hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại việt nam

31 725 1
hoạt  động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỀN TỆ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GVHD: Nguyễn Thị Hai Hằng Nguyễn Thị Ngân Lớp: K12401 Nhóm: Lê Thị Trang K124010104 Nguyễn Thị Thùy Trang K124010107 Nguyễn Hoàng Bảo Trân K124010108 Hồ Đông Triều K124010111 Lai Hoàng Thục Quỳnh K124012221 TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC mục lục 1 mở đầu 2 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam 1 Định nghĩa DNNVV 1 Vai trò của DNNVV 2 Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV 5 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại:. 7 Tổng quan về ngân hàng thương mại (nhtm) ở Việt Nam: 7 Tình hình tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV 9 trong giai đoạn 2008-2011 9 từ 2012 đến nay 18 Nguyên nhân của thực trạng trên: 21 3.1.Điều kiện cho vay 21 3.2.Những bất cập từ gói kích cầu 24 Đề xuất 25 4.1Đối với NHNN: 25 4.2Về chính sách vĩ mô của Chính phủ: 26 4.3Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 26 4.4Đối với các NHTM 26 MỞ ĐẦU Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng việt nam ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và có những đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Vốn ngân hàng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp cũng như đem lại những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Đóng vai trò là những người cho vay các ngân hàng thương mại đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm, góp phần vào sự phát triển của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng phát triển đa dạng, đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại luôn tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,doanh nghiệp siêu nhỏ, Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, mong muốn tìm hiểu một số vấn đề về đề tài này, đồng thời đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng cho vay vốn. • Bài tiểu luận gồm có 4 phần: Phần 1: Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Phần 2: Thực trạng cho vay của các ngân hàng thương mại Phần 3: Nguyên nhân của thực trạng trên Phần 4: Đề xuất của nhóm. • Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết • Phạm vi nghiên cứu - Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thực trạng cho vay của ngân hàng - Nguyên nhân của việc cho vay không hiệu quả - Đề xuất, gợi ý cải thiện vấn đề trên. 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV) Ở VIỆT NAM ĐỊNH NGHĨA DNNVV Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại điều 3 khoản 1có định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người 2 VAI TRÒ CỦA DNNVV Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng 93% trên tổng số doanh nghiệp). Sở dĩ loại hình doanh nghiệp này chiếm số lượng đông đảo như vậy là vì tồn tại nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp khác không có hoặc thu kém. Đầu tiên là về vốn. Với số vồn nhỏ, các chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động và khởi tạo kinh doanh cũng như rút lui khi điều kiện kinh tế, thị trường gặp khó khăn. Lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp, do đó dễ dàng tuyển dụng và có thể linh hoạt thay đổi về số lượng cho phù hợp với từ thời kỳ. Theo thống kê, trung bình một doanh nghiệp nhỏ điều hành khoảng 19 lao động, doanh nghiệp vừa có khoảng 112 lao động. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nội bộ doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi để thích ứng. Chu kỳ sản phẩm ngắn, tiếp xúc dễ dàng với khách hàng, họ có thể nhanh chống cải thiện sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế các nưc: • Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. • Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. • Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. • Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 3 • Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. • Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia. Đối với Việt Nam thì vị trí doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng quan trọng. • Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những năm gần đây. Cụ thể: Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp: Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 93% tổng số các doanh nghiệp thuộc các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo tiêu chí về vốn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99.6% tổng số các doanh nghiệp tư nhân, chiếm 97.38% trong tổng số HTX, chiếm 94.72% trong tổng số các công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 42.37% trong tổng số các công ty cổ phần và 65.88% trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước (Theo tiêu chí về vốn của công văn 681/CP – KT ngày 20-06-1998). • Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam: Thực tế những năm qua cho thấy toàn bộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phần lớn là khu vực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho tất cả các lĩnh vực. Cụ thể từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng gần 1 triêu lao động chiếm 49% lực lượng lao động trên phạm vi cả nước, ở duyên hải miền Trung số lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với số lao động trong tất cả các lĩnh vực chiếm cao nhất trong cả nước (67%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp nhất (44%) so với mức trung bình của cả nước Qua những số liệu trên ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm 4 chủ yếu ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu việc làm của người dân, góp phần tạo ra thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. • Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động: Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn và thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Sự sáp nhập, giải thể và xuật hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những người quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm, sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp cới thị trường. • Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương. Chính điều này đã giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ. + Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng gần 1/2 lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp (49%) trong cả nước, và tại một số vùng nó đã sử dụng tuyệt đại đa số lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp. +Ngoài lao động ra doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh. 5 Qua các phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên và tiềm năng phát triển của khu vực này rất rộng lớn. Bởi vì cá doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và huy động nguồn vốn trong nước… Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải không ít khó khăn trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về chuyên môn và năng lực quản lý dẫn đến hiệu suất quản lý không cao. Năng lực cạnh tranh kém, không có thương hiệu, khả năng ứng dụng công nghệ hạn chế. Yếu tố dễ thay đổi thích ứng vừa là thể mạnh của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lại chứa đựng không ít bất cập. Họ thường không dám đầu tư nhà xưởng lâu dài hay lắp đặt máy móc kiên cố. Bởi tuy dễ huy động vốn nhưng giá trị của các khoản vốn thấp. Điều kiện vệ sinh, an toàn không được đảm bảo. Chính những lý do này khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận đến nguồn vốn từ ngân hàng. Cụ thể mời các bạn đến với phần tiếp theo. NHU CẦU VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC DNNVV Thời gian gần đây, khối DNVVN ngày càng khẳng định vị trí của minh. Nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở thi trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện tại DNNVV, ngoài những cái vừa thiếu, vừa yếu về quy mô sản xuất, công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề người lao động hoạt động trong tinh trạng không đủ vốn cần thiết, dần đến quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lè? khả năng cạnh tranh thấp kém nên muốn tồn tại và cạnh tranh, họ rất cần vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, dời nhà xưởng “Đói vốn ” đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. DNNVV tìm vốn ở đâu? Có rất nhiều nguồn như từ bạn bè, người thân, ngân hàng, công ty thuê mua tài chính, quỹ đầu tư, cơ quan nhà nước, tổ chức xúc tiến phát triển DN, cơ quan quản lý tài nguyên - môi trường và cả bạn hàng. Nhiều là vậy nhưng DNNVV vẫn thiếu vốn vì sao? 6 Như chúng ta đã biết, phần lớn DNNVV Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa nên trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động thì vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên các DNNVV muốn vay vốn ngân hàng không phải là chuyện dễ. Ở Việt Nam, khi DNNVV đi vay vốn ngân hàng DN phải đáp ứng được yêu cầu liên quan đến chính sách đất đai, một loại tài sản thế chấp phổ biến, nhưng đa số DN không đáp ứng được điều kiện này. Các DNNVV gặp nhiều khỏ khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các ngân hàng cũng như từ các ngân hàng khác, các khoản vay có bào lãnh cũng thường không đến được với DNNVV. Nhiều DN để hoạt động họ thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong DN. Do vậy, DNNVV cỏ kế hoạch mờ rộng sản xuất thì lại thiếu vốn. Hơn nữa, nếu vay được vốn ngân hàng thì chúng đều là các khoản vay ngắn hạn với mức lãi suất cao nên các DNNVV cho dù có được phép vay vẫn khỏ tim được nguồn vốn trung và dài hạn. Những đòi hỏi như DN phài cỏ uy uy tín với ngân hàng (điều này không thể cỏ đối với DN lần đầu đi vay) hay điều kiện tiên quyết là DN phải có tài sản thế chấp, đã khiến họ bò cuộc. Một mặt, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc thế chấp tài sản vì ở nước ta thị trường bất động sản kém phát triển. Mặt khác, việc xác định trị giá tài sản thế chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ngân hàng, không có cơ quan trung gian định giá tài sản tham gia. Do đó, giá trị tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp đã bị hạ thấp so với thực giá trên thị trường. Bên cạnh đỏ, sự sách nhiều của một số cán bộ ngân hảng thủ tục hành chính đã làm nhụt ý chí kinh doanh của những “ thượng đế nhỏ và vừa”. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây trong vô số lý do khiến ăơn đi vay của DNNVV bị từ chối thì lý đo thiếu thể chấp chiếm 48%, quy định hành chính phức tạp chiếm 35%, kế hoạch kinh doanh kém và những lý do khác chỉ chiếm 5% và 12%. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các DNNVV của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn. 7 Mặc dù Nhà nước đã cỏ chính sách mở cửa thị trường tín dụng nhưng điều đáng ngạc nhiên là tỳ suất nợ trên tổng tài sản của DNNVV lại vô cùng khiêm tốn, trung bình là 229 triệu đồng/1.710 triệu đồng (8%) trong một DN nhỏ có vay nợ: Cũng chỉ có một nửa số DNNVV được điều tra là có vay nợ? hầu hết là nợ ngắn hạn và vay từ các nguồn khác nhau. Theo PGS-TS Thái Bả cẩn - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính - Bộ Tài chính: "Có một thực tế là nhiều nguồn vốn ngân hàng hiện nay đang trong tình trạng vốn chờ dự án? trong khi các DN lại luôn kêu thiếu vốn. Tại sao có điều này? ồng cẩn cho rằng hiện đang tồn tại tinh trạng bất bỉnh đẳng giữa các DN ngoài quốc doanh và DN Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Hiện tại các DN Nhà nước có thể vay vốn ngân hàng mà không phải thế chấp nhưng ngược lại DN ngoài quốc doanh muốn vay vốn ngân hàng thì buộc phải cỏ tài sản thế chấp. Hoặc tình trạng "buồng rơi DN ngoài quốc doanh" như trong khi về khung pháp lý, các cơ chế, chính sách quy định khá chi tiết về chính sách tín dụng dành cho các DN Nhà nước, hợp tác xã nhưng riêng đối tượng DN ngoài quốc doanh thì vẫn bị bỏ ngỏ. Các DN ngoài quốc doanh rất khó có thể được Nhà nước bảo lãnh vay vốn, rất khó tiếp cận được với các nguồn vắn tín dụng dài hạn các ngăn hàng nên hầu hết các DNNVV đều thực hiện chỉnh sách vay ngắn hạn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Mà đây là một trong những điều tối kỵ, vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn trong kinh doanh. Nếu đầu tư theo quy trình ngược này thì tất yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng DN sê khó có thể tối ưu hoá lợi nhuận, thậm chí có không ít DN phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến thâm hụt đầu tư, phá sản DN". THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) Ở VIỆT NAM: Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay Việt Nam đã có hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống bao gồm 38 ngân [...]... tế Thêm vào đó, hiện khối NHTMNN tập trung chủ yếu vào cho vay các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, trong khi khối NHTMCP tập trung cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân, trong khi khối ngân hàng ngoại tích cực chào vay các doanh nghiệp trong nước, thì khối ngân hàng nội cũng tích cực tiếp cận doanh nghiệp FDI Trong một khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp... Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có 4 ngân hàng có vốn điều lệ từ 10 nghìn-20 nghìn tỷ (MBBank, SCB, Sacombank, Eximbank); Các ngân hàng có vốn điều lệ từ 5-10 nghìn tỷ đồng có 13 ngân hàng, số còn lại là các ngân hàng với vốn điều lệ dưới 5 nghìn tỷ đồng Như vậy với dân số khoảng 90 triệu người, tính riêng các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì...8 hàng thương mại, trong đó có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 33 ngân hàng thương mại cổ phần Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đồng thời cũng là nhóm gồm 4 ngân hàng với vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, đều trên 20 nghìn tỷ đồng bao gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank duy chỉ có Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng quy mô nhỏ Tại các ngân hàng. .. biệt là lãi suất cho vay tăng đã khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp gia tăng, gây khó khăn cho đầu ra của doanh nghiệp Hơn nữa, việc thay đổi chính sách lãi suất có ảnh hưởng ngay đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, cơ cấu tài sản và nguồn vốn thay đổi Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao cùng với những điều kiện cho vay thắt chặt... giải ngân chậm trong khi DNNVV tiếp tục khát vốn 24 Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn ngân hàng càng dễ Các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn khả năng tiếp cận vốn là 2,56, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 3,01, và 2,93 với tất cả các doanh nghiệp khác Theo điều tra, những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế dễ tiếp cận vốn hơn so với các doanh nghiệp trong nước ở các giai... Trợ giúp các DNVVN có được một sổ sách đúng chuẩn mực theo quy định và biết cách lập các dự án kinh doanh có hiệu quả NHTM phải chủ động giãn nợ cho doanh nghiệp: các ngân hàng thương mại đã được hưởng mức lợi nhuận rất cao, đã đến lúc họ cùng gánh vác một phần khó khăn của cộng đồng, cụ thể là các doanh nghiệp: "Nay NHNN cần có chính sách gây áp lực với các ngân hàng thương mại để giúp doanh nghiệp. .. quả hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề trong đó chủ yếu DNNVV đã biểu hiện có sự sụt giảm, trong đó sự gia tăng về chi phí lãi vay khiến cho hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm đáng kể Tác động của chính sách lãi suất đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù áp lực về chính sách lãi suất có ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ... giảm ngay lãi suất cho vay, lãnh đạo các hiệp hội ngành nghề cho rằng cần phải có cơ chế để ngân hàng tăng cường cho vay sản xuất 27 Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại cũng cần nâng cao việc quản lý vốn vay; Trợ giúp các DNVVN có được một sổ sách đúng chuẩn mực theo quy định và biết cách lập các dự án kinh doanh có hiệu quả Giảm và hạ lãi suất để giúp doanh nghiệp thoát khỏi... nguồn vốn kích cầu nhưng ngân hàng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ khoản vay trong 20 ngày với các điều kiện kèm theo là phải có hoá đơn VAT, thanh toán qua ngân hàng Với quy mô hoạt động nhỏ và vừa, việc giải ngân hết vốn vay trong thời gian ngắn thực sự là khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái, sức tiêu thụ sụt giảm và nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng như hiện... có thu nhập thấp và thất nghiệp Ngoài ra còn một nguyên nhân khác tác động không nhỏ đến khả năng vay vốn của DNNVV là sự sách nhiễu của một số cán bộ ngân hàng thủ tục hành chính Chính thái độ này của các cán bộ đã làm nhụt ý chí kinh doanh của những “ thượng đế nhỏ và vừa Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội gần đây trong vô số lý do khiến khả năng đi vay của DNNVV bị từ chối . trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,doanh nghiệp siêu nhỏ, Vì thế, chúng tôi chọn đề tài Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại ở Việt. sản DN". THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) Ở VIỆT NAM: Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu. doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam 1 Định nghĩa DNNVV 1 Vai trò của DNNVV 2 Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV 5 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các

Ngày đăng: 16/08/2015, 03:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • mục lục

  • mở đầu

  • Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam

    • Định nghĩa DNNVV

    • Vai trò của DNNVV

    • Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV

    • Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại:

      • Tổng quan về ngân hàng thương mại (nhtm) ở Việt Nam:

      • Tình hình tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV

        • trong giai đoạn 2008-2011

        • từ 2012 đến nay

        • Nguyên nhân của thực trạng trên:

          • 3.1. Điều kiện cho vay

          • 3.2. Những bất cập từ gói kích cầu

          • Đề xuất

            • 4.1 Đối với NHNN:

            • 4.2 Về chính sách vĩ mô của Chính phủ:

            • 4.3 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

            • 4.4 Đối với các NHTM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan