THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

100 873 6
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm tới.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ------ CHUYÊN ÐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP Họ tên sinh viên: Đào Thị Ngát Chuyên ngành: Thương mại quốc tế Lớp: Thương mại quốc tế Khóa: 47 Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào HÀ NỘI, NĂM 2009 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể về sản xuất, tiêu dùng đặc biệt là xuất khẩu nông sản. nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng đứng tốp đầu thế giới như mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều … nhưng điều bất cập là kim ngạch xuất khẩu còn kém nhiều nước cùng xuất khẩu nông sản do hàng nông sản Việt Nam bị bất lợi về giá xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng khắp thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ cả châu Úc nhưng mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế. Tuy nhiên, kết quả đó so với tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam nhu cầu tiêu dùng của thế giới còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng. Do đó cần phải khai thác mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản Việt Nam. Bài chuyên đề xin tập trung đánh giá, phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian qua, từ đó chỉ ra những xu hướng, hạn chế tồn tại cũng như triển vọng phát triển thị trường hàng nông sản Việt Nam thời gian tới. Ngoài phần mở đầu vào kết luận, bố cục bài chuyên đề chia làm ba phần chính, bao gồm: Chương 1: Xuất khẩu thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm tới. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ của Trung tâm thông tin - Viện Chính sách Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn thôn đã tận tình hướng dẫn cung cấp cho em những tư liệu cần thiết trong quá trình làm đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO đã tạo điều kiện, chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đề tài này. Tuy nhiên, do còn thiếu bề dày về kiến thức kĩ năng phân tích tổng hợp nên bài viết chắc chắn sẽ còn có những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời đóng góp, bổ sung góp ý để bài chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1 XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA–HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM 1.1.CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 1.1.1. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt Nam. 1.1.1.1.Nội dung công nghiệp hóa vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội. a.Nội dung công nghiệp hóa. Có thể thấy công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của các nước, nhưng cần hiểu như thế nào về CNH. Ngay từ năm 1963 Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm qui ước về CNH: “CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế sự tiến bộ về xã hội”. Từ khái niệm qui ước trên đây, có thể đưa ra khái niệm khái quát nhất về CNH như sau: “CNH là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế đời sống xã hội, làm biến đổi toàn bộ nền kinh tế, đưa nền kimh tế từ nông nghiệp lạc hậu đến công nghiệp hiện đại” Có thể xác định CNH bao hàm hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, CNH không chỉ là quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá trình tác động của công nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, nhằm chuyển một nền kinh Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tế nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp hiện đại, như vậy có thể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước Thứ hai, CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn vào hoạt động kinh tế đời sống xã hội nhằm cải biến phương tức lao động từ thủ công lạc hậu tới tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao. Như vậy, có thể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất. b.Vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội.  Công nghiệp hóa tạo điều kiện cho đô thị hóa Thông qua việc qui hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình phân bố lại dân cư ở các vùng, tạo điều kiện đô thị hóa đất nước. Công nghiệp hóa với sự mở rộng sản xuất công nghiệp, theo đó là sự phát triển các ngành dịch vụ. Sự phát triển của các ngành này đã thu hút một lượng lao động ở nông thôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu phải mở rộng các khu vực thành thị vốn đã trở nên chật hẹp so với yêu cầu mới làm cho các vùng nông thôn ven các đô thị lớn trở thành các đô thị vệ tinh. Sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng việc xây dựng các khu công nghiệp mới ngay tại các vùng nông thôn, miền núi. Điều này đã thu hút lực lượng lao động tại chỗ cho yêu cấu sản xuất công nghiệp một bộ phận dân cư khác lại tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng những yêu cầu mới của khu công nghiệp. Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngay tại các vùng này.  Công nghiệp hóa thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế. Để thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm của ngành khác ngược lại. Quá trình này tạo ra các liên kết xuôi, liên kết ngược giữa các ngành với nhau.Hoạt động sản xuất của công nghiệp chế biến yêu cầu đầu vào từ sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông nghiệp của chính bản thân các ngành công nghiệp chế biến với nhau. Ngược lại hoạt động sản xuất nông nghiệp lại yêu cầu phân bón hóa học, thuốc trừ sâu các công cụ sản xuất từ công nghiệp. Trong các quá trình trên, để đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi khác lại phải có các dịch vụ vận chuyển, thương mại…công nghiệp hóa đã thúc đẩy các mối liên kết ngày càng phát Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 triển sâu rộng. Đây chính là cơ sở tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng năng động cho đất nước.  Công nghiệp hóa là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận của “diễn đàn kinh tế thế giới” về đành giá khả năng cạnh tranh quốc gia thì khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động kinh tế vĩ mô vi mô: từ các chính sách của chính phủ đến trình độ quản lý của doanh nghiệp, từ cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đến khả năng huy động các yếu tố nguồn lực. Rõ ràng chỉ có công nghiệp hóa mới có thể thúc đẩy sự phát triển tổng lực của nền kinh tế. Thông thường khả năng cạnh tranh được thể hiện rõ nhất ở yếu tố giá cả, nhưng ngày nay điều đó chưa đủ. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tự động hóa công nghệ mới đã làm tăng năng suất lao động giảm các yếu tố chi phí trực tiếp trong giá trị sản xuất. Những chỉ tiêu như chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm đã được tạo ra nhờ yếu tố công nghệ. Do đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào sự đổi mới công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. 1.1.1.2.Công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 2001-2010 a.Mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu tổng quát của CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả bền vững, có năng suất, chất lượng sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước xuất khẩu; Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng cao. CNH – HĐH nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến thị trường. Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại vào các Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. CNH – HĐH nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm lao động các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức tái sản xuất xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp b.Phương hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.  Phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Phát triển các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với qui mô hợp lý, tập chung nâng cao chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này (như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, cao su, rau quả nhiệt đới, thịt lợn…) trên thị trường trong nước quốc tế. Nhà nước hỗ trợ phát triển mạnh mẽ các nghành công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai mỏ, dệt may, da giày cơ khí lắp ráp, sửa chữa…để thu hút thực hiện phân công lao động xã hội ngay trên địa bàn.  Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Kinh tế nông dân tồn tại lâu dài trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô ngày càng lớn. Kinh tế tư nhân là lực lượng có khả năng thu hút vốn nhiều lao động để phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề đa dạng, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nông sản, làm dịch vụ phục vụ sản xuất đời sống ở nông thôn. Nhà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển. Khuyến khích hỗ trợ kinh tế hợp tác hợp tác xã trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, qui mô, cấp độ để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ kinh tế xã hội nông thôn Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện những việc mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.  Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị hoá nông thôn. Ưu tiên phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt cải thiện môi truờng, hạn chế, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, xây dựng quản lý công trình thuỷ lợi. Phát triển mạnh mẽ mạng lưới giao thông trong cả nước, nhà nước có chính sách hỗ trợ thỏa đáng, cùng với các địa phương đóng góp của nhân dân để phát triển mạnh mạng lưới giao thông nông thôn. Phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp có hiệu quả, chất lượng điện cao cho nhu cầu sản xuất sinh hoạt ở nông thôn.  Phát triển các thị tứ, thị trấn trên địa bàn nông thôn để thực hiện chức năng trung tâm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, văn hoá-xã hội, hỗ trợ quá trình CNH-HĐH nông thôn. Đầu tư thoả đáng cho vùng nghèo, nhất là miền núi, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số để đạt được mục tiêu công bằng xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội phát triển nguồn nhân lực.Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã văn hoá, phục hồi phát triển văn hoá truyền thống, duy trì tình làng, nghĩa xóm, sự giúp đỡ hỗ trợ nhau phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hoá, bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân. Phát triển công tác thông tin đại chúng các hoạt động văn hoá, khuyến khích động viên những nhân tố mới, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đổi mới nâng cao hệ thống giáo dục, y tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn. Tăng ngân sách cho giáo dục – đào tạo, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, tạo điều liện nguời nghèo ở nông thôn được học tập, phát triển trường nội trú cho con em dân tộc thiểu số có chính sách tuyển chọn người giỏi để đào tạo cán bộ, công nhân phục vụ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. 1.1.1.3.Đánh giá quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt nam thời kỳ đổi mới. Những kết quả thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH đó là: - CNH, HĐH trở thành sự nghiệp của quần chúng. - Từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới khu vực. - Đảm bảo sự tăng trưởng khá cao bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. - Trong tổ chức thực hiện CNH, HĐH đã xác định đúng trọng tâm, áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, phong phú để huy động mọi lực lượng tham gia. Tuy nhiên CNH, HĐH trong những năm đổi mới của nước ta còn một số tồn tại, khuyết điểm, yếu kém đó là: - Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ hội nhập với thế giới mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa có chiến lược, chính sách cụ thể trong việc xác định mục tiêu, nội dung, bước đi trong phát triển các ngành có ý nghĩa quyết định tới trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, hoá chất, luyện kim . - Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thể hiện đầy đủ mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ hội nhập kinh tế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là một số nông sản, hàng gia công, hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị . - Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong những năm đổi mới vừa qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao, chất lượng phát triển thấp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Về cơ cấu kinh tế, những ngành có sự tăng trưởng cao là những ngành có giá trị gia tăng thấp, chi phí lao động lớn, chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, ví dụ giầy dép 86% nguyên liệu nhập. Công nghiệp chế biến phát triển còn ở trình độ thấp, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới. Với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thì chủ yếu là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như chè 55%; rau quả: 5%; thịt: 1%. Với các ngành chế biến khác thì cơ cấu mặt hàng chế biến còn nghèo, trình độ chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp. - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kém. - CNH, HĐH ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nhưng chậm hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp. 1.1.2. Sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu nông sản việt Nam. Để phát huy lợi thế tuyết đối lợi thế so sánh của đất nước về sản xuất xuất khẩu nông sản: Việt nam có nhiều lợi thế trong sản xuất xuất khẩu nông sản. Cụ thể: Về đất đai: Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (khoảng 10-12 triệu ha), đất ở Việt Nam có tầng dầy, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, nhất là phù xa. Những điều kiện này kết hợp nguồn nhiệt đới ẩm dồi dào sẽ là điều kiện tốt để phát triển các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết biết khai thác một cách khoa học hợp lý. Về khí hậu: Việt Nam có khí hậu gió mùa do ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ ràng từ bắc xuống nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp. Cũng nhờ đặc trưng đất đai khí hậu riêng biệt mà chỉ Việt Nam mới vậy đã tạo cho các nông sản của Việt nam có các đặc trưng vượt trội về hương vị, chất lượng mà các loại nông sản này của quốc gia khác không thể có được. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Về nhân lưc: Việt nam có cơ cấu dân số trẻ chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Người dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng lắm bắt khoa học công nghệ nhanh chóng, lại có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Về địa kinh tế: Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi nằm trên các đường hàng không, hàng hải quốc tế. Đó là nguồn lực vô hình tạo điều kiện thuận lợi cho xâm nhập, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng. Với những tiềm năng to lớn như vậy, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển sản xuất phát triển thị trường xuất khẩu nông sản.  Phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu hóa: Thực tế cho thấy không một quốc gia nào có thể tăng trưởng kinh tế cao phát triển một cách cân đối khi đối nếu như thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế. Ngày nay rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đang mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình đó diễn ra khắp mọi nơi, tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều gắn kết với nhau tạo thành một thị trường rộng lớn thong nhất.Sự biến động này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các quốc gia tham gia, nếu quốc gia nào nhanh nhạy biết nắm bắt tốt cơ hội này thì sẽ thu được rất nhiều lợi ích, từ đó nhanh chóng đưa nền kinh tế phát triển lên một tầm cao mới. Chính điều đó đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trường tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghệp. Như vậy để tồn tại vững chắc trong sân chơi hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách này thì mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu là một yêu cầu tât yếu cho các quốc gia, các doanh nghiệp. Thu được lợi ích nhiều hơn do giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài khác thị trường nội địa Nông sản là mặt hàng mà việc sản xuất ra nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm chu kỳ thời tiết. Mà ở các khu vực địa lý khác nhau cũng có điều kiện thời tiết khác nhau. Dẫn đến trong cùng một thời gian nhưng ở các nơi khác nhau chỉ sản xuất được một số loại nông sản nhất định; chu kỳ sản xuất cùng một nông sản của các quốc gia khác nhau không trùng khít nhau. Điều đó có nghĩa là khi đến vụ thu hoạch sản lượng nông sản cung ứng trên thị trường nội địa rất lớn, tại thơì điểm đó nông sản tại thị Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 10 [...]... rộng xuất khẩu 1.2.1 Các yếu tố của thị trường xuất khẩu nông sản 1.2.2.1 Cung xuất khẩu hàng nông sản a Cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới Cung xuất khẩu hàng nông sản thế giới là lượng hàng hóa nông sản mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của các quốc gia sẵn sàng xuất khẩu ở các mức giá khác nhau trong một thời điểm nhất định Nhìn chung cung hàng nông sản thế giới phụ thuộc trực tiếp vào lượng... khẩu nông sản tác động đến mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp Khi xuất khẩu hàng nông sản tăng, điều tất yếu dẫn đến cần một nguồn hàng nông sản ngày càng tăng Do dó người sản xuất phải mở rộng hoạt động sản xuất nông nghiệp để tăng lượng hàng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường Vì khi xuất khẩu nông sản tăng sẽ tạo nguồn thu lớn cho nhà sản xuất nên họ hoàn toàn có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng... Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 triển vọng 2008 1.2.2.4 Yếu tố cạnh tranh trên thị trường nông sản Mặc dù hiện nay Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu một số nông sản lớn trên thế giới nhưng khả năng cạnh tranh khả năng tác động tới thị trường nông sản thế giới còn nhỏ Việ duy trì phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam phụ thuộc lớn vào sức cạnh tranh của các... phủ Việt Nam rất nhiều các nhà sản xuất nông sản, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam quan tâm Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm thâm nhập, phát triển bảo vệ thị trường xuất khẩu nông sản của các nước đã thành công là điều hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam Kinh nghiệm xây dựng, phát triển bảo vệ thị trường của các quốc gia xuất khẩu nông sản. .. dặn kinh nghiệm thị trường công nghệ sản xuất, quản lý tiên tiến đó bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt nam, cũng như các nhà sản xuất nông sản Việt Nam cũng phải thay đổi cung cách sản xuất kinh doanh để năng cao sức cạnh tranh cho nông sản của mình uy tin, vị thế của chính doanh nghiệp mình Sử dụng khả năng dư thừa Do quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất kinh tế... lợi ích cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh hơn nhiều khi không xuất khẩu ra thị trường thế giới  Thúc đẩy cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế thì họ không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với tất cả các đối thủ xuất khẩu nông sản trên toàn hế giới các nhà sản xuất nông sản tại thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam Để đứng... gia đang sản xuất xuất khẩu nông sản: Mặc dù, hàng nông sản Việt Nam bước đầu đã tạo được chố đứng trên thị trường thế giới nhưng vị trí đó luôn bị các đối thủ đe dọa Nếu cạnh tranh về giá thì hàng nông sản Việt Nam luôn phải nép vế trước đối thủ khổng lồ Trung Quốc (giá nông sản xuất khẩu của Trung Quốc thường thấp hơn 1/3 giá hàng nông sản Việt Nam) nên tại các thị trường doanh nghiệp Việt áp dụng... trong ngành 1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam 1.3.1.1 Yếu tố kinh tế Thị trường tài chính thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản chính... nước xuất khẩu nông sản lớn, các nước xuất khẩu nông sản khác chủ yếu cũng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế, thị trường EU là một thị trường nông sản quan trọng do đó giá hàng nông sản khi vào EU trở nên đắt tương đối, làm giảm cầu gây sức ép làm giảm giá nông sản Thu nhập tiêu dùng lương thực phẩm Sự tăng lên về thu nhập tiếp theo là những thay đổi trong tiêu dùng lương thực. .. động của xuất khẩu nói chung xuất khẩu nông sản nói riêng đối với sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một là, Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu chậm phát triển như nước ta sản xuất nông nghiệp về cơ bản còn phân tán, nhỏ lẻ nếu thụ đọng chờ ở sự dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé tăng . hoá. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam những. triển thị trường xuất khẩu nông sản việt Nam. Để phát huy lợi thế tuyết đối và lợi thế so sánh của đất nước về sản xuất và xuất khẩu nông sản: Việt nam

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:42

Hình ảnh liên quan

1.2.1.3. Đối với tăng trưởng nông nghiệp. - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1.2.1.3..

Đối với tăng trưởng nông nghiệp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 1.1.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu nôngsản của Việt Nam một số năm gần đây (triệu USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 1.2.

Kim ngạch xuất khẩu nôngsản của Việt Nam một số năm gần đây (triệu USD) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.4: Tổng nhập khẩu của thế giới một số mặt hàng (USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 1.4.

Tổng nhập khẩu của thế giới một số mặt hàng (USD) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.3: Xuất khẩu một số hàng nôngsản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới năm 2007(USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 1.3.

Xuất khẩu một số hàng nôngsản Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới năm 2007(USD) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.5: Giá của một số mặt hàng nôngsản trên thế giới (USD/tấn) Trung - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 1.5.

Giá của một số mặt hàng nôngsản trên thế giới (USD/tấn) Trung Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 2.1: Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.1.

Kim ngạch xuât khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 2.2: Thị trường chính nhập khẩu gạo Việt Nam (USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.2.

Thị trường chính nhập khẩu gạo Việt Nam (USD) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 2.3: Giá gạo 5% tấm 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.3.

Giá gạo 5% tấm 2001-2008 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.1. Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của một số nước hàng đầu trong năm 2007- 2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.1..

Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của một số nước hàng đầu trong năm 2007- 2008 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.2: Thị trường cà phê Việt Nam bình quân của niên vụ từ 2000/01 đến 2007/08 (tấn) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.2.

Thị trường cà phê Việt Nam bình quân của niên vụ từ 2000/01 đến 2007/08 (tấn) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.3.

Thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 2.4: Thị trương nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.4.

Thị trương nhập khẩu cao su Việt Nam chính giai đoạn 2001-2008 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2.5: Kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001-2008 (USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.5.

Kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001-2008 (USD) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.7: Kim ngạch nhập khẩu Điều Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001- 2001-2008 (USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.7.

Kim ngạch nhập khẩu Điều Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001- 2001-2008 (USD) Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.4 :5 thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam năm 2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.4.

5 thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam năm 2008 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 2.9: Giá chè xuất khẩu Việt Nam và thế giới 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.9.

Giá chè xuất khẩu Việt Nam và thế giới 2001-2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Nguồn: sử dụng số liệu bảng 2.5 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

gu.

ồn: sử dụng số liệu bảng 2.5 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.6: 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu nông-lâm-thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.6.

10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu nông-lâm-thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nôngsản vào ASEAN giai đoạn 2007-2010 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.7.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nôngsản vào ASEAN giai đoạn 2007-2010 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 2.12: Dự báo về kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng sang Hoa Kỳ năm 2009 - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hình 2.12.

Dự báo về kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng sang Hoa Kỳ năm 2009 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu nônglâm thuỷ sản Việt Nam Sang Hoa Kỳ và thế giới - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.8.

Tình hình xuất khẩu nônglâm thuỷ sản Việt Nam Sang Hoa Kỳ và thế giới Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.9: Một số mặt hàng nôngsản xuất khẩu lớn nhất sang Châu Phi năm 2008 ( Đơn vị: triệu USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.9.

Một số mặt hàng nôngsản xuất khẩu lớn nhất sang Châu Phi năm 2008 ( Đơn vị: triệu USD) Xem tại trang 57 của tài liệu.
2.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU NÔNGSẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2020. - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.2..

DỰ BÁO XUẤT KHẨU NÔNGSẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2020 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.15: Dự báo xuất khẩu một số mặt hang nôngsản giai đoạn 2010-2020 Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng  - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.15.

Dự báo xuất khẩu một số mặt hang nôngsản giai đoạn 2010-2020 Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.14: Dự báo thương mại nônglâm thuỷ sản giai đoạn 2009-2020 (triệu USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.14.

Dự báo thương mại nônglâm thuỷ sản giai đoạn 2009-2020 (triệu USD) Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.11: Qui mô xuất khẩu nôngsản thời gian 2001-2008 (triệu USD) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.11.

Qui mô xuất khẩu nôngsản thời gian 2001-2008 (triệu USD) Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.12: Tăng trưởng xuất khẩu nôngsản 2001-2008 (%) - THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 2.12.

Tăng trưởng xuất khẩu nôngsản 2001-2008 (%) Xem tại trang 65 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan