Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 4 phường, thành phố đà nẵng về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm

8 456 1
Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 4 phường, thành phố đà nẵng về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

50 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Sân bay Đà Nẵng cùng với một số sân bay và khu căn cứ quân sự cũ của Mỹ là nơi diễn ra hoạt động chứa, pha, nạp rửa… chất Da cam và các chất làm trụi lá khác (chứa tạp chất dioxin) trong chiến dòch Ranch Hand 1962-1971. Người dân sống gần sân bay Đà Nẵng và các điểm nóng nhiễm dioxin khác đều có nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong môi trường đất, nước, trầm tích, không khí và thực phẩm [4,5,8,9]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các mẫu đất, bùn, một số loại thực phẩm đòa phương, các mẫu máu và sữa mẹ của người dân tại khu vực gần sân bay Đà Nẵng có hàm lượng dioxin cao hơn các tiêu chuẩn hay hướng dẫn hiện hành về dioxin trên thế giới [6]. Sau khi mô hình can thiệp Y tế công cộng (YTCC) triển khai ở điểm nóng sân bay Biên Hoà trong giai đoạn 2007-2009 đạt được những thành công bước đầu trong việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm cho người dân đòa phương[7], Hội YTCC Việt Nam đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Ford để mở rộng mô hình can thiệp này ra điểm nóng nhiễm dioxin ở Sân bay Đà Nẵng. Năm 2009, trước khi xây dựng và triển khai chương trình can thiệp, một nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của 400 người dân sống tại 4 phường được cho là bò tác động lớn nhất của ô nhiễm dioxin ở thành phố Đà Nẵng. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi-data 3.1 và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 17. Kết quả của điều tra KAP cho thấy mặc dù sống ở khu vực điểm nóng về ô nhiễm dioxin nhưng kiến thức về dioxin và các giải pháp thực hành dự phòng phơi nhiễm của người dân trước can thiệp còn rất hạn chế. Một chương trình can thiệp nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân tại bốn phường gần sân bay Đà Nẵng là thực sự cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này đã được Hội YTCC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo xây dựng kế hoạch can thiệp chi tiết với sự tham gia của các ban ngành liên quan tại đòa phương vào tháng 5 năm 2010. Từ khóa: Ô nhiễm Dioxin, sân bay Đà Nẵng, thực phẩm nhiễm dioxin, dự phòng nhiễm dioxin, KAP, kiến thức - thái độ - thực hành Knowledge, attitudes and practices of local residents in four wards, Da Nang city - Viet Nam on preventing dioxin exposure through foods Le Vu Anh (*), Tran Thi Tuyet Hanh (*), Nguyen Ngoc Bich(*), Nguyen Thanh Ha (*), Nguyen Duc Minh (**), Nguyen Kim Ngan (***) Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 4 phường, thành phố Đà Nẵng về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm Lê Vũ Anh(*), Trần Thò Tuyết Hạnh(*), Nguyễn Ngọc Bích(*), Nguyễn Thanh Hà(*), Nguyễn Đức Minh(**,) Nguyễn Kim Ngân(***) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 51 Da Nang Airbase served as a bulk storage and supply facility for Agent Orange and other herbicides during the Operation Ranch Hand 1962-1971. Local people living in the vicinities of the Da Nang Airbase as well as in other dioxin hot spots in Viet Nam have probably been facing with a high risk of exposing to dioxin in soil, water, mud, air and particularly through consuming local contaminated foods [4,5,8,9]. A recent study showed that samples of soil, mud, some local foods, blood, and breast milk had dioxin concentrations exceeded current environmental standards [6]. Continued with the success of the public health intervention program implemented in Bien Hoa dioxin hot spot in the period between 2007-2009 in reducing the risk of dioxin exposure through food for residents [7], the Vietnam Public Health Association (VPHA) has received funding support from the Ford Foundation in Viet Nam to expand this intervention model to four wards in the vicinities of the Da Nang Airbase. In 2009, before developing and implementing this intervention program, a cross sectional survey on knowledge, attitudes and practices (KAP) was undertaken aiming at assessing the KAP of householders on dioxin and measures to prevent dioxin exposure through consuming contaminated foods. A sample of 400 households was randomly selected from the list of local households in four most affected wards in Da Nang using the systematic random sampling scheme. 400 food handlers from selected households, aged 16-60 were interviewed. Data was entered using Epi-data 3.1, and analyzed using SPSS 17.0 software. The results show that although living in a severe dioxin hot spot, the knowledge and practices of local residents on dioxin and preventive measures were very limited. An intervention program to reduce the risk of dioxin exposure for local people living at four wards near Da Nang Airbase was urgently needed. The results of this survey will be presented at the workshop to be organized in early 2010 in Da Nang City to develop a detail intervention program with active involvement of related local departments and stakeholders. Key words: Dioxin polluted areas in Da Nang Airbase, Dioxin contaminated foods. Tác giả: (*) Trường Đại học Y tế công cộng, 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. - Lê Vũ Anh - Giáo Sư - Tiến Só - Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng. E.mail: lva@hsph.edu.vn - Trần Thò Tuyết Hạnh - Thạc só - Giảng viên Bộ môn Sức khỏe môi trường. Email: tth2@hsph.edu.vn - Nguyễn Ngọc Bích - Thạc só, bác só - Giảng viên Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp. Email: nnb@hsph.edu.vn - Nguyễn Thanh Hà - Tiến só, bác só - Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm. Email: nth1@hsph.edu.vn (**) Nguyễn Đức Minh - Thạc Só - Viện Y xã hội học . (***) Nguyễn Kim Ngân - Cử nhân - Cán bộ chương trình - Hội Y tế Công cộng Việt Nam, 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. Email: nkn@vpha.org.vn 52 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu do Công ty tư vấn môi trường Hatfield Canada (Hatfield Consultants 2009) thực hiện đã xác đònh 7 điểm nóng dioxin ở Việt Nam, trong đó sân bay Đà Nẵng được cho là một trong ba điểm nóng nhất. Gần 40 năm sau khi việc phun rải kết thúc, những người dân sinh sống tại khu vực có nồng độ dioxin cao ví dụ ở xung quanh sân bay Đà Nẵng vẫn đang hằng ngày đối mặt với nguy cơ cao phơi nhiễm chất độc này và đang phải hứng chòu những tác động nguy hại trực tiếp lên sức khỏe của họ và của thế hệ con, cháu. Các hoạt động tẩy độc đòi hỏi một khoản kinh phí rất lớn và thực hiện trong thời gian dài. Hiện tại và trong tương lai, những sự hỗ trợ, hợp tác trong nước và quốc tế là rất cần thiết để giải quyết vấn đề ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng cũng như các điểm nóng nhiễm dioxin khác ở Việt Nam. Sau khi mô hình can thiệp YTCC ở điểm nóng sân bay Biên Hòa được Hội YTCC Việt Nam và Hội YTCC Đồng Nai thực hiện trong giai đoạn 2007-2009 đạt được những thành công bước đầu trong việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm cho người dân tại 2 phường Trung Dũng và Tân Phong [1,2,3,10], Hội YTCC Việt Nam đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Ford để mở rộng mô hình can thiệp này ra điểm nóng nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng. Trước khi xây dựng và triển khai chương trình can thiệp, một nghiên cứu mô tả cắt ngang cần được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng nhiễm độc dioxin qua thực phẩm người dân sống tại 4 phường được cho là bò tác động lớn nhất của ô nhiễm dioxin ở thành phố Đà Nẵng, đó là An Khê, Chính Gián, Hòa Khê và Thanh Khê Tây. Kết quả của nghiên cứu khảo sát đánh giá KAP trước can thiệp đã được Hội YTCCVN, tỉnh hội YTCC Đà Nẵng và các ban ngành liên quan sử dụng làm cơ sở khoa học giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp khả thi và hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm mới với dioxin trong thực phẩm cho người dân sống ở 4 phường gần sân bay Đà Nẵng. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng được sử dụng làm số liệu nền giúp cho việc đánh giá kết quả của chương trình can thiệp. 2. Phương pháp nghiên cứu Đây là nghiên cứu trước can thiệp do Hội YTCC Việt Nam và Hội YTCC Đà Nẵng thực hiện trong giai đoạn từ tháng 9/2009 đến tháng 1/2010 với mục tiêu tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của 400 người dân (lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống) sống tại 4 phường được cho là bò tác động lớn nhất về ô nhiễm dioxin ở thành phố Đà Nẵng, bao gồm An Khê, Chính Gián, Hoà Khê và Thanh Khê Tây. 400 đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi 16 - 60 được chọn là người chòu trách nhiệm chính về mua và chế biến thực phẩm của 400 hộ gia đình được lựa chọn từ bốn phường theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 13 và Stata 9. Kết quả của nghiên cứu khảo sát đánh giá KAP trước can thiệp sẽ được sử dụng để làm cơ sở khoa học giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp khả thi và hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm mới với dioxin trong thực phẩm cho người dân sống ở 4 phường gần sân bay Đà Nẵng cũng như cung cấp số liệu nền cho mục đích đánh giá chương trình can thiệp. Số liệu đã được nhập bằng phần mềm Epi- data 3.1. Phân tích thống kê thích hợp đã được thực hiện bằng phần mềm SPSS 17.0. Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận đều được tiến hành. Các kiểm đònh thống kê thích hợp được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm và những yếu tố liên quan. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kiến thức chung về dioxin Kết quả của điều tra KAP trước can thiệp cho thấy mặc dù sống ở khu vực điểm nóng về ô nhiễm dioxin nhưng kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong môi trường của người dân trước can thiệp còn rất hạn chế, đặc biệt là kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong thực phẩm. Hơn nữa, người dân chưa có kiến thức đầy đủ về các đường nhâm nhập của dioxin từ môi trường vào cơ thể cũng như những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin. Phần lớn người dân cho rằng dioxin tồn tại trong nước 76% và trong đất 54,9% trong khi đó chỉ có 15,9% số người được hỏi biết dioxin có thể tồn tại trong thực phầm và chỉ có một người biết dioxin có thể tồn tại trong cả đất, nước, không khí và thực phẩm (0,25%). Về kiến thức liên quan đến đường phơi nhiễm dioxin, chỉ 1,3% đối tượng phỏng vấn biết dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua cả 3 con đường là qua da, qua đường hô hấp và qua | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 53 đường ăn uống. Tỷ lệ trả lời không biết là 20,9%. Những ảnh hưởng được chứng minh là có liên quan đến phơi nhiễm dioxin như ung thư, ban clo ít được quan tâm tới với chỉ 22,3% và 1,4% số người được hỏi biết tới những ảnh hưởng này. Bảng 1 trình bày số liệu so sánh kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong môi trường trong khảo sát trước can thiệp ở Đà Nẵng 2009 với kết quả của khảo sát trước và sau can thiệp ở Biên Hoà (2007, 2009). Số liệu trong Bảng 1 cho thấy, ngoại trừ kiến thức liên quan đến thực phẩm, nhìn chung kiến thức liên quan đến sự tồn tại của dioxin trong đất, nước, không khí của người dân ở 4 phường thuộc thành phố Đà Nẵng 2009 là tốt hơn có ý nghóa thống kê so với kiến thức của người dân Biên Hoà trong khảo sát trước can thiệp 2007. Tuy nhiên, do cuộc khảo sát trước can thiệp ở Đà Nẵng diễn ra 2 năm sau khảo sát trước can thiệp ở Biên Hòa nên trong 2 năm qua, người dân ở Đà Nẵng có thể đã được tiếp cận với một số thông tin liên quan đến dioxin trên các phương tiện truyền thông đại chúng nên kiến thức của họ có thể tốt hơn. Nếu so với kết quả sau can thiệp ở Biên Hòa thì kiến thức của người dân ở 4 phường tại Đà Nẵng về sự tồn tại của dioxin trong thực phẩm, trong cả 4 môi trường thành phần là thấp hơn có ý nghóa thống kê, tỉ lệ trả lời không biết cũng cao hơn có ý nghóa thống kê so với tỉ lệ ở Biên Hòa sau can thiệp 2009. Riêng kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong nước ở trong khảo sát trước can thiệp ở Đà Nẵng là tốt hơn có ý nghóa thông kê so với kết quả trong cả 2 cuộc khảo sát trước và sau can thiệp ở Biên Hòa (Bảng 1). 3.2. Kiến thức về thực phẩm nguy cơ cao nhiễm dioxin Nhận thức của người dân về những loại thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm dioxin nếu được nuôi trồng ở vùng ô nhiễm trong khảo sát trước can thiệp còn rất hạn chế (Hình 1). 22,5% đối tượng biết cá, thủy sản nước ngọt là thực phẩm nguy cơ cao nếu được nuôi ở khu vực ô nhiễm; 6,1% đối tượng biết thòt mỡ động vật là thực phẩm nguy cơ cao nếu được nuôi ở khu vực ô nhiễm; chỉ có 2 người biết bộ đồ lòng là thực phẩm nguy cơ cao nếu động vật ăn thực phẩm ở khu vực ô nhiễm và không có đối tượng nào biết trứng, sữa động vật là thực phẩm nguy cơ cao nhiễm dioxin. So sánh kết quả về nhận thức của người dân tại 4 phường trong khảo sát trước can thiệp ở Đà Nẵng về nguy cơ nhiễm độc dioxin qua thực phẩm với khảo sát trước và sau can thiệp ở Biên Hòa cho thấy nhận thực của người dân 4 phường ở Đà Nẵng (2009) là tốt hơn nhận thức của người dân ở 2 phường của Biên Hòa trong khảo sát trước can thiệp (2007) và không tốt bằng nhận thức của người dân trong khảo sát sau can thiệp ở Biên Hòa vào cùng thời điểm điều tra (2009). Tuy nhiên, sự khác biệt này đều không có ý nghóa thống kê (xem Bảng 2). Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Y khoa Mỹ (Institute of Medical Research 2004) thì thực phẩm, đặc biệt là các chất béo no (saturated fats) có trong các sản phẩm từ sữa, thòt và một số loài cá là nguồn phơi nhiễm dioxin chính. Như vậy nhận thức về nguy cơ nhiễm độc dioxin qua thực phẩm bò ô nhiễm ở 4 phường của Đà Nẵng trong khảo sát trước can thiệp là khá tốt. Tuy nhiên, tương tự như những khảo sát trước đây đã đươc thực hiện ở Biên Hòa thì những câu hỏi trước về dioxin trong bộ câu Bảng 1. So sánh kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong môi trường, Đà Nẵng 2009, Biên Hòa 2007, 2009 Hình 1. Nhận thức về các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm dioxin cao, khảo sát trước can thiệp, Đà Nẵng 2009 54 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | hỏi phỏng vấn có thể ảnh hưởng phần nào đến câu trả lời của người được phỏng vấn cho vấn đề này. Thực tế kết quả điều tra trước can thiệp ở Đà Nẵng 2009 cho thấy mặc dù chỉ có 15,9% tổng số người được phỏng vấn biết dioxins tồn tại trong thực phẩm và 79,1% biết dioxin có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống nhưng lại có tới 86,5% cho biết nếu ăn thực phẩm bò ô nhiễm dioxin thì con người có nguy cơ bò nhiễm độc. 3.3. Kiến thức về các biện pháp dự phòng Nhìn chung, kiến thức về các biện pháp dự phòng phơi nhiễm dioxin từ thực phẩm tại bốn phường gần sân bay Đà Nẵng trong điều tra trước can thiệp là còn rất hạn chế (Hình 2). 74,4% cho rằng biện pháp dự phòng phơi nhiễm dioxin từ thực phẩm là rửa sạch rau, 31,5% cho rằng cần đun nấu thực phẩm thật kỹ để loại bỏ bớt dioxin (là biện pháp không hiệu quả), 12,9% cho rằng không nên sử dụng các thực phẩm nuôi/trồng tại đòa phương. Các giải pháp dự phòng đúng hầu như còn rất xa lạ đối với người dân tại bốn phường ở gần sân bay Đà Nẵng, với tỉ lệ người trả lời đúng chỉ từ 0% (bú ít sữa mẹ trong 1 vài tuần đầu sau sinh) đến 4,1% (không dùng nước ô nhiễm). 15% tổng số người được hỏi trả lời "không biết" bất kỳ một giải pháp nào có thể áp dụng để phòng ngừa phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm. Kết quả so sánh sánh kiến thức dự phòng nhiễm độc dioxin từ thực phẩm trong khảo sát này so với khảo sát KAP trước và sau can thiệp ở Biên Hòa 2007, 2009 được trình bày trong Bảng 3. Kết quả trong Bảng 3 cho thấy, so với kết quả khảo sát trước can thiệp ở Biên Hòa (2007), nhận thức của người dân tại 4 phường ở gần sân bay Đà Nẵng trong khảo sát trước can thiệp (2009) về các giải pháp dự phòng nhiễm độc dioxin qua thực phẩm là tốt hơn có ý nghóa thống kê so với 2 phường gần sân bay Biên Hòa. Các giải pháp đúng như rửa sạch rau (74,7%), ăn ít cá, nhuyễn thể nước ngọt đòa phương (2,6%), ăn ít sản phẩm trứng, sữa đòa phương (2,1%) đều cao hơn có ý nghóa thống kê so với kết quả của khảo sát ở Biên Hòa 2007, với các tỉ lệ tương ứng là 57,5%, 0,7% và 0,25%). Tuy nhiên, so với kết quả sau can thiệp ở Biên Hòa 2009, thì tỉ lệ trả lời đúng về loại bỏ mỡ động vật, hay ăn ít cá, nhuyễn thể nước ngọt đòa phương đều thấp hơn có ý nghóa thống kê. 3.4. Thái độ và thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm Nếu xét trên toàn bộ bốn phường, hầu hết các gia đình đã sử dụng nước máy để uống và chế biến thức ăn (chiếm 85,5%). Trong số 46 hộ gia đình chưa có nước máy để dùng cho mục đích ăn uống mà vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, giếng đào … thì có tới 38 Bảng 2. So sánh nhận thức về nguy cơ nhiễm độc dioxin qua thực phẩm, Đà Nẵng 2009, Biên Hòa 2007, 2009 Hình 2. Nhận thức về các giải pháp phòng ngừa phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm, điều tra KAP trước can thiệp, Đà Nẵng 2009. Bảng 3. So sánh kiến thức dự phòng nhiễm độc dioxin từ thực phẩm, Đà Nẵng 2009, Biên Hòa 2007, 2009 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 55 hộ (chiếm 82,6%) không áp dụng bất kỳ phương pháp xử lý nước nào. Theo kết quả điều tra KAP trước can thiệp, phần lớn người dân ở bốn phường (97,7%) không dùng thực phẩm tự nuôi trồng, trong đó tỉ lệ ở phường Chính Gián là 100%, phường Hòa Khê là 98,9%, phường Thanh Khê Tây là 97,7% và thấp nhất là phường An Khê với 94,9%. Trong toàn bộ 400 hộ khảo sát thì có 9 hộ vẫn tiêu thụ các thực phẩm tự nuôi trồng. Đa số các đối tượng được hỏi hiếm khi quan tâm tới nguồn gốc thực phẩm mà họ mua về. Kết quả khảo sát về thực hành biết về nguồn gốc thực phẩm tiêu dùng hằng ngày cho thấy chỉ có 22,6% đối tượng biết nguồn gốc thực phẩm chế biến thức ăn hàng ngày, 34,8% chỉ biết một số, còn 42,6% đối tượng trả lời không biết. 69,6% đối tượng điều tra trả lời là có quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm khi mua; những người còn lại (chiếm 15,1%) trả lời không biết. Yếu tố người dân quan tâm nhất khi mua thực phẩm chính là "sạch/tươi/an toàn" với 86,7% tổng số người được hỏi, tiếp đến là "ngon" chiếm 8%, các yếu tố khác không nhận được nhiều sự quan tâm. Mặc dù đang đối mặt với nguy cơ cao phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm, nhưng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người dân cho biết họ sử dụng các biện pháp dự phòng (chiếm 39,8%). Ba thực hành phòng ngừa phơi nhiễm được nhắc tới nhiều nhất là tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc (52,8%), hạn chế ăn tôm, cua, cá nước ngọt chiếm 15,7% và lọc nước khi sử dụng đạt 11,9%. Ngoài ra, kết quả của điều tra KAP về mức độ tiêu thụ thực phẩm cho thấy những thực phẩm có nguy cơ cao được người dân tiêu thụ hàng tuần khá phổ biến là trứng gà vòt (77%), thòt trâu/bò (65%), thòt nạc lẫn mỡ (61,7%) và cá nước ngọt (51,6%). Các thực phẩm nguy cơ cao được người dân tiêu thụ hằng ngày là tôm, cua, ốc nước ngọt (52,5%), thòt trâu bò (24,0%), cá nước ngọt (19,5%) và trứng gà vòt (9,8%) (Hình 3). Bên cạnh đó, rau ăn lá là loại thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm thấp hơn cũng là loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày của đa số người dân (86,5%). Mức độ tiêu thụ các loại thực phẩm theo ngày khá giống nhau giữa các phường được điều tra. Tỷ lệ người dân tại các phường được điều tra tại Đà Nẵng tiêu thụ 1 số thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao nhiều hơn ở Biên Hòa (2007), cụ thể như thòt trâu bò (24,0% so với 3,5%; p<0,001); tôm cua ốc và nhuyễn thể (52,2% so với 5,0%); trứng gia cầm (p<0,05) 7. Đây cũng thể hiện thói quen ăn uống đặc thù theo đòa phương khác nhau giữa hai khu vực Đà Nẵng và Biên Hòa. Tuy kiến thức về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin còn rất hạn chế, kết quả điều tra KAP trước can thiệp ghi nhận phần lớn người dân đều có thái độ tích cực về thực hành phòng ngừa phơi nhiễm dioxin cho bản thân và gia đình. 97% người dân cho biết họ sẵn sằng từ bỏ loại thực phẩm ưa thích nếu biết chúng có nguy cơ bò nhiễm dioxin. 97% người dân sẵn sàng nghe theo các thông tin tư vấn về phòng tránh phơi nhiễm dioxin. Ngoài các nỗ lực tẩy độc ở khu sân bay thì một chương trình can thiệp YTCC nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân sống gần sân bay Đà Nẵng nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng là thực sự cần thiết. Sau khi nghiên cứu này được triển khai, tháng 5 năm 2010 Hội YTCC Việt Nam cùng với Hội YTCC Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu, xây dựng kế hoạch can thiệp chi tiết với sự tham gia của các ban ngành liên quan tại đòa phương. 4. Bàn luận Mô hình can thiệp với cách tiếp cận y tế công cộng triển khai tại Đồng Nai đã cho những kết quả ban đầu rất khả quan trong việc nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho người dân sống tại điểm nóng dioxin gần sân bay Biên Hòa. Do đó mô hình này cần được mở rộng và áp dụng tại 4 phường gần sân bay Đà Nẵng góp phần nâng cao nhận thức và thực hành của người dân về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm. Thông tin truyền thông cần tập trung vào các loại thực phẩm có nguy cơ cao, tầm quan trọng của việc tìm hiểu xuất xứ thực phẩm tiêu thụ, không tiêu thụ thực phẩm nguy cơ cao nuôi trồng tại đòa bàn 4 phường nghiên cứu như: cá và thủy sản nước ngọt (đặc biệt là các động vật ăn ở tầng đáy), thòt gà vòt, trâu bò, lợn… nuôi theo phương thức truyền thống, Hinh 3. Tần suất tiêu thụ thực phẩm theo ngày, Đà Nẵng 2009 56 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | bí ngô và cà rốt… cũng như các giải pháp thực hành dự phòng nhiễm độc dioxin. Chương trình truyền thông cũng cần nhấn mạnh nguy cơ phơi nhiễm với dioxin nếu sử dụng nguồn nước không sạch (chứa các hạt cặn lơ lửng) và các biện pháp xử lý nước có thể áp dụng tại hộ gia đình. Người lao động trong khu vực ô nhiễm nên sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm các công việc có tiếp xúc trực tiếp với bùn đất tại đòa phương. Triển khai các hoạt động truyền thông về khả năng nhiễm độc dioxin thông qua thực phẩm tiêu thụ, đặc biệt là những loại thực phẩm có nguy cơ cao như cá nước ngọt (cá quả, cá trắm, các động vật ăn ở tầng đáy), thòt ngan, vòt, gà, cóc và mỡ của các loại động vật này nếu được chăn nuôi ở khu vực ô nhiễm, đặc biệt là khu vực trong và gần sân bay Đà Nẵng. Người dân tuyệt đối không nên đánh bắt cá tại các ao, hồ trong đòa bàn 4 phường nghiên cứu để làm thực phẩm. Phần lớn các hộ hiện vẫn đang tiêu thụ thực phẩm tự nuôi trồng tập trung ở phường An Khê, do đó các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi nguy cơ này cần đặc biệt chú trọng ở phường này. Để đảm bảo hiệu quả, cần phối hợp với các ban ngành liên quan ở đòa phương để đảm bảo người dân tại đòa phương, đặc biệt là phường An Khê không tiêu thụ (ăn/bán/biếu…) thực phẩm họ tự nuôi trồng trên đòa bàn. Cần có tập huấn cho cán bộ đòa phương và các cộng tác viên về lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn để giảm nguy cơ nhiễm độc dioxin cũng như các kỹ năng truyền thông tại cộng đồng. Các hoạt động tập huấn, tuyên truyền ngoài sự tham gia của các tuyên truyền viên nên có sự tham gia tích cực của Hội phụ nữ. Cần có lưu ý khi triển khai các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý tại đòa phương, đặc biệt là những khi ăn nhiều cá, nuôi con bằng sữa mẹ. Phát huy hiệu quả trong chương trình can thiệp tại Đồng Nai, các kênh truyền thông đòa phương (như họp tổ dân phố, cán bộ y tế phát tờ rơi và tư vấn tại hộ gia đình, dán tờ tranh tại hộ gia đình…) nên được tiếp tục sử dụng trong chương trình can thiệp ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong chương trình can thiệp này cũng nên cân nhắc thêm kênh truyền hình đòa phương (là một trong 3 kênh thông tin được người dân yêu thích nhất). Lời cảm ơn Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ Ford, TS. Charles Bailey, đã hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện nghiên cứu và cảm ơn sự tham gia và hỗ trợ của Hội YTCC Đà Nẵng và trạm y tế 4 phường An Khê, Hòa Khê, Chính Gián và Thanh Khê Tây trong giai đoạn thu thập số liệu. Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn tới Văn phòng 33 đã hỗ trợ và cung cấp các thông tin khoa học trong quá trình xây dựng đề cương và báo cáo kết quả nghiên cứu ban đầu tại Đà Nẵng. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 57 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Lê Vũ Anh, Trần Thò Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Kim Ngân (2010). "Chương trình can thiệp nâng cao KAP của người dân TP Biên Hoà về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm - những thành công ban đầu sau 1 năm can thiệp". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14 (2): 380-865. 2. Lê Vũ Anh, Trần Thò Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thanh Hà, Đỗ Minh Sơn 2009, "KAP của người dân TP Biên Hoà về Dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm". Tạp chí Y tế công cộng. 11: 13-18. 3. Trần Thò Tuyết Hạnh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đức Minh Nguyễn Thanh Hà, Trần Vũ, Nguyễn Thò Qúy (2010). "Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm ở phường Trung Dũng và Tân Phong, Biên Hoà - 1 năm sau can thiệp". Tạp chí Nghiên cứu Y học. 68 (3): 447-451. Tiếng Anh 4. Dwernychuk LW, Cau HD, Hatfield CT, et al (2002). Chemosphere. 47:117-137 5. Dwernychuk LW (2005), Chemosphere. 60:998-999 6. Hatfield Consultants and 10-80 Committee 2000, Preliminary Assessment of Environmental Impacts Related to Spraying of Agent Orange Herbicide During the Viet Nam War, West Vancouver: Hatfield Consultants Ltd. 7. Le VA, Nguyen NB, Nguyen DM, Nguyen TH, Do MS, Tran TTH 2008, Organohalogen Compounds; 70: 000535- 00538. 8. Schecter, A., Cao Dai, L., Papke, O., et al (2001). Journal of Occupational and Environmental Medicine. 43: 435- 443. 9. Schecter A., Quynh H.T., Pavuk M., Papke O., Malish R., Constable J.D. (2003). Journal of Occupational and Environmental Medicine. 45 (8): 781-88. 10. Tuyet-Hanh, T.T, Vu-Anh, L, Ngoc-Bich, N, Tenkate, T (2010). "Environmental Health Risk Assessment of Dioxin Exposure through Foods in a Dioxin Hot Spot-Bien Hoa City, Vietnam". International Journal of Environmental Research and Public Health. 7: 2395-2406. . được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng nhiễm độc dioxin qua thực phẩm người dân sống tại 4 phường được cho là bò tác động lớn nhất của ô nhiễm dioxin ở thành. thức, thái độ và thực hành về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của 40 0 người dân sống tại 4 phường được cho là bò tác động lớn nhất của ô nhiễm dioxin ở thành phố Đà Nẵng. Số liệu được. tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của 40 0 người dân (lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống) sống tại 4 phường được cho là bò tác động lớn

Ngày đăng: 09/08/2015, 18:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan