Luận văn Thạc sĩ Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

69 1.2K 15
Luận văn Thạc sĩ Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng năm 2013 Tác giả luận văn Lê Nguyễn Quỳnh Phương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các cụm từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt 1 1. Giới thiệu 2 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây 5 2.1. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết 5 2.2. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm 10 3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.1. Mô hình 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu 23 3.3. Dữ liệu nghiên cứu 26 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu 30 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root Test) 30 4.2. Độ trễ tối ưu mô hình VAR 32 4.3. Hồi quy mô hình VAR 33 4.4. Kiểm định tự tương quan phần dư 36 4.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR 36 4.6. Quan hệ nhân quả Granger 38 4.7. Hàm phản ứng xung (IRF – Impulse Response Function) 40 4.8. Phân rã phương sai (Variance Decomposition) 45 5. Kết luận 49 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt FDI Outward Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài DI Domestic Investment Đầu tư trong nước GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GFCF Real gross fixed capital formation Tổng vốn cố định VAR Vector Autoregression Model Mô hình tự hồi quy vector OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM Var Error Correction Model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số ARDL Autoregressive Distributed Lag Phương pháp phân phối trễ tự hồi quy FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị liên hiệp quốc tế về thương mại và phát triển WB World Bank Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.2.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước đây Bảng 3.3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu Bảng 4.1.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho biến lnGDP Bảng 4.1.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho biến lnFDI Bảng 4.1.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho biến lnDI Bảng 4.2: Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Bảng 4.3: Hồi quy VAR Bảng 4.4: Kiểm định tự tương quan Bảng 4.5: Tính ổn định mô hình VAR Bảng 4.6: Kiểm định quan hệ nhân quả Bảng 4.7.1: Phản ứng xung của cú sốc trong GDP lên DI Bảng 4.7.2: Phản ứng xung của cú sốc trong DI lên GDP Bảng 4.7.3: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên GDP Bảng 4.7.4: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên DI Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương sai của biến GDP Bảng 4.8.1: Phân rã phương sai của biến GDP DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 4.5: Tính ổn định mô hình VAR Hình 4.7.1: Phản ứng xung của cú sốc trong GDP lên DI Hình 4.7.2: Phản ứng xung của cú sốc trong DI lên GDP Hình 4.7.3: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên GDP Hình 4.7.4: Phản ứng xung của cú sốc trong FDI lên DI Hình 4.8.1: Biểu đồ phân rã phương sai của biến GDP 1 Tóm tắt Bài nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu tư trong nước DI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2012. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy vector VAR thông qua các kiểm định thực nghiệm như kiểm định nghiệm đơn vị, quan hệ nhân quả Granger, hàm phản ứng xung và phân rã phương sai nhằm thực hiện mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu xoay quanh đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn có một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa DI và tăng trưởng kinh tế, FDI có vai trò thúc đẩy DI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nắm bắt mối quan hệ giữa hai nguồn vốn DI, FDI với tăng trưởng tại Việt Nam giúp chính phủ xây dựng các chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cho từng thời kỳ. Nguồn vốn đầu tư trong điều kiện hơn 10 năm đổi mới và vốn FDI 25 năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng và trong xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia đang phát triển nói chung, việc tận dụng nội lực và ngoại lực vượt qua khủng hoảng và duy trì mục tiêu tăng trưởng ổn định là một trong những mục tiêu hàng đầu. 2 1. Giới thiệu Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế, mở cửa và hội nhập các nền kinh tế quốc gia và khu vực trở thành điều kiện bắt buộc của sự phát triển. Vấn đề tăng trưởng lâu bền, tốc độ cao và dịch chuyển cơ cấu trở thành quản lý phát triển cho mọi nền kinh tế hiện đại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, đầu tư trong nước luôn là nguồn đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia chủ nhà, là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước, DI được xem là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt DI cũng là một công cụ hiệu quả trong việc tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế… Bên cạnh yếu tố quyết định của nội lực thì nguồn vốn FDI trong 25 năm qua (Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua vào ngày 29/12/1987. Hiệu lực: 09/01/1988) đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên đà tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Có rất nhiều nghiên cứu tranh luận về mối quan hệ giữa FDI và DI, FDI và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa FDI, DI và tăng trưởng kinh tế vẫn còn là một câu hỏi không rõ ràng, trong khi đó, nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố này cho một phân tích cụ thể với một quốc gia là rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm thiết kế các chính sách đầu tư thích hợp. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ nhân quả đồng thời của ba nhân tố FDI, DI và tăng trưởng kinh tế, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ của hai trong ba nhân tố. 3 Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn của mình. Tôi thực hiện bài nghiên cứu với mục tiêu xác định mối quan hệ của nguồn vốn FDI, DI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vai trò của từng loại hình đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư chủ yếu này. Nghiên cứu sẽ lần lượt giải quyết các câu hỏi xoay quanh mối quan hệ nhân quả của nguồn vốn FDI, DI và tăng trưởng kinh tế:  Có mối quan hệ giữa hai loại hình đầu tư FDI, DI tại Việt Nam hay không?  FDI thúc đẩy hay ấn át DI tại Việt Nam?  Có hay không mối quan hệ giữa DI với tăng trưởng kinh tế và giữa FDI với tăng trưởng kinh tế?  FDI, DI tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như thế nào? Đề tài sẽ thông qua phân tích thực nghiệm bằng mô hình VAR cho dữ liệu chuỗi thời gian hằng năm nghiên cứu tác động của các biến kinh tế FDI, DI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1988 - 2012. [...]... cũng đã kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ sung cho nguồn vốn DI ở Trung Quốc Nguồn vốn DI của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế có mối tư ng quan tích cực; tăng trưởng kinh tế lớn khuyến khích đầu tư trong nước lớn và ngược lại DI của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế không có tác động nhiều vào dòng vốn FDI trong thời gian dài Quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và DI là hai chiều,... VAR và ECM FDI  tăng trưởng kinh tế DI  tăng trưởng kinh tế Selvanathan (2008) Malaysia, Indonesia: FDI  Yasmine Merican (2009) ARDL  tăng trưởng kinh tế > DI tăng trưởng kinh tế Thái Lan , Philippines: DI   tăng trưởng kinh tế > FDI tăng trưởng kinh tế 20 FDI thời kỳ sau Samuel Adams (2009) OLS  tăng trưởng kinh tế DI  tăng trưởng kinh tế Abdulhamid Sukar, Syed Ahmed và Seid Hassan OLS, FEM và. .. phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại Mặc dù trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có xu hướng thấp tuy nhiên về lâu dài, tỷ lệ đầu tư được được nhận thấy có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế Một quốc gia nếu tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư tài chính trong nước, sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn từ nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài FDI được... của các biến kinh tế trong dài hạn Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy FDI, DI và tăng trưởng kinh tế có 16 quan hệ trong thời gian dài, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, ngược lại DI ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có một mối quan hệ nhân quả giữa DI và FDI, giữa tăng trưởng kinh tế và FDI trong ngắn... biệt, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là một chủ đề được nghiên cứu trong kinh tế phát triển, cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer (1986), Lucas (1988), Barro (1991), Mankiw, Romer và Weil (1992), Barro và Sala-i-Martin (1995)) đều cho rằng FDI là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế về lâu dài, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong. .. Hooi Lean và Bee Wah Tan (2011) với chuỗi dữ liệu thời gian hằng năm từ năm 1970 - 2009 nghiên cứu các mối quan hệ giữa FDI, DI và tăng trưởng kinh tế tại Malaysia Các ông sử dụng mô hình VAR và VECM nghiên cứu mối quan hệ của các biến kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn Đầu tiên các ông sử dụng mô hình VAR, kiểm định quan hệ đồng liên kết, sau đó tiếp tục sử dụng mô hình VECM nghiên cứu mối quan hệ của... doanh nghiệp trong nước phải dựa vào thị trường trong nước Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng lãi suất khi vay trên thị trường tài chính trong nước, kết quả là lấn át doanh nghiệp trong nước Nếu FDI đầu tư vào các lĩnh vực mà trong đó sản xuất trong nước đang hoạt động, FDI có thể tận dụng các cơ hội đầu tư mà chỉ có sẵn cho các nhà sản xuất trong nước trước khi có các khoản đầu tư nước ngoài FDI... tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng tác động này là yếu hơn tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Bài nghiên cứu còn cho thấy các kết quả khác như tăng trưởng kinh tế tác động đến nhập khẩu trong những thời kỳ khác nhau nhưng 19 không có quan hệ ngược lại của nhập khẩu lên tăng trưởng kinh tế Tư ng tự, tăng trưởng kinh tế tác động đến độ mở thương mại nhưng không có quan hệ ngược lại... hai chiều, nhưng chỉ có một chiều hướng quan hệ nhân quả từ FDI lên DI và FDI lên tăng trưởng kinh tế DI của Trung Quốc có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế hơn so với tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế khuyến khích và thúc đẩy tiết kiệm trong nước nên được ưu tiên hơn thu hút FDI trong việc thiết kế và thực hiện chiến lược đầu tư và các chính sách đầu tư vào Trung Quốc Nghiên cứu của Yasmine... Khalid VAR  tăng trưởng kinh tế nhưng không đáng kể Javed và Falak Sher (2012) FDI  tăng trưởng kinh tế Hooi Hooi Lean và Bee Wah Tan (2011) VAR và VECM FDI  DI  tăng trưởng kinh tế DI trong dài hạn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Marc Lautier và François Moreaub (2012) Soltani Hassen và Ochi Anis (2012) OLS ECM DI thời kỳ sau  mạnh đến FDI FDI  đáng kể lên tăng trưởng kinh tế 21 Tóm lại, . rằng luận văn Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu được sử dụng trong luận văn. nghiên cứu mối quan hệ của hai trong ba nhân tố. 3 Chính vì thế, tôi chọn đề tài Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam để. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Ngày đăng: 08/08/2015, 22:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • Tóm tắt

  • 1. Giới thiệu

  • 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây

    • 2.1. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết

    • 2.2. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

      • 3.1. Mô hình

      • 3.2. Phương pháp nghiên cứu

      • 3.3. Dữ liệu nghiên cứu

      • 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

        • 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root Test)

        • 4.2. Độ trễ tối ưu mô hình VAR

        • 4.3. Hồi quy mô hình VAR

        • 4.4. Kiểm định tự tương quan phần dư

        • 4.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR

        • 4.6. Quan hệ nhân quả Granger

        • 4.7. Hàm phản ứng xung (IRF – Impulse Response Function)

        • 4.8. Phân rã phương sai (Variance Decomposition)

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan