đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 12

14 934 0
đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 12 CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở LÀO 1945 – 1975 * Giai đoạn 1945: Kháng chiến chống Nhật - Giữa tháng 8 – 1945, Nhật Bản đầu hang Đồng minh vô điều kiện - Ngày 23 – 8, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền - 12 -10, nhân dân Thủ đô Viên Chăn khởi nghĩa thắng lợi => Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập của Lào * Giai đoạn 1946 – 1954: Kháng chiến chống Pháp - Tháng 8/1945, Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập - 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào * Giai đoạn 1954 -1975: Kháng chiến chống Mĩ - Sau hiệp định Giơnevơ Mĩ xâm lược Lào Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào cuộc đấu tranh chống Mĩ trên 3 mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao), giành được nhiều thắng lợi, lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ Đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ - 2/1973 Hiệp định Viêng Chăn được kí kết, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào - 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập Từ đó Lào bước sang thời kì mới xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CẢU CAMPUCHIA 1945 - 1993 * Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945–1954): – Từ cuối năm 1945 đến năm 1954, tiến hành kháng Pháp – Ngày 9–11–1953, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập * Giai đoạn hòa bình trung lập (1954–1970): Chính phủ Norodom Sihanouk thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự * Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970–1975): – Nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đoàn kết chống Mĩ và từng bước thắng lợi – Ngày 17–4–1975, giải phóng Phnom Penh, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi * Giai đoạn thống trị của tập đoàn Khơ me đỏ (1975–1979): – Tập đoàn Khơ me đỏ thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát nhân dân… – Ngày 7–1–1979, Phnom Penh được giải phóng, nước CHND Campuchia ra đời * Giai đoạn nội chiến (1979–1993): – Từ năm 1979 đến năm 1991, nội chiến giữa Đảng nhân dân Cách mạng với các phe đối lập kéo dài 10 năm, kết thúc với sự thất bại của Khmer đỏ – Tháng10–1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết ở Paris – 1993, Quốc hội thông qua Hiến pháp, lập Vương quốc Campuchia do Norodom Sihanouk làm Quốc vương Campuchia bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II CÁC NƯỚC ĐNA ĐÃ BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO? BIẾN ĐỔI NÀO QUAN TRỌNG NHẤT? VÌ SAO? 1 Các nước đông Nam Á: - Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia,Philippin, Singapore, Myanma,Brunay và Đôngtimo - Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có nhiều biến đổi 2 Những biến đổi to lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập và xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế – xã hội khác nhau: + Việt Nam: Là thuộc địa của Pháp, Nhật Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ đến 30/4/1975 mới thắng lợi hoàn toàn + Lào: thuộc địa của Pháp, Mỹ đến ngày 02/12/1975 mới giành thắng lợi + Campuchia: thuộc địa của Pháp, Nhật, Mỹ, sau năm 1975 phải chống Pônpốt đến 07/01/1979 mới thắng lợi + Inđônêsia: thuộc Hà Lan, sau 1945 Hà Lan tái chiếm, nhân dân đấu tranh đến 1965 mới độc lập hoàn toàn + Malaysia: thuộc địa của Anh, đến 8/1957 mới độc lập + Philippin: là thuộc địa của Mỹ đến tháng 7/1946 Mỹ mới công nhận độc lập + Singapore: thuộc địa của Anh, nhân dân đấu tranh đến 1957 Anh mới công nhận độc lập + Thái Lan: Sau 1945 Mỹ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan + Myanma: Thuộc địa của Anh, tháng 10/1947 Anh công nhận độc lập + Brunây: là thuộc địa của Anh, đến tháng 01/1984 được Anh trao trả độc lập + Đôngtimo: thuộc Inđônêsia đến tháng 5/2002 tách khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập - Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Malaysia, Inđônêsia,Thái Lan (đặc biệt là Sigapore, nước phát triển nhất Đông Nam Á) - Biến đổi thứ 3: Đến 30/4/1999 có 10/10 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế, chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường 3 Biến đổi quan trọng nhất: - Là biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trở thành nước độc lập - Nhờ đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của mình ngày càng phồn vinh ASEAN 1 Sự ra đời, mục tiêu, vai trò và phát triển cảu ASEAN a) Hoàn cảnh ra đời ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực: - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển - Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo b) Mục tiêu - Là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực c) Vai trò - ASEAN trở thành tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực ĐNA, góp phần tạo nên một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định và phát triển d) Quá trình phát triển + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc : - 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động): + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội - Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao Kinh tế ASEAN tăng trưởng - Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999) => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển 2 Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN a) Cơ hội + Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực + Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế + Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực + Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực b) Thách thức + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT BÀI 16 1.Chủ trương của Đảng? - Ngày 12- 3 – 1945, Ban Thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động cảu chúng ta”, nhận định: Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương - Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay đổi bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi Phát xít Nhật” - Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện - Hội nghị quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa” 2 Thời cơ? - Ngày 15- 8 – 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện trên sóng phát thanh của Nhật Bản và quân đồng minh chưa kéo vào nước ta => Đây là thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng Việt Nam 3 Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa? - Ngày 14 - 8, ở một số địa phương thuộc ĐBSH, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vận dụng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động cảu chúng ta” để phát động nhân dân khởi nghĩa - 16 - 8, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã dẫn quân từ tân trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên - 18 - 8, 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam - Hà Nội, ngày 19- 18 hàng vạn nhân dân nội và ngoại thành đã thắng lợi và giành chính quyền - 23 - 8, Huế giành chính quyền - 25 - 8, Sài Gòn giành chính quyền - 28 – 8, có 2 tỉnh giành chính quyền muộn nhất là Đồng Nai và Hà Tiên => Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng từ ngày 14 đến ngày 28 – 8 – 1945 4 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử? 1 Nguyên nhân? a) Khách quan - Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô - Đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa b) Chủ quan - Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà - Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mac – Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN - Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945 - Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền 2 Ý nghĩa lịch sử? a) Đối với dân tộc Việt Nam - Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta - Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam - Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội - Đảng CSĐD trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo b) Đối với thế giới - Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai - Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào 5 Bài học kinh nghiệm? - Đảng có đường lối đúng đắn , trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương , biện pháp cách mạng phù hợp - Đảng tập hợp ,tổ chức các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở liên minh công nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù để tiến tới tiêu diệt chúng Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước BÀI 18 1.Vì sao ta phải kháng chiến chống Pháp? - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn chuẩn bị xâm lược nước ta + Tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ + Tháng 11 -1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn + Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở phố hàng Bún , Yên Ninh -18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động => Đây là những âm mưu của thực dân Pháp: “chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa” => Vì vậy chúng ta phải đứng lên và kháng chiến chống Pháp giành độc lập 2 Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp? - Mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, XD chế độ dân chủ nhân dân, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới - Tính chất của cuộc kháng chiến lúc này vẫn là “cuộc cách mạng dân tộc giải phóng.cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nc chưa đc hoàn toàn độc lập” - Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến đc xđịnh ngay từ đầu: “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” - Phương hướng chiến lược của cuộc kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh - Quyết tâm kháng chiến: tinh thần qưuyết chiến quyết thắng của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta -Đường lối k/chiến chống thực dân pháp là đường lối chiến tranh ndân, toàn dân, toàn diện, và lâu dài dựa vào sức mình là chính 3 Vì sao phải kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh? - Toàn dân kháng chiến: đảng chủ trương sức mạnh toàn dân tộc bằng những hình thức, biện pháp phong phú phù hợp để tổ chức cả nc thành một mặt trận, tạo nên thế trận cả nc đánh giặc - Kháng chiến toàn diện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống lại cuộc ctranh xâm lược trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tạo thành sức mạnh tổng hợp - Kháng chiến lâu dài nhằm làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày càng hạn chế,chỗ yếu của ta từng bước đc khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày càng đc phát huy - Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối đúng đắn của đảng, vào các đk thiên thời địa lợi, nhân hoà của đnc, đồng thời gia sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù 4 Chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950? a) Âm mưu của Pháp: Nhờ sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ, thông qua kế hoạch Rơve, Pháp thực hiện âm mưu khoá chặt biên giới Việt – trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trrên đường số 4; thiết lập tuyến hành lang Đông- Tây nhằm cát đứt con đường liên lạc giữa liên khu 3 và liên khu 4 Chúng nuôi âm mưu tiến công lên Việt Bắc lần 2 b) Chủ trương của ta: Tháng 6 năm 1950, Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: + Tiêu diệt sinh lực địch + Khai thông biên giới Viẹt – trung để mở rộng đường liên lạc giữa ta với các nước XHCN + Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc Với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” ta đã huy động 121.700 dân công với 1.716.000 ngày công vận chuyển gần 4000 tấn lương thực, vũ khí đảm bảo cho 3 vạn quân c) Diễn biến: -16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay - Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về - Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi d) Kết quả và ý nghĩa lịch sử: * Kết quả -Ta tiêu diệt và bắt 8.300 địch, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; khai thông 750 km đường biên giới Việt – trung với 35 vạn dân; căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng * Ý nghĩa -Giáng 1 đòn mạnh mẽ vào ý đồ xâm lược của địch, dẩy địch vào tình thế bị động phòng ngự, ngày càng lúng túng nhiều mặt -Đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh: Ta bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ 5 Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947? a) Âm mưu cảu Pháp? - Quân sự: tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta - Phá tan cơ quan đầu não, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn sự lien lạc giữa ta với quốc tế - Chính trị: thành lập chính quyền bù nhìn trung ương b) Diễn biến? 07/11/1947 Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tấn công lên Việt Bắc + Sáng sớm 7/10 địch tung 1 bộ phận quân nhảy dù xuống Bắc cạn, Chợ mới + Cùng ngày, 1 binh đoàn bộ binh từ Lạng sơn tiến lên Cao bằng, rồi một bộ phận theo đường số 3 xuống Bắc Cạn tạo thành một mặt kìm kẹp toàn bộ mặt sau Việt Bắc + 9/10, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thuỷ đánh bộ từ Hà nội ngược lên sông Hồng, sông Lô lên Tuyên quang bao vây Việt Bắc từ phía tây Chúng dự định 2 gọng kìm này sẽ khép lại ở Đài Thị (Đông bắc Chiêm hóa) c) Kết quả và ý nghĩa? * Kết quả: Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu (7/10 đến 21/12/1947), quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu và phá huỷ hàng nghìn vũ khí, phương tiện chiến tranh của chúng Các gọng kìm của địch ở Việt Bắc bị bẻ gãy Căn cứ kháng chiến Việt Bắc được giữ vững Thất bại nặng nề buộc địch phải rút chạy khỏi Việt Bắc * Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc phản công lớn ở Việt Bắc của quân và dân ta là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc kháng chiến, giáng một đòn quyết định đập tan chiến lược ?đánh nhanh thắng nhanh? của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới ? giai đoạn thứ hai của cuộc kháng chiến Chiến thắng Việt Bắc của ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta ... thiện hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động): + Tơn trọng chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ + Không can thiệp vào công việc nội nhau; + Không sử dụng vũ lực... địa Anh, tháng 10/1947 Anh công nhận độc lập + Brunây: thuộc địa Anh, đến tháng 01/1984 Anh trao trả độc lập + Đôngtimo: thuộc In? ?ôn? ?sia đến tháng 5/2002 tách khỏi In? ?ôn? ?sia, trở thành quốc gia... khởi nghĩa, chớp thời phát động quần chúng dậy giành quyền Ý nghĩa lịch sử? a) Đối với dân tộc Việt Nam - Mở bước ngoặt lớn lịch sử dân tộc ta - Phá tan xiềng xích nơ lệ Pháp - Nhật, lật nhào ngai

Ngày đăng: 14/08/2015, 21:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan