Đinh hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam

36 448 1
Đinh hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : Đinh hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu Ngày 17/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên với những cơ hội và thách thức mà WTO đặt ra cho Việt Nam thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Trước tiên và quan trọng nhất đó là phải củng cố lại các ngành được coi là thế mạnh và truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng phải xây dựng và phát triển những ngành nghề mà VN còn chưa có và còn yếu và non trẻ. Các ngành sản xuất của chúng ta nói chung còn yếu, nhỏ và chưa tập trung. Mối lo đối với các ngành này không chỉ là làm sao để sản xuất cho tốt, sản phẩm chất lượng cap mà còn là làm sao để có thể đi vào thị trường, có thể tiêu thụ được sản phẩm. Muốn tiêu thụ được sản phẩm, họ phải thông qua hệ thống phân phối để sản phẩm đến được tay người sử dụng. Trong khi đó hệ thống phân phối của Việt Nam vẫn còn yếu, chủ yếu thông qua các kênh phân phối truyền thống, khối lượng sản phẩm được lưu thông qua kênh phân phối hiện đại vẫn còn rất ít. Chính vì vậy một vấn đề đặt ra là làm sao để phát triển được ngành bán lẻ còn rất non trẻ của Việt Nam trong khi nó đang phải đối mặt với một thực tế là “những người khổng lồ” trong ngành bán lẻ trên thế giới đang có mặt tại Việt Nam và sắp tới có thêm nhiều “người khổng lồ” nữa xuất hiện. Đây là một vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu, giải quyết một cách cẩn thận. Với mong muốn có một cái nhìn sâu sắc hơn về ngành bán lẻ Việt Nam và đề xuất định hướng phát triển mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay”. Do khả năng hiểu biết còn nhiều hạn chế chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I. Lý luận chung về bán lẻ: Bán lẻ là một loại trung gian thương mại đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó tồn tại trong mối quan hệ tác động với rất nhiều các yếu tố của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy để có được cái nhìn rõ nét hơn về bán chúng ta lần lượt khi xem xét các khái niệm về: bán lẻ, vai trò của bán lẻ, thị trường bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻcác yếu tố tác động đến các doanh nghiệp bán lẻ này. 1. Các khái niệm 1.1 Bán lẻ Bán lẻ là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng, để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải kinh doanh. Có nhiều tổ chức như: nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ thực hiện các chức năng bán lẻ, nhưng phần lớn công việc bán lẻ là do những nhà bán lẻ chuyên nghiệp thực hiện. Các nhà bán lẻ thuộc đủ loại quy mô, hình thức và luôn xuất hiện thêm những kiểu bán lẻ mới. Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện có phối hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các dạng mới của định chế bán lẻ. Có thể phân loại những nhà bán lẻ theo một số các tiêu thức sau: Theo những mặt hàng mà nhà bán lẻ bán người ta chia ra thành: cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng, và cửa hàng cao cấp. - Cửa hàng chuyên doanh: bán các dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu - Cửa hàng bách hoá: bày bán những mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng là một quầy riêng. - Siêu thị: là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ, giá thấp, doanh số bán cao. - Cửa hàng tiện dụng: là cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng. Theo phương pháp hoạt động của nhà bán lẻ chia thành: Bán lẻ qua cửa hàng và bán lẻ không qua cửa hàng. Bán hàng không qua cửa hàng có nhiều hình thức 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 như: đặt hàng qua thư, máy bán hàng, mua hàng qua máy tính, qua điện thoại và bán lẻ tại nhà. Theo hình thức sở hữu chia ra thành: Bán lẻ độc lập, chuỗi tập đoàn, hợp tác xã bán lẻ, hợp tác xã tiêu thụ và các đại lí độc quyền kinh tiêu, - Của hàng độc lập do một cá nhân làm chủ và tự quản lí. - Chuỗi tập đoàn thường gồm nhiều cửa hàng bán lẻ thuộc cùng một chủ sở hữu, bán những mặt hàng tương tự như nhau và việc mua bán có sự điều hành tập trung. - Hợp tác xã bán lẻ gồm một số các nhà bán lẻ độc lập liên kết lại và thành lập một tổ chức thu mua và có tổ chức tập trung và điều hành các công việc bán hàng và quảng cáo thống nhất. - Hợp tác xã tiêu thụ là tổ chức bán lẻ do chính khách hàng lập ra. - Các đại lí độc quyền kinh tiêu là những liên kết theo hợp đồng giữa các bên chủ quyền (nhà sản xuất, nhà bán bán buôn hay tổ chức dịch vụ) và bên nhận quyền (các nhà bán lẻ) muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh sản phẩm. Xét theo lĩnh vực phân phối ta có thể phân chia bán lẻ thành hai hình thức kênh chính đó là: kênh phân phối truyền thồng và kênh phân phối hiện đại. Trong đó kênh phân phối truyền thống bao gồm: Các chợ, cửa hàng thực phẩm, người bán dạo… Đây là kênh phân phối của các cá nhân, tư nhân với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Còn kênh phân phối hiện đại thì bao gồm: Các trung tâm thương mại, các siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi, khu thương mại-dịch vụ, trung tâm hội chợ- triển lãm… Đây là hình thức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại. Như vậy có nhiều cách phân loại hệ thống bán lẻ theo các tiêu thức khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu chúng tôi đi sâu vào phân tích bán lẻ theo lĩnh vực phân phối. 1.1. Vai trò của bán lẻ Bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối, nó là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nói đến vai trò của bán lẻ cũng chính là ta đang nói tới vai trò của các nhà bán lẻ, những chủ thể của tác động, nhờ có các nhà bán lẻ mà bánh xe lưu thông hàng hoá trở lên nhanh nhạy hơn. Trước hết ta nhận thấy bán lẻ có vai trò rất quan trọng đối với các nhà sản xuất, có thể thấy qua các sơ đồ lưu chuyển hàng hoá sau : 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Sơ đồ 1: lưu chuyển hàng hóa Hàng hóa được sản xuất ra để đến được tay người tiêu dùng thì nhà sản xuất phải thực hiện đến chín lần tiếp xúc. Số lần tiếp xúc lớn sẽ gây rất nhiều những khó khăn như: Vấn đề tập trung được nguồn lực để mở rộng quy mô, những khó khăn trong quản lý kênh, trong hoạt động xúc tiến bán hàng . Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Sơ đồ 2: Lưu chuyển hàn hóa Nhờ tối thiểu hóa số lần tiếp xúc thoả mãn thị trường lên các nhà bán lẻ đã giúp cho việc lưu thông hàng hoá trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ còn có những lợi thế về quan hệ tiếp xúc thị trường, kinh nghiệm, sự chuyên môn hoá và quy mô hoạt động. Chính vì thế trong rất nhiều lĩnh vực để các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm đến tay khách hàng sẽ đem lại cho nhà sản xuất lợi ích nhiều 4 Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Khách hàng Khách hàng Khách hàng Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Khách hàng Khách hàng Khách hàng Nhà bán lẻ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 hơn so với khi tự nó làm lấy. Vì vậy mặc dù lợi nhuận của mình sẽ bị chia sẻ nhưng các nhà sản xuất vẫn sử dụng các nhà bán lẻ trong kênh phân phối của mình. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với khách hàng. Khi có các nhà bán lẻ tham gia phân phối hàng hoá thì khách hàng được hưởng rất nhiều lợi ích như: Họ có thể mua được hàng hoá một cách nhanh chóng, chủng loại hàng hoá đa dạng, được hưởng các dịch vụ hậu mãi phong phú…Như vậy sẽ không còn khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặc dù vẫn còn có những hạn chế: Thông tin phản hồi từ phía khách hàng đến nhà sản xuất đôi khi không được phản ánh đúng, nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên sự có mặt của các nhà bán lẻ như là một nhu cầu tất yếu, làm cho cung và cầu thị trường thị trường phù hợp nhau một cách trật tự và có hiệu quả. Giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với đùng mức giá mà họ có thể mua, đúng chủng loại mà họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu. 1.2 Thị trường bán lẻ Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giữa các nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Sơ đồ3: Cung- cầu của thị trường bán lẻ P S p D q Q Cung bán lẻ đây bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá để bán lại hoặc cho thuê nhằm kiếm lời. Danh mục và chủng loại hàng hoá mà họ mua sắm rất phong phú và đa dạng. Cầu bán lẻ đây là những người tiêu dung, họ có rất nhiều các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn những mong muốn của mình. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trên thị trường bán lẻ, các nhà bán lẻ đóng vai trò là người đại diện mua cho các khách hàng của họ. Khi lựa chọn mua hàng hoá từ nhà sản xuất, họ phải xem những sản phẩm ấy có thu hút được khách hàng của họ hay không! Và từ đó họ quyết định nên kinh doanh những mặt hàng nào nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vị thế trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng là người chấp nhận giá còn các nhà bán lẻ là ngưòi quyết định giá bán. Mức giá mà họ đưa ra là dựa trên cơ sở: Mức giá mua vào, chi phí lưu thông và khả năng thanh toán của khách hàng. . 1.3 Doanh nghiệp bán lẻcác yếu tố tác động đến doanh nghiệp bán lẻ Doanh nghiệp bán lẻ bao gồm các tổ chức mua hàng hoá để bán lại hoặc cho thuê nhằm mục đích kiếm lời Các yếu tác động đến doanh nghiệp bán lẻ bao gồm có các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường ngành. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đây là: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hoá xã hội, môi trường nhân khẩu học. Còn các yếu tố thuộc môi trường ngành là: Các doanh nghiệp bán lẻ tiềm ẩn, nhà sản xuất, sản phẩm thay thế, các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành và người tiêu dùng. Các yếu tố này có tác động lớn đến hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp. Nó mang lại những cơ hội và cả những thách thức cho doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải có những phân tích đánh giá để có thể tận dụng được những cơ hội, đương đầu với thách thức từ đó có được những hướng đi hợp lí để phát triển tốt hơn. II- Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay 1. Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam Trong thị trường bán lẻ Việt Nam cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 1000 cửa hàng nhỏ bán hàng tự chọn. Với các siêu thị có vốn đầu tư trong nước như Coopmart(15 siêu thị); Siêu thị Sài Gòn, Intimex (2 siêu thị)… Và các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài như : Metro cash&carry (8 trung tâm phân phối); Bourbon(Big C 10 siêu thị); Parkson(10 trung tâm thương mại). Xét về mối tương quan giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài còn nhiều chênh lệch. Khi mà các nhà phân phối trong nước được đánh giá là còn nhiều điểm yếu cả về vốn, hậu cần, tính chuyên nghiệp. Trong khi các đối thủ nước 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ngoài với kinh nghiệm quản lý, hậu cần hiện đại, đặc biệt là tiềm lực tài chính rồi dào. Một vài ví dụ là Metro (một trong 5 nhà phân phối hàng đầu thế giới), hay Tesco(Anh) một tập đoàn bán lẻ đứng thứ 2 thế giới với doanh số gần 400 tỷ USD. Bên cạnh đó còn phải kể đến Walmart và Carrefoul hai nhà bán lẻ nhất nhì thế giới. Điều đó khẳng định cường độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Mà quan trọng là cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trong nước và các nhà bán lẻ nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đang trên đà phát triển. Thị trường bán lẻ Việt Nam được giới kinh doanh đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Với doanh thu mỗi năm đạt hơn 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đến 30 %/năm, đặc biệt tại khu vực phía nam tới 85% người dân thành thị thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và các trung tâm thương mại. Theo kết quả công bố của công ty nghiên cứu thị trường AT Kearney (Công ty tư vấn và quản lý AT kearney –http:// www.atkearney.com/ một trong những công ty nghiên cứu quản lý lớn nhất thế giới đã lập ra chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) vào năm 1995, kể từ năm 2001 công ty tiến hành công bố bản nghiên cứu thường niên về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ 30 thị trường đang trỗi dậy thông qua chỉ số GRDI). Vào đầu năm 2006 thì Việt Nam là một trong 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ ba không chỉ Châu Á mà cả thế giới sau Ấn Độ và Nga. Cũng theo kết quả công bố này Việt Nam còn được đánh giá sẽ trở thành một trong 7 thị trường tiêu dùng sôi động nhất thế giới đến năm 2020. Trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay chúng ta có thể thấy một vài xu hướng đang diễn ra. Trước tiên là xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng tăng. Với quy mô thị trường hơn 84 triệu dân, trong đó hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi và họ thích mua sắm. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao (năm 2006 là 8.17%). Thu nhập bình quân của người dân không ngừng tăng lên, xu hướng tiêu dùng đang thay đổi . Với mức chi tiêu tiêu dùng trung bình 500.000 VND (khoảng 31 USD/tháng) của khoảng 70.29% dân số trong độ tuổi từ 22-25, người tiêu dùng Việt Nam đang làm thay đổi bộ mặt thị trường tiêu dùng trong nước. Với sự phát triển của thị trường bán lẻ theo xu hướng hiện đại qua hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện ích, thị trướng bán lẻ Việt Nam càng tỏ ra hấp dẫn hơn khi tỷ 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trọng thương mại hiện đại mới chiểm khoảng 15% trong khi tại Mỹ là 90% và Trung Quốc là 56%. Thứ hai là xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối với nhau ( liên kết ngang) và xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà sản xuất ( liên kết dọc). Các doanh nghiệp áp dụng thành công liên kết ngang như Saigon coop-Satra; Saigon coop-Tập đoàn Phú Thái. Và việc liên kết dọc đơn cử như giữa Saigon coop với Pepsi cola. Thứ ba là việc các nhà phân phối hiện tại và các nhà phân phối mới đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ trong nước. Vào đầu tháng 12/2006 chỉ trong vòng một tuần đã có nhiều siêu thị có quy mô lớn khai trương. Metro cash&carry mở trung tâm thứ 7 với vốn đầu tư 15 triệu USD, Coop mart khai trương mô hình kinh doanh mới: Siêu thị kết hợp với trung tâm mua sắm, giải trí, ăn uống. Vissan thiết lập hệ thống siêu thị mini từ hơn 30 cửa hàng có sẵn. Tập đoàn chuyên kinh doanh giày dép và phụ kiện trang sức của Mỹ Nine West đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Như vậy với việc Việt Nam sắp phải mở cửa hoàn toàn thị trường cho các nhà phân phối nước ngoài, cùng với sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, sẽ hứa hẹn nhiều thành công, nhiều cơ hội và cả thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam 2.1. Các yếu tố vĩ mô 2.1.1. Các yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế là một yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường bán lẻ của Việt Nam đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại. Để đánh giá những ảnh hưởng này chúng ta cần chú ý tới những yếu tố của môi trương vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tăng nhanh là là một công cụ kinh tế được lượng hoá trong quá trình tính toán dùng để đánh giá mức độ phát triển và tiềm năng kinh tế của mỗi quốc gia. Khi tốc độ tăng trưởng cao, những tác động của nó là rất lớn trên mọi phương diện của đời sống kinh tế và xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu ngày càng tăng cao đặc biệt là trong các hoạt động tiêu dùng. Do vậy có thể thấy khi tốc độ ngày càng cao đó chính là một dấu hiệu tốt cho các doanh nghiệp bán lẻ khi quyết định tham gia vào thị trường ngành tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Theo thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế năm 2001 đến năm 2006 ta có: Bảng1. tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2006 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP 6.89% 7.04% 7.35% 7.69% 8.4% 8.17% (nguồn niên giám thống kê năm 2006) Từ số liệu này ta có thể thấy trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởn có xu thế ngày càng tăng, xu thế này đánh dấu một bước phát triển mới, những biến chuyển mới trong nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2004 đã đạt 7,25%. Đặc biệt trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Sang đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2006 đạt 8,17% tốc độ tăng trưởng tuy có xu hướng giảm đi nhưng vẫn mức cao, bên cạnh đó những tiền để về cơ sở vật chất và các điều kiện phát triển cũng được củng cố nhiều nó là cơ sở cho các năm phát triển sau này. Theo Báo cáo cũng đưa ra dự báo năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục tăng cao, có thể đạt khoảng 8,7%. Có thể thấy thị trường kinh tế Việt Nam ngày càng thể hiện tiềm năng và sức hấp dẫn của mình với các doanh nghiệp trong nước cũng như thế giới. Rất nhiều cơ hội của nền kinh tế được mở ra cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường. Tốc độ này cũng chính là yếu tố phản ánh tốc độ phát triển của ngành. Khi kinh tế phát triển đới sống được cải thiện mọi hoạt động trong ngành bán lẻ cũng từ đó có những cơ sỏ cho sự phát triển Thu nhập bình quân: Từ những số liệu về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ta có thể thấy cùng với nó thu nhập của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Sự tăng về thu nhập của người dân là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng và sức mua của khách hàng trong thị trường bán lẻ. Thu nhập bình quân cũng chính là yếu tố mà những nhà phân phối đặc biệt là những doanh nghiệp bán lẻ hiện đại phải chú ý trong quyết định khi tham gia vào thị trường này. Khi thu nhập của người dân tăng lên kèm theo đó là những nhu cầu của họ cũng tăng lên một cách nhanh chóng những đòi hỏi cần phải đáp ứng ngày càng cao đặc biệt là trong hoạt động tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày. Khi đó, những nhu cầu không chỉ là “ăn no mặc ấm” nữa mà thay vào đó là nhu cầu: “ăn ngon mặc đẹp” và cao hơn nữa. mức gia tăng của nhu cầu tỉ lệ thuận với mức thu nhập bình quân của mỗi người. Đây chính là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá tiêu dùng của Việt Nam. Ngành bán lẻ là một ngành mà cơ hội của nó là rất lớn trong thị trường này. Việt Nam trong giai đoạn 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 hiện nay chúng ta thấy nó cũng không nằm ngoài vòng quay của thế giới, thu nhập cuả người dân cũng ngày càng được nâng cao, đời sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện: Theo kết quả khảo sát, mức sống hộ gia đình năm 2004 do Tổng cục Thống kê tiến hành, trong năm 2003- 2004, thu nhập bình quân trong cả nước đạt 484 nghìn đồng/người/tháng, tăng 36% so với năm 2001-2002, trong đó 4 vùng có mức tăng cao là: Tây Nguyên (60,1%), Đông Bắc Bộ (42,5%), đồng bằng sông Hồng, (38%)Tây Bắc (37,1%). Tính chung thời kỳ 2002-2004, mức tăng thu nhập là 16,6%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập thực tế thời kỳ này 11%, trong đó thu nhập bình quân khu vực thành thị đạt 795.000VND/người/tháng, khu vực nông thôn đạt 377.000VND/người/tháng. Năm 2005 mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 640USD/người/năm (tương đương với khoảng 10triệu đồng), năm 2006 mặc dù chịu nhiều thiệt hại do thiên tai dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm nhưng thu nhập bình quân cả nước vẫn đạt được mức 630USD/người/năm. Mức thu nhập xu thế ngày càng tăng qua các năm đặc biệt trong những năm gần đây. Theo ước tính năm 2007 nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều triển vọng đáng chú ý nhất là việc ra nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho tăng trưởng và xuất khẩu, GDP có thể đạt 970tỷ USD và cùng với nó thu nhập bình quân sẽ tăng cao có thể lên đến 715USD/người/ năm tăng 80USD so với năm 2006. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đi cùng với nó là sự phân chia giàu nghèo tỉ lệ hộ giàu có ngày càng tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập ngày càng tăng, sự gia tăng nàu cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây phân phối của các doanh nghiệp khi xác định đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ hiện đại. Có thể nói trong tương lai thị trường bán lẻ việt nam sẽ chia làm ba phân khúc chính: “thu nhập cao (hàng xa xỉ), thu nhập trung bình (siêu thị hiện có), thu nhập thấp (các thị trường giảm giá) cách phân chia này có thể tạo ra một chú ý trong quá trình tìm ra hướng đi cho các doanh nhiệp hiện tại. Như vậy những yếu tố về môi trường kinh tế có thể nhận thấy nó tác động rất lớn và là một yếu tố quyết địnhcác doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ cần phải chú ý khi quyết định đầu tư hay tìm ra những giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng một cách tối ưu những nhu cầu của khách hàng. 2.1.2. Các yếu tố chính trị pháp luật Nếu như trước đây, người dân thế giới biết đến Việt Nam là đất nước của chiến tranh, của sự nghèo đói thì ngày nay họ còn biết đến Việt Nam như là một trong những nước an toàn nhất thế giới, thân thiện nhất thế giới. Tình hình chính trị ổn định chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt 10 [...]... thiện pháp luật cho ngành bán lẻ Việt Nam và cũng có những chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường - Thứ 3: Các hạn chế về vốn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là có thể khắc phục được 3.3 Giải pháp : 3.3.1 Về phía doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Để có thể mở rộng kênh phân phối đối phó với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc... yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay còn mang nhiều điểm yếu chúng ta có thể thấy như: Điểm yếu về vốn, điểm yếu về hậu cần và điểm yếu về con người Điều này gây lên những cản trở cho các doanh nghiệp trên con đường phát triển Điểm yếu về vốn Với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, vấn đề vốn là một trong các vấn đề khó khăn hàng đầu Trong xu thế hiện nay, khi các tập... vốn hạn hẹp của mình Có hai cách để giải quyết vấn đề này: - Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Namcác tổ hợp HTX, các công ty TNHH, điều này làm hạn chế cho các doanh nghiệp trong việc huy động và mở rộng vốn để đầu tư phát triển Với việc thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành, đang tăng trưởng và dần đi vào ổn định, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải tận dụng điều... Từ những phân tích trên, ta nhận thấy để thành công thì các doanh nghiệp bán lẻ cần có một trong các yếu tố sau: - Giá - Quy mô - Sự tiện lợi - Vốn - Tính chuyên nghiệp 2.4 Thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 2.4.1 Những điểm mạnh của các doanh nghiệp bán 21 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Các doanh nghiệp kinh doanh thị trương bán lẻ trong nước có rất... tiết cho ngành bán lẻ 34 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu khá miệt mài, cuối cùng đề tài “Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay” cũng được hoàn thành Về cơ bản đề tài đã đưa ra được những lý luận chung nhất về bán lẻ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt. .. đó là vấn để về thủ tuc trong linh doanh bán lẻ, hiện nay một dự án đầu tư cho ngành bán lẻ liên quan đến rất nhiều sở, ngành chức năng, điều này cũng đồng nghĩa để có một dự án thì các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian trong việc lập dự án Như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hiện nay trong điều kiện mở cửa thị trường, ngành bán lẻ trong nứơc đang phải đối... hàng đầu Trong xu thế hiện nay, khi các tập đoàn bán lẻ quốc tế đang bị cuốn theo hấp lực của thị trường bán lẻ Việt Nam thì vấn đề vốn là một trong các yếu tố quyết định đến vấn đề sống còn của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Xét về mức vốn của các doanh nghiệp trong nước ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có mức vốn thấp, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ như Metro và Bourbon có... mà doanh nghiệp nước ngoài thành công Việt Nam thì vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng Chính điều này sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển Thứ ba là nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về mặt bằng kinh doanhcho thuê đất dài hạn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Trước hết ta thấy việc thuê bằng kinh doanh hiện nay có nhiều bất cập, các doanh. .. hiện nay có nhiều bất cập, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước muốn thuê mặt bằng kinh doanh thì gặp rất nhiều khó khăn, trong khi với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính thì vấn đề này lại được các cơ quan quản lý tạo điều kiện dễ dàng Điều đó gây ra nhiều bất bình cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Do đó để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì cần có sự hỗ trợ mạnh... các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Trong tình hình các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay thì vấn đề liên kết còn thiếu sự thống nhất Chính vì thế vai trò của nhà nước trong vấn đề liên kết các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần được chú trọng.Nhà nước cần phải đóng vai trò là một nhạc trưởng thì mới có thể giúp các doanh nghiệp liên kết tạo sức mạnh tổng hoà mà vẫn đảm bảo lợi ích cho các bên tham

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan