Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

238 475 4
Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Công cuộc đổi mới đất nước mà vấn đề then chốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để xây dựng Nhà nước pháp quyền, cần cải cách nền hành chính quốc gia, song trùng với những cải cách tư pháp để hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp thực sự sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, vì công lý, công bằng xã hội, theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là: Công tác tư pháp phải ngăn ngõa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhòng và các loại tội phạm có tổ chức, bảo vệ trật tự, kỷ cương, đảm bảo và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi Ých hợp pháp của tổ chức và công dân [23]. Đi đôi với những định hướng chiến lược này, việc cải cách tư pháp còn hướng tới giải quyết những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, cụ thể: Kịp thời giải quyết có hiệu quả của các vụ khiếu kiện yêu cầu bồi thường do bị oan, sai trong hoạt động tố tụng, kết hợp với việc xây dựng cơ chế, chính sách để mang lại bước phát triển thực sự đổi mới của hệ thống tư pháp từ Trung ương tới địa phương. Nhưng so với những định hướng trên, hiện nay tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp vẫn chưa có những bước đột phá để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn để gây ra oan, sai cho công dân. Đối với nhiều địa phương, khi có oan, sai xảy ra nhưng cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) lại chưa kịp thời giải quyết việc bồi thường cho người bị thiệt hại, từ đó gây bất bình trong dư luận nhân 1 dân, tạo ra mét trong số tác nhân gây cản trở cho công tác cải cách và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung. Vì vậy, việc khắc phục thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra đang là vấn đề có tính thời sự trong khoa học pháp lý nói riêng và trong định hướng cải cách tư pháp nói chung. Hiện nay, ngoài quy định của Hiến pháp và Bộ luật dân sự (BLDS) 1995, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để từng bước cụ thể hóa việc giải quyết loại trách nhiệm nhà nước (TNNN) bồi thường thiệt hại (BTTH) do hoạt động của cơ quan và người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều sự bất cập cả trong việc lập pháp, lập quy lẫn cơ chế bảo đảm thực hiện loại TNNN này. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tông gây ra", về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn sẽ góp phần giải quyết tốt hơn vấn đề có tính thời sự cấp thiết này. 2. Tình hình nghiên cứu Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra (người có thẩm quyền THTT) là một trong số nội dung quan trọng trong pháp luật dân sự các nước và của Việt Nam. Ở nhiều nước, vấn đề BTTH trong hoạt động tố tụng cũng như thiệt hại do hoạt động tố tụng gây ra đã được các nhà nghiên cứu lý luận và luật pháp đề cập đến, trong đó có những công trình đã được công bố, như: "BTTH do xâm phạm quyền tư pháp", (Nxb Tòa án nhân dân, 1999) và "Thực tiễn bồi thường án sai", (Nxb Tòa án nhân dân, 1999) của hai tác giả Trung quốc Dương Lập Tân và Trương Bộ Hồng; "Thực hiện trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền tố tụng" của Giáo sư tiến sĩ Mapozova (Viện Nhà nước 2 pháp luật Mátxcơva) - Liên bang Nga; "Nguyên tắc bảo hộ người bị hại trong quá trình tố tụng hình sự" của tác giả Crabosky (Australia năm 1989) Ở Việt Nam, "BTTH do người có thẩm quyền cơ quan THTT gây ra" đã được đề cập nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Các bài viết đăng tại các tạp chí chuyên ngành như: "Bàn về trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự" của tác giả Nguyễn Thanh Tịnh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật sè 3 tháng 5 năm 2000, Bộ Tư pháp; "Xác định trách nhiệm đền bù thiệt hại giữa cơ quan và cá nhân gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự", của Tưởng Bằng Lượng, Thẩm phán TAND Tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 tháng 2 năm 1999. Ngoài ra, cũng có một sè công trình nghiên cứu cá nhân và tập thể với quy mô và cấp độ chuyên sâu, bài bản như đề tài khoa học cấp Bé: "BTTH do bị bắt, giữ, xét xử oan, sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới" do tiến sĩ Dương Thanh Mai chủ trì, hoặc luận văn thạc sĩ luật học: "BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra" của tác giả Nguyễn Hữu Ước thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Về tổng thể, ở nước ta, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào về "BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra" được nghiên cứu một cách có hệ thống ở cấp độ luận án tiến sĩ về vấn đề này. 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài * Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định và thực tiễn giải quyết mối quan hệ lợi Ých giữa Nhà nước và công dân qua việc thực hiện TNNN BTTH trong các vụ việc oan, sai mà các cơ quan và người có thẩm quyền THTT gây ra. * Phạm vi nghiên cứu: BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT là đề tài rộng, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp về cả lý luận và thực tiễn. Đề tài nghiên cứu liên quan đến cơ quan THTT là cơ quan nhà nước được giao thực thi quyền tư pháp, tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, 3 xét xử tội phạm và giải quyết các vụ việc tranh chấp xảy ra trong xã hội. Hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ quan THTT là hoạt động liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ đan xen, có sự tham gia của nhiều cơ quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy phạm của cả luật nội dung lẫn hình thức. Đặc biệt, hoạt động này lại phải tuân theo những trình tự, thủ tục tố tụng khác nhau (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động ), vì vậy, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đề tài giới hạn ở những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra cho người bị oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử mà điển hình là bồi thường oan, sai về hình sự. Trên thực tế, dù hoạt động theo trình tự, thủ tục tố tụng nào thì gây oan, sai cho công dân là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, do khi thi hành công vụ, người có thẩm quyền THTT đã có hành vi hoặc quyết định tố tụng trái pháp luật, xâm phạm quyền tư pháp. Việc nghiên cứu sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về BTTH do bị oan, sai mà người có thẩm quyền THTT gây ra với tính chất thực hiện TNNN từ hoạt động của cơ quan THTT. Việc giải quyết BTTH giữa cơ quan THTT và người bị oan, sai được đặt trong mối quan hệ lợi Ých giữa Nhà nước và công dân khi thực thi quyền lực tư pháp. * Mục đích nghiên cứu đề tài: - Làm rõ được đặc điểm, nội dung, bản chất của TNNN trong việc BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. - Phân tích để thấy được thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra phát sinh từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hiện nay. - Căn cứ vào định hướng xây dựng pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra 4 đÓ đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết BTTH đối với các vụ việc có oan, sai do người có thẩm quyền THTT gây ra trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án trước hết được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để làm sáng tỏ từng luận điểm khoa học, luận án còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, thống kê và các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác. 5. Những điểm mới về mặt khoa học của luận án Về nguyên tắc, yêu cầu tuân thủ pháp luật không loại trừ bất cứ ai, kể cả Nhà nước - chủ thể có quyền ban hành pháp luật. Nghiên cứu TNNN trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan THTT, vừa khẳng định quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, vừa phù hợp với cách tiếp cận của khoa học pháp lý hiện đại. Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối toàn diện và có tính hệ thống những vấn đề pháp lý chủ yếu của trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra. Thứ hai, trong luận án đã xây dựng được lý thuyết về trách nhiệm BTTH do người thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra, bằng việc tiếp cận theo ba phương diện: Là một chế định đặc thù của luật dân sự mang tính chất của chế định BTTH ngoài hợp đồng; là loại hình TNNN do thực thi quyền tư 5 pháp của các cơ quan THTT; là nghĩa vụ của Nhà nước BTTH do người có thẩm quyền THTT xâm phạm quyền tư pháp, gây oan, sai dẫn đến thiệt hại về vật chất và tinh thần cho công dân trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Thứ ba, luận án làm rõ được những vấn đề pháp lý cơ bản của trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra như khái niệm, bản chất, cơ sở xác định, nội dung, đặc thù, cách thức thực hiện trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra. Thứ tư, luận án đã làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề điều chỉnh pháp lý việc Nhà nước giải quyết BTTH cho công dân bị oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan THTT. Thứ năm, đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH trong hoạt động chức năng của các cơ quan THTT và các biện pháp khả thi nhằm tăng cường TNNN đối với việc BTTH cho công dân do bị oan, sai, đảm bảo cho pháp luật được công bằng, xây dựng nền tư pháp XHCN của dân, do dân, vì dân. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những kết quả nghiên cứu trong luận án này có thể làm tài liệu có tính chất tham khảo, vận dụng vào hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra. Các quan điểm khoa học trong luận án về giải quyết BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra có thể dùng tham khảo được trong quá trình thi hành và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, luận án cũng có giá trị là tư liệu tốt phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lý luận về TNNN đối với công dân tại các cơ sở đào tạo luật, cũng như đào tạo công chức nhà nước. Luận án góp phần làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận của các cơ quan tư pháp trong việc đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân khi nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân, đồng thời tăng cường trách nhiệm cá nhân của người có 6 thẩm quyền THTT trong khi thi hành công vụ, bảo đảm cho hoạt động tố tụng thể hiện đúng bản chất dân chủ của quyền tư pháp. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 8 mục. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA 1.1. KHÁI NIỆM THIỆT HẠI VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA 1.1.1. Khái niệm thiệt hại * Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu vấn đề thiệt hại Xã hội, như Mác nói là tổng hòa của các mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức, với Nhà nước. Trong những mối quan hệ đó, với tư cách là công dân, con người luôn ý thức về sự tồn tại và giải phóng chính mình. Nhưng cá nhân con người lại không thể tồn tại ngoài các mối quan hệ xã hội, ngoài sự chế ước của pháp luật và Nhà nước. Đặc biệt, con người không thể thực hiện các quyền và tự do của cá nhân mà lại không tôn trọng quyền và tự do của người khác. Giữa các cá nhân, khi tồn tại trong môi trường cộng đồng đã hình thành một quan hệ có tính lôgíc, theo đó quyền của cá nhân này bị chế ước bởi quyền của cá nhân khác cũng như của tổ chức và Nhà nước nhất định. Montesquieu, nhà tư tưởng lỗi lạc của thời kỳ khai sáng đã từng tuyên bố chân lý "tù do có nghĩa là có thể làm tất cả những gì mà không gây hại cho người khác". Sau này, tư tưởng của Montesquieu đã được cụ thể hóa trong Điều 4 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Cộng hòa Pháp: "Tự do bao gồm quyền có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác. Như vậy, việc thực hành các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong việc bảo đảm cho các thành viên của xã hội được hưởng các quyền đó. Các giới hạn này chỉ có thể do luật pháp quy định" [69]. 8 Điều tuyên ngôn nêu trên có ý nghĩa là việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi con người là trên cơ sở tôn trọng và không được vi phạm quyền tự nhiên của người khác, là không được vượt qua khỏi những khuôn khổ quy định và cho phép của pháp luật. Tính hiện thực trong các quyền của cá nhân là ở chỗ, không ai có thể có tự do đích thực trong hành động khi quyền tự do Êy lại không phải là kết quả được rót ra từ trong những mối quan hệ xã hội, từ trong sự tương tác, quy định và làm nên nhau giữa các cá nhân. Để có sự hiện thực đối với quyền của mỗi cá nhân trong một xã hội có tổ chức, thì quyền của từng cá nhân phải luôn gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội của chính người đó. Khuôn khổ tù do và việc hưởng cũng như thực hiện quyền của mỗi cá nhân được giới hạn bởi một hành lang pháp lý để cá nhân vừa có thể thực hiện những hoạt động thỏa mãn nhu cầu của mình, vừa không xâm phạm đến lợi Ých của người khác, lợi Ých của quốc gia Điểm lại sự phát triển của lịch sử quyền con người trong xã hội để thấy rằng, các quyền của mỗi con người là sự kết tinh của các mối quan hệ xã hội giữa người với người. Đối với các mối quan hệ đó, Nhà nước và pháp luật đóng vai trò trung gian trong việc điều chỉnh, để cho tất cả các chủ thể khi tham gia vào quá trình hoạt động vì mục đích cá nhân có tự do, đồng thời hạn chế các hành vi tiếm quyền hay lạm dụng, vi phạm quyền; từ đó bảo đảm "sự phát triển tù do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tÊt cả mọi người" [42, tr. 628]. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận và phương diện pháp lý, vì đi đôi với việc thực hiện các quyền của từng cá nhân luôn tiềm Èn nguy cơ gây ảnh hưởng, tổn thất, nhất là gây thiệt hại cho người khác. Những điều này cho thấy một thực tế, nếu việc hưởng và thực hiện quyền tù do của cá nhân con người là nhu cầu khách quan thì sự tồn tại của khả năng xâm phạm quyền và gây thiệt hại cho người khác cũng luôn là khả 9 năng có tính khách quan. Vì thế, vấn đề thiệt hại và BTTH tất yếu được đặt ra trong khoa học pháp lý cũng như trong hệ thống pháp luật ở từng quốc gia. Trong nhận thức khoa học cần có sự đánh giá một cách tổng thể về thiệt hại ở các góc độ chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý, chứ không đơn thuần chỉ nhìn nhận thiệt hại theo nghĩa là một trong số căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự (TNDS) về bồi thường. Làm rõ về mặt lý luận cũng như về nội dung pháp lý của thiệt hại và BTTH sẽ là cơ sở làm sáng tỏ yêu cầu của việc đảm bảo quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, góp phần ngăn ngõa, loại bỏ, khắc phục thiệt hại cho con người từ những hoạt động của các cá nhân, tổ chức hoặc từ chính hoạt động của Nhà nước. Nhìn từ góc độ chính trị, thiệt hại thường là mặt trái của nhu cầu lợi Ých xã hội. Ảnh hưởng bởi thiệt hại có thể rất nặng nề, vì nó không chỉ là sự mất mát, thiếu hụt về vật chất, không chỉ động chạm đến quyền của cá nhân hay tổ chức mà trong nhiều trường hợp, nó còn ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, đặc biệt khi chủ thể gây thiệt hại lại là các cơ quan công quyền. Sức mạnh của một Nhà nước được khẳng định trước hết bằng việc bảo đảm và chăm lo đến lợi Ých của công dân và của toàn xã hội. Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi bản thân người có nghĩa vụ phải chăm lo quyền lợi cho người dân sống trong xã hội lại có hành động gây thiệt hại cho chính những người cần được bảo vệ đó. Vì vậy, nếu chỉ xét vấn đề thiệt hại qua lăng kính của mối quan hệ pháp luật dân sự thì yêu cầu một sự phát triển tiến bộ của xã hội dân chủ, văn minh đặt ra cho Nhà nước sẽ không được đề cao, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân không được bảo đảm thực hiện. Nghiên cứu khía cạnh chính trị của vấn đề thiệt hại là trên cơ sở coi "chính trị là biểu hiện của những lợi Ých căn bản giữa các giai cấp và của quan hệ lẫn nhau giữa các giai cấp đó" [34, tr. 62] và muốn nhận thức rõ vai trò tích cực của chính trị thì phải thấy rằng "nếu 10 [...]... BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra là bồi thường của Nhà nước cho công dân bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng Việc bồi thường này không đơn thuần chỉ là bù đắp, đền bù tổn thất vật chất hoặc tinh thần, mà một yêu cầu quan trọng khác đặt ra trong các vụ xét giải quyết BTTH do người có thÈm quyền của cơ quan THTT gây ra là Nhà nước (cụ thể là cơ 25 quan THTT có hành vi gây thiệt hại) ... dân Có thể nói, đặc điểm về sự khẳng định tính pháp chế, tính dân chủ trong giải quyết BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra sẽ là một trong những điểm quan trọng để lý giải đặc thù của loại trách nhiệm này so với các trách nhiệm BTTH dân sự khác, như BTTH do người của pháp nhân gây ra hoặc do cá nhân gây ra 1.2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY... tính chất của quan hệ pháp luật dân sự Một chủ thể khi có hành vi xâm phạm đến tài sản hay tính mạng, sức khỏe, danh dù, uy tín, của cá nhân, tổ chức đều phải bồi thường, dù người gây thiệt hại là cá nhân, tổ chức hoặc là người có thẩm quyền của các cơ quan nhà nước * Khái niệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT (người có thẩm quyền THTT) gây ra Nghĩa vô BTTH từ hành vi xâm phạm quyền, lợi... xảy ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dù, uy tín, nhân phẩm Với những thiệt hại này, vấn đề bồi thường thiệt hại là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng của pháp luật dân sự 1.1.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra * Khái niệm BTTH Trong Đại từ điển tiếng Việt, bồi thường là "đền bù những tổn thất đã gây ra" [82, tr... điều tra hình sự (1989), cơ quan điều tra gồm: Cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân; cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân; cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của VKSND Các cơ quan điều tra có nhiệm vụ phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự Hoạt động của cơ quan điều tra nhằm... án, hiện có hai quan điểm khác nhau về vị trí của cơ quan này có nằm trong hệ thống cơ quan THTT hay không? Quan điểm thứ nhất cho rằng, cơ quan thi hành án, ví dụ như cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan THTT, bởi vì đó là cơ quan tổ chức việc thi hành án dân sự, thực hiện nhiệm vụ của tố tụng dân sự Quan điểm thứ hai không cho cơ quan thi hành án là cơ quan THTT vì đây là cơ quan hành chính, được... hợp đồng, bởi quan hệ giải quyết bồi thường tuy là quan hệ có tính chất dân sự nhưng phát sinh giữa chủ thể đặc biệt của luật dân sự là Nhà nước với công dân trong hoạt động tư pháp Do đó, khác với BTTH dân sự thông thường, "BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra là trách nhiệm của Nhà nước phải khắc phục hậu quả mà người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra do xâm phạm quyền tư pháp... RA 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm địa vị pháp lý của cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng 27 * Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của cơ quan THTT Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước là hệ thống tổ chức các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đó trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành. .. động tố tụng vừa chịu sự tác động của quan hệ pháp luật hành chính, vừa chịu sự tác động của quan hệ pháp luật tố tụng Khi tiến hành hoạt động tố tụng nhân danh quyền lực tư pháp thì về nguyên tắc, hoạt động 35 đó của người có thẩm quyền THTT phải độc lập với quyền lực hành chính của cơ quan nhà nước để người có thẩm quyền THTT có đủ điều kiện thực thi quyền lực tố tụng một cách công khai, đúng pháp... tố tụng phức tạp; một thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều người, nhiều cơ quan THTT khác nhau gây ra Thậm chí thiệt hại có thể cùng do một loại cơ quan, nhưng theo thủ tục tố tụng khác nhau thì diễn biến của thiệt hại trên thực tế lại khác nhau Vì vậy, việc 26 đánh giá mức độ thiệt hại, xác định phạm vi trách nhiệm và nội dung các thiệt hại được bồi thường đặt trong điều kiện hoạt động của cơ . VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA 1.1. KHÁI NIỆM THIỆT HẠI VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA 1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra * Khái niệm BTTH Trong Đại từ điển tiếng Việt, bồi thường là "đền bù những tổn thất đã gây ra& quot;. góp phần giải quyết tốt hơn vấn đề có tính thời sự cấp thiết này. 2. Tình hình nghiên cứu Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra (người có thẩm quyền THTT) là một

Ngày đăng: 03/08/2015, 11:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm

  • Chương I - Các quy định chung

  • Chương II - Bồi thường hành chính

  • Tiết 1: Phạm vi bồi thường

    • Tiết 3 - Trình tự bồi thường

    • Tiết 3 - Trình tự bồi thường

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan