Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

72 1.8K 21
Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: Pháp Luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lýI.Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.31.1.Khái niệm chỉ dẫn địa lý31.1.1.Theo pháp luật quốc tế31.1.2.Theo pháp luật của Việt Nam51.2.Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý81.3.Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý121.3.1.Trong phạm vi quốc tế121.3.2.Trong phạm vi quốc gia171.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý21II.Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.222.1Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý222.1.2Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng, đặc tính do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.242.1.3Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý262.2Xác lập quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.272.2.1Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý272.2.2Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý282.2.3Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý312.2.4Thời hạn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý342.3Chủ thể của chỉ dẫn địa lý342.3.1Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý342.3.2Chủ thể tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý352.4Quyền của Nhà nước trao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý.382.4.1Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý382.4.2Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý382.4.3Quyền yêu cầu xử lý vi phạm392.5Bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý402.5.1Biện pháp tự bảo vệ412.5.2Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.44III.Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại VIệt Nam.543.1 Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay543.1.1Kết quả đạt được.543.1.2Những mặt hạn chế, bất cập.603.2Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý693.2.1Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý693.3Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ tăng cường hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý.73KẾT LUẬN74 I.Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.1.1.Khái niệm chỉ dẫn địa lý1.1.1.Theo pháp luật quốc tế Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications): được coi là một thuật ngữ có cội nguồn từ hai thuật ngữ: chỉ dẫn nguồn gốc (Indications of source) và tên gọi xuất xứ (Appllations of origin), hai thuật ngữ này thuộc nội hàm của chỉ dẫn địa lý. Nhưng để làm rõ về mối liên quan và sự khác nhau giữa các thuật ngữ này thì cần hiểu sơ qua chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ trước khi đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn nguồn gốc: được đề cập lần đầu tiên trong Công ước Paris (1883) về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sau đó chỉ dẫn nguồn gốc được quy định tại Điều 1 Thỏa ước Madrid (1891), cụ thể là: “Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu” Thỏa ước này kế thừa và phát triển từ Công ước Paris, chỉ dẫn nguồn gốc quy định các dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốc gia mà tại đó hàng hóa được tạo ra. Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo ra sản phẩm đó, có thể còn bao hàm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó được tạo ra. Một hoặc cả hai chức năng này đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng và vì vậy đã dẫn đến tình trạng các chủ thể khác gắn tên gọi đó lên sản phẩm của mình để lợi dụng danh tiếng của các sản phẩm có nguồn gốc đích thực từ các vùng địa lý đó.Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này cần phải có sự can thiệp bằng pháp luật nội địa của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Công ước Paris 1883 và Thỏa ước Madrid 1891 đều không nhắc đến thuật ngữ chỉ dẫn địa lý. Đến 1958, Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ của hàng hóa ra đời lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa. Theo qui định tại khoản 1 Điều 2 của Thỏa ước này thì: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù, riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và con người”. Như vậy tên gọi xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện: tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là tên gọi của một khu vực địa lý hoặc một quốc gia cụ thể; tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa; hàng hóa mang tên gọi xuất xứ phải có tính chất, chất lượng khác hẳn với hàng hóa được sản xuất từ nơi khác; chất lượng và tính chất đặc thù của hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có mối liên hệ với yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác và yếu tố về con người như: kỹ năng, tay nghề của người sản xuất kết hợp với quy trình sản xuất truyền thống của địa phương, của quốc gia đã được chỉ dẫn quyết định. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động thương mại phát triển và không ngừng tăng lên, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn địa lý ngày càng được sử dụng khá phổ biến. Chính vì vậy đòi hỏi phải có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh những vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Hiệp định TRIPS 1994 về bảo hộ các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời nhằm thiết lập và xây dựng các tiêu chuẩn quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế. Tại khoản 1 điều 22 Hiệp định này đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý như sau: “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên.hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Theo khái niệm này có thể thấy chỉ dẫn địa lý là các dấu hiệu bất kỳ (có thể là từ ngữ, hình ảnh) được sử dụng trên sản phẩm để chỉ ra thông tin về nguồn gốc địa lý nơi sản phẩm đó được tạo ra. Các dấu hiệu để chỉ dẫn về hàng hóa phải liên quan đến một quốc gia cụ thể, một địa phương hoặc một khu vực của một quốc gia cụ thể. Nhờ sự thể hiện này trên hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn các chỉ dẫn phù hợp với thị hiếu của mình và nhận biết được hàng hóa bắt nguồn từ đâu. Điều đó cũng đồng nghĩa với

ĐỀ TÀI: Pháp Luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 1 I. Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. 1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý 1.1.1. Theo pháp luật quốc tế Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications): được coi là một thuật ngữ có cội nguồn từ hai thuật ngữ: chỉ dẫn nguồn gốc (Indications of source) và tên gọi xuất xứ (Appllations of origin), hai thuật ngữ này thuộc nội hàm của chỉ dẫn địa lý. Nhưng để làm rõ về mối liên quan và sự khác nhau giữa các thuật ngữ này thì cần hiểu sơ qua chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ trước khi đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn nguồn gốc: được đề cập lần đầu tiên trong Công ước Paris (1883) về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sau đó chỉ dẫn nguồn gốc được quy định tại Điều 1 Thỏa ước Madrid (1891), cụ thể là: “Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu” Thỏa ước này kế thừa và phát triển từ Công ước Paris, chỉ dẫn nguồn gốc quy định các dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốc gia mà tại đó hàng hóa được tạo ra. Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo ra sản phẩm đó, có thể còn bao hàm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó được tạo ra. Một hoặc cả hai chức năng này đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng và vì vậy đã dẫn đến tình trạng các chủ thể khác gắn tên gọi đó lên sản phẩm của mình để lợi dụng danh tiếng của các sản phẩm có nguồn gốc đích thực từ các vùng địa lý đó. 2 Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này cần phải có sự can thiệp bằng pháp luật nội địa của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Công ước Paris 1883 và Thỏa ước Madrid 1891 đều không nhắc đến thuật ngữ chỉ dẫn địa lý. Đến 1958, Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ của hàng hóa ra đời lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa. Theo qui định tại khoản 1 Điều 2 của Thỏa ước này thì: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù, riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và con người”. Như vậy tên gọi xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện: tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là tên gọi của một khu vực địa lý hoặc một quốc gia cụ thể; tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa; hàng hóa mang tên gọi xuất xứ phải có tính chất, chất lượng khác hẳn với hàng hóa được sản xuất từ nơi khác; chất lượng và tính chất đặc thù của hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có mối liên hệ với yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác và yếu tố về con người như: kỹ năng, tay nghề của người sản xuất kết hợp với quy trình sản xuất truyền thống của địa phương, của quốc gia đã được chỉ dẫn quyết định. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động thương mại phát triển và không ngừng tăng lên, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn địa lý ngày càng được sử dụng khá phổ biến. Chính vì vậy đòi hỏi phải có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh những vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Hiệp định TRIPS 1994 về bảo hộ các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời nhằm thiết lập và xây dựng các tiêu chuẩn quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế. Tại khoản 1 điều 22 Hiệp định này đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý như sau: “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về 3 hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên.hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Theo khái niệm này có thể thấy chỉ dẫn địa lý là các dấu hiệu bất kỳ (có thể là từ ngữ, hình ảnh) được sử dụng trên sản phẩm để chỉ ra thông tin về nguồn gốc địa lý nơi sản phẩm đó được tạo ra. Các dấu hiệu để chỉ dẫn về hàng hóa phải liên quan đến một quốc gia cụ thể, một địa phương hoặc một khu vực của một quốc gia cụ thể. Nhờ sự thể hiện này trên hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn các chỉ dẫn phù hợp với thị hiếu của mình và nhận biết được hàng hóa bắt nguồn từ đâu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Cũng chính vì khả năng phân biệt, tính truyền dẫn thông tin và giá trị thương mại mà chỉ dẫn địa lý cũng như tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi phải được bảo hộ ở cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo tính trung thực trong việc sử dụng các thông tin chỉ dẫn. 1.1.2. Theo pháp luật của Việt Nam Tên gọi xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên được xác định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) của Việt Nam, có thể coi là nước có bước đi sớm trong khu vực Đông Nam Á về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sau đó nội dung khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa được đưa vào Bộ luật Dân sự 1995 (qui định tại Điều 786): “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó” Theo Bộ luật Dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ hàng hóa chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng được bốn điều kiện: “Thứ nhất: phải là tên chính thức và đang được sử 4 dụng tại một quốc gia, một địa phương được xác định trên bản đồ địa lý. Thứ hai: mặt hàng mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có xuất xứ từ nước, địa phương đã được xác định trong tên gọi xuất xứ hàng hóa đó. Thứ ba: mặt hàng mang tên gọi xuất xứ phải có tính chất, chất lượng đặc thù. Thứ tư: chất lượng và tính chất đặc thù của hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có mối liên hệ với điều kiện địa lý tại nơi mà tên gọi xuất xứ hàng hóa đã xác định”. Khái niệm này tương đối phù hợp với khái niệm được nêu trong Thỏa ước Lisbon năm 1958, dấu hiệu về tính chất, chất lượng đặc thù của mặt hàng mang tên gọi xuất xứ hàng hóa được tạo thành bao gồm yếu tố tự nhiên và con người. Nhưng khái niệm ở Điều 786 Bộ luật Dân sự năm 1995 đã mở rộng hơn là các dấu hiệu đó có thể là sự kết hợp cả hai yếu tố tự nhiên và con người, không chỉ dừng lại ở yếu tố tự nhiên mà không cần đến yếu tố con người hoặc chỉ dừng lại ở yếu tố con người mà không cần đến yếu tố tự nhiên như Điều 2 Thỏa ước Lisbon năm 1958. Từ đó cho thấy quy định của pháp luật Việt Nam thoáng hơn và có bước tiến bộ hơn. Việc bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được quy định đầu tiên tại Nghị định số 54/2000/CP-NĐ ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định như sau: “1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ 5 hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên. 2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hóa thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Theo quy định tại khoản 2 của Nghị định này thì chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi xuất xứ hàng hóa, có thể không phải là tên gọi xuất xứ hàng hóa và việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không cần phải thông qua thủ tục đăng ký dẫn đến khó phân biệt đâu là tên gọi xuất xứ hàng hóa, đâu là chỉ dẫn địa lý. Đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời đã loại bỏ thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng hóa và thống nhất sử dụng thuật ngữ là chỉ dẫn địa lý. Khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 16 Điều 4 LSHTT như sau: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Như vậy có thể thấy khái niệm này ngắn gọn hơn nhiều so với khái niệm trong Nghị định 54/2000/NĐ- CP. Khái niệm chỉ quy định đơn giản về chỉ dẫn địa lý mà chưa đề cập đến chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của hàng hóa do nguồn gốc địa lý tạo nên. Khái niệm chỉ dẫn địa lý của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không bao gồm quy định về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà chỉ quy định chung chung, khó xác định được hình ảnh nào chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực hay địa phương, hình ảnh nào để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ hay từ quốc gia dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Từ những vấn đề đã được đề cập trên có thể đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý như sau: chỉ dẫn địa lý là những từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực hoặc địa phương, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể mà tại đó có các yếu tố địa lý quyết định đến tính chất, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm. 6 1.2. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý Bảo hộ có nghĩa là quyền ngăn cấm những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc không tuân theo những tiêu chuẩn đã định về chất lượng. Thứ hai liên quan đến vấn đề bảo hộ là bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng không trở thành một tên gọi chung. Trước khi đưa ra khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì cần phân biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu để tránh sự nhầm lẫn. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức khác nhau. Như vậy nhãn hiệu có thể là chữ cái hoặc chữ số, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối hoặc kết hợp các yếu tố này lại với nhau. Các dấu hiệu được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chủ yếu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau trên thị trường. Nó không có sự bảo đảm về chất lượng hay đặc tính cơ bản của sản phẩm gắn liền với nơi xuất xứ, chỉ có một pháp nhân hay cá nhân có quyền sở hữu nhãn hiệu. Chính điều này đã khác hẳn so với chỉ dẫn địa lý vì đối chỉ dẫn địa lý thì những nhà sản xuất trong khu vực hay địa phương đều có quyền sử dụng nó nếu như họ đáp ứng các điều kiện quy định. Đối với nhãn hiệu có thể được hình thành một cách tự do trong khi đó chỉ dẫn địa lý thì liên quan đến tên gọi địa lý hoặc truyền thống của địa phương và cách gọi tên thường dựa theo địa danh nơi sản phẩm ra đời. Ví dụ như một doanh nghiệp tại Phan Thiết không thể sử dụng tên gọi xuất xứ Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm của mình vì nước mắm sản xuất tại Phan Thiết có các đặc tính về chất lượng không giống với nước mắm sản xuất ở Kiên Giang. Vì vậy mà chỉ dẫn địa lý không thể chuyển nhượng được trong khi đó thì hàng ngày chúng ta vẫn đang sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệu được li- xăng. 7 Quyền đối với nhãn hiệu được chuyển nhượng, và được hưởng bảo hộ trên toàn lãnh thổ quốc gia hay hay quốc tế tùy theo hình thức đăng ký bảo hộ. Bảo hộ nhãn hiệu là bảo hộ có có thời hạn, nhãn hiệu được bảo hộ kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đến hết mười năm thì phải đi đăng ký lại (qui định tại khoản 6 Điều 93 LSHTT). Nhưng khi đó chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu tập thể và được bảo hộ là vô thời hạn (qui định tại khoản 7 Điều 93 LSHTT), không thể chuyển nhượng hoặc chia tách nên có khả năng ngăn ngừa mọi sự chiếm đoạt quyền sở hữu (qui định tại khoản 2 Điều 139 LSHTT). Ngoài ra việc bảo hộ nhãn hiệu tương đối đơn giản hơn so với bảo hộ chỉ dẫn địa lý vì nhãn hiệu hàng hóa thường liên quan đến sản xuất riêng rẽ trong khi đó chỉ dẫn địa lý lại liên quan đến việc sản xuất tập thể. Đối với chỉ dẫn địa lý thì vai trò của Nhà nước quan trọng hơn so với nhãn hiệu vì chỉ dẫn địa lý là tài sản của quốc gia, nó mang lại nhiều lợi ích cho những nhà sản xuất mang chỉ dẫn địa lý. Bảng 1.1. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu Tiêu chí Chỉ dấn địa lý Nhãn hiệu Khái niệm Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Các dấu hiệu này là các dấu hiệu từ ngữ và dấu hiệu từ ngữ có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất định Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Các dấu hiệu này là những từ ngữ bất kỳ, kể cả những từ không có nghĩa và nó ít có khả năng chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất định cũng như giúp người tiêu dùng nhận biết một cách chắc chắn về xuất xứ của sản phẩm Chức năng Dấu hiệu giúp xác định chất lượng chủ yếu của sản Dấu hiệu giúp xác định một sản phẩm của một 8 phẩm gắn liền với xuất xứ của nó. Dấu hiệu được Nhà nước bảo đảm doanh nghiệp. Dấu hiệu này chỉ được duy nhất chủ sở hữu của nhãn hiệu bảo đảm. Điều kiện bảo hộ - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng, đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng quyết định Ở đây, nội dung khái niệm cũng là điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu phải nhìn thấy được và phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Đối với nhãn hiệu thì danh tiếng, chất lượng, đặc tính chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ không là điều kiện để được bảo hộ. Chủ sở hữu Chỉ dẫn địa lý không thuộc quyền tư hữu của riêng cá nhân, tổ chức nào mà thuộc sở hữu Nhà nước. Đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ Chuyển giao quyền sở hữu Không thể chuyển giao (kể cả chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng). Có thể chuyển giao Thời hạn bảo hộ Bảo hộ liên tục, không có thời hạn với điều kiện sản phẩm vẫn đáp ứng được những đặc tính theo yêu cầu Bảo hộ có hạn định,được bảo hộ từ ngày cấp văn bằng bảo hộ đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. 9 Những nhãn hiệu có sử dụng chỉ dẫn địa lý có tính chất lừa dối công chúng về địa điểm xuất xứ thật phải bị từ chối đăng ký hoặc hủy bỏ hiệu lực đăng ký (Điều 22.3 Hiệp định TRIPS). Chỉ dẫn địa lý chính là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, mà đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền sở hữu công nghiệp nên cũng cần tìm hiểu qua khái niệm về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc pháp luật bảo đảm các điều kiện để chủ sở hữu có thể thực thi các quyền của mình, đồng thời ngăn chặn, xử lý mọi hành vi sử dụng quyền nói trên do người thứ ba thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu quyền.Ta thấy, bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật quy định những điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và những chủ thể đáp ứng được các điều kiện này thì được đảm bảo quyền lợi của mình và được bảo vệ, được ngăn chặn khi có các hành vi xâm phạm. Qua nghiên cứu các khái niệm trên có thể xem xét bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới góc độ như sau: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là hệ thống các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và thực hiện các quyền đối với chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền chống lại hành vi xâm phạm. 1.3. Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý 1.3.1. Trong phạm vi quốc tế 1.3.1.1. Bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế đa phương • Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp: 10 [...]... sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, điều kiện địa lý, khu vực địa lý (Điều 92, Khoản 2, Luật Sở hữu trí tuệ) Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý 2.2.4 Thời hạn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn kể từ ngày cấp nên chủ văn bằng bảo hộ không... chỉ dẫn địa lý Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tức là bảo hộ độc quyền của cư dân thuộc một vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng đó Trong LSHTT không quy định thế nào là bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng đã quy định điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý tại điều 79 2.1.1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ... hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ – CP) + Tài liệu chứng minh chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu chỉ dẫn địa lý cần được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài 2.2.3 Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai địa. .. tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý Nếu chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ 2.3 Chủ thể của chỉ dẫn địa lý 2.3.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý là đối tượng đặc biệt, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà... quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý, cụ thể là các hành vi sau: - Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý nhưng sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn về tính 36 ... nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý Đây là điều kiện rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như điều kiện cho người sử dụng chỉ dẫn địa lý Yếu tố quan trọng là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến một khu vực địa lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuất tại một khu vực địa lý khác sẽ không bảo đảm được chất lượng, uy tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ban đầu Ở đây... dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm 32 đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện việc quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (qui định tại khoản 4 Điều 112 LSHTT) Chỉ dẫn địa lý. .. sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý từ địa phương đó Việc chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý và các đặc tính của sản phẩm là một yêu cầu rất quan trọng để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ 2.1.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý Theo quy định tại Điều 80 LSHTT thì những trường hợp không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý, cụ thể là: Trường hợp thứ nhất: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành... dung đơn  Ngoài ra đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng những yêu cầu riêng được quy định tại Điều 106 LSHTT: Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm: + Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý; + Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; + Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của... gia lựa chọn xây dựng hệ thống bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý với nhiều lý do: - Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có những ưu thế riêng như được bảo hộ vô thời hạn, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đồng nghĩa với việc sản phẩm đực ghi nhận là có chất lượng cao, chỉ dẫn địa lý là tài sản chung của tất cả những người sản xuất sản phẩm ở khu vực địa lý tương ứng - Các quốc gia có ưu thế về các sản phẩm nông nghiệp như . ĐỀ TÀI: Pháp Luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý 1 I. Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. 1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý 1.1.1. Theo pháp luật quốc tế Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications):. chọn xây dựng hệ thống bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý với nhiều lý do: - Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có những ưu thế riêng như được bảo hộ vô thời hạn, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đồng nghĩa với việc. quyền.Ta thấy, bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật quy định những điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và những chủ thể đáp ứng được các điều kiện này thì được đảm bảo

Ngày đăng: 16/08/2015, 02:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

    • 1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý

      • 1.1.1. Theo pháp luật quốc tế

      • 1.1.2. Theo pháp luật của Việt Nam

      • 1.2. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

      • 1.3. Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý

        • 1.3.1. Trong phạm vi quốc tế

          • 1.3.1.1. Bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế đa phương

          • 1.3.1.2. Bảo hộ thông qua điều ước quốc tế song phương

          • 1.3.2. Trong phạm vi quốc gia

            • 1.3.2.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng

            • 1.3.2.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu

            • 1.3.2.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

            • 1.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

            • II. Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

              • 2.1 Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

                • 2.1.2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng, đặc tính do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

                • 2.1.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý

                • 2.2 Xác lập quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.

                  • 2.2.1 Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

                  • 2.2.2 Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

                  • 2.2.3 Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

                  • 2.2.4 Thời hạn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

                  • 2.3 Chủ thể của chỉ dẫn địa lý

                    • 2.3.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

                    • 2.3.2 Chủ thể tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý

                    • 2.4 Quyền của Nhà nước trao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý.

                      • 2.4.1 Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý

                      • 2.4.2 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý

                      • 2.4.3 Quyền yêu cầu xử lý vi phạm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan