Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR)

74 545 1
Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN KIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM MÔ HÌNH VECTO TỰ HỒI QUY (VAR) LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN KIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM MÔ HÌNH VECTO TỰ HỒI QUY (VAR CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG TP.Hồ Chí Minh, năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế “Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam – Mô hình Vecto tự hồi quy VAR” là bài nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ bài luận văn nào khác. Người thực hiện PHẠM THỊ XUÂN KIỆN MỤC LỤC Chương I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY………………………………………1 Chương II: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN……………………………… 1 Chương III: CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ………… 3 Chương IV: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY …………………………………….4 Chương V: THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP…………….…… 10 Chương VI: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP… 10 Chương VII: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRÊN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP………12 Chương VIII: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.12 Chương IX: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP………………… 14 - 1 - MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trong giai đoạn 2001-2011 Việt Nam luôn phải mở rộng cung tiền để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, trung bình khoảng 6.95% nhưng điều đó đã làm cho gía cả tăng lên dẫn đến lạm phát tăng cao và biến động phức tạp. Về mục tiêu thì chính sách tiền tệ của Việt Nam là vừa kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo được tốc độ tăng trưởng bình quân không quá thấp, việc điều hành chính sách tiền tệ không thể đạt được cùng một lúc hai mục tiêu trên. Một sự thật mà Việt Nam phải thừa nhận là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ngày càng thấp đi nhưng lạm phát thì ngày càng tăng cao. Trước thực trạng trên thì Việt Nam cần tìm một cơ chế điều hành chính sách tiền khác cho phù hợp vế xu thế mới. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu chính là hướng đi tương lai cho tình trạng kinh tế Việt Nam. Cơ chế này tỏ ra khá hiệu quả đối với các nước áp dụng nó, ví dụ như: Khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng cũng như tránh được rủi ro thiểu phát của các quốc gia áp dụng LPMT tốt hơn các quốc gia không áp dụng LPMT, tỷ lệ phát giảm thấp hơn các nước không áp dụng cơ chế LPMT. Duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng cao hiệu quả các chính sách khác. Ngày 27/9/2011 Bộ Tài chính đề xuất gói 6 giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó đề cập đến chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT) và xác định là chiến lược để Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) áp dụng trong thời gian tới sau khi áp lực lạm phát giảm bớt. Với đề tài “ Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam – mô hình Vecto tự hồi quy (VAR)” tác giả trình bày các điều kiện cần có khi thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. - 2 - 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Từ nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng thành công chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu. Bài viết nghiên cứu các điều kiện áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong tương lai. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Bài viết trình bày tổng quan tình lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN tại Việt Nam từ năm 2001 - 2011, những kết quả đạt được và những hạn chế mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải. Từ đó cho thấy được hạn chế của chính sách tiền tệ hiện tại của Việt Nam và sự cần thiết phải có một cơ chế điều hành tiền tệ mới. Bài viết nghiên cứu các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong tương lai. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu chủ yếu dùng phương pháp phân tích định tính, định lượng, thống kê, so sánh, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu thu thập để đánh giá khả năng áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. Phần phân tích định tính bao gồm: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và trình bày các điều kiện để thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. Phần phân tích định lượng bao gồm: Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về lạm phát nói chung và lạm phát mục tiêu nói riêng. Từ đó ta trình bày các điều kiện để Việt Nam có thể áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.Thông qua các lý thuyết và mô hình và các điều kiện trên ta tìm các biến đặc trưng có ảnh hưởng đến lạm phát. Sau đó ta dùng mô hình Vectơ tự hồi quy- VAR để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam. 5. NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC : Trong nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lạm phát, các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam, chính sách tiền tiền tệ và các kênh truyền dẫn, mối quan hệ giữa - 3 - tăng trưởng và lạm phát. Nghiên cứu cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ tại Việt Nam của Hà Quỳnh Hoa(2008); Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) nghiên cứu kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới tại Việt Nam theo phương pháp vector cấu trúc tự hồi qui (SVAR); Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013) phân tích tác động của các cú sốc đến lạm phát tại Việt Nam.Tác giả sử dụng mô hình VAR-SVAR để xem xét ngược trở lại của lạm phát đến các nhân tố tác động như chỉ số giá sản xuất (PPI), lỗ hổng sản lượng công nghiệp (chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, đồng thời xem xét độ trễ của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ; Nguyễn Trí Hiếu (2013) cho rằng điều kiện để thực hiện LPMT tại Việt Nam là sự ổn định giá cả, hệ thống ngân hàng minh bạch thông suốt, lãi suất vận hành tự do, cạnh tranh lành mạnh. Tô Thị Ánh Dương và cộng sự (2012) có công trình nghiên cứu về Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ tại Việt Nam cho rằng đối với Việt Nam việc hướng tới chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là phù hợp với Chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, theo đó xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lạm phát để ổn định tiền tệ và giám sát để đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tác giả đưa ra các điều kiện để thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam, lộ trình thực hiện, và các giải pháp hoàn thiện vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà Nước, đề ra các kịch bản khác nhau để thực hiện lạm phát mục tiêu. 6. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC: Charles Freedman và Dougles Laxton (2009) đề cập đến những lý do về việc tại sao các Ngân hàng Trung ương lại lựa chọn tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu chính sách của mình và tại sao có nhiều nước trên thế giới lựa chọn lạm phát mục tiêu là khuôn khổ để đạt được mục tiêu đó. Các tác giả đi sâu phân tích về các chi phí của lạm phát, bao gồm vai trò của chúng trong việc tạo ra chu kỳ bùng nổ - suy thoái. Tỷ lệ lạm phát cao và biến động tại đa số các nước trong các giai đoạn trước đây đã được nối tiếp bởi sự biến động cao về sản lượng - 4 - và việc làm, bởi mức tăng trưởng thấp về năng suất và sản lượng tiềm năng. Môi trường lạm phát cao làm tổn hại rất nhiều đối với hoạt động kinh tế. Mishkin (2004) trình bày những khó khăn mà các nước có nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi gặp phải khi áp dụng LPMT và đó là những khác biệt giữa các nền kinh tế chuyển đổi với các nước phát triển. Những khó khăn và khác biệt bao gồm: (1) các định chế tài khóa yếu kém; (2) các định chế tài chính yếu kém; (3) mức độ tin cậy thấp của các định chế tiền tệ; (4) tình trạng đô la hóa; và (5) tính dễ bị tổn thương của các nước này trước sự dừng lại đột ngột của dòng vốn vào. Theo Charles Freedmand và Inci Otker-Robe (2009) có ba điều kiện cốt lõi để hoạt động LPMT, đó là: mục tiêu lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ; không có áp chế tài chính (fiscal dominance); độc lập về công cụ CSTT (NHTW chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ CSTT). Đa số các điều kiện và các yếu tố khác được coi là căn bản đối với cơ chế lạm phát mục tiêu có thể được thiết lập sau khi đưa ra áp dụng LPMT. Nếu môi trường kinh tế và thể chế tại các nền kinh tế mới nổi không tuyệt đối lý tưởng ngay từ đầu thì những lợi ích từ việc áp dụng lạm phát mục tiêu và sau đó là sự cải thiện môi trường là đáng kể và điều này là kinh nghiệm tại các nền kinh tế công nghiệp và mới nổi áp dụng LPMT. Bhattacharya (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam và các nước Châu Á, tác giả sử dụng mô hình VAR để xem xét tác động của các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Các biến trong mô hình gồm có giá hàng hóa thương mại và phi thương mại, tỷ giá hiệu dụng (NEER), chỉ số gía tiêu dùng (CPI), lãi suất, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP.Tác giả dùng hàm phản ứng xung để xem xét tác động của các nhân tố đến lạm phát. Coulibaly và cộng sự (2010) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của tỷ giá đến các chỉ số giá tại các quốc gia vào hai thời điểm trước và sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu. Tác giả sử dụng mô hình vecto tự hồi quy (VAR), ban đầu tác giả sử dụng 5 biến (giá dầu, lỗ hổng sản lượng, khối lượng tiền (M2), tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng) và sau đó tác giả thêm - 5 - vào 2 biến là chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá sản xuất và dùng hàm phản ứng xung và phân rã phương sai để xem xét tác động các chỉ số giá với nhau để xem mức độ tác động của các chỉ số giá đến tỷ giá. Tác giả cho rằng sau thời điểm áp dụng lạm phát mục tiêu thì mức độ tác động của tỷ giá đến các chỉ số giá thấp hơn thời điểm trước khi áp dụng lạm phát mục tiêu. McCarthy (1999) nghiên cứu tác động của tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu ở các nước công nghiệp giống như Coulibaly (2010) nhưng có thêm yếu tố kỳ vọng (tỷ lệ lạm phát trong quá khứ). 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: ngoài phần mở bài, kết luận, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu thì bài luận văn còn gồm có 3 chương. Chương 1:Tổng quan về các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu; Chương 2: Phân tích các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam – Mô hình Vecto tự hồi quy (VAR); Chương 3: Giải pháp và lộ trình thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. - 6 - CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1.1 CHÍNH SÁCH TIỆN TỆ: 1.1.1 ĐỊNH NGHĨA: Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô do NHTW khởi thảo và thực thi thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định gía trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. 1.1.2 MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: Ổn định tiền tệ, ổn định gía cả, ổn định tỷ gía hối đoái: Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ gía đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế: Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và ngoài nước. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của quốc gia. 1.1.3 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: Khi Chính phủ muốn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì NHTW sẽ tăng lãi suất, hạn chế tăng trưởng tín dụng, thực hiện phát hành trái phiếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở để thu hút tiền từ lưu thông, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi Chính phủ muốn thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì NHTW sẽ giảm lãi suất, kích thích tiêu dùng thông qua tăng trưởng tín dụng, mua trái phiếu từ nghiệp vụ thị trường mở để đưa tiền ra lưu thông, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. [...]... TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM: Hình 2.1 : Diễn biến lạm phát tại Việt Nam ( 2001-2011) Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so so với các nước trong khu vực và trên thế giới Nguyên nhân bao gồm: Lạm phát nhập... cả các điều kiện thì tính độc lập của NHTW Việt Nam là một điều kiện quan trọng không thể thiếu Nó là nền tảng, chất xúc tác giúp cho việc áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu được thành công NHTW phải độc lập về điều hành cũng như về tài chánh, có độc lập tài chính thì tạo điều kiện cho độc lập về điều hành Từ đó các điều kiện khác mới được thực hiện một cách hiệu quả và kết quả là đạt được mục tiêu lạm. .. cáo lạm phát hàng quý theo mô hình báo cáo của NHTW Anh) Về kỹ thuật và công cụ dự báo lạm phát: NHTW Brazil đã thành lập Vụ Nghiên cứu để phát triển các công cụ: mô hình kinh tế lượng cấu trúc về các cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến giá; mô hình vecto tự hồi qui ngắn hạn phi cấu trúc; khảo sát hàng ngày về kỳ vọng lạm phát của thị trường; các công cụ tính toán lạm phát cơ bản; và các ước... Chính phủ nên để thực hiện được cơ chế LPMT, cần phải xem xét lại tính độc lập, quy n hạn và trách nhiệm của NHNN trong việc thiết lập mục tiêu lạm phát và thực thi các chính sách để đạt được mục tiêu Bên cạnh đó, mô hình phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan khác cũng phải rất chặt chẽ và đạt được mục tiêu lạm phát phải là ưu tiên số một Đối với NHNN, để thực hiện LPMT điều quan trọng... VỌNG LẠM PHÁT VÀ NIỀM TIN VÀO NHTW TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU: Sự kỳ vọng về lạm phát của người dân không những dựa vào lạm phát trong quá khứ mà còn dựa vào các kế hoạch sẽ thực hiện của NHTW trong tương lai Công chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai Ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát. .. thiết lập mục tiêu cho lãi suất qua đêm Để đảm bảo tính minh bạch, 8 ngày sau cuộc họp hội đồng sẽ công bố Báo cáo về triển vọng kinh tế, lạm phát và các quy t định của Hội đồng Hội đồng cũng công bố Báo cáo lạm phát hàng quý Nội dung báo cáo trình bày về dự báo lạm phát, các kịch bản kinh tế, lạm phát và phân phối xác suất của các kịch bản lạm phát NHTW chịu trách nhiệm đạt được mục tiêu lạm phát Trong... cao hơn các nước không thực hiện LPMT, nhưng không có sự khác biệt như thế đối với các nước mới nổi (Filho, 2010) Tỷ lệ lạm phát giảm hơn so với những nƣớc thực hiện cơ chế tiền tệ khác Dưới cơ chế lạm phát mục tiêu, kỳ vọng lạm phát dài hạn thấp hơn và ổn định hơn so với cơ chế khác Điều quan trọng là không có bằng chứng cho thấy những nước thực hiện LPMT đạt được mục tiêu lạm phát phải đánh đổi với... vọng lạm phát để phục vụ cho việc dự báo Việt Nam cần nghiên cứu thêm về các điều kiện và trình độ phát triển của thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam là nước có độ mở kinh tế tương đối cao, do đó sự ảnh hưởng của bên ngoài vào cũng rất lớn, đặc biệt là sự truyền dẫn qua giá Do đó, việc dự báo và đặt ra mục tiêu lạm phát không chỉ dựa vào các điều kiện của bản thân nền kinh tế mà cả các điều kiện kinh... cần quan tâm là cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đề đề xuất giới hạn dao động của mục tiêu lạm phát Vì khi đã thiết lập mục tiêu lạm phát việc không đạt được mục tiêu sẽ làm cho chính sách LPMT mất đi ý nghĩa của nó trong việc ổn định lạm phát cũng như kinh tế vĩ mô Bên cạnh đó, trách nhiệm giải trình và quy n hạn trong việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát của NHNN cũng phải được làm rõ Một vấn đề... nhiều điều kiện cần đạt được khi áp dụng lạm phát mục tiêu Trong đó điều kiện quan trọng nhất là gía cả của hàng hóa – dịch vụ ổn định và sự độc lập của NHTW là hai điều kiện cần mau chóng đạt được Từ kinh nghiệm của các nước đã áp dụng LPMT, Việt Nam có thể học hỏi và chuẩn bị các yếu tố về thể chế, công cụ đo lường lạm phát, cách tính và chọn các phương pháp thích hợp, biên độ giao động của lạm phát . lực lạm phát giảm bớt. Với đề tài “ Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam – mô hình Vecto tự hồi quy (VAR) tác giả trình bày các điều kiện cần có khi thực hiện lạm phát mục tiêu. về các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu; Chương 2: Phân tích các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam – Mô hình Vecto tự hồi quy (VAR); Chương 3: Giải pháp và lộ trình thực. về lạm phát nói chung và lạm phát mục tiêu nói riêng. Từ đó ta trình bày các điều kiện để Việt Nam có thể áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Thông qua các lý thuyết và mô hình và các điều kiện

Ngày đăng: 09/08/2015, 12:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

    • 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    • 5. NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC :

    • 6. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC:

    • 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

    • CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆNLẠM PHÁT MỤC TIÊU

      • 1.1 CHÍNH SÁCH TIỆN TỆ

        • 1.1.1 ĐỊNH NGHĨA

        • 1.1.2 MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

        • 1.1.3 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

        • 1.2 LẠM PHÁT MỤC TIÊU

          • 1.2.1 ĐỊNH NGHĨA

          • 1.2.2 ƢU ĐIỂM – NHƢỢC ĐIỀM CỦA LẠM PHÁT MỤC TIÊU:

            • 1.2.2.1 ƢU ĐIỂM

            • 1.2.2.2 NHƢỢC ĐIỂM

            • 1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU

              • 1.3.1 THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN

              • 1.3.2 ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ LÀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT

              • 1.3.3 NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỘC LẬP

              • 1.3.4 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LINH HOẠT

              • 1.3.5 TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan