câu hỏi ôn tập vật lý lớp 9

34 1K 0
câu hỏi ôn tập vật lý lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LÝ 9 1.Điều kiện xuất hiện dòng điên cảm ứng :Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó tăng hoặc giảm. 2.Dòng điện xoay chiều :Dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng c có chiều luân phiên thay đổi. -Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín hoặc cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm. 3. Máy phát điện xoay chiều: Máy phát điện xoay chiều dùng để tạo ra dòng điện xoay chiều a.Cấu tạo:Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là roto. b. Nguyên tắc hoạy động:Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.Khi cho nam châm (hoặc cuộn dây )quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng giảm.Do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. 4.Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ, ngoài ra con có tác dụng sinh lí. -Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều. 5.Máy biến thế:Máy biến thế dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều a.cấu tạo:Bộ phận chính của may biến thế gồm có: - Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau , đặt cách điện với nhau. - Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây. b.nguyên tắc hoạt động:Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều. c.Công thức: Trong đó U 1 , n 1 : hiệu điện thế(V) và số vòng dây của cuộn sơ cấp (vòng) U 2 , n 2 : hiệu điện thế và số vòng dây của cuộn thứ cấp ( vòng ) n 1 U 1 n 2 U 2 = -Khi n 1 > n 2 ( hay U 1 > U 2 ) : Máy hạ thế -Khi n 1 < n 2 ( hay U 1 < U 2 ) : Máy tăng thế. 5.Truyền tải điện năng đi xa: - Hao phí điện năng trên đường dây tải điện là do khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn, sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây R P 2 22 Trong đó: P :là công suất tải đi(không đổi) (W) R: Điện trở của dây () U:Hiệu điện thế truyền đi giữa hai đầu dây(V) P hp :công suất tỏ nhiệt (W) - Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. U 2 P hp = -Cách làm giảm hao phí điện năng do tỏa nhiêt: +Giảm điện trở dây tải điện, muốn vậy phải dùng dây có tiết diện lớn , khi đó cồng kềnh và tốn nhiều vật liệu. +Cách tốt nhât để giảm điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây bằng máy biến thế. -Cách đặt máy biến thế khi truyền tải điện năng đi xa:Ở đầu đường dây tải điện phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, Ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế. 7.Hiện tượng khúc xạ ánh ánh sáng: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt kia bị gãy khúc tại mặt phân cách giũa hai môi trường. N không khí r nước K Nước -Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới -Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới I 8.Thấu kính:Làm bằng vật liệu trong suốt ( thủy tinh hay nhựa)được giới hạn bởi hai mặt cầu(một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). 9.Thấu kính hội tụ: a/Đặc điểm: -Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. -Một chùm tia tới song song tới thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm. b/Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ: -Vật đặt ngoài tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. -Vật đặt trong tiêu cự cho ảnh ảo,lớn hơn vật,cùng chiều với vật -Khi vật ở rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. c.Đường truyền ba tia sáng đặt biệt qua TKHT: + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng + Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm (F’ sau TK) + Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính 10.Thấu kính phân kỳ: a.Đặc điểm: -Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. -Một chùm tia tới song song tới thấu kính phân kỳ cho chùm tia ló phân kỳ. b. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ: -Vật đặt ở mọi vị trí luôn cho ảnh ảo,nhỏ hơn vật,cùng chiều với vật. -Khi vật ở rất xa thấu kính thì cho ảnh ảo có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. c.Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK là : + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng . + Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm (F’ sau TK) 11.Máy ảnh: a/Cấu tạo: -Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh mà ta muốn chụp trên phim. -Máy ảnh có hai bộ phận chính là vật kính và phim(tấm cảm biến). -Vật kính là thấu kính hội tụ tạo ra hình ảnh của vật cần chụp trên phim(tấm cảm biến). b/Ảnh của một vật trên phim: -Ảnh của một vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều,nhỏ hơn vật. -Để thu ảnh rõ nét cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. 12.Mắt và các tật của mắt - Mắt có 2 bộ phận chính là Thể thủy tinh và màng lưới (hay còn gọi là võng mạc) - Khi nhìn các vật ở các vị trí khác nhau mắt phải điều tiết -Sự điều tiết của mắt :là do sự co dãn của thể thủy tinh, phòng lên học dẹt xuống sao cho ảnh hiện lên trên võng mạc rõ nét. - Điểm cực viễn(C v ):là điểm xa mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ được vật khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn . -Điểm cực cận(C c ):Là điểm gần mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ được vật khi mắt điều tiết mạnh nhất gọi là điểm cực cận. - Để mắt có thể nhìn rõ được vật thì vật phải đặt trong khoảng từ điểm cực cận(C c ) đến điểm cực viễn(C v ) của mắt. - Mắt cận : Là mắt chỉ nhìn thấy rõ những vật ở gần mà không nhìn thấy rõ được những vật ở xa . Cách khắc phục tật cận thị: là đeo kính cận là 1 thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt - Mắt lão : Là mắt chỉ nhìn thấy rõ được những vật ở xa mà không nhìn thấy rõ những vật ở gần. Cách khắc phục tật mắt lão: là đeo kính lão là 1 thấu kính hội tụ . 13.Kính lúp: là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ. - Kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát vật thấy ảnh càng lớn - Quan hệ độ bội giác (G) và tiêu cự (f) (đo bằng cm) là : G = -Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp:Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp để cho một ảnh ảo lớn hơn vật.Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. 14.Ánh sáng trắng và ánh sáng màu và tác dụng của ánh sáng : - Các nguồn ánh sáng trắng : Mặt trời,ánh sáng từ đèn pin,ánh sáng từ bóng đèn dây tóc - Các nguồn phát ra ánh sáng màu:đèn led, bút laze,các đèn ống dùng trong quãng cáo 15.Tạo ra ánh sáng màu qua tấm lọc màu: -Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào ta sẽ được ánh sáng có màu đó của tấm lọc. VD: Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta sẽ được ánh sáng có màu đỏ -Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó. VD:Chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu xanh ta sẽ được ánh sáng màu xanh. -Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu ta sẽ thu được ánh sáng màu tối. VD: Chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ ta sẽ thu được ánh sáng màu tối. => Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng màu đó( cho màu đó đi qua), nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác(ít cho màu khác đi qua). 16.Sự phân tích ánh sáng trắng: - Trong ánh sáng trắng có chứa các chùm ánh sáng màu khác nhau(đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) . -Có thể phân tích ánh sáng trắng bằng nhiều cách như : Dùng đĩa CD,lăng kính… Chiếu nhiều chùm sáng màu thích hợp vào cùng 1 chỗ có thể tạo ra ánh sáng trắng 17.Sự trộn các ánh sáng màu: -Trộn ánh sáng màu đỏ, màu lục, màu lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu trắng. -Trộn ánh sáng màu đỏ cánh sen, vàng, màu lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu trắng. -Trộn các ánh sáng từ màu đỏ đến tím với nhau(7 màu) ta được ánh sáng màu trắng. 18Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật: - Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác. VD: chiếu ánh sáng đỏ tới tấm vải màu đỏ ta thấy tấm vải màu đỏ.Nhưng chiếu ánh sáng màu xanh đến tấm vải màu đỏ ta không thấy tấm vải màu đỏ mà thấy tấm vải màu đen. -Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sang màu. VD: chiếu ánh sáng đỏ tới tấm vải màu trắng ta thấy tấm vải màu đỏ, chiếu ánh sáng vàng tới tấm vải màu trắng ta thấy tấm vải màu vàng. -Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào . VD: chiếu ánh sáng đỏ tới tấm vải màu đen ta thấy tấm vải màu đen, chiếu ánh sáng vàng tới tấm vải màu đen ta thấy tấm vải màu đen. 19.Các tác dụng của ánh sáng : + Tác dụng nhiệt của ánh sáng :Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên : VD : Ánh sáng mặt trời chiếu vào ruộng muối làm nước biển nóng lên và bay hơi để lại muối kết tinh . Các vật màu tối hấp thu năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng . + Tác dụng sinh học : Ánh sáng có thể gây ra 1 số biến đổi nhất định ở các sinh vật .Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng .VD : Cây cối cần ánh sáng mặt trời thì mới quang hợp được . + Tác dụng quang điện : Pin mặt trời(pin quang điện) có thể biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện . B.MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT: 1.Nếu có hai loại thấu kính hội tụ, phân kì trong tay em hãy nêu cách nhận biết hai loại thấu kính đó? TL:Sờ vào hai thấu kính:thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa là thấu kính hội tụ, thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa là thấu kính phân kì. 2.Trong một máy biến thế nếu cuộn sơ cấp được nối với nguồn điện không đổi thì có xuất hiện một hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp không ? Vì sao? TL: không.vì dòng điện không đổi không gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ. 3.Một bóng đèn có ghi (6V-3W)lần lượt mắc vào mạch điện một chiều rồi mắc vào mạch xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V.Độ sáng đèn ở hai trường hợp như thế nào ? Giải thích. TL:Cả hai trường hợp đèn sáng bình thường như nhau vì đèn cùng được mắc vào hiệu điện thế 6V. 4.So sánh ảnh ảo của TKHT và TKPK ? TL:+Giống nhau:cả hai thấu kính đều tạo ra ảnh cùng chiều với vật +Khác nhau: Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật và luôn nằm trong tiêu cự. 5. Khi ánh sáng chiếu vào lá cây gây ra tác dụng gì?trong đó tác dụng nào đóng vai trò quang trọng hơn? TL:Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh lí. Trong đó tác dụng sinh lí quang trong hơn vì giúp cây phát triển tốt. 6.Theo em làm thế nào để hạn chế được mắt mình không bị tật cận thị? TL: +Không ngồi đọc sách báo,học,làm việc nơi thiếu ánh sáng +Ngồi học không nằm trên bàn hoặc đọc sách quá gần mắt. +Xem ti vi phải cách mắt 4 m trở lên +Không làm việc với máy vi tính trong thời gian lâu. 7.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mắt và máy ảnh. -Giống nhau: +Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh,đều là thấu kính hội tụ. +Màng lưới đóng vai trò như phim ở máy ảnh. +Ảnh trên võng mạc và phim đều là ảnh thật,ngược chiều,nhỏ hơn vật. -Khác nhau: Mắt điều tiết là thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh hiện rõ trên võng mạc, còn máy ảnh điều tiết là thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. 8.Tại sao về mùa hè ta nên bận quần áo màu nhạt,còn vê mùa đông nên mặt quần áo màu sẫm? TL: vì vật màu sẫm hấp thụ ánh sáng mặt trời tố hơn các vật màu sáng, nên về mùa đông thời tiết lạnh mặc quần áo sẫm làm cho cơ thể ấm hơn, còn mùa hè thời tiết nóng , mặc quần áo sáng giúp ta cảm giác mát hơn. 9.Ánh sáng mặt trời giữa trưa chiếu vào một pin mặt Trời sẽ gây ra tác dụng gì ? Nêu biểu hiện của những tác dụng đó. TL:Tác dụng nhiệt và tác dụng quang điên. Biểu hiện +Tác dụng nhiệt làm cho pin nóng lên. +Tác dụng quang điện là cho pin có khả năng phát điện 10.Cho ánh sáng mặt trời chiếu vào tờ giấy màu trắng trên tờ giấy trắng có ghi chữ QUANG bằng mực màu đỏ,và chữ học bằng mực màu lục.Nhìn hai chữ này qua tấm lọc màu lục? Thấy được chữ nào có màu gì? Vì sao? TL:Chữ QUANG màu đỏ nhìn qua tấm lọc màu lục sẽ thấy chữ QUANG màu đen , Tờ giấy trắng nhìn qua tấm lọc màu lục sẽ thấy tờ giấy màu lục,chữ HỌC màu lục nhìn qua tấm lọc màu lục sẽ thấy chữ HỌC màu lục trùng với nền lục của tờ giấy nên chữ HỌC biến mất chỉ còn thấy chữ QUANG màu đen. 11.Một người khi không đeo kính có thể nhìn vật rõ xa nhất cách mắt mình 150cm và nhìn vật gần nhất cách mắt 30 cm. • Người này bị tật khúc xạ gì? Đeo kính gì có tiêu cự thích hợp là bao nhiêu? TL:người này bị tật cận thị.Đeo kính có tiêu cự 150 cm. b.Điểm khoảng cực cận và khoảng cực viễn là bao nhiêu? TL:khoảng cực cận là 30 cm.Khoảng cực viễn là 150 cm. c.Nếu có một vật cách mắt người đó 30cm thì khi người này đeo kính có nhìn thấy rõ vật đó không? Tại sao? TL: Người này không nhìn rõ được vật vìkhi đeo kính ảnh của vật nằm gần hơn điểm C c so với mắt. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 : Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây là đúng : A. r > i. B. r < i. C. r = i. D. r = 2i. Câu 2: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và lớn hơn vật . Kết luận nào sau đây là đúng : A. OA < f. B. 2f > OA > f. C. OA = 2f. D. OA >2f. Câu 3: Đặt một vật trước một thấu kính phân kỳ ta sẽ thu được: • Một ảnh ảo , lớn hơn vật. B. Một ảnh thật, nhỏ hơn vật. • Một ảnh ảo , nhỏ hơn vật. D. Một ảnh ảo, bằng vật. Câu 4: Ảnh của một vật hiện rõ trên phim trong máy ảnh là : • Ảnh ảo, cùng chiều với vật. B. Ảnh ảo , ngược chiều với vật. C. Ảnh thật, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều và bé hơn vật. Câu 5: Người bị cận thị khi chưa đeo kính không có khả năng nhìn rõ những vật ở xa vì : • Vật nằm xa hơn so với Cv của mắt. B. Vật nằm gần hơn so với Cv của mắt. C. Vật nằm xa hơn Cc của mắt. D. Vật nằm gần hơn Cc của mắt. Câu 6: Người già khi đeo kính hội tụ thích hợp sẽ có khả năng nhìn rõ những vật ở gần vì : • Ảnh của vật nằm gần hơn Cc của mắt. B. Ảnh ảo của vật nằm xa hơn Cc của mắt. C. Ảnh thật của vật nằm gần hơn Cv của mắt. D. Ảnh thật của vật nằm gần hơn Cc của mắt. Câu 7: Khi một người nhìn một vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp, qua kính lúp sẽ thấy : • Một ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. Một ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. C. Một ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. D. Một ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. Câu 8: Kính lúp là một thấu kính : • Hội tụ có tiêu cự rất dài. B. Phân kỳ có tiêu cự rất ngắn. C. Phân kỳ có tiêu cự rất dài. D. Hội tụ có tiêu cự rất ngắn. Câu 9 : Có thể kết luận như câu nào dưới đây ? • Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. • Người bị cận thị nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. • Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. • Người bị cận thị nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. Câu 10: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều: A. Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. C. Dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện. D. Dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện. Câu 11: Máy biến thế là một dụng cụ dùng để: A. Giữ cho hiệu điện thế luôn ổn định. B. Giữ cho cường độ dòng điện luôn ổn định. C. Tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều. D. Tăng hoặc giảm cường độ dòng điện 1 chiều Câu 12: Có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách: A. Trộn các ánh sáng đỏ, xanh, lam với nhau. B. Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam một cách thích hợp với nhau. C. Trộn các ánh sáng xanh, đỏ, vàng với nhau. D.Trộn ánh sáng màu đỏ với màu lục. Câu13: Phát biểu nào sau đây là không chính xác: • Máy phát điện xoay chiều là máy biến cơ năng thành điện năng. • Máy phát điện là một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng cảm ứng điện từ. • Stato của máy phát điện có công suất lớn là nam châm vĩnh cửu. • Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có tác dụng nhiệt. Câu14: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V-15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức : • Bình acquy có điện thế 12V. B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V. • Hiệu điện thế một chiều 9V. D. Cả A,B đều đúng. Câu15: Trên cùng một đường dây tải, tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện giảm đi một nửa và hiệu điện thế ở hai đầu khi chuyển tải tăng gấp đôi, thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ : A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Giảm 8 lần. D. Giữ nguyên không đổi. Câu16: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng : • Tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác. • Tia sáng bị gẫy khúc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. • Aùnh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước. • Aùnh sáng truyền từ môi trường không khí vào lớp thuỷ tinh trong suốt. Câu17: Trước một thấu kính hội tụ, ta đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính và AB nằm trong tiêu cự. Hãy chọn cách dựng ảnh đúng. A. Cho ảnh thật A’B’ và A’B’ > AB. B. Cho ảnh ảo A’B’ và A’B’ > AB. C. Cho ảnh ảo A’B’ và A’B’ < AB. D. Cho ảnh thật A’B’ và A’B’ < AB. Câu18: Khi dùng máy ảnh chuyên nghiệp có trạng thái hiệu chỉnh bằng tay, muốn ảnh rõ nét người ta thường điều chỉnh bằng ống kính máy ảnh. Mục đích của việc này là: • Chủ yếu thay đổi khoảng cách từ ống kính (vật kính) đến phim. • Thay đổi tiêu cự của vật kính. • Để ánh sáng chiếu vào buồng tối nhiều hơn. • Cả A, B đều đúng. Câu19: Một người mắt bình thường khi nhìn một vật ở xa mà mắt không điều tiết thì ảnh của vật ở đâu? A. Trước màng lưới. B. Sau màng lưới. C. Trên màng lưới. D. Trên thuỷ tinh thể. Câu20: Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào? A. Trước màng lưới. B. Tại màng lưới. C. Sau màng lưới. D. Ở trên thuỷ tinh thể. Câu21: Điểm cực viễn của mắt cận thi : A. ở xa vô cùng B. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường. C. gần hơn điểm cực viễn của mắt thường. C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt lão. Câu22: Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây ? • Một ngôi sao. B. Một siêu vi trùng). C. một con rệp cây D. Một bức tranh phong cảnh Câu23: thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ? A. TKPK có tiêu cự 10cm. B. TKPK có tiêu cự 5cm. C. TKHT có tiêu cự 10cm. D. TKHT có tiêu cự 50cm. Câu24: nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng trắng ? A. hồ quang điện. B. Đèn xe gắn máy. C. Mặt trời D. câu A, B, C đều đúng. Câu25: Các chất khi nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra ánh sáng trắng là chất gì ? A. Lỏng. B. Khí(áp suất cao) C. Rắn. D. câu A, B, C đều đúng. Câu26: Công dụng giống nhau của lăng kính và mặt ghi của đĩa CD là gì ? A. Phản xạ ánh sáng. B. Khúc xạ ánh sáng. C. Phân tích ánh sáng. D. Tổng hợp ánh sáng. Câu27: Những màu nào dưới đây là màu cơ bản ? A. Vàng, xanh lơ, nâu. B. Vàng, tím, lục. C. Tím, lam, hồng. D. Đỏ, lục, lam. Câu28: Vật có màu nào dưới đây thì không có khả năng tán xạ ánh sáng ? A. đen B. đỏ. C. Xanh. D. Trắng. Câu29: Hiện tượng nước biển, sông, hồ bay hơi là do tác dụng gì của ánh sáng ? A. Tác dụng sinh học.B.Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang điện. D. Tác dụng hóa học. 2. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là ……………………………………………………………………………………… …………………………………. Câu2: Thấu kính hội tụ có bề dày: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………… II. PHẦN TỰ LUẬN : Câu 1: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ . Vật đặt cách kính 8cm. a. Dựng ảnh của vật qua kính lúp . b. Nêu tính chất ảnh của vật qua kính . c. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần . Câu 2: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Em hãy nêu mối quan hệ giữa gĩc tới và góc khúc xạ? Câu 3: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh? Câu 4.: Kính lão là thấu kính gì? Tác dụng của kính lão? Câu 5: Một vật sáng AB có dạng 1 mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính. b. Đó là ảnh thật hay ảo? c. Cách thấu kính bao nhiêu cm? Câu 6: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng dây, cuộn thứ cấp có 180 vòng dây. Khi mắc vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế bằng bao nhiêu ? Câu 7: Hãy cho biết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau. Từ đó nêu cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì. Câu 8: Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 20cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 10cm. A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB, dựa vào hình vẽ nhận xét độ lớn của ảnh so với vật trong hai trường hợp : • Thấu kính hội tụ. • Thấu kính phân kì. • Xác định độ cao của ảnh, cho AB = 3cm. Câu 9: Một người được chụp ảnh, đứng cách máy ảnh 3m. Người ấy cao 1,6m. Phim cách vật kính 6cm. Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu cm ? Tính tiêu cự của vật kính. Câu 10: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài hay ngắn nhất ? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ như thế nào ? Câu 11: Một người cận thị phải đeo sát mắt kính có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ? Câu 12: Dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh cao 10mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu cm ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu cm ? Câu13: Em có một tấm lọc A màu đỏ và một tấm lọc B màu lục. • Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm đó thì em sẽ thấy màu gì ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng. • Đặt tấm lọc A trước tấm lọc B hoặc ngượclại thì màu của tờ giấy trong hai trương hợp có như nhau không ? Nêu dự đoán và làm thí nghiêm kiểm tra. Câu 14: a. Nhìn vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng dưới ánh sáng mặt trời … ta có thể thấy những màu gì? b. Ánh sáng chiếu vào các váng hay bóng bóng đó là ánh sán trắng hay ánh sáng màu ? c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng hay không ? tại sao ? Câu 15: Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh? Câu 16: Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như màu nhũ hoa, màu trắng, màu vàng… ĐỀ 1 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm ) Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau đây: Câu 1: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có đường kính tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ: A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần. Câu 2: Một bóng đèn 24V – 60W được dùng với mạng điện 120V. Cần chọn máy biến thế nào sau đây cho phù hợp? A. Cuộn sơ cấp 20 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng. B. Cuộn sơ cấp 50 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng C. Cuộn sơ cấp 100 vòng, cuộn thứ cấp 20 vòng. D. Cuộn sơ cấp 100 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng Câu 3: Để giảm hao phí trong quá trình truyền điện năng cần: A. tăng hiệu điện thế nơi tuyền. B. tăng hiệu điện thế nơi nhận. C. giảm hiệu điện thế nơi nhận. D. giảm hiệu điện thế nơi tuyền. Câu 4: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. Đặt thấu kính cách tờ báo 2,5cm. Mắt đặt sau thấu kính sẽ thấy các dòng chữ: A. cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. ngược chiều, nhỏ hơn vật. C. cùng chiều, lớn hơn vật. D. ngược chiều, lớn hơn vật. Câu 5: Trong 4 nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng? A. Bóng đèn pin đang sáng. B. Một ngôi sao. C. Một đèn LED. D. Bóng đèn ống thông dụng. Câu 6: Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d = 2f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là: A. ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật. B. ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. ảnh thật cùng chiều với vật và bằng vật. D. ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật. Câu 7: Hiện tượng quang hợp của cây cối thể hiện tác dụng : A. nhiệt của ánh sáng mặt trời. B. tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời. C. tác dụng từ của ánh sáng mặt trời. D. tác dụng điện của ánh sáng mặt trời. Câu 8: Độ bội giác của một kính lúp là 5x. Tiêu cự của kính lúp có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. f = 0,5dm. B. f = 2,5dm. C. f = 0,5cm. D. 2,5cm. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Trả lời và giải bài tập sau: Câu 9: Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì. Hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau. Câu 10: Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, một vật sáng AB đặt trước thấu kính một khoảng OA bằng 90cm, qua thấu kính cho ảnh ảo A’B’ cách thấu kính một khoảng 40cm. a/ Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên, dựa vào hình vẽ hãy lập luận để chứng tỏ rằng ảnh này luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. b/ Hãy tìm tiêu cự thấu kính. HẾT ĐÁP ÁN TỰ LUẬN + Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì: - Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. + Ảnh ảo của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ: - Giống nhau: Cùng chiều với vật. - Khác nhau. • Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật. Đối với thấu kính phân kỳ thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật. a/ Ảnh A’B’ của vật sáng AB. + Khi dịch vật AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí, tia BI là không đổi, cho tia ló IK cũng không đổi, do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI. Chính vì vậy A’B’ luôn ở trong khoảng tiêu cự. b/ Tiêu cự thấu kính. OA’B’ ~ OAB nên: FA’B’ ~ FOI nên: Từ (1) và (2) OF = 72 (cm ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để biến đổi: • Điện năng thành cơ năng. • Nhiệt năng thành điện năng. • Cơ năng thành điện năng. • Quang năng thành điện năng. Câu 2. Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ: • Giảm đi một nửa. • Giảm đi bốn lần. • Tăng lên gấp đôi. Câu 3. Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của máy biến [...]... ln C Gim 9 ln D Tng 9 ln Cõu 7 Thu kớnh phõn k l loi thu kớnh: A Cú phn rỡa dy hn phn gia C Cú phn rỡa mng hn phn gia B Cú phn gia v phn rỡa dy nh nhau D Cú phn gia v rỡa mng nh nhau Cõu 8 Mt thu kớnh hi t cú tiờu c 12cm, t vt sỏng AB vuụng gúc vi trc chớnh ca thu kớnh cỏch thu kớnh d(cm) Trong cỏc trng hp sau õy, trng hp no cho nh nh hn vt? A d = 6cm B d = 12cm C d = 24cm D d = 36cm Cõu 9 Tac dung... xỏc nh quang tõm O v hai tiờu im F, F ca thu kớnh c) Tớnh khong cỏch OA, OA/ v OF ca thu kớnh Cho AB = 5cm; AB = 10cm; AA = 90 cm HNG DN CHM THI HC Kè II MễN VT Lí 9 NM HC 2013-2014 A- TRC NGHIM I/ Phn la chn: Mi la chn ỳng 0,25 x 10cõu = 2,5 CU /A 1 C 2 A 3 D 4 C 5 B 6 A 7 A 8 D 9 A 10 B II / in khuyt :Mi t (cm t) in ỳng 0,25 x 10 = 2,5 CU 1 2 3 4 5 Cõu T (CM T) CN IN Chuyn húa; truyn Hi t; tiờu c... sỏng mu ca cỏc vt ? STT 2 HNG DN CHM BI KIM TRA CHT LNG HK II Nm hc: 2013- 2014 Mụn: Vt lý 9 P N 1 Phn I Trc nghim khỏch quan (4 im): mi cõu ỳng 0,4 1 2 3 4 1 D B C 2 B D C Phn II T lun (6 im) Cõu 1:(3) Tom tt a) b)AOB AOB => (1) IOF ABF => (2) OI=AB(ABIO la hinh ch nhõt) T (1),(2) => ==> => ==> =>OA =6,18cm =>AB=3,09cm IM 0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5đ Cõu 2:(3) 1 a) - Mt cn ch nhỡn rừ nhng vt gn, nhng... trờn phim (Khụng cn ỳng theo t l) (1,0im) b/ Tớnh khong cỏch t phim n vt kớnh v cao ca nh (1,5im) ỏp ỏn v hng dn chm thi HK II (2013 2014) Mụn: Lý; Lp: 9 I TRC NGHIM: (3) Cõu ỏp ỏn im 1 B 0,25 2 B 0,25 3 B 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 D 0,25 9 A 0,25 10 D 0,25 11 C 0,25 12 B 0,25 II T LUN: (7) Cõu 13 14 15 16 ỏp ỏn - Mựa hố ta nờn mc ỏo mu sỏng, cũn mựa ụng ta nờn mc ỏo mu ti -Ti vỡ:... dng hỡnh mi tờn c t vuụng gúc vi trc chớnh ca kớnh nh quan sỏt c ln gp 3 ln vt v bng 9cm Bit khong cỏch t kớnh n vt l 8cm a Tớnh chiu cao ca vt b Tớnh khong cỏch t nh n kớnh c Tớnh tiờu c ca kớnh - HT P N + BIU IM Cõu Chn Cõu 14a 14b 15a 15b I TRC NGHIM: (3 im) Hc sinh chn ỳng mi cõu 0,25 im 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B D C B C B A B 10 C II T LUN: (7 im) Ni dung Hin tng phn x ỏnh sỏng Hin tng khỳc... mt thu kớnh hi t thớch hp, nhỡn rừ cỏc vt gn nh bỡnh thng a) Thu kớnh ó cho l thu kớnh hi t, vỡ nh A/B/ l nh tht (ngc chiu) 0,5 c) Chng minh hai tam giỏc v ng dng: 0,25 Ta cú AA/ = OA + OA/ = 90 OA + 2.OA = 90 0,5 Chng minh hai tam giỏc v ng dng, suy ra: 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 Cõu 3 (2,5 ) ấ 4 Phn I Trc nghim khỏch quan: (4 im) Chn phng ỏn tr li ỳng nhõt cho cỏc cõu sau: Cõu 1 ng truyn ca tia sỏng... cỏc bc v xỏc nh quang tõm v tiờu im ca thu kớnh c) Tớnh khong cỏch t vt ti thu kớnh Bit tiờu c ca thu kớnh l 15cm -HT ấ 15 Phũng GD&T CMgar THI HC Kè II Trng THCS inh Tiờn Hong Mụn: Vt lý 9 H v tờn: Thi gian: 45 phỳt Lp: Cõu 1 ( 2 im) Quan sỏt hỡnh v (mỏy bin th), nu t vo hai u ca cun s cp mt hiu in th xoay chiu thỡ búng ốn mc hai u cun th cp cú sỏng lờn khụng? Ti sao ? Cõu 2 (... 15cm V s to nh AB v tớnh chiu cao ca nh ấ 19 Cõu 1 (2 im): a)Trỡnh by hot ng ca mỏy bin ỏp b) Mt mỏy bin ỏp bin i hiu in th 110V thnh 220V Xỏc nh s vũng dõy th cp bit cun s cp cú 235 vũng Cõu 2 (2 im): a) Vỡ sao trong truyn ti in nng ngi ta s dng mỏy bin th hai u ng dõy? b) t vo hai u ng dõy ti in mt hiu in th 0,5kV cụng sut hao phớ in trờn ng dõy gim i 9 ln thỡ cn tng hiu in th hai u dõy thnh bao... xanh C/ ỏnh sỏng trng D/ mu gn nh ti Cõu 8: nh thu c trờn phim ca mỏy nh cú c im: A/nh tht,cựng chiu v nh hn vt B/nh tht,cựng chiu v ln hn vt C/nh o,cựng chiu v nh hn vt D/nh tht,ngc chiu v nh hn vt Cõu 9: Mt cn cú : A/ im cc vin gn hn so vi mt thng B/ im cc vin xa hn so vi mt thng C/ im cc cn xa hn so vi mt thng D/ im cc vin rt xa Cõu 10: Trong cỏc cụng vic sau õy, cụng vic no khụng phi ng dng tỏc dng... Anh o, cựng chiu v nh hn vt D Anh o, ngc chiu v nh hn vt Cõu 8 Mt ngi cú kh nng nhỡn rừ cỏc vt nm trc mt t 25cm tr ra Mt ngi y mc tt gỡ? A Khụng mc tt gỡ B Mc tt cn th C Mc tt lóo th D C 3 cõu u sai Cõu 9 V phng din to nh, mt v mỏy nh cú tớnh cht ging nhau l: To ra nh tht, ln hn vt To ra nh tht, bộ hn vt To ra nh o, ln hn vt To ra nh o, bộ hn vt Cõu 10 Tia ti song song vi trc chớnh ca thu kớnh phõn . ngắn. Câu 9 : Có thể kết luận như câu nào dưới đây ? • Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. • Người bị cận thị nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở. A’B’ = 10cm; AA’ = 90 cm HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2013-2014 A- TRẮC NGHIỆM I/ Phần lựa chọn: Mỗi lựa chọn đúng 0,25 đ x 1 0câu = 2,5 đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A C A D. kính không có khả năng nhìn rõ những vật ở xa vì : • Vật nằm xa hơn so với Cv của mắt. B. Vật nằm gần hơn so với Cv của mắt. C. Vật nằm xa hơn Cc của mắt. D. Vật nằm gần hơn Cc của mắt. Câu 6:

Ngày đăng: 01/08/2015, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan