TIỂU LUẬN SINH HỌC TẾ BÀO

15 837 3
TIỂU LUẬN SINH HỌC TẾ BÀO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Mục lục 1 ĐẶT VẤN ĐẾ 2 1.NANG NOÃN Ở BUỒNG TRỨNG 2 1.1.CÁC ĐỘNG THÁI CỦA NANG NOÃN 2 1.1.1.Nang nguyên thủy (primordial folicle) 3 1.1.2.Nang cấp 1 3 1.1.3.Nang cấp 2 3 1.1.4. Nang cấp 3 4 1.1.5. Nang Graaf 4 1.2.TẾ BÀO KẼ ( interstitial cell ) 5 1.3.SỰ BIỆT HÓA TẾ BÀO NANG 6 1.3.1.Sự biệt hóa tế bào hạt 6 1.3.2. Sự biệt hóa tế bào kẽ 6 1.3.3. Sự biệt hóa tế bào noãn 7 2.CÁC ĐỢT PHÁT TRIỂN CỦA NANG NOÃN 8 2.1. SỰ TUYỂN MỘ NANG 8 2.2.NANG THOÁI TRIỂN 8 2.3.SỰ LỰA CHỌN 8 3.CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN NANG NOÃN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 9 3.1.Cơ chế trưởng thành của noãn 9 3.2. Chu kỳ tử cung (chu kỳ kinh nguyệt) 11 4. HOÀNG THỂ 12 4.1.Sự thành lập hoàng thể 12 4.2. Cấu tạo hoàng thể 13 4.3. Kích thích tố của hoàng thể 14 4.4.Sự tiêu biến hoàng thể 15 1 ĐẶT VẤN ĐẾ Sinh sản là một đặc điểm đặc trưng nhất của mọi cơ thể sống. Mọi động vật và con người đã luôn cố gắng để tạo ra những cá thể giống mình để thay thế cho những cá thể khác đã chết đi do nhiều nguyên nhân khác nahu… Sinh sản là bản năng của mọi sinh vật để bảo tồn nòi giống và cũng là đặc điểm đặc trưng của sinh vật so với vật vô sinh. Ở nữ giới nói riêng và giống cái nói chung các hoạt động sinh sản và sinh dục được chi phối bởi cơ quan sinh sản đặc trưng là buồng trứng, cùng với các hoạt động chức năng của nó đã đảm bảo cho cơ thể giống cái diễn ra các hoạt động bình thường của quá trình sinh sản 1. NANG NOÃN Ở BUỒNG TRỨNG 1.1. CÁC ĐỘNG THÁI CỦA NANG NOÃN Tất cả nang noãn đều tập trung ở vùng vỏ, giữa tổ chức liên kết dưới màng albuginea Hình 1 : Các nang noãn Mỗi nang biểu thị mỗi bước của giai đoạn trưởng thành và phát triển của nó, nhưng có 2 loại nang chủ yếu : loại chưa trưởng thành gọi là nang nguyên thủy bao gồm 90 – 95% các nang của buồg trứng. Một khi nang noãn được lựa chọn để trưởng thành thì kích thước và vị trí của nó thay đổi . Các nang đang phát triển trải qua 5 giai đoạn : nang cấp 1, nang cấp 2, nang cấp 3, nang degraaf và nang thoái triển. Cơ chế kiểm soát sự chọn lựa một nang để trưởng thành cho đến nang cấp 2, có sự thay đổi từ bên trong nang, rồi sau đó tác động của gonadotropin (Gn) 2 1.1.1. Nang nguyên thủy (primordial folicle) Nang là những đơn vị sinh sản cơ bản của buồng trứng, không có nó không thể có kinh nguyệt. Nang nguyên thủy có một lớp ngoài các liên bào hình vảy gọi là tế bào hạt (granuloea) hoặc tế bào nang , bên trong chứa một tế bào noãn nhỏ chưa chín, đường kính 25micromet , đang ở giai đoạn tiền kỳ giảm phân. Cả lớp tế bào noãn và hạt bị vây quanh bởi màng mỏng gọi là màng đáy (basal lamina) . Các nang nguyên thủy không có mạch máu riêng đến cung cấp. Đường kính nang 40 µm. Tất cả nang nguyên thủy được tạo thành tại vỏ buồng trứng khi thai được 6-9 tháng. Kho dự trữ noãn trong nang nguyên thủy ở giai đoạn tiền kỳ giảm phân có khả năng tham gia vào sự sinh sản của phụ nử, đã sẵn sàng từ khi mới đẻ. Quá trình chọn nang nguyên thủy để phát triển bắt đầu từ rất sớm, từ khi còn là thai nhi. Trong thời gian từ khi sinh cho đến khi bắt đầu dậy thì, một số nang nguyên thủy và noãn của nó giảm nhanh từ vài triệu còn vài trăm ngàn. Càng lớn tuổi số nang nguyên thủy giảm cho đến tuổi mãn kinh, lúc này khó tìm thấy nang nguyên thủy 1.1.2. Nang cấp 1 Nang cấp 1 chứa noãn đang trưởng thành bao quanh bởi một lớp tế bào hạt và chuyển dần sang hình khối. Noãn thay đổi tăng kích thước đến khoảng 100µm thì giữ tế bào hạt và noãng xuất hiện một màng trong chứ glycoprotein gọilà zona pellucia. Giai đoạn cuối của nang cấp 1 , noãn có đường kính 100 µm bao quanh là zona pellucida, một hàng tế bào hình khối, rồi đến màng đáy. 1.1.3. Nang cấp 2 Trong giai đoạn phát triển nang cấp 2, có sự tăng sinh các tế bào hạt và sự trưởng thành của tế bào noãn tiến tới hoàn chỉnh. Ở cuối giai đoạn nang cấp 2 nang bao gồm nhiều lớp tế bào sắp xếp rất cân đối: chính giữa là noãn đã trưởng thành, có đường kính 120 µm, được bao quanh bởi một vùng zona pellucida dày hơn, rồi 4 – 8 hàngtế bào hạt, ngoài cùng là màng đáy Trong quá trình thành lập nang cấp 2, khi tế bào hạt phát triển thành 2, 3 hàng thì xuất hiện tín hiệu báo cho các tế bào trung mô (mesenchyme) di chuyển đến màng đáy của nang, rồi những tế bào này chuyển thành những tế bào dài giống như nguyên bào sợi (fibroblast) sắp xếp song song bao quanh toàn bộ nang. Lớp tổ chức liên kết mới này sẽ phát triển thành vỏ trong (theca interna) và vỏ ngoải (theca externa) 3 Cũng trong quá trình thành lập nang cấp 2, xuát hiện lưới mạch độc lập đến vỏ ngoài, vỏ trong và tận cùng ở sát màng đáy. Một hiện tượng khác trong giai đoạn này là sự thành lập các thể Call-exner nằm giữa các tế bào hạt. Các thể này không đóng vai trò gì trong giai đoạn này nhưng có thể điều hòa sự phát triển của các tế bao hạt 1.1.4. Nang cấp 3 Đặc điểm của nang cấp 3 là xuất hiện một khoang trống (antrum) và đường kính nang đo được 400 µm. Bắt đầu một khoang trống gọi là tạo hang (cavitation) sau đó chưa dịch tiết từ các tế bào hạt Sự thay đổi đáng kể ở giai đoạn này là sự thay đổi tế bào vỏ trong và tế bào hạt: các nguyên bào sợi của lớp đệm ( stromal fibroblast ) chuyển sang liên bào rộng lớn gọi là tế bào kẽ (theca interstitial cell) Tiếp theo sau là tế bào vỏ kẽ trở thành tế bào nội tiết, biệt hóa cao có khả năng tổng hợp và sản sinh androgen, trả lời kích thích đối với LH (luteinising hormone) Khi nang được thành lập giữa tế bào hạt và noãn có một khe hở nối liền gọi là gap junction, đó là một màng làm bằng protein gọi là conexin. Nhờ conexin mà các phân tử lớn 1200 dalton có thể thẩm thấu từ tế bào này sang tế bào khác. Conenxin còn có mặt giữa noãn và tế bào hạt vùng tia (corona radiata granuloasa). Nhờ có khe hở nối liền này mà nang cấo 3 có khả năng trả lời dương tính hay âm tínhđối vói kích thích của hormone. 1.1.5. Nang Graaf Gonadotropin kích thích sự phát triển lưới mao mạch bên trong và bên ngoài nang. Nang cấp 3 tăng nhanh kích thướx từ 0,4mm lên 20mm đường kính. Kích thước nang tăng nhanh do sự tăng sinh nhanh các tế bào hạt và sự tích lũy dịch trong hang nang. Ngược lại với các nang kề cận, sự phát triển nang này khong do sự kiểm soát nội tại mà chịu sự kiểm soát của sự thay đổinồng độ FSH (follicle stimulating hormnone) và LH Sự sắp xếp các tế bào hạt cũng thay đổi : nhiều hàng tế bào hạt vậy quanh noãn, ngoài vùng zona pellucida gọi là vòng tia ( corona radiata) một số tế bào hạt sắp xếp thành cuống của vòng tia, tiếp giáp với nhiều hàng tế bào hạt quanh hang gọi là tế bào hạt cumulus. Tế bào hạt quanh hang gọi là tế bào hạt màng ( membrana granulosa ) . Tế bào hạt màng này tiếp xúc trực tiếp với màng đáy ( basal lamina ) va thể Call-Exner. Vậy tế bào hạt trong nang Graaf là một tổ chức phức tạp gồm nhiều nhóm tế bào khác nhau 4 Hình 2 : Nang Graaf http://legacy.owensboro.kctcs.edu/gcaplan/anat2/histology/histo%20c%20female %20reproductive.htm Trong quá trình thành lập nang Graaf, tại vỏ trong , các tế bào kẽ vỏ được biệt hóa cao, sinh sản phân thành 5-8 lớp tế bào . Trong vỏ ngoài của nang, là những tế bào cơ nhẵn chứa actin và myosin. Những tế bào này được phân bố bởi thần kinh giao cảm và phó giao cảm, kích thích sự co thắt tế bào ở vỏ ngoài. 6. Nang thoái triển ( atretic follicle ) Nếu nang nguyên thủy được chọn thì nó sẽ trưởng thành và phát triển thành nang Graaf hoặc sẽ bị thoái hóa bởi quá trình thoái triển ( atresia ). Trong quá trình này các tế bào hạt và noãn bị tiêu biến, nhưng các tế bào vỏ phì đại mạnh và tồn tại gọi là tế bào tuyến kẽ thứ phát ( secondary interestitial gland cells ) 1.2. TẾ BÀO KẼ ( interstitial cell ) Quá trình tạo nang ( folliculogenesis ) xảy ra song song với sự phát triển tế bào kẽ của buồng trứng. Đó là những tế bào có khả năng tổng hợp và sản sinh androgen. Các tế bào kẽ xuất phát từ tế bào trung mô trong lớp đệm của buồng trứng Ở người có 4 loại tế bào kẽ : Tế bào kẽ nguyên phát ( promary interstitial ), tế bào vỏ kẽ ( theca interstitial cell ), tế bào kẽ thứ phát ( secondary interstitial cell ) và tế bào vùng rốn ( hillus ) trong đó tế bào vỏ kẽ và tế bào kẽ thứ phát là quan trọng nhất. 1. Tế bào vỏ kẽ ( theca interstitial cell ) 2. Tế bào kẽ thứ phát ( secondary interstitial cell ) 5 1.3. SỰ BIỆT HÓA TẾ BÀO NANG Các nang noãn thay đổi về hình thái, do ảnh hưởng của những thay đổi sinh hóa. Cơ sở chủ yếu giúp sự biệt hóa tế bào là sự phát triển các điểm nhận (receptor ) rất nhạy cảm với hormone của tế bào nang với khả năng trả lời đối với các tín hiệu đã xác định. Các sự kiện này xảy ra dưới sự kiểm soát của 2 cơ chế trong buồng trứng và ngoài buồng trứng 1.3.1. Sự biệt hóa tế bào hạt Sự biệt hóa tế bào hạt xảy ra từ khi nang nguyên thủy được chọn.Sự biệt hóa tế bào hạt được bắt đầu bởi sự kích thích của FSH và tiếp tục sống cuộc đời của nó, lệ thuộc vào sự kích thích của FSH. Khi FSH giảm thấp thì tế bào mất đi các điểm nhận và các enzyme aromatase, các tế bào sẽ chết và thoái triển. Do đó chí có FSH mới đảm bảo sự sống còn của tế bào hạt. Do đó cơ sở của quá trình thành lập nang chính là sự kiểm soát biệt hóa tế bào hạt của FSH. Cơ chế tác dụng của FSH bị ảnh hưởng bởi nhiều hormone và yếu tố, sự nhạy cảm của nó được xác định bởi các điểm nhận đặc biệt trong tế bào hạt.Ví dụ : FSH kích thích sự biệt hóa tế bào hạt có thể bị ức chế bởi prolactin, glococorticoid , và progesteron và yếu tố tăng trưởng, nhưng lại được kích thích bỏi estrogen và isulin. Nói chung không có một hormon đơn thuần nào kiểm soát sự biệt hóa tế bào hạt mà sự kiểm soát này do một phức hợp có liên quan với nhau. Các tế bào hạt trong nang khi đã biệt hóa có sự trả lời khác nhau với FSH. Cơ chế biệt hóa và trả lời FSH vẫn chưa rõ nhưng có liên quan với môi trường vi mô xung quanh nước nang cũng như sự tiếp xúc với màng đáy, noãn và các tế bào hạt khác. Tóm lại tế bào hạt là tổ chức thực sự phức tạp chứa nhiều dòng tế bào khác nhau. 1.3.2. Sự biệt hóa tế bào kẽ Androgen được sản sinh bởi tế bào kẽ và có tác dụng trong quá trình xây dựng và phá hoại sự phát triển nang. Tế bào kẽ có khả năng trả lời với LH hoặc HGC do có khoảng 2000 LH- R rất nhạy tại màng bào tương.Khi gắn LH với LH-R nó gây ra một số phản ứng làm hoạt hóa enzyme đặc biệt gắn nhóm phosphat với với một vài protein tự do trong tế bào 6 1.3.3. Sự biệt hóa tế bào noãn Bé gái mới chào đời đã chứa một số noản nhất định, tất cả đều nằm trong nang nguyên thủy. Sau đó noãn kết tiếp nhau biệt hóa và trở thành trứng có khả năng thụ tinh Sự tăng trưởng của noãn phải qua 2 quá trình biệt hóa: noãn bào tăng trưởng và chuẩn bị cho giảm phân. Noãn trưởng thành tích lũy chất liệu dinh dưỡng và thông tin , chất luệu đó chuẩn bị cho sự phát triển túi phôi (blastocyst) và chuẩn bị cho sự làm tổ. Có 2 giai đoạn tăng trưởng của noãn : ban đầu noãn và nang cùng trưởng thành và lớn lên song song nhau cho đế giai đoạn nang cấp 3 sớm thì noãn ngừng lớn còn nang tiếp tục lớn nhanh cho đến nang Graaf Sự có mặt của tế bào hạt là yêu cầubắt buộc cho noãn tăng trưởng. Trong quá trình tăng trưởng, noãn được bao quanh bởi tế bào hạt vòngtia có quan hệ trực tiếp với noãn quan gap junction và nhiễm sắc thể. Qua gap junction tế bào hạt chuyển chất dinh dưỡng để nuôi noãn. Trong quá trình noãn trưởng thành, vùng trong (zona pellucia) được thành lập. Zona pellucia là một màng trong suốt làm áo bao quanh noãn , chứa một số điểm nhận ® đặc biệt đối với tinh trùng , nó tạo sự ngăn cách với các tinh trùng muốn chui vào ,và nó cũng cho phép noãn di động qua vòi Fallop đi đến tử cung.Sự chín mùi của noãn chuẩn bị cho giảm phân. Sự chín mùi của noãn là giai đoạn noãn có khả năng giảm phân. Trong cơ chế phóng noãn, người ta tìm thấy vai trò của OMI ( oocyte meiotic inhibitor ) do tế bào hạt màng tiết ra làm úc chế sự phân chia của noãn. OMI gây một tín hiệu dương tính trên tế bào hạt màng, kích thích chu kỳ AMP đến gap junction vào bào tương (cytoplasm) của noãn gây ức chế sự chín mùi của quá trình giảm phân. Khi có đỉnh LH xảy ra trước phóng noãn, tế bào hạt ngừng sản sinh OMI. Kết quả là có sự giảm mức độ chu kỳAMP kéo theo sự giải phóng calci dự trữ trong tế bào, và túi mầm vỡ ra đi vào metaphase 2 Mặt khác, vai trò steroid trong sự biệt hóa noãn cũng quan trọng. Nồng độ cao estradiol giúp cho noãn chín. Thiếu esradiol thì sự chín mùi của phan bào giảm phân trở nên bất thường và sự thụ tinh không thành. Có thể nói rằng, mức estradiol cao trong nước nang đã giúp sự biệt hóa hoàn toàn toàn của trứng trong cơ thể và trong ống nghiệm. 7 2. CÁC ĐỢT PHÁT TRIỂN CỦA NANG NOÃN 2.1. SỰ TUYỂN MỘ NANG Nang phát triển và trưởng thành bằng sự lựa chọn trong số nang nguyên thủy. Sự lựa chọn này bắt đầu từ khi còn bào thai, khi mà các nang nguyên thủy mới thành lập cho đến khi mãn kinh, kho dự trữ nang nguyên thủy không còn nữa Ngay từ khi bắt đầu, các tế bào hạt từ khi là các tế bào hạt từ khi là các tế bào hình vảy chuyển sang hình khối. Các tế bào hình khối này vây quanh noãn , gắn thymidin (3H) vào DNA và bắt đầu phân chia , dù rằng với tỷ lệ rất chậm. Khi mà tế bào h5t có 90% được chuyển thành hình khối thì kích thích mạnh mẽ sự tổng hợp RNA trong noãn . Kết quả là nhanh chóng phát triển bào tương và túi mầm. Noãn thay đổi như vậy kéo theo sự thay đổi ở tế bào hạt. Có thể nói rằng tế bào hạt hoặc trả lời hoặc tạo ra tín hiệu để thúc đẩy nang nguyên thủy đi vào sự lựa chọn 2.2. NANG THOÁI TRIỂN Trong số 2 triệu nang có mặt tại buồng trứng của bé gái khi mới chào đời thì chỉ có khoảng 400 chiế có khả năng trở thành nang có thể phóng noãn được và có đến 99% nang mất đi bởi quá trình thoái triển Quan niệm cho rằng testosteron có thể gây sự thoái triển của nang khi gần thành lập nang. Cơ chế : Estrogen kích thích sự trưởng thành và phát triển nang, qua các estrogen-R. Testostterron đã loại trừ số lượng estrogen-R.Người ta cho rằng chính các tế bào kẽ đã trả lời lượng thấp LH bằng cách làm sinh ra testosteron. Sau khi lan tỏa vào tế bào hạt, testosteron đến gắn với các phân tử đặc biệt của điểm nhận làm giảm số lượng estrogen-R. Kết quả là các tế bào hạt ở giai đoạn tiền hang trở thành không trả lời được với estrogen và do đó sẽ chết. Người ta có thể kết luận rằng , cơ sở sự thoái triển các nang ở giai đoạn tiền hang có sự tham gia của LH gây ra sự thay đổi số lượng testosteron sản sinh bởi các tế bào vỏ và tế bào kẽ thứ phát tại nang 2.3. SỰ LỰA CHỌN Nếu 99% của tất cả nang bị chết do thoái triển thì nang nào được chọn để sống sót có khả năng phóng noãn có thể thụ tinh được? Có thể nói sự lựa chọn này cần cả hai LH và FSH cũng như cần cả hai tế bào hạt lẫn tế bào vỏ kẽ. Sự khám phá hoạt động sinh lý 8 cơ bản này của buồng trứng gọi là nguyên lý 2 tế bào - hai goonadotropin của sự sinh tổng hợp estrogen của nang Nồng độ androstenedion cao ngay từ khi nang còn nhỏ, nồng độ này không thay đổi cho đến khi nang phát triển 20 mm đường kính, trong khi đó estradiol tăng cao từ ngày đầu của chu kỳ kinh đến ngày ngày thứ 12 (10 -6 nmol/l đến 1-2 µm ) điều này chứng tỏ rằng vai trò của men aormatase của nang ưu thế làm chuyển hóa androstenedion sang estrdiol. Trong đó FSH là yếu tố kích thích đầu tiên đối với enzyme aromatase trong nang ưu thế được chọn Trả lời đối với LH, tế bào vỏ kẽ tổng hợp và tiết ra androstenedion thẩ thấu qua màng đáy, đến nước nang vào nang rồi vào tế bào hạt, ở đây androstenedion được huyển hóa thành estradiol bởi enzyme aromatase. Enzyme này được được kích thích bởi FSH; estradiol được tổng hợp và được giải phóng vào nước nang và cá mạch máu vây quanh. Tứ đó tạo ra môi trường estrogen cho phép nang phát triển. Quá trình nói trên là cơ sở của sự lựa chọn 3. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN NANG NOÃN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 3.1. Cơ chế trưởng thành của noãn Sự tạo noãn bắt đầu bằng giai doạn sản xuất noãn nguyên bào từ các tế bào sinh dục nguyên thủy. Noãn nguyên bào nguyên phân để hình thành nhiều tế bào, các tế bào này phân chia giảm phân nhưng ngừng lại ở kỳ trước 1. Nằm trong các nang nhỏ các tế bào này gọi là noãn bào sơ cấp. Lúc dậy thì FSH qua nhiều đợt kích thích một nhóm nhỏ các nang tăng trưởng và phát triển. Thường chỉ mỗi nang là thành thục hoàn toàn mỗi tháng với noãn bào sơ cấp hoàn thành giảm phân 1. Giảm phân 2 bắt đầu nhưng ngừng lại ở kỳ giữa. Chi khi có tinh trùng đi vào noãn bào mới tiếp tục giảm phân 2. Sau rụng trứng , nang vỡ sót lại sẽ phát triển thành thể vàng. Nếu noãn bào giải phóng không được thụ tinh và không kết thúc giảm phân thì thể vàng thoái hóa 9 10 Hình 3 : Sự tạo noãn và trưởng thành của noãn [...]... khi phóng noãn cac tế bào trong nang hoàng thể hoàng hóa trước tiên Đó là một quá trình làm tế bào to ra và có những đặc tính khác có khả năng sản sinh steroid Trước tiên noãn cùng một số tế bào hạt cumulus và nước nang được phóng ra, thành nag xẹp xuống rồi tế bào hạt màng(membrana granulosa ) bị đẩy rak hỏi màng đáy, Giai đoạn hai, các mạch máu nhỏ từ lớp vỏ nang xuyên vào lớp tế bào hạt rồi làm máu... xuyên vào lớp tế bào hạt rồi làm máu chảy trong nang, tạo thành nang máu của hoàng thể sớm Sau đó các tế bào hạt to ra và phân bào nguyên nhiễm Tế bào vỏ trong bắt đầu thoái triển, tế bào nhỏ lại và mất lipid Lớp vỏ khi thoái triển tạo thành những hình ngón tay đẩy vào lớp tế bào hoàng thể chia lớp tế bào hoàng thể thành nhiều khoang, lúc này hoàng thể trở nên dễ phân biệt vì đó là một vùng màu đỏ hơi... theca (tế bào từ vỏ trong) và granulosa (tế bào hạt) tiết ra các hormon progesterone, estrogene, androgen Tế bào theca ( tế bào xâm nhập từ vỏ trong nang noãn): Tiết hormone androsteroid làm tiền chất để cung cấp cho tế bào granulosa tổng hợp estrogene , progesterone Sau khi vỡ nang noãn thì hoàng thể được hình thành ,tuy nhiên sự tồn tại của nó tùy thuộc vào chức năng , nhiệm vụ của nó : + Thể vàng sinh. .. hoàng thể đã chín Giai đoạn ba là giaiđoạn chín mùi, chức năng hoàng thể khá mạnh D(ó là giai đoạn 10 ngày trước kinh hoặc 5 ngày sau khi phóng noãn.Các tế bào vỏ có hình 12 thành liên bào và phần lớn các mạch máu bị tiêu đi.Ngày thứ 18, lớp tế bào nguyên sợi (ficroblastic) nằm dọc theo bờ của hang, có nihệm vụ làm tắc mạch máu đi vào hang hoàng thể mới thành lập Hoàng thể chín có thể đạt đến đường... vùng tế bào của hoàng thể sau vài tuần thành lập.Khi có thai hoàng thể không thoái hóa ngay Nó trở nên to ra chuyền thành hoàng thể thai nghén, có thể bằng 1/3 buồng trứng Hoàng thể được duy trì tồn tại một thời gian một phần do tác dụng của HCG 4.2 Cấu tạo hoàng thể Hình 6 : Cấu tạo hoàng thể Hoàng thể cấu tạo gồm 2 phần : Phần tủy : chứa dịch lỏng , có màu vàng nhạt Phần vỏ : cấu tạo là các tế bào. .. Progesterol , Relaxin tạo điều kiện cho thai phát triển bình thường Thể vàng bệnh lí: Khác với thể vàng sinh lí, thể vàng bệnh lí tồn tại trên buồng trứng lâu hơn nhiều so với thời hạn sinh lí cần thiết của nó Sự tồn tại của thể vàng bệnh lí là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chậm sinh và vô sinh ở động vật Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này như :kích thích tố tác động không... quan đơn độc Sự thành lập hoàng thể là kết quả của các sự kiện sinh lý Chức năng hoàng thể tồn tại trong một thời gian nhất định rồi thoái hóa rồi chuyển thành một phần của lớp đệm buồng trứng.Mỗi hoàng thể được thành lập và bắt đầu sản sinh hormone của chu kỳ kinh hoặc của thai nghén Cuối cùng hoàng thể sẽ bị thoái hóa và mấtkhả năng sinh estrogen và progesterron 4.1 Sự thành lập hoàng thể Hình 5... nhiên + Thể vàng thai kì +Thể vàng bệnh lí 13 Dựa vào tác dụng và thời gian tồn tại người ta chia thể vàng thành 2 loại : Thể vàng sinh lí :Nếu sau khi rụng mà trứng không được thụ tinh, quá trình phát triển và thoái biến của thể vàng được hoàn tất trong vòng một chu kì sinh dục (thể vàng chu kì) Trong trường hợp này thể vàng cũng tiết hormon progesterone làm thành tử cung dày lên chuẩn bị cho quá trình... kích thích thùy trước yên tiết lượng nhỏ FSH và LH 3 FSH kích thích nang tăng trưởng có sự hỗ trợ của LH 1 6 FSH và LH tăng mạnh rõ rệt 2 6 7 Nang trứng đang chín có xoang chứa dịch bên trong 3 8 7 4 Tế bào đang lớn của nang bắt đầu sản xuất estradiol 4 Các nang đang lớn tiết estradiol với số lượng tăng lên Thể vàng tiết progesteron và estradiol 5 9 estradiol và progesteron do thể vàng tiết sẽ kích... thể 4.4 Sự tiêu biến hoàng thể Từ lậu người ta coi estrogen là tác nhâ tiêu biến hoàng thể Estrogen đi trực tiếp vào buồng trứng gây ra tiêu hoàng thể có thể do tác dụng estrogen đến LH-receptor trong tế bào hoàng thể Estrogen có tác dụng như một tác nhân trên hoàng thể do có tác dụng làm giảm lượng LH tuần hoàn Có thể estrogen không trực tiếp gây tiêu hoàng thể do có tác dụng làm giảm lượng LH tuần . triển tế bào kẽ của buồng trứng. Đó là những tế bào có khả năng tổng hợp và sản sinh androgen. Các tế bào kẽ xuất phát từ tế bào trung mô trong lớp đệm của buồng trứng Ở người có 4 loại tế bào. đáy, noãn và các tế bào hạt khác. Tóm lại tế bào hạt là tổ chức thực sự phức tạp chứa nhiều dòng tế bào khác nhau. 1.3.2. Sự biệt hóa tế bào kẽ Androgen được sản sinh bởi tế bào kẽ và có tác. vòng tia, tiếp giáp với nhiều hàng tế bào hạt quanh hang gọi là tế bào hạt cumulus. Tế bào hạt quanh hang gọi là tế bào hạt màng ( membrana granulosa ) . Tế bào hạt màng này tiếp xúc trực tiếp

Ngày đăng: 13/08/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐẾ

  • 1. NANG NOÃN Ở BUỒNG TRỨNG

  • 1.1. CÁC ĐỘNG THÁI CỦA NANG NOÃN

  • 1.1.1. Nang nguyên thủy (primordial folicle)

  • 1.1.2. Nang cấp 1

  • 1.1.3. Nang cấp 2

  • 1.1.4. Nang cấp 3

  • 1.1.5. Nang Graaf

  • 1.2. TẾ BÀO KẼ ( interstitial cell )

  • 1.3. SỰ BIỆT HÓA TẾ BÀO NANG

  • 1.3.1. Sự biệt hóa tế bào hạt

  • 1.3.2. Sự biệt hóa tế bào kẽ

  • 1.3.3. Sự biệt hóa tế bào noãn

  • 2. CÁC ĐỢT PHÁT TRIỂN CỦA NANG NOÃN

  • 2.1. SỰ TUYỂN MỘ NANG

  • 2.2. NANG THOÁI TRIỂN

  • 2.3. SỰ LỰA CHỌN

  • 3. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN NANG NOÃN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

  • 3.1. Cơ chế trưởng thành của noãn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan