Vai trò của Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự

9 544 2
Vai trò của Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò của Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự Hoàng Thị Thoa Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Thẩm phán; Tòa án Nhân dân; Vụ án hình sự; Luật hình sự; Tố tụng hình sư. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Toà án nhân dân (TAND). Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [10]. Toà án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TAND là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua đội ngũ Thẩm phán- những người có trách nhiệm chính trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và những vụ việc khác do luật quy định. Thẩm phán chính là những người đại diện cho Tòa án để thực hiện các chức năng nêu trên. Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, họ có nhiệm vụ cùng với các cơ quan chức năng có liên quan góp phần làm cho xã hội hoạt động theo các quy định của pháp luật Thẩm phán với tư cách là người đại diện cho Nhà nước, họ được pháp luật quy định quyền ban hành các quyết định công nhận, hướng dẫn, dẫn dắt và quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức. Đặc biệt trong các vụ án hình sự, vai trò của Thẩm phán xét xử được thể hiện rõ nét nhất. Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc tranh tụng để việc tranh tụng diễn ra một cách tôn nghiêm, có trật tự, đi đúng vào trọng tâm của vụ án. Để từ đó, các chứng cứ, các sự thật khách quan của vụ án đều được đưa ra làm rõ tại phiên tòa. Trên cơ sở tranh tụng khách quan, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ áp dụng pháp luật một cách đúng đắn để đưa ra một bản án với các quyết định hợp tình, hợp lý. Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, đội ngũ Thẩm phán nước ta đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong đó, đội ngũ Thẩm phán TAND cấp quận, huyện có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án nói riêng và của Bộ máy nhà nước nói chung. Hiện nay, số lượng Thẩm phán TAND cấp quận, huyện là nhiều nhất so với số lượng Thẩm phán cả nước và hàng năm, số lượng vụ án hình sự họ tham gia làm chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Mặt khác, cấp sơ thẩm là nơi tiếp cận đầu tiên của một quá trình tố tụng nên có ảnh hưởng quan trọng đến những giai đoạn tố tụng tiếp theo của một vụ án. Do đó, vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự cũng là một nội dung rất quan trọng không thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay như Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị đã “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, vai trò của người tiến hành tố tụng”. Do vậy, việc nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán cấp huyện trong quá trình xét xử các vụ án hình sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Mặt khác, theo Nghị quyết 49 của Bộ chính trị thì “Công tác tư pháp nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ Thẩm phán xét xử còn thiếu, nhất là ở các toà án cấp huyện; một số không ít các Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỉ mỉ thậm chí còn cẩu thả nên dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong thực tiễn xét xử. Có không ít trường hợp do tắc trách không kiểm tra dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong các văn bản do Tòa án ban hành, đặc biệt là trong các bản án, quyết định của Tòa án. Mặt khác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán hiện còn chưa đồng đều, nhất là đối với các Thẩm phán ở những địa phương vùng sâu, vùng xa. Một số Thẩm phán chưa tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản pháp luật để củng cố kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều cán bộ bằng lòng với kiến thức đã có, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nhất là trong thời đại kinh tế trí thức hiện nay, nên đã phạm sai lầm khi giải quyết các vụ án. Tại báo cáo tổng kết công tác năm 2012 TANDTC cũng đã khẳng định: Một số Thẩm phán, cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa tích cực học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên nhiều vấn đề đã được quy định trong pháp luật đã được hướng dẫn cụ thể nhưng chưa nắm được để áp dụng trong công tác xét xử [35]. Trước tình hình trên và trong bối cảnh Việt Nam từng bước đi vào quỹ đạo toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, nhất là đang thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam, cũng như hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Tòa án và Thẩm phán ở nước ta vẫn tiếp tục đặt ra và cần giải đáp. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp quan trọng nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. Việc xác định đúng vị trí, vai trò của Thẩm phán trong tố tụng tại Tòa án là một vấn đề quan trọng. Xây dựng được Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó việc làm sao cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn vị trí vai trò của Thẩm phán, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện những mô hình tố tụng, tổ chức bộ máy, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ Thẩm phán thực hiện tốt vai trò của mình là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2013)” là cần thiết và mang tính khách quan. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đề tài về cải cách tư pháp và vị trí, vai trò của đội ngũ Thẩm phán. Cụ thể có thể kể đến một số công trình khoa học như: Cải cách hệ thống tư pháp ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nước độc lập, mã số: 92-98-353 do ông Nguyễn Văn Yểu làm Chủ nhiệm đề tài,1993; Người Thẩm phán nhân dân của Thông tin Khoa học pháp lý Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, 2002; Chuyên đề Cải cách tư pháp của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay do GS. TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Nhà xuất ba ̉ n Khoa ho ̣ c xa ̃ h ội, 2002; Cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền do PGS.TSKH Lê Cảm, và TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb ĐHQGHN, 2004; Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền của tập thể tác giả do PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung chủ biên. Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, 2003; Lê Thành Dương, Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2002; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, luận án tiến sỹ của Đỗ Thị Ngọc Tuyết, đã bảo vệ năm 2006 tại khoa Luật, ĐHQGHN. Ngoài ra, tháng 7/2009 với sự hỗ trợ của Chính phủ Ôxtrâylia, TANDTC đã cho ra mắt “Sổ tay Thẩm phán”. Sổ tay Thẩm phán sẽ đóng góp cho quá trình hình thành nên một hệ thống tư pháp hiệu quả, công bằng và minh bạch, tăng cường năng lực thể chế của hệ thống Tòa án thông qua việc nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán khi thực hiện các hoạt động tư pháp của mình. Sổ tay Thẩm phán cũng đóng góp vào sự độc lập của ngành Tòa án Việt Nam. Đặc biệt, ngày 09 tháng 07 năm 2010, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã xây dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Ngoài ra còn có các bài viết của nhiều tác giả liên quan đến đội ngũ Thẩm phán được công bố trên các tạp chí như: Tạp chí TAND, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Các nghiên cứu đã đánh giá năng lực của đội ngũ Thẩm phán và đề ra những khuyến nghị để nâng cao. Có thể nói, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các sách chuyên khảo, các luận án, các bài báo khoa học đã công bố ở Việt nam trong thời gian qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp ở Việt Nam đến năm 2020, cho thấy hầu hết các công trình đó là những công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, còn về Thẩm phán chưa được khoa học pháp lý Việt Nam quan tâm một cách đúng mức. Những nghiên cứu về Thẩm phán chỉ mới dừng lại ở các công trình nghiên cứu đơn lẻ, hoặc là chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của Thẩm phán, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về vai trò của đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp trước yêu cầu cải cách tư pháp do Bộ Chính trị đề ra. Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đánh giá toàn vai trò đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án hiện nay ở nước ta, vì vậy những bất cập, hạn chế của đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án các cấp hiện nay, nhất là ở Hà Nội chưa được phân tích có hệ thống để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ tăng cường vai trò đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao vai trò đội ngũ Thẩm phán của Tòa án quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ được những vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ Thẩm phán của Tòa án cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Thẩm phán của các Tòa án cấp quận, huyện ở Hà Nội hiện nay trong xét xử vụ án hình sự, đồng thời chỉ ra được những tồn tại, hạn chế của đội ngũ này và những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó. - Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở Hà Nội . 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lenin và thực tiễn, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh và điều tra điển hình để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận văn danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự. Chương 2: Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2011), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2002), Báo cáo kết quả 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 3. Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí (2003), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống Tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb ĐHQG Hà Nội. 5. Bùi Kim Chi (2005), “Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (3). 6. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII, tr.58, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Ban nội chính trung ương, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 11. Hoàng Văn Hạnh (chủ biên) (2003), Các giai đoạn xét xử trong Luật Tố tụng hình sự. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 12. Trương Thị Hạnh (2009), Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Hội. 13. Nguyễn Văn Hiện (2002), “Tăng cường năng lực xét xử của Tòa án cấp huyện – Một số vấn đề cấp bách”, Tạp chí TAND, (01). 14. Nguyễn Văn Hiền, Dương Bạch Long (2005), Những điều cần biết về quyền, nghĩa vụ của Thẩm phán trong Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 4, tr.850, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội. 16. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội. 17. Phạm Văn Lợi (2004), Chế định Thẩm phán – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Trần Đức Lương (2002), “Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tr.1, 6. Báo nhân dân (ngày 26/3/2002). 19. Đặng Thanh Nga (2002), “Các phẩm chất nhân cách cơ bản của Thẩm phán”, Tạp chí Luật học, (5). 20. Đinh Văn Quế (2008), “Một số vần đề cần chú ý đối với Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa khi xét xử vụ án hình sự”, Tạp chí TAND, (14). 21. Đinh Văn Quế (2012), Bài viết “Một số vấn đề cần chú ý khi xét xử vụ án hình sự”, website: toaan.gov.vn. 22. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán, Hà Nội. 23. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4, Hà Nội. 24. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1981), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Quốc hội (2004), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội khóa XIII (2012), Nghị quyết số 37/NQ-QH ngày 23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, Hà Nội. 34. TAND tối cao (2009), Dự thảo đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa án thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND tối cao, Hà Nội. 35. TAND tối cao (2009-2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các năm 2009- 2013, Hà Nội. 36. TAND tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam (2003), Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV TWMTTQVN ngày 01-/04/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TANDTC, Hà Nội. 37. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Phạm Văn Tỉnh (2009), “Niềm tin nội tâm của Thẩm phán – Vai trò, cấu trúc và sự bảo đảm pháp lý”, Tạp chí TAND, (13). 39. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Sổ tay Thẩm phán, Nxb TAND tối cao, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và trọng tâm công tác năm 2010, Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và trọng tâm công tác năm 2011, Hà Nội. 42. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và trọng tâm công tác năm 2012, Hà Nội. 43. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và trọng tâm công tác năm 2013, Hà Nội. 44. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo kết quả kiểm tra các vụ án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện 2013; Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và trọng tâm công tác năm 2014, Hà Nội. 45. Lê Xuân Thân (2002), “Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán”, Tạp chí TAND, (01). 46. Thư viện pháp luật (2010), Những quan điểm chỉ đạo “Cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (tháng 3). 47. Đỗ Gia Thư (2006), Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện NN & PL Hà Nội. 48. UBTV Quốc hội (1993) Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân, Hà Nội. 49. UBTV Quốc hội (2002) Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm của tòa án nhân dân, Hà Nội. 50. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Nxb Tư pháp. 51. Viện ngôn ngữ học thuật KHXH (1999), Từ điển tiếng việt, Hà Nội. 52. Võ Khánh Vinh (2003), “Về quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8), tr.5. Trang Web 53. http://vietnamese- law-consultancy.com. 54. http://toaan.gov.vn. . về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự. Chương 2: Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong. trò của đội ngũ Thẩm phán của Tòa án cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ Thẩm phán của các Tòa. Vai trò của Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự Hoàng Thị Thoa Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số

Ngày đăng: 12/08/2015, 23:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan