Luận văn thạc sĩ Sự khác biệt về chính sách thu hồi đất trong các dự án từ ba nguồn vốn đầu tư Ngân hàng thế giới, nhà nước và tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ

128 423 2
Luận văn thạc sĩ Sự khác biệt về chính sách thu hồi đất trong các dự án từ ba nguồn vốn đầu tư Ngân hàng thế giới, nhà nước và tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ THANH SƠN SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT TRONG CÁC DỰ ÁN TỪ BA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI, NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Ngành: Chính Sách Công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 7 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thanh Sơn ii LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã đem hết lòng nhiệt tình, trách nhiệm hướng dẫn chúng tôi phương pháp học, tích luỹ và tìm kiếm kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Phan Trung Hiền – Phó trưởng Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, Ông Lê Văn Triển – Giám đốc Ban Quản lý dự án nâng cấp đô thị Thành phố Cần Thơ, Ông Nguyễn Đức Trí – Chánh văn phòng Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ đã hướng dẫn, góp ý, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các cô chú và anh chị hiện đang công tác tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, các anh chị lớp MPP5, MPP6, bạn bè đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú và anh chị được dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn! Lê Thanh Sơn iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Các dòng vốn đầu tư của nhà nước, vốn nhà nước vay từ Ngân hàng thế giới và vốn của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Thành Phố Cần Thơ đã góp phần làm cho thành phố thay da đổi thịt hằng ngày. Tuy nhiên, giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất cho người dân để thực hiện dự án có lúc khác nhau, tạo nên sự không công bằng và dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại. Nghiên cứu đã cho thấy có sự không thống nhất trong việc áp giá bồi thường khi nhà nước phân loại dự án đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Vì vậy để đảm bảo cân bằng lợi ích các bên trong trường hợp nhà nước thu hồi đất, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong các trường hợp hết sức cần thiết và chứng minh được mục đích thu hồi là vì lợi ích công cộng. Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo được tất cả các bên có liên quan trong việc thực hiện quy hoạch của nhà nước nói lên tiếng nói và quyền quyết định một cách công bằng đối với quá trình thực hiện dự án, đồng thời cần loại bỏ việc phân biệt phân loại đất để xác định giá đất. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii DANH MỤC CÁC HỘP vii DANH MỤC PHỤ LỤC viii CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Tổng quan các bài nghiên cứu trước 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN THÔNG TIN 5 2.1 Phương pháp sử dụng để phân tích 5 2.2 Phương pháp thu thập thông tin 6 2.3 Các nguồn thông tin không thể thu thập, dẫn đến những thiên lệch của nghiên cứu 6 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN 7 3.1 Mục đích thu hồi và các nguồn vốn đầu tư 7 3.1.1 Thu hồi đất quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng 7 3.1.2 Thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế 7 3.2 Qui trình thu hồi đất 8 3.3 Chính sách về bồi thường cho người bị thu hồi đất 9 3.4 Các khác biệt khi có 03 nguồn vốn đầu tư trên thực tế triển khai 13 3.4.1 Sự khác biệt trên thực tế về phương thức thực hiện dự án 13 3.4.2. Sự khác biệt trên thực tế về người sử dụng đất không chính thức hoặc bất hợp pháp 18 3.4.3 Sự khác biệt trên thực tế về phương thức xác định giá bồi thường 19 3.4.4 Sự khác biệt trên thực tế về tham vấn và công bố thông tin 23 3.4.5 Sự khác biệt trên thực tế về khiếu nại và cơ chế giải quyết khiếu nại 25 3.5 Vấn đề vốn tư nhân nhưng nhà nước thu hồi đất 28 v 3.6 Phân tích nguyên nhân của sự khác biệt 29 3.7 Phân tích hệ quả của sự khác biệt 30 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 32 4.1. Kết luận 32 4.2 Khuyến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 38 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt BTC Bộ Tài chính BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường LĐĐ Luật đất đai MARKDC Công ty Nghiên cứu thị trường và phát triển cộng đồng NCĐT Nâng cấp đô thị NĐ Nghị định OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển PMUCT Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ QĐ Quyết định QĐTHĐ Quyết định thu hồi đất QLDA Quản lý dự án TNMT Tài nguyên môi trường TPCT Thành phố Cần Thơ TT Thông tư TTPTQĐTPCT Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ TUCT Thành uỷ Cần Thơ UBND Ủy ban nhân dân UBND QNK Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều UBND TPCT Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ UBND-QBT Ủy ban nhân dân quận Bình Thuỷ UBND-QCR Ủy ban nhân dân quận Cái Răng VD Ví dụ WB Word Bank Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình thu hồi đất theo NĐ 69/2009/NĐ-CP 8 Hình 3.2: Tóm tắt các khác biệt giữa 03 chính sách theo văn bản qui định 12 Hình 3.3: Nơi ở vào tháng 5/2014 của gia đình Ông Dương Văn Dũng 16 Hình 3.4: Khu tái định cư Thới Nhật của dự án do WB tài trợ 17 Hình 3.5: Mối quan hệ giữa cung và cầu về đất đai trên thị trường 20 Hình 3.6: Lớp tập huấn cho các đối tượng liên quan đến vận hành dự án 24 Hình 3.7: Tài liệu tuyên truyền về chính sách xã hội và giải phóng mặt bằng 24 Hình 3.8: Mức độ hài lòng của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 30 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1: Các nguyên tắc cơ bản trong khung chính sách OP4.12 10 Hộp 3.2: Khung chính sách cơ bản OP4.12 về tái định cư không tự nguyện 17 Hộp 3.3: Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của dự án tái định cư nâng cấp đô thị do Ngân hàng thế giới tài trợ 27 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các trường hợp nhà nước thu hồi và không thu hồi đất 38 Phụ lục 2: Qui định về bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi 39 Phụ lục 3: Phạm vi sử dụng bảng giá đất do UBND thành phố ban hành 40 Phụ lục 4: Những nội dung chính của Quyết định 12/2010/QĐ-UBND 41 Phụ lục 5: Các phương pháp xác định giá đất 42 Phụ lục 6: Thành phần Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án ngân sách nhà nước bồi hoàn. 43 Phụ lục 7: Thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án do WB tài trợ. 47 Phụ lục 8: Biên bản làm việc khi WB đến kiểm tra PMUCT 51 Phụ lục 9: Hộ gia đình ông Đoàn Văn Quá chỉ cần biên lai thuế và phường xác nhận ở từ lâu là được bồi thường về đất 59 Phụ lục 10: Tổng hợp các lợi ích mà người dân bị ảnh hưởng bởi dự án do WB tài trợ. 73 Phụ lục 11: Quyết định bồi thường, thiệt hại đối với dự án không thuộc diện nhà nước thu hồi. 74 Phụ lục 12: Nội dung từ bướm tuyên truyền đến cộng đồng dân cư khi dự án triển khai. 82 Phụ lục 13: Đơn khiếu nại của bà Huỳnh Thị Thảo Trinh 84 Phụ lục 14: Phản hồi của UBND quận Bình Thủy về đơn khiếu nại của bà Huỳnh Thị Thảo Trinh 87 Phụ lục 15: Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND quận Bình Thủy 90 Phụ lục 16: Báo cáo giải quyết khuyết nại của hộ gia đình của WB 93 Phụ lục 17: Công văn của thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận khung chính sách bồi thường, tái định cư của WB 115 Phụ lục 18: Báo cáo giám sát của WB 116 1 CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ (TPCT) đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Để đạt được mục tiêu đó, TPCT rất quan tâm hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sao cho có hiệu quả nhất (Trần Thanh Mẫn, 2014). Để đạt được mục tiêu trên thì cần có một quỹ đất rất lớn để xây dựng hệ thống hạ tầng, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, dân cư, chỉnh trang đô thị… Kết quả của quá trình này là bộ mặt đô thị đã thay đổi hoàn toàn, những công trình, những con đường rộng thêng thang được xây mới, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, cũng có những người phải chịu hi sinh vì sự phát triển chung đó. Theo báo cáo của trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, hằng năm có hàng trăm dự án đầu tư với tổng diện tích thu hồi đến hàng ngàn hecta và hàng chục ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng cần phải di dời, tái định cư và thay đổi nghề nghiệp (TTPTQĐTPCT, 2013). Người được hưởng lợi đồng tình, người bị thiệt hại khiếu nại. Chỉ tính từ tháng 8/2011 đến tháng 8/2012 các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố đã tiếp 1.788 lượt công dân đến khiếu nại mà đa phần trong đó liên quan đến lĩnh vực đất đai (UBND TPCT, 2012). Trước khi Luật đất đai (LĐĐ) năm 1993 ra đời, từ năm 1980 đất đai được tuyên bố thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước toàn quyền quản lý đất đai theo tư duy kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đồng thời, quan điểm lợi ích tập thể, cộng đồng lên trên hết, nhà nước tương đối thuận lợi trong việc “thu hồi đất” và “giao đất” cho các hộ gia đình và cá nhân. Đôi khi nhiều người dân không dám khai phá, tích tụ nhiều đất đai vì sợ qui cho là “tư sản”, “địa chủ”. Hiến pháp (HP) năm 1992 tiếp tục xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Thực thi hiến pháp 1992, LĐĐ 1993 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có năm quyền là: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Điều đó chứng tỏ quyền sử dụng . dự án từ ba nguồn vốn đầu tư của: Ngân hàng thế giới, nhà nước và tư nhân, các dự án đã triển khai và các hộ dân bị thu hồi đất bởi các dự án trên địa bàn TPCT. Phạm vi nghiên cứu: các văn. đầu tư từ các nguồn khác nhau (WB, các dự án từ nguồn vốn Nhà nước và các dự án từ nguồn vốn tư nhân) trên địa bàn TPCT hay không, và nếu có nguyên nhân và hệ quả của sự khác biệt đó là gì?. TỪ BA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI, NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Ngành: Chính Sách Công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Ngày đăng: 08/08/2015, 00:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan