát 7 TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng 9 TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên 10 Bài giảng 5 - Bộ câu hỏi điều tra 11 TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra GSDD 11 TT 2-8: Các chỉ số của chương trình dinh dưỡng quốc gia và thông tin thu thập bằng công cụ GSDD 20 Bài giảng 6 – Kỹ thuật phỏng vấn 23 TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn 23 TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ uống trong ngày hôm qua (8.2) 25 TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ ăn trong ngày hôm qua (8.3) 26 Bài giảng 7 – Bảo vệ đối tượng tham gia điều tra 27 TT 2-13: Các lý do phải giữ bí mật cá nhân 27 TT 2-14: Phiếu đồng ý tham gia 28 Bài giảng 8 – Các tài liệu hỗ trợ điều tra 29 TT 2-15: Các tài liệu hỗ trợ cho điều tra GSDD 29 Bài giảng 9 – Giám sát hỗ trợ nâng cao chất lượng điều tra 31 TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng 31 TT 2-18: Kiểm tra lỗi tại thực địa 32 TT 2-19: Phiếu nhật ký điều tra 33 TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên 34 TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3 D" 35 Bài giảng 10 – Cân đo nhân trắc 36 TT2-22: Cân trẻ theo phương pháp mẹ bồng con 36 TT 2-23: Đề cương cân đo trẻ 38 Bài giảng 11 – Chuẩn hóa cân đo 39 TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo 39 Bài giảng 13 – Đánh giá lớp học 41 M03 - 3 TT 2-25: Phiếu đánh giá lớp tập huấn 41 Bài giảng 14 – Phụ lục cân đo nhân trắc, đánh giá phiếu điều tra 42 TT 2-26a: Sơ đồ quy trình đo chiều dài nằm 42 TT 2-26b: Sơ đồ quy trình đo chiều cao 42 TT 2-27: Đề cương đo chiều cao/ chiều dài 44 TT 2-30: Phiếu nhận xét công cụ điều tra 45 TT 2-31: Phiếu liệt kê từ vựng địa phương 46 M03 - 4 Bài giảng 1 - Giới thiệu phương pháp tập huấn TT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn Sau lớp tập huấn, Đội trưởng và Điều tra viên sẽ: 1) Hiểu được tại sao thông tin thu thập trong điều tra có liên quan đến mục tiêu của chương trình dinh dưỡng quốc gia 2) Tìm hiểu các thông tin liên quan đến chuẩn bị vật tư, tài liệu và thời gian cần thiết cho quá trình điều tra 3) Xem xét từng câu hỏi của bộ câu hỏi GSDD, mục đích câu hỏi để xác định chỉ số nào và tại sao chỉ số thu thập lại quan trọng đối với chương trình dinh dưỡng quốc gia 4) Học được các kỹ năng cần thiết khi sử dụng công cụ hỗ trợ điều tra, từ vựng địa phương và phiếu chấp thuận của đối tượng 5) Thực hành sử dụng bộ câu hỏi điều tra GSDD và Bảng kiểm đánh giá chất lượng như các công cụ điều tra 6) Học được các kỹ năng giám sát, phỏng vấn và kỹ thuật điều tra đúng M03 - 5 TT 2-2: Thời gian biểu lớp tập huấn Thời gian Bài giảng Giờ Ngày 1 Sáng 8:00 - 8:05 Khai mạc 0:05 8:05 - 8:35 1 Giới thiệu phương pháp tập huấn 0:30 8:35 - 9:00 2 Vai trò và mục đích của điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm (GSDD) 0:25 9:00 - 9:30 3 Chức năng nhiệm vụ của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh, đội trưởng và điều tra viên 0:30 9:30 - 10:00 4 Chọn mẫu và Tổ chức điều tra 0:30 10:00 - 10:15 Giải lao giữa giờ 0:15 10:15 - 11:30 5 Giới thiệu bộ câu hỏi GSDD 2014 1:15 Chiều 14:00 - 15:30 6 Kỹ năng phỏng vấn điều tra 1:30 15:30 - 15:45 Giải lao giữa giờ 0:15 15:45 - 17:30 7 Thực hành phỏng vấn, đóng vai 1:45 Ngày 2 Sáng 8:00 - 8:15 Tóm tắt các bài giảng ngày 1 0:15 8:15 - 8:45 8 Sử dụng tài liệu hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ điều tra 2014, bí mật cá nhân, sử dụng bảng kiểm 1:00 8:45 - 9:15 9 Phương pháp cân đo nhân trắc 1:00 9:15 - 9:30 Giải lao giữa giờ 0:15 9:30 - 10:30 10 Thực hành cân đo nhân trắc và chuẩn hóa 1:00 10:30 - 11:30 11 Thực hành mô hình điều tra thực địa 1:00 Chiều 14:00 - 16:00 12 Thảo luận và rút kinh nghiệm sau thực hành Xây dựng chương trình tập huấn điều tra viên tại tuyến tỉnh 2:00 16:00 - 17:00 Đánh giá lớp học và bế mạc 1:00 M03 - 6 Bài giảng 2 – Thông tin về điều tra giám sát của tỉnh TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD tại tỉnh __________________ Điều tra GSDD hàng năm (đang được VDD chuẩn hóa) là một quá trình thu thập thông tin dinh dưỡng tại cộng đồngcủa từng nămtừ đónhằm đánh giá tiến trình thay đổi củacác vấn đề trongmục tiêu quốc gia 2011-2020(mới chỉ tập trung ở tình trạng dinh dưỡng của trẻ em), quá trình tiến bộ về hiểu biết, thực hành đúng trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻvà độ bao phủ của các các can thiệp dinh dưỡng sức khỏe quan trọng. Bộ câu hỏi GSDD đã được hiệu chỉnh lại theo hướng các hoạt động can thiệp của chương trình dinh dưỡng. Điều tra GSDD có thể được tiến hành trước khi bắt đầu dự án, sau khi kết thúc dự án và theo dõi đinh kỳ hàng năm. Để tiến hành điều tra GSDD sẽ cần các đội điều tra của các tỉnh (bao gồm đội trưởng và điều tra viên) và nhóm kỹ thuật (Viện Dinh dưỡng). Điều tra GSDD năm 2014 được tiến hành trên toàn quốc có các mục tiêu sau đây: 1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5tuổi theo mục tiêu giảm dần tỷ lệ suy dinh dưỡng và khống chế tỷ lệ trẻ bị thừa cân béo phì; 2) Đánh giá độ bao phủ củachương trình can thiệp cho bà mẹ sau sinh và trẻ uống vitamin A; 3) Đánh giá sự thay đổi hành vi trong việc phòng chống thiếu sắt và vi chất; 4) Đánh giá sự thay đổi hành vi trong nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ nhỏ ăn bổ sung; 5) Hỗ trợ nâng cao năng lực thu thập thông tin, phân tích và sử dụngcủa mạng lưới dinh dưỡng tuyến tỉnh trong xây dựng chiến lược can thiệp dinh dưỡng tại địa phương, 6) Góp phần vào sự phối hợp giữa Chương trình Dinh dưỡng Quốc gia với các Bộ ngành trung ương, địa phương, và các đối tác quốc tế. Điều tra GSDD sẽ được tiến hành từ tháng 7 cho đến hết tháng 10 năm 2013. Tại tỉnh _tên tỉnh_ điều tra GSDD sẽ được tiến hành từ <Ngày_bắt_đầu>cho đến <Ngày_kết_thúc> do <số_đội> đội điều tra. Số trẻ điều tra là 1530 trẻ dưới 5 tuổi cùng với việc phỏng vấn bà mẹ của các trẻ trên. Các đối tượng được chọn từ 30 xã/phường của từng tỉnh, chọn ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu hệ thống tỷ lệ theo dân số. Trong số 1530 trẻ sẽ chọn theo tỷ lệ185 trẻ dưới 6 tháng tuổi(12%), 690trẻ từ 7-24 tháng tuổi (45%),và 655 trẻ từ 25-60 tháng tuổi (43%) Điều tra viên và đội trưởng các đội điều tra sẽ được tập huấn trong hai ngày <Thời gian>. Trong thời gian đó buổi cuối cùng sẽ đi thực hành điều tra tại xã. <Lịch cụ thể của tập huấn và điều tra tại tỉnh> Yêu cầu các học viên của các tỉnh xây dựng lịch điều tra của tỉnh mình. M03 - 7 Bài giảng 3 – Tổ chức đội điều tra TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát Các thành viên cơ bản của điều tra GSDD bao gồm: 1) Giảng viên điều tra giám sát của tỉnh (Các học viên trong lớp này) 2) Nhóm kỹ thuật (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng) 3) Giám sát viên (Tỉnh, Trung ương và Khu vực) 4) Chuyên trách điều tra 5) Đội trưởng 6) Điều tra viên 7) Nhập liệu (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng) Nhóm kỹ thuật nòng cốt bao gồm Chuyên trách điều tra thực địa và Chuyên trách quản lý số liệu là các cán bộ thuộc khoa Ggiám sát dinh dưỡng, Viện Dinh Dương, Bộ Y tế và một số chuyên gia dinh dưỡng từ các tổ chức đối tác trong các hoạt động can thiệp có liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Nhóm kỹ thuật nòng cốt sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các công cụ điều tra, phương pháp chọn mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các trang thiết bị phục vụ điều tra. Các thành viên của nhóm kỹ thuật nòng cốt cũng có chức năng như Giám sát viên Trung ương. Chuyên tráchđiều tra thực địa sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo tiến hành điều tra theo khung thời gian cho phép cũng như ra các quyết định trong quản lý khác. Chuyên trách quản lý số liệu sẽ chịu trách nhiệm quá trình nhập liệu trên máy tính và là người có trình độ về quản lý số liệu cũng như thống kê tin học. Chuyên trách quản lý số liệu chịu trách nhiệm giám sát quá trình nhập liệu, làm sạch số liệu, kiểm tra chất lượng số liệu và tiến hành phân tích số liệu. Trong điều tra GSDD, chuyên trách dinh dưỡng của Trung tâm T tế dự phòng các tỉnh sẽ đóng vai trò của Giảng viên, Phụ trách điều tra và Chuyên trách điều tra tuyến tỉnh. 1) Với chức năng là giảng viên điều tra GSDD của tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ chịu trách nhiệm tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên trước khi tỉnh tiến hành điều tra GSDD. 2) Với chức năng Chuyên trách điều tra, chuyên trách dinh dưỡng sẽ nhận danh sách cụm (xã/phường) điều tra từ Viện Dinh dưỡng. Họ sẽ là người trực tiếp hoặc cùng đội trưởng chọn 3 thôn/tổ dân số từ danh sách các thôn/ tổ dân phố của các xã được chọn trong điều tra GSDD hàng năm. 3) Trong quá trình điều tra, với chức năng Giám sát viên tuyến tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ tiến hành giám sát quá trình thu thập thông tin của các đội điều tra tại ít nhất 3 cụm trong tổng số 30 cụm (10% được giám sát) Điều tra viên là người do Giám sát viên tuyến tỉnh tuyển chọn (từ các cán bộ trong Trung tâm Ytế dự phòng hoặc Trung tâm Sức khỏe sinh sản nếu có sự phối hợp giữa hai trung tâm này của tỉnh). Điều tra viên chịu trách nhiệm phỏng vấn đối tượng là bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bằng phiếu M03 - 8 điều tra GSDD - và cân đo nhân trắc. Người nhập liệudo Chuyên trách quản lý số liệutuyển chọn và tập huấn. Ngườinhập liệuchịu trách nhiệm nhập phiếu bằng phần mềm do Chuyên trách quản lý số liệu cung cấp và chất lượng của các thông tin được nhập so với phiếu gốc. M03 - 9 TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng Vai trò đội trưởng rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của số liệu thu thập. Do nhiều hoạt động của chương trình dinh dưỡng sẽ dựa trên các số liệuthu thập từ điều tra GSDD nên việc giám sát là hết sức cần thiết. Đội trưởng: 1) Là người động viên và nâng cao hiệu quả của điều tra viên. 2) Xác định đối tượng điều tra và kiểm tra xác định đúng cụm, thôn/ tổ dân phố theo danh sách của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh cung cấp. 3) Quan sát (hoặc phỏng vấn lại nếu cần thiết) khoảng 10% số cuộc phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của các cuộc phỏng vấn. 4) Kiểm tra lại tất cả các phiếu điều tra trước khi đội rời khỏi xã/ phường điều tra, sửa lại các lỗi được phát hiện để giảm sai số do mất số liệu hoặc số liệu bất hợp lý. 5) Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình phỏng vấn, cân đo nhân trắc cũng như giải đáp các câu hỏi liên quan đến điều tra GSDD. 6) Ghi chép các vấn đề hoặc tình huống bất thường trong nhật ký điều tra thực địa. 7) Hướng dẫn lại kỹ thuật phỏng vấn hoặc cân đo nhân trắc cho điều tra viên nếu cần thiết. 8) Biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra tại thực địa 9) Trung thực với các quy tắc đề ra trong đề cương điều tra GSDD. M03 - 10 TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên Công việc của điều tra viên tác động trực tiếp lên chất lượng của số liệu. Điều quan trọng nhất đối với điều tra viên là điều tra đúng đối tượng và tuân thủ theo các bước trong phỏng vấn cũng như cân đo nhân trắc. Điều tra viên: 1) Xác định đúng đối tượng là trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ (hoặc người chăm sóc trẻ nếu trẻ không có mẹ sống cùng) 2) Nhắc lại với đối tượng được phỏng vấn về sự tự nguyện tham gia của đối tượng và tính bảo mật (tính không xác định đối tượng phỏng vấn của thông tin thu thập); xác nhận sự đồng ý tham gia của đối tượng và đảm bảo tính không xác định của phiếu. 3) Giữ thái độ trung gian khi hỏi phỏng vấn (Không phản ứng khi đối tượng trả lời đúng hoặc sai hoặc không đúng cách) 4) Kiên nhẫn khi hỏi, giải thích nếu chưa hiểu câu hỏi nhưng không gợi ý câu trả lời 5) Hỏi theo kiểu phỏng vấn, không hỏi theo tra hỏi; chỉ sử dụng câu hỏi dò như "Còn gì nữa ", "chị khẳng định là " chỉ khi nào cần thiết. 6) Tuân thủ thứ tự của quy trình đánh dấu bảng kiểm các loại thực phẩm ăn trong ngày hôm qua 7) Chỉnh lại câu hỏi theo từ ngữ địa phương đã được xây dựng trong lớp tập huấn 8) Chú ý chuyển câu, nhảy câu theo phiếu sau khi có câu trả lời của người được phỏng vấn. 9) Điền phiếu đầy đủ và cẩn thận, kiểm tra và sửa lỗi điền phiếu trước khi di chuyển sang cụm điều tra khác 10) Cân đo nhân trắc theo đúng quy trình với độ chính xác cao nhất 11) Nộp trả phiếu cho đội trưởng - người sẽ kiểm tra điền phiếu đầy đủ, rõ ràng ngay tại thực địa. 12) Phản ảnh ngay cho đội trưởng mọi vấn đề liên quan đến quá trình điều tra hoặc chất lượng số liệu (Tìm lại đối tượng nếu đội trưởng yêu cầu làm rõ các thông tin đã điền trong phiếu) [...]... CÁO KẾT QUẢ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA Từ viết tắt: ĐT= Đội trưởng, ĐTV = Điều tra viên phỏng vấn, NT= Điều tra viên cân đo nhân trắc GSV= Giám sát viên Ghi chú: Có thể thay đổi danh sách tài liệu cho phù hợp với hoàn cảnh M03 - 29 M03 - 30 Bài giảng 9 – Giám sát hỗ trợ nâng cao chất lượng điều tra TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng Sử dụng bảng kiểm BK03A, BK03B Quan sát và đánh giá ít... tài liệu hỗ trợ cho điều tra GSDD Mã bảng kiểm Tên tài liệu Thời điểm Đối tượng BK01 BẢNG KIỂM TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA Trước điều tra ĐTV, ĐT BK02 BẢNG KIỂM CỦA ĐỘI TRƯỞNGTRƯỚC KHI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA Trước điều tra ĐT Khi cân đo ĐT, GSV BK03A PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÂN ĐO NHÂN TRẮC BK03B PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỎNG VẤN Khi phỏng vấn ĐT, GSV BK04 DANH SÁCH ĐÔI TƯỢNG ĐIỀU TRA 30 CỤM Trong điều. .. "3 D" Thực hành này sẽ phải quay vòng 3 lần • Vòng #1, một học viên đóng vai "Điều tra viên" có đeo ký hiệu "Điều tra viên" trên người và một học viên khác đóng vai người trả lời phỏng vấn và có đeo ký hiệu "Bà mẹ" • "Bà mẹ" trả lời phỏng vấn của "Điều tra viên" và điều tra viên điền lại câu trả lời vào bảng copy của phiếu TT2-7: Phiếu điều tra GSDD "Bà mẹ" thỉnh thoảng đưa ra những tình huống trả lời... khác vạch ra lỗi của mình Điều này cũng giúp cho các điều tra viên có thói quen tự kiểm điểm bản thân để làm tốt hơn Trước khi kết thúc phần phản hồi cho điều tra viên: • • Yêu cầu điều tra viên tóm tắt lại vài điểm mà họ đã làm tốt và những điểm sẽ cần phải khắc phục trong tương lai Tin chắc điều tra viên đã ghi nhận được mọi điều • Yêu cầu điều tra viên tỏ thái độ sẽ cố gắng khắc phục các nhược điểm... mỗi điều tra viên trong đội Sử dụng bảng kiểm này trong khi quan sát cuộc phỏng vấn Trong khi quan sát, không nói hoặc nhắc nhở điều tra viên dù họ có mắc lỗi Điền lại bảng kiểm sau khi kết thúc phỏng vấn.Trao đổi riêng với với điều tra viên đó, thảo luận về cả những điểm mạnh và những điểm cần phải làm cho tốt hơn Cần nhớ rằng: Mục đích của bảng kiểm này là để ghi nhận chất lượng của điều tra viên, ... sản phẩm dinh dưỡng giàu chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng được điều trị trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố, quận/huyện và phường/xã; Xây dựng và phổ biến phác đồ điều trị suy dinh dưỡng nặng trong các cơ sở điều trị nhi khoa trên địa bàn thành phố và tại cộng đồng; Xây dựng câu lạc bộ dinh dưỡng để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng nhằm... đóng vai "đội trưởng" quan sát "điều tra viên" và sử dụng TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng để phát hiện lỗi trong quá trình phỏng vấn phiếu GSDD • Sau khi kết thúc phỏng vấn, Giảng viên dừng phỏng vấn và để thời gian cho "Đội trưởng" phản hồi lại cho "điều tra viên theo phương pháp mô tả trong TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên Lặp lại vòng #1 thêm hai lần nữa và các học viên đổi vai... cho điều tra viên • Về nguyên tắc, phản hồi riêng cho từng điều tra viên Đội trưởng có thể phản hồi những điểm tốt (biểu dương) chung cho cả đội • Ghi nhận những điểm tốt, những điểm đã có tiến bộ Nói chung, tỷ lệ giữa số điểm tốt được ghi nhận với số điểm chưa tốt được phản hồi theo tỷ lệ 3: 1 để cho điều tra viên không bị mất cân bằng.Dựa vào các điểm tốt để bình luận sự tiến bộ của điều tra viên. .. lượng của điều tra viên, khuyến khích điều tra viên tiếp tục duy trì những điểm đã làm tốt, và để hoàn thiện hơn kỹ năng của điều tra viên M03 - 31 TT 2-18: Kiểm tra lỗi tại thực địa Đội trưởng không thể có khả năng quan sát tất cả các cuộc phỏng vấn của đội mình Tuy nhiên, đội trưởng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lỗicủa tất cả các phiếu phỏng vấn.Họ sẽ phải kiểm tra ngay khi còn ở thực địa và mọi vấn... ví dụ: điều tra viên đánh dấu cả hai mục trẻ được "bú mẹ hoàn toàn" và được cho "ăn bổ sung" Nếu có thể, đội trưởng cần trao đổi với điều tra viên trước khi rời khỏi thực địa để họ có thể dễ dàng quay lại tìm người trả lời phỏng vấn nếu phát hiện có các câu chưa trả lời Mọi lỗi phát hiện đều phải sử dụng như các cơ hội học tập và rút kinh nghiệm M03 - 32 TT 2-19: Phiếu nhật ký điều tra Tên đội trưởng: . (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng) 3) Giám sát viên (Tỉnh, Trung ương và Khu vực) 4) Chuyên trách điều tra 5) Đội trưởng 6) Điều tra viên 7) Nhập liệu (Khoa Giám sát dinh dưỡng, . M03 - 1 Tập huấn đội điều tra GIÁM SÁT DINH DƯỠNG: Tài liệu học viên Tài liệu tham khảo KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers. đội điều tra TT 2-4 : Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát Các thành viên cơ bản của điều tra GSDD bao gồm: 1) Giảng viên điều tra giám sát của tỉnh (Các học viên trong lớp này)

Ngày đăng: 17/08/2015, 01:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài giảng 1 - Giới thiệu phương pháp tập huấn

    • TT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn

    • TT 2-2: Thời gian biểu lớp tập huấn

    • Bài giảng 2 – Thông tin về điều tra giám sát của tỉnh

      • TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD tại tỉnh __________________

      • Bài giảng 3 – Tổ chức đội điều tra

        • TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát

        • TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng

        • TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên

        • Bài giảng 5 - Bộ câu hỏi điều tra

          • TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra GSDD

          • TT 2-8: Các chỉ số của chương trình dinh dưỡng quốc gia và thông tin thu thập bằng công cụ GSDD

          • Bài giảng 6 – Kỹ thuật phỏng vấn

            • TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn

            • TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ uống trong ngày hôm qua (8.2)

            • TT 2-12a: Trình tự phỏng vấn cho trẻ ăn trong ngày hôm qua (8.3)

            • Bài giảng 7 – Bảo vệ đối tượng tham gia điều tra

              • TT 2-13: Các lý do phải giữ bí mật cá nhân

              • TT 2-14: Phiếu đồng ý tham gia

              • Bài giảng 8 – Các tài liệu hỗ trợ điều tra

                • TT 2-15: Các tài liệu hỗ trợ cho điều tra GSDD

                • Bài giảng 9 – Giám sát hỗ trợ nâng cao chất lượng điều tra

                  • TT 2-17: Bảng kiểm đánh giá nâng cao chất lượng

                  • TT 2-18: Kiểm tra lỗi tại thực địa

                  • TT 2-19: Phiếu nhật ký điều tra

                  • TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên

                  • TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3 D"

                  • Bài giảng 10 – Cân đo nhân trắc

                    • TT2-22: Cân trẻ theo phương pháp mẹ bồng con

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan