Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008

15 9.2K 39
Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008

BÀI TẬP NHÓM 7 Câu hỏi: Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008? I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT Ba giai đoạn của quá trình thực hiện Marketing mục tiêu (STP) 1. Phân đoạn thị trường (Market sergmentation) 1.1. Khái niệm: Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn các đặc điểm trong hành vi. Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với một tập hợp các kích thích marketing. 1.2. Các yêu cầu đối với phân đoạn thị trường: Để thực hiện phương châm “Chỉ bán những thứ mà khách hàng cần” thì chúng ta phải thực hiện phân đoạn thị trường để có được những nhóm khách hàng đồng nhất về nhu cầu. để đảm bảo tính hiệu quả, việc phân đoạn thị trường phải đảm bảo các điều kiện sau đây: • Có sự khác nhau về nhu cầu giữa các nhóm khách hàng khác nhau. • Phải đo lường được về quy mô hiệu quả kinh doanh của đoạn thị trường. • Doanh nghiệp có thể nhận biết được đoạn thị trường đó để phục vụ. • Nhu cầu của khách hàng trong đoạn thị trường phải đồng nhất, quy mô đủ lớn, có khả năng sinh lời khi cung cấp sản phẩm riêng cho đoạn thị trường đó. • Doanh nghiệp phải đủ nguồn lực để thực hiện chương trình Marketing riêng cho từng đoạn thị trường. Ví dụ: Công ty viễn thông quân đội Viettel đã chiếm được một phần thị trường dịch vụ điện thoại đường dài Việt Nam bằng dịch vụ VoIP chất lượng tốt giá thấp. 1 Chọn thị trường mục tiêu (Market Targeting) Đánh giá mức độ hấp dẫn của từng đoạn thị trường; Chọn thị trường mục tiêu Định vị thị trường (Market Positioning) Xây dựng khái niệm định vị lựa chọn vị thế trên thị trường mục tiêu; Xây dựng chương trình marketing – mix phục vụ chiến lược định vị Phân đoạn thị trường (Segmentation) Xác định các cơ sở căn cứ phân đoạn tiến hành phân đoạn thị trường; Nhận dạng đặc điểm của từng đoạn thị trường đã được xác định 1.3. Các cơ sở phân đoạn thị trường(PĐTT) 2. Chọn thị trường mục tiêu 2.1. Đánh giá các đoạn thị trường: Đánh giá các đoạn thị trường là nhằm xác định được mức độ hấp dẫn của mỗi đoạn thị trường đối với việc thực hiện mục tiêu cuả công ty. Người ta đánh giá dựa trên quy mô sự tăng trưởng (Thị phần, mức tăng trưởng). Một đoạn thị trường được xem như có hiệu quả nếu nó thoả mãn điều kiện sau đây: Có quy mô hiện tại mức tăng trưởng trong tương lai đủ bù đắp các chi phí Marketing hiện tại tương lai của công ty. Ví dụ: Công ty Vietel chọn đoạn thị trường VoIP Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh để bước vào thị trường dịch vụ viễn thông cũng là một chiến lược phù hợp với mục tiêu khả năng của công ty. Nếu công ty tham gia nhiều thị trường một lúc trongkhi khả năng hạn chế, họ sẽ phân tán năng lực làm suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty. 2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: 2.2.1. Khái niệm: Thị trường mục tiêu là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. 2.2.2. Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu: - Tập trung vào 1 đoạn thị trường - Chuyên môn hóa tự chọn - Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường - Chuyên môn hóa theo đặc tính sản phẩm - Bao phủ thị trường. II. TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) 1. Giới thiệu chung về Viettel: là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng 2 CƠ SỞ PĐTT PĐTT người tiêu dùng PĐTT TLSX PĐTT theo cơ sở địa lí PĐTT theo nhân khẩu học PĐTT theo tâm lí học PĐTT theo hành vi thực hiện quyền chủ sở hữu là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông công nghệ thông tin. • Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. • Điện thoại: 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 • Email: gopy@Viettel.com.vn Website: www.Viettel.com.vn • Thành lập năm 1989 có tên Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) năm 1995. Hoạt động kinh doanh * Cung cấp dịch vụ Viễn thông * Truyễn dẫn * Bưu chính * Phân phối thiết bị đầu cuối * Đầu tư tài chính * Truyền thông * Đầu tư Bất động sản * Xuất nhập khẩu * Đầu tư nước ngoài 2. Một số chặng đường phát triển của công ty giai đoạn 2002-2008: Năm 2002 Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ISP. Cung cấp dịch vụ kết nối Internet IXP Năm 2003 Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thiết lập mạng cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Thiết lập Cửa ngõ Quốc tế cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế. Năm 2004 Khai trương dịch vụ điện thoại di động vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Năm 2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005. Dịch vụ mạng riêng ảo. Năm 2006 Đầu tư sang Lào Campuchia. Năm 2007 Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định - di động – Internet Năm 2008 Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông 3 III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường vĩ mô 1.1. Chỉ tiêu kinh tế Việt nam: Tổng GDP (tỷ USD) 60.9 71.1 87 Tăng trưởng GDP (%) 8.2 8.45 6.35 Thu nhập đầu người (USD/người) 736 835 1030 Tỷ giá hối đoái 15.984 16.072 16.525 Lạm phát (%) 6.6 12.6 23 Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của công ty Viettel :nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang, sự canh tranh gay gắt. 2.2. Môi trường chính trị: Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư.Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn.Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện.luật. Đây là những thuận lợi cho công ty Viettel giảm bớt rào cản ra nhập ngành. 2.3. Các nhân tố văn hoá - xã hội: Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó là quan niệm thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua. Nhu cầu liên lạc tăng, nhu cầu dịch vụ, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng cao hơn. Như vậy, việc này sẽ kích cầu dịch vụ của công ty Viettel. 2.4. Các yếu tố tự nhiên - công nghệ: Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Để thay đổi công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý. 2. Môi trường vi mô (MÔ HÌNH 05 ÁP LỰC CỦA FORTER) 4 2.1. Đối thủ cạnh tranh: Thị trường di động: Thị trường di động tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh của ba đại gia GSM là VinaPhone, Mobilephone Viettel. Về thị phần Viettel đang dẫn đầu với 20 triệu thuê bao (36,6%), tiếp theo là MobilePhone với 16,8 triệu thuê bao (30,3%), VinaPhone với 12,5 triệu thuê bao (23%), Sphone với 4,5 triệu thuê bao (6,25%), Evn Telecom với 3,5 triệu thuê bao (4,5%). Tuy nhiên mặc dù tốc độ phát triển thuê bao của các mạng di động là rất nhanh song có đến trên 90% thuê bao di động là thuê bao trả trước. Điện thoại cố định: Thị trường điện thoai cố định vẫn gần như là sự độc chiếm của VNPT, với khoảng 10 triệu thuê bao. Tuy nhiên khác với sự trầm lắng của thị trường cố định, thị trường điện thoại cố định không dây đã có những bước tiến đáng kể. INCLUDEPICTURE "http://Images.xhtt.vn/Images/ Uploaded/Share/2008/10/200 81013093437320/4.JPG" \* MERGEFORMATINET Tính đến hết tháng 9/2008, tổng số thuê bao cố định không dây trên toàn quốc ước đạt 4,5 triệu thuê bao, trong đó Ecom của EVN Telcom có 3,2 triệu thuê bao (chiếm 71%), HomePhone của Viettel có 800.000 thuê bao (chiếm 17,8%) Gphone của VNPT đạt 500.000 thuê bao (chiếm 11,2%). 5 Internet: Internet Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh, VNPT vẫn đóng vai trò chủ đạo với 75% thị phần (tính theo số người sử dụng internet). Số người sử dụng Internet trên toàn quốc đạt trên 20 triệu người, tăng gấp 4 lần so với thời điểm đầu tháng 1/2008. INCLUDEPICTURE "http://Images.xhtt.vn/Images/Uploaded/Share/2008/10/2008101 3093437320/5.JPG" \* MERGEFORMATINET 2.2. Khách hàng tiêu thụ: Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 7 nhà cung cấp dịch vụ di động:Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone Gtel mobile, người ta vẫn thấy Viettel có sự khác biệt. Đó là: - DN có số lượng thuê bao di động lớn nhất - DN có vùng phủ sóng rộng nhất - DN có giá cước cạnh tranh nhất - DN có những gói cước hấp dẫn - DN có chính sách CSKH tốt nhất 2.3. Nhà cung cấp: - Nhà cung cấp tài chính bao gồm: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN - Nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm bao gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry NokiaSiemens Networks, ZTE 2.4. Sản phẩm thay thế: - Sản phẩm dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. - Ngành viển thông rộng mở vì vậy trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm thay thế sẽ giúp khách hang ngày càng thỏa mản nhu cầu của mình. *PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT IV. CHIẾN LƯỢC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG 6 Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh đội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích có sự đánh giá. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn. Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Công ty đã không ngững nỗ lực sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới.Với Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn, sáng tạo để có những dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, vì vậy họ đã luôn tìm kiếm những phân khúc thị trường mới như : những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều (gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước Ciao)… mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn như dịch vụ nhạc chuông chờ I-muzik sau một năm rưỡi ra đời đã có tám triệu người sử dụng, dịch vụ I-share - sẻ chia tài khoản, dịch vụ nhận gửi thư điện tử trên điện thoại động… Tất cả đó đều đã thể hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia - Sáng tạo) của Viettel. Với những cố gắng đó, trong giai đoạn 2002 – 2008, trên thị trường viễn thông Viettel đã tung ra nhiều gói cước sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tùy theo tích chất, mục đích sử dụng khách hàng có thể lực chọn cho mình những gói cước phù hợp để mang lại những hiệu quả và giá trị về kinh tế lớn nhất như: 1. Trong lĩnh vực mạng di động Dành cho thuê bao trả trước:  Gói cước Economy: Thân thiện kinh tế  Ðối tượng khách hàng: Gói cước Economy có cước thoại thấp, dành cho khách hàng cá nhân gọi nhiều với mức sử dụng dưới 150.000đồng/tháng.  Lợi ích khi sử dụng:  Chỉ trả cước cho từng cuộc gọi. Giá cước thoại cực thấp.  Sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào.  Gói cước Tomato: Điện thoại di động cho mọi người  Đối tượng khách hàng : Tomato la gói cước đại chúng nhất của Viettel, đặc biệt dành cho nhóm khách hàng mong muốn sử dụng điện thoại di động nhưng ít có nhu cầu gọi, mà nghe là chủ yếu. 7  Lợi ích khi sử dụng :  Không giới hạn thời hạn thẻ.  Khách hàng có thể thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin tại bất kỳ thời điểm nào, miễn là tài khoản >0 đồng.  Không cước thuê bao tháng, Không cước hoà mạng  Chỉ cần phát sinh 1 cuộc đến hoặc gọi đi trong vòng 2 tháng.  Khách hàng có thể thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin tại bất kỳ thời điểm nào, miễn là tài khoản >0 đồng.  Gói cước Ciao: Chào cuộc sống tươi đẹp  Đối tượng khách hàng: dành cho khách hàng yêu âm nhạc khám phá công nghệ.  Lợi ịch khi sử dụng:  Tiết kiệm chi phí khi khách hàng sử dụng gói dịch vụ giá trị gia tăng gồm I-muzik gói EDGE tốc độ cao.  Cước MMS rẻ hơn tới 40% (300 đồng/MMS so với 500 đồng/MMS của các gói cước khác).  Không giới hạn thời gian sử dụng tài khoản, Khách hàng chỉ bị chặn 1 chiều khi tài khoản ≤ 0 đồng.  Gói Happy Zone: Giá cước thấp nhất  Đối tượng khách hàng: dành cho các khách hàng có phạm vi di chuyển thường xuyên trong một khu vực nhất định (trong tỉnh, thành phố)  Lợi ích khi sử dụng:  Không cước thuê bao tháng  Mức cước ưu đãi khi tiến hành các cuộc gọi trong vùng kích hoạt. Dành cho thuê bao trả sau:  Gói cước Basic: Đơn giản hiệu quả 8  Đối tượng khách hàng: dành cho cá nhân có mức sử dụng > 150.000 đồng/tháng.  Lợi ích khi sử dụng:  Được thanh toán cước vào cuối tháng;  Được sử dụng tất cả các dịch vụ giá trị gia tăng chăm sóc khách hàng tốt nhất.  Gói cước Corporate: Giải pháp tiết kiệm cho doanh nghiệp  Đối tượng khách hàng: dành cho doanh nghiệp, tổ chức có từ 5 thuê bao trả sau của Viettel trở lên.  Lợi ích khi sử dụng:  Gói cước duy nhất cung cấp tính năng quản lý hướng gọi mức sử dụng tại Việt Nam.  Thuê bao nhóm Corporate được hưởng tính năng hoá đơn kép.  Tạo ra kết nối dài lâu giữa các thành viên trong nhóm chỉ với 495 đồng/phút gọi.  Chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất dành cho doanh nghiệp. 2. Trong lĩnh vực điện thoại cố định: Chính thức được cung cấp từ năm 2003, dịch vụ điện thoại cố định của Viettel dần đã có mặt tại các tỉnh thành trên cả nước không ngững nỗ lực để cung cấp cho khách hàng của mình những dịch vụ với chất lượng thoại ổn định, thủ tục đăng ký lắp đặt đơn giản phù hợp với mọi người. 3. Trong lĩnh vực Internet: Tuy mới tham gia vào lĩnh vực này nhưng Viettel cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình, bằng các gói sản phẩm dịch vụ cùng với những tiện ích đi kèm phù hợp với những nhóm khách hàng khác nhau đã tạo ra sự khác biệt. V. CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU Để phù hợp với chiến lược đặt ra, trong khi các doanh nghiệp khác hài lòng với khái niệm “mọi lúc, mọi nơi” thì Viettel lại tự đặt ra cho mình mục tiêu 4 any (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá) để tiếp tục thực hiện nỗ 9 lực mang dịch vụ di động đến cho mọi người dân Việt Nam. Là “người đến sau”, Viettel đã tự đúc rút cho mình bài học: làm giỏi hơn người khác để thành công thì ít cơ hội nhưng nếu làm khác người khác thì cơ hội thành công sẽ nhiều hơn. Năm 2005, 2006 Viettel tìm được một câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông quyết định áp dụng dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”. 1. Trong lĩnh vực mạng di động: Sóng di động về với miền xa: Tính đến thời điểm giữa năm 2008, sau gần 4 năm chính thức kinh doanh dịch vụ di động, Viettel đang là doanh nghiệp đứng đầu về số lượng trạm BTS với hơn 8.000 trạm, bỏ xa các mạng còn lại dù họ đã có mặt trên thị trường tới cả chục năm. Không chỉ có vậy, trong khi các mạng khác chỉ tập trung đẩy mạnh xây dựng trạm phát sóng ở thành thị, khu vực đông dân cư vì ở đó nhu cầu sử dụng dịch vụ di động cao, khả năng thu hồi vốn rất nhanh thì Viettel lại chọn một hướng đi hoàn toàn khác. Dù ra đời sau, nhưng doanh nghiệp này lại chọn một phân khúc thị trường khó khăn hơn rất nhiều, đó là những thị trường ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi mà nhu cầu sử dụng dịch vụ di động còn rất thấp có những trạm phát sóng khi dựng lên chỉ để phục vụ vài chục máy điện thoại. Doanh thu trung bình / một thuê bao cũng chưa cao chỉ vài chục ngàn đồng / máy. Kinh phí xây dựng một trạm BTS tại những khu vực như vậy lại tốn kém hơn việc xây ở thành thị rất nhiều do công chuyên chở, thuê lắp đặt … có những trạm, chi phí xây dựng cao gấp đôi so với những khu vực khác. Trả lời câu hỏi: “Tại sao Viettel lại chọn phát triển ở thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa?”, ông Nguyễn Mạnh Hùng – PTGĐ Viettel cho biết: “Việt Nam là nước nông nghiệp, có tới 80% dân số là nông dân, bởi vậy, Viettel muốn đưa dịch vụ công nghệ cao đến với bà con nông dân để làm vơi bớt những khó khăn, nhọc nhằn, thiệt thòi của họ”. Với cách nghĩ ấy, Viettel đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng một hệ thống trạm phát sóng di động tại vùng sâu, vùng xa. Chỉ riêng trong năm 2007, số trạm phát sóng được xây dựng đã bằng tổng số trạm phát sóng của 3 năm trước đó cộng lại, tổng số trạm phát sóng của Viettel gần bằng tổng số trạm phát sóng của Vinaphone Mobifone xây dựng trong hơn chục năm trời. đến hết năm 2007, 100% số xã cũng như 100% số đảo lớn ở Việt Nam đã có sóng di động của Viettel. . Lãnh đạo Viettel khẳng định rằng, với lợi thế của DN thuộc Bộ Quốc phòng, tận dụng lực lượng quân đội, đến cuối năm 2007, 1005 số xã trên cả nước đã có sóng điện thoại di động. 10 [...]... DOANH CỦA VIETTEL ( 2002 – 2008 ) Với chiến lược phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiếu đã thực hiện, trong giai đoạn 2002 – 2008, công ty Viettel đã đạt được nhiểu thành công trong hoạt động kinh doanh của mình, điều này được thể hiện qua các bảng số liệu trên nhiều lĩnh vực sau đây: 14  KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu chiến lược phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu của Tổng... quan niệm rằng điện thoại là nhu cầu của người dùng, họ phải tự tìm đến mình nên chỉ mở ít cửa hàng thôi, còn Viettel cho rằng rồi thị trường sẽ bão hòa, mình phải cần tới họ, nên chúng tôi mở thật nhiều cửa hàng, đại lý Viettel ở khắp nơi thành công của thương hiệu Viettel, còn do hai nguyên nhân bao trùm khác Đó là một chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêutiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách... đã bỏ ra của người Viettel Ước mơ còn có nhiều người ViettelL đang ngày ngày nỗ lực để biến những ước mơ đó trở thành sự thật 2 Trong lĩnh vực điện thoại cố định: Chính thức đưa vào kinh doanh từ tháng 7/2007 nhưng chỉ sau chưa đầy một năm, Viettel đã cung cấp dịch vụ Homephone tới hơn 600 nghìn khách hàng Với dịch vụ Homephone, Viettel đã cho thấy tầm nhìn xa trông rộng thể hiện rõ mục tiêu phổ... Ước mơ bình dân hoá dịch vụ di động đã trở thành hiện thực điều ước tiếp theo của người Viettel là trở thành “bạn của nhà nông” chiếc điện thoại di động trở thành cánh cổng thông tin cho người nông dân Tiếp xúc với Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, người Viettel lại nhận thấy, nhu cầu về thông tin của nhà nông vô cùng phong phú cấp thiết Các kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng, bảo quản,... hướng của chúng tôi là đưa sóng di động đến tận những vùng dân cư có từ 200 hộ dân trở lên."–một vị lãnh đạo của Viettel cũng nhấn mạnh như vậy.Năm 2008 này, Viettel lại có kế hoạch xây dựng gấp đôi số lượng trạm BTS hiện có, lên tới 16.000 trạm.Đó quả thực là một nỗ lực không phải ai muốn cũng làm được nếu không có một tấm lòng một ý chí quyết tâm Với chiến lược “nông thôn bao vây thành thị Viettel. .. công ty Viettel chúng ta có thể hiểu được tình hình hoạt động của Công ty các quyết định của công ty đã giúp cho thương hiệu Viettel lần lượt vượt qua khó khăn để ngày nay trở thành thương hiệu viễn thông số 1 tại Việt nam Bên cạnh đó, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng... tiêu phổ cập hoá các dịch vụ viễn thông tới 100% dân số.Với mục tiêu đạt 15.000 trạm phát sóng vào cuối năm 2008, HomePhone sẽ được cung cấp tại tất cả các xã trên toàn quốc, kể cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo từ ngày 26/8/2008, với mức phí ban đầu là 500.000 đồng, khách hàng hòa mạng HomePhone của Viettel sẽ có một máy điện thoại một sim trả trước Và khách hàng ở các vùng nông thôn... là trăn trở của người Viettel Giá cước đã giảm, nhưng vẫn chưa đủ để người nông dân tiếp cận được với dịch vụ vốn bị coi là khá xa xỉ đối với mức sống của người dân Việt nam.Thu nhập bình quân của người nông dân một tháng chỉ vài chục ngàn đồng .Và muốn dùng được điện thoại di động, mỗi tháng họ phải có ít nhất 60.000 đồng để duy trì số thuê bao Đây quả là một con số nằm ngoài khả năng của họ Thậm chí,... đầu vào, nguồn ra của nông sản …luôn là những thông tin không bao giờ thừa với người nông dân Người Viettel đột nhiên thấy mình đang đứng trước một biển thông tin khổng lồ nhiệm vụ của họ trước hết là làm thế nào để chúng đến với người nông dân một cách nhanh nhất, đơn giản thuận tiện nhất Nghĩ là làm, phương án cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin nhà nông qua tin nhắn SMS đã được hoàn tất được... người Viettel thấy rằng, có thông tin liên lạc, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin thị trường Đã có biết bao nông dân nuôi tôm ngậm ngùi chịu thua thiệt với lái buôn chỉ vì thiếu thông tin về giá cả trên thị trường. Có biết bao người cần mua nông phẩm thì không biết ai bán mà mua, còn người nông dân có hàng lại chẳng biết ai cần mà bán.Biết được những khó khăn ấy của người nông dân, Viettel . hỏi: Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008? I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT Ba giai đoạn của quá. DOANH CỦA VIETTEL ( 2002 – 2008 ) Với chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiếu đã thực hiện, trong giai đoạn 2002 – 2008, công ty Viettel

Ngày đăng: 15/04/2013, 10:52

Hình ảnh liên quan

Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của công ty Viettel :nhu cầu về dịch  vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi p - Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008

h.

ư vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của công ty Viettel :nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi p Xem tại trang 4 của tài liệu.
VI. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA VIETTEL ( 2002 – 2008 ) - Phân tích chiến lược phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của Viettel giai đoạn 2002-2008

2002.

– 2008 ) Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan