Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

72 2.7K 9
Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - - - - - -     - - - - - - DƯƠNG THỊ XUÂN THẢO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - - - - - -     - - - - - - DƯƠNG THỊ XUÂN THẢO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của một sô bài nghiên cứu khoa học, bài báo. Tất cả đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để người đọc dễ kiểm chứng, tra cứu. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tác giả luận văn Dương Thị Xuân Thảo MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 1. Mục đích của đề tài: 1 2. Đối tượng nghiên cứu: 1 3. Phương pháp nghiên cứu: 1 4. Ý nghĩa của đề tài: 1 5. Kết cấu của bài luận văn: 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3 1.1.1 Nợ và các vấn đề liên quan 3 1.1.2 Cấu trúc vốn 4 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VAY NỢ (CẤU TRÚC VỐN) 4 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M) 4 1.2.2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off theory) 5 1.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking-order theory) 6 1.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện (The agency theory) 9 1.2.5. Lý thuyết tín hiệu (The signaling theory) 11 1.2.6. Lý thuyết điều chỉnh thị trường ( The Market Timing theory) 12 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN 12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 15 2.1. Nền kinh tế Việt Nam và đặc điểm của nền kinh tế ảnh hưởng đến nợ vay của doanh nghiệp 15 2.1.1. Điểm qua về nền kinh tế Việt Nam: 15 2.1.2. Đặc điểm chung của nền kinh tế tác động đến vay nợ của doanh nghiệp Việt Nam: 16 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 20 2.2.1. Xây dựng biến số và giả thiết nghiên cứu: 20 2.2.1.1. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận (Profitability) 20 2.2.1.2. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tài sản hữu hình (Tangible Asset) 21 2.2.1.3. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp (Size) 21 2.2.1.4. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng (Growth) 22 2.2.1.5. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản (Liquidity) 23 2.2.1.6. Tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước (State- Owned share) 24 2.2.2. Mô hình nghiên cứu: 24 2.2.3. Nguồn số liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu: 25 2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 2.3.1. Mô tả thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc. 26 2.3.2. Ước lượng tham số 29 2.3.3. Mô hình hồi quy tổng thể: 29 2.3.4. Mô hình hồi quy mẫu phụ: 45 2.3.5. Kết luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm 50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CẤU NỢ VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 53 3.1. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn: 53 3.1.1. Đối với doanh nghiệp: 53 3.1.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: 54 3.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn 54 3.1.2.2. Một số giải pháp khác: 57 3.2. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HOSE : Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX : Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội TLEV : Tổng nợ SLEV : Nợ ngắn hạn LLEV : Nợ dài hạn PROF : Lợi nhuận TANG : Tài sản hữu hình SIZE : Quy mô doanh nghiệp GROW : Tốc độ tăng trưởng LIQ : Tính thanh khoản STATE : Vốn sở hữu Nhà nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.3- Tóm tắt các kết quả lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp………………………………………………14 Bảng 2.3.1.A-Bảng tóm tắt thống kê mô tả các biến phụ thuộc 27 Bảng 2.3.1.B- Bảng tóm tắt thống kê mô tả các biến độc lập 28 Bảng 2.3.3.A-Ma trận hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc 38 Bảng 2.3.3.B-Biểu đồ kiểm tra hiện tượng tương quan 39 Bảng 2.3.3.C-Kết quả kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi 40 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích của đề tài: Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công trên thế giới cũng như các chính sách tiền tệ, tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2012 thật sự là cần thiết để nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có khuyến nghị cho những doanh nghiệp này trong hoạch định cấu trúc vốn và lựa chọn cho mình một cấu trúc vốn tối ưu nhất. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 222 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam (Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội) với số liệu tài chính qua các năm 2010, 2011, 2012. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Tác giả thu thập dữ liệu dựa trên nguồn Finance.Vietstock.vn. Đây là nguồn được đánh giá là đáng tin cậy. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng (panel data), phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu, ứng dụng mô hình hồi quy kinh tế định lượng để đánh giá sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào với sự hỗ trợ của các chương trình E-View và Excel. 4. Ý nghĩa của đề tài: Là một trong những nước có nền kinh tế năng động nhất Châu Á Thái Bình Dương và có nhiều thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây, Việt 2 Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải có sự thích nghi tốt để hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu (CSH) Nhà nước. Để có được sự thích nghi tốt thì một trong những lĩnh vực cần được quan tâm hàng đầu là lĩnh vực tài chính, trong đó việc đi tìm các nhân tố tác động lên vốn Vay của doanh nghiệp (cấu trúc vốn) có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thêm cơ sở cho các quyết định tài trợ của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. 5. Kết cấu của bài luận văn: Bài luận văn gồm có 3 chương: - CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CẤU NỢ VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1 Nợ và các vấn đề liên quan Khái niệm Nợ trong tài chính doanh nghiệp được hiểu như là nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa theo thời hạn trả nợ, nợ được chia làm hai loại: ngắn hạn và dài hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời hạn dưới một năm (như vay ngăn hạn hay nợ dài hạn đến hạn trả…) trong khi nợ dài hạn có thời gian đáo hạn hơn một năm (như thuê tài chính). Trái phiếu và các khoản vay ngân hàng có thể là nợ ngắn hạn hay dài hạn. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kèm theo chứng chỉ đặc quyền mà chủ sở hữu chứng chỉ đặc quyền được quyền mua các chứng khoán khác của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi mà chủ sở hữu được quyền đổi trái phiếu lấy các chứng khoán khác (Theo sách Tài chính Doanh nghiệp hiện đại-PSG-TS Trần Ngọc Thơ xuất bản 2007). Nợ vay có các đặc điểm để phân biệt với vốn cổ phần thường. Thứ nhất, nợ vay có tính đáo hạn. Hai là nợ vay có tính trái quyền đối với lợi nhuận, tức doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay cho chủ nợ ngay cả khi doanh nghiệp bị lỗ. Ba là nợ vay có tính trái quyền với tài sản, khi danh nghiệp phá sản thì phải ưu tiên tiền thanh lý tài sản để trả nợ vay. Thứ tư là trái chủ không có quyền chi phối trong việc điều hành hoạt động doanh nghiệp mà chỉ có quyền hạn chế trong việc giám sát sử dụng khoản tiền cho vay (Theo sách Tài chính Doanh nghiệp hiện đại-PSG-TS Trần Ngọc Thơ xuất bản 2007-Trang 432). [...]... Dzung Nguyen (2011) ở Việt Nam 15 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Nền kinh tế Việt Nam và đặc điểm của nền kinh tế ảnh hưởng đến nợ vay của doanh nghiệp 2.1.1 Điểm qua về nền kinh tế Việt Nam: Các yếu tố kinh tế vĩ mô là những tác nhân gây ảnh hưởng đến tất cả chủ thể của nền kinh tế Do đó tác giả xin điểm... nợ xấu tại các DN đã và đang phát sinh khó có thể kiểm soát (Theo Nợ và vấn đề phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam của Phan Thị Bích Nguyệt-Tạp chí phát triển kinh tế số 212) Với việc xem nhẹ chiến lược quản trị tài chính, các nhân tố vĩ mô như thị trường vốn, các chính sách tài khóa, tiền tệ có thể là một phần nguyên giải thích các quyết định tài trợ của Doanh nghiệp Việt Nam Sau đây, tác giả xin... cổ tức: Các doanh nghiệp niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay hầu hết chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của chính sách cổ tức tác động lên giá trị doanh nghiệp Chính sách cổ tức chưa hướng đến một cấu trúc vốn tối ưu Các doanh nghiệp chạy đua lẫn nhau để làm thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của các cổ đông mà không quan tâm nó có phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp mình... là có mối tương quan (+) giữa tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước với đòn bẩy tài chính 2.2.2 Mô hình nghiên cứu: Để đánh giá một cách tổng quát, tác giả dùng mô hình các nhân tố tác động lên Tổng nợ TLEV=f(PROF; TANG; SIZE; GROW; LIQ; STATE) Tuy nhiên, để thấy rõ hơn sự tác động của các nhân tố lên đòn bẩy tài chính, cụ thể là nợ ngắn hạn và dài hạn, tác giả dùng mô hình sau: SLEV=f(PROF; TANG; SIZE; GROW; LIQ;... vào các nghiên cứu này 13 Trong phạm vi bài nghiên cứu này, các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn bao gồm lợi nhuận (PROF), tài sản hữu hình (TANG), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROW), khả năng thanh toán hiện hành (LIQ) và sơ hữu Nhà nước (STATE) Bảng sau đây sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp 14 Bảng 1.3: Tóm tắt các. .. doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí phá 12 sản Các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính thường gắn với thu nhập cổ phần dương và các hành động làm giảm đòn bẩy tài chính thường gắn với thu nhập cổ phần âm Vì vậy, khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể về viễn cảnh thu nhập tương lai và hiện tại của doanh nghiệp, làm sao để tác. .. đổi, các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn sẽ sử dụng nhiều nợ hơn các doanh nghiệp có tài sản vô hình cao vì tài sản hữu hình rất hữu ích trong việc thế chấp vay nợ Và khi có tỷ trọng tài sản hữu hình cao, giá trị thanh lý của doanh nghiệp tăng lên và do đó làm các các chủ nợ yên tâm hơn Lý thuyết về chi phí đại diện cũng giải thích mối quan hệ (+) giữa tài sản hữu hình với đòn bẩy tài chính. .. quan giữa đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng (Growth) 23 Các lý thuyết và nghiên cứu về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng không cho kết quả đồng nhất Theo lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp có cơ hội phát triển cao thường là các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vô hình cao, không thể sử dụng nhiều nợ hơn các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hình cao vì ít có tài sản đảm... như nhau, các tài sản được định giá bằng nhau Không có thuế thu nhập Hai ông lập luận rằng vì nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng đòn bẩy tài chính của riêng cá nhân họ nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp đó M&M không đề cập đến rủi ro của việc cho vay, tức là nếu doanh nghiệp có vay nợ có thể sẽ không phải trả hết nợ nếu thu nhập của công... nhân tố này giữa các nước khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau Dựa vào lý thuyết và thực nghiệm nghiên cứu về cấu trúc vốn trước đây, bên dưới tác giả sẽ trình bày về mối tương quan giữa cấu trúc vốn với các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giả thiết để kiểm nghiệm trường hợp các doanh nghiệp ở Việt Nam 2.2.1.1 Tương quan giữa đòn . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM là công trình nghiên cứu của chính tác giả, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa. - - - - - -     - - - - - - DƯƠNG THỊ XUÂN THẢO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC. ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2012

Ngày đăng: 09/08/2015, 12:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Mục đích của đề tài:

    • 2. Đối tượng nghiên cứu

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

    • 4. Ý nghĩa của đề tài

    • 5. Kết cấu của bài luận văn

    • CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

        • 1.1.1 Nợ và các vấn đề liên quan

        • 1.1.2 Cấu trúc vốn

        • 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VAY NỢ (CẤU TRÚC VỐN)

          • 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)

          • 1.2.2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off theory)

          • 1.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking-order theory)

          • 1.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện (The agency theory)

          • 1.2.5. Lý thuyết tín hiệu (The signaling theory)

          • 1.2.6. Lý thuyết điều chỉnh thị trường ( The Market Timing theory)

          • 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN

          • CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

            • 2.1. Nền kinh tế Việt Nam và đặc điểm của nền kinh tế ảnh hưởng đến nợ vay của doanh nghiệp

              • 2.1.1. Điểm qua về nền kinh tế Việt Nam:

              • 2.1.2. Đặc điểm chung của nền kinh tế tác động đến vay nợ của doanh nghiệp Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan