Thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam – Định hướng đến năm 2020

71 503 1
Thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam – Định hướng đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ *** Chuyên đề thực tập cuối khóa Đề tài: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SVTH: Nguyễn Xuân Tiến GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Lớp: KTQT - 48B MSV: CQ482933 Hà Nội 2010 SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 1 1 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo nàn với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát phát triển. Trong mỗi một quốc gia thì nguồn vốn là không thể thiếu được trong việc phát triển nền kinh tế. Đối với các nước phát triển luôn có một lượng vốn dồi dào và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng cách có thể là đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong đó có Việt Nam. Đầu tư là động lực quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất. Ở Việt Nam trong những năm qua, Đảng và nhà nứớc đã quan tâm nhiều đến công nghiệp coi trọng công nghiệp hoá- hiện đại hoá phát triển công nghiệp mũi nhọn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội. Cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam vẫn còn vấn đề cần phải được xem xét giải quyết. Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp trong thời gian tới là thực sự cần thiết nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu, bên cạnh những mặt được còn có những hạn chế, bất cập chưa thu hút có hiệu quả điều đó có thể thấy số vốn xin vào SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 2 2 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương đầu tư đã giảm. Trong bài viết này để có thể thấy rõ và có những phương hướng giải quyết vấn đề này, em chọn đề tài: “ Thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam – Định hướng đến năm 2020”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam nói chung. Đồng thời qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút đầu tư FDI của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2004 - 2009, đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút FDI của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư FDI của ngành công nghiệp Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút FDI của ngành công nghiệp Việt Nam thông qua việc sử dụng các số liệu và tài liệu từ năm 2004 đến năm 2009, phương hướng và các giải pháp đề xuất đến năm 2020. 4. Kết cấu của chuyên đề: Chuyên đề gồm có ba phần chính: Chương 1: Những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế Việt Nam trông điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 3 3 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRƯC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 1.1.1 Quy mô vốn đầu tư Sau năm 1975, nước ta đã ban hành những điều lệ quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc. Các dự án đầu tư lúc bấy giờ dựa trên nền tảng hợp tác giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Cùng với chính sách đổi mới đất nước, tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành đánh dấu mới bước ngoặt trong thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến 15/12/2009 theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài cả nước có tổng số 10960 dự án hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 117,11 tỷ USD, và vốn thực hiện 57,16 tỷ USD ( bằng 48,8% vốn đăng ký ). Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2002 - 2009 Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Vốn bình quân 1 dự án (triêu USD) 2002 808 2998,8 2591,0 3,71 2003 791 3191,2 2650,0 4,03 2004 811 4547,6 2852,5 5,61 2005 970 6839,8 3308,8 7,05 2006 987 12004,0 4100,1 12,16 2007 1544 21347,8 8030,0 13,82 2008 1557 71726,0 11500,0 46,07 2009 839 21482,0 10000,0 25,60 Nguồn: Tổng cục thống kê & Cục đầu tư nước ngoài SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 4 4 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương Theo số liệu bảng 1.1 thì từ năm 2002 đến năm 2008 nguồn vốn FDI vào Việt Nam có sự tăng mạnh cả về vốn đăng ký, vốn thực hiện và vốn bình quân trên 1 dự án. Năm 2002 số vốn đăng ký đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, bình quân 3,71 triệu USD/1 dự án nhưng đến năm 2006 con số này đã là hơn 12 tỷ USD, bình quân 12,16 triệu USD/1 dự án và tới năm 2008 thì số vốn đăng ký cao kỷ lục 71,7 tỷ USD, bình quân 46,07 triệu USD/1 dự án. Điều này cho thấy việc thu hút vốn FDI của Việt Nam rất hiệu quả và chính điều này đã góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2009, số dự án FDI vào Việt Nam là 839 dự án với tổng số vốn đăng ký 21,4 tỷ USD bằng 29,8% về vốn so với năm 2008. Nguyên nhân của sự thụt giảm này là do sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nền kinh tế của các nước trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã tác động trực tiếp đến lượng vốn FDI vào Việt Nam. 1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng và lãnh thổ Qua hơn 20 năm thu hút, vốn FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng”. Tuy nhiên, cho đến nay, vốn FDI mới chỉ tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc, tài nguyên thiên nhiên. Bảng 1.2 Cơ cấu FDI theo vùng Vùng Kinh Tế Từ năm 1989 đến 2008 Năm 2009 Số dự án Vồn ĐK (Triệu USD) Số dự án Vốn ĐK (Triệu USD) Đồng bằng sông Hồng. 2790 33627,1 2718 32073,7 Trung du và miền núi phí bắc 325 1823,1 398 2916,7 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 690 43886,8 526 38452,5 Tây nguyên 147 1334,3 138 756,4 Đông nam bộ 6462 71857,8 6680 62611,0 Đồng bằng sông Cửu Long 505 7876,5 457 7748,3 SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 5 5 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương Nguồn : Tổng cục thống kế & Cục đầu tư nước ngoài Bảng 1.3 Cơ cấu FDI theo địa phương Địa Phương Từ năm 1989 đến 2008 Năm 2009 Số dự án Vốn ĐK (Triệu USD) Số dự án Vốn ĐK (Triệu USD) 1.TP Hồ Chí Minh 2.Hà Nội 3.Đồng Nai 4.Bình Dương 5.Bà Rịa Vũng Tàu 6.Hải Phòng 7.Vĩnh Phúc 8.Long An 9.Tây Ninh 10. Lâm Đồng 3234 1498 1031 1734 226 352 182 273 173 125 29245,8 20228,2 14752,8 9984,2 16896,1 3499 2215,2 2896,3 778,2 1185,4 3140 1644 1028 1946 211 302 129 280 188 118 27214,86 19473,33 16339,13 13394,13 23641,92 4289,89 1978,49 2952,65 796,00 554,21 Nguồn : Tổng cục thống kê & Cục đầu tư nước ngoài Từ bảng 1.2 và 1.3 ta thấy cho thấy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ưu thế vượt trội hơn về cơ sở hạ tầng, thuận lợi về giao thông đường thủy, bộ, hàng không, và sự năng động trong tư duy kinh doanh, đã tạo sức hấp dẫn FDI mạnh nhất: Chiếm 59% về số dự án (6680 dự án), chiếm 45% về số vốn đăng ký (62,6 tỷ USD).Tỷ trọng doanh thu của khu vực vốn đầu tư nước ngoài ở vùng kinh tế này trong tổng doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước, cố xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá trị xuất khẩu.Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đứng đầu vùng, tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu. Vùng trọng điểm phía Bắc, năm 2009 có 3116 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 35 tỷ USD, chiếm 28.52% về số dự án, 22.1% tổng vốn đăng SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 6 6 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước.Năm 2009, Hà Nội đứng đầu (1644 dự án với tổng vốn đăng ký 19,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với tổng vốn đăng ký 4,3 tỷ USD), Vĩnh Phúc (129 dự án với tổng vốn đăng ký 1,96 tỷ USD), , Bắc Ninh (143 dự án với tổng vốn đăng ký 1,93 tỷ USD) và Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,17 tỷ USD) Vùng trọng điểm miền Trung, năm 2009 thu hút được 526 dự án với tổng vốn đăng ký 43,89 tỷ USD, chiếm 27.3% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (49 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung. Tiếp theo là Quảng Nam (65 dự án với tổng vốn đăng ký 4.89 tỷ USD), Đà Nẵng (145 dự án với tổng vốn đăng ký 2.7 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, Lâm Đồng (118 dự án với tổng vốn đăng ký 554,2 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án ( năm 2009). Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, chiếm 4.6% về số dự án và 4,9% về vốn đăng ký của cả nước( năm 2009). Qua số liệu trên cho thấy, cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ không những không thực hiện được mục tiêu của Việt Nam là làm xích lại gần nhau hơn về trình độ, cũng như tốc độ phát triển giữa các vùng mà trái lại còn làm dãn xa hơn. Do đó, trong những năm tới nhà nước cần phải điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho vùng lãnh thổ, từng bước phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế. 1.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành - Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 7 7 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2007), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may ) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành. Bảng 1.4 Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 29,634,570,710 SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 8 8 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương 2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 9,990,957,249 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 2,433,438,420 4 Xây dựng 501 9,103,498,618 3,250,878,311 5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2,911,662,190 6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 1,046,333,799 7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 2,385,813,016 8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405 1,467,414,502 9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 843,673,485 10 Sản xuất,phân phối điện,khí,nước,điều hòa 53 2,236,203,675 676,377,653 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 551,787,585 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 72 1,181,695,080 1,084,363,000 13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 237,855,506 14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 140,541,644 15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 275,028,133 16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 105,066,210 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 85,758,006 18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 37,123,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419 Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 9 9 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: THS. Đỗ Thị Hương Tính đến hết năm 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 7386 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 102 tỷ USD, chiếm 67.39% về số dự án, 58.29% tổng vốn đăng ký và 62,89% vốn thực hiện ( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài). - ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ: Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn FDI, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, năm 2009, trong khu vực dịch vụ vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn FDI trong khu vực dịch vụ), du lịch- khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%) Tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (58.29%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v.( Nguồn cục đầu tư nước ngoài 2009 ) - ĐTNN trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư : Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn. SVTH: Nguyễn Xuân Tiến Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B 10 10 [...]... doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình triển khai dự án, vì vậy sau đây xin đi sâu hơn vào thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam 2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 2.2.1 Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam Trong những năm gần đây, thông qua các hình thức liên doanh hoặc đầu. .. với khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, xu hướng tăng trưởng công nghiệp theo các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi: khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm dần trong khi đó khu vực công nghiệp trong nước bắt đầu tăng dần Năm 2009, theo số liệu của bộ công thương giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc... gồm Khánh Hoà tăng 6,8%; Cần Thơ tăng 11,9%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 3,1% so cùng kỳ 2.1.2 Nhu cầu thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam Nhận thức được vai trò của FDI và tính tất yếu của việc mở cửa thu hút các nguồn lực bên ngoài, ngành Công nghiệp Việt Nam đã đề ra một số định hướng thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: + Khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất,... loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN FDI 2.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam. .. nhìn chung cũng cao hơn hẳn tốc độ tăng của công nghiệp trong nước Nhờ có sự tăng trưởng cao của công nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã “kéo” tốc độ chung của toàn ngành công nghiệp lên Tính đến ngày 31/12/2008 cả nước có 10105 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 159 tỷ USD, trong đó có 6647 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với số vốn đầu tư đăng ký (TVĐK) gần 91 tỷ USD,... các hình thức đầu tư với nước ngoài thì ngành Công nghiệp vẫn cần phải cải thiện môi trường đầu tư thu n lợi, thông thoáng hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cho hợp lí hơn 2.1.2.3 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn Cho tới hết năm 2009 đã có gần 50 tỉnh thành phố có các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đang hoạt động với... sách đầu tư, đặc biệt là việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp cũ và mới trong những năm tới Theo dự đoán của các chuyên gia, nhịp độ tăng trưởng công nghiệp của nước ta dự tính trong những năm tới có khả năng đạt từ 14-16% Riêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao từ 16-20% Các doanh nghiệp. .. Cục đầu tư nước ngoài 2.1.2.4 Cơ cấu theo đối tác đầu tư Hiện nay, đầu tư FDI vào Việt Nam có tổng cộng 84 quốc gia, trong đó đầu tư vào công nghiệp có 52 quốc gia.Trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những đối tác rất chú ý đầu tư khai thác thị trường Việt Nam nhờ có nguồn lao động gía rẻ cùng điều kiện kinh tế chính trị ổn định so với các nước trong khu vực Bảng 2.4: Tình hình đầu tư vào ngành Công. .. đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành công nghiệp nước ta đã đạt được mục tiêu thu hút vốn và kỹ thu t của nhiều nước để phát triển, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá tiêu dùng cho xã hội Giá trị sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) chiếm tỷ trọng 44,6% trong tổng giá trị ngành công nghiệp của cả nước Một số ngành quan trọng có năng lực sản xuất tăng nhanh như ngành thực. .. là ngành công nghiệp sản xuất, phân phối khí – điện – nước với 37 dự án chiếm 0,557%, mặc SVTH: Nguyễn Xuân Tiến 31 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 48B Chuyên đề thực tập cuối khóa 32 GVHD: THS Đỗ Thị Hương dù đây là ngành công nghiệp thu hút ít dự án đầu tư nhất nhưng đây cũng là ngành có tỷ lệ vốn pháp định cao nhất 95,17% 2.1.2.2 Cơ cấu theo hình thức đầu tư Theo Cục đầu tư nước ngoài thu c Bộ Kế Hoạch và Đầu . những phương hướng giải quyết vấn đề này, em chọn đề tài: “ Thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam – Định hướng đến năm 2020 . 2. Mục. giao công nghệ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN FDI 2.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam Trong. vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế Việt Nam trông

Ngày đăng: 09/08/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan