Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

101 197 0
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quản trị ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu. Và trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ phức tạp và khó bậc nhất so với các nghiệp vụ khác vì nó vốn chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng một khi xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, xa hơn là tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và tồn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2010 thời gian qua với sự sụp đổ của một loạt NH Mỹ có ngun nhân từ rủi ro tín dụng. Trong mơi trường hoạt động đầy rủi ro này, hoạt động tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tại TPHCM cũng như tại Hà Nội có nợ xấu tăng cao nên gặp khó khăn về thanh khoản do sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn và đặc biệt khi nguồn vốn ngắn hạn khơng còn dồi dào nữa sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn tạm thời mà điển hình tại TPHCM là ba ngân hàng TMCP Đệ Nhất , Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gòn đã hợp nhất mang tên NHTMCP Sài Gòn và đã được sự hỗ trợ thanh khoản từ ngân hàng nhà nước, còn tại Hà Nội NHCP nhà Hà Nội với khoản lỗ hơn 4000 tỷ đồng trong đó hơn 3000 tỷ đồng cho Vinashin vay coi như mất vốn đã chủ động sát nhập với NHTMCP Sài Gòn Hà Nội mang tên hợp nhất là NHTMCP Sài Gòn Hà Nội Tín dụng cũng là hoạt động chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NH thương mại Việt nam nói chung và Ngân hàng Á Châu nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu, sự phụ lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các ngành nghề và sự canh tranh gay gắt là tất yếu thì mức độ phức tạp và rủi ro của hoạt động tín dụng càng tăng cao. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng ln giữ vị trí trung tâm trong hoạt động quản trị rủi ro của các NH thương mại Việt nam, được các nhà quản trị NH quan tâm hàng đầu. Ngân hàng TMCP Á Châu, một trong những ngân hàng hàng đầu trong hoạt động tín dụng tại TPHCM cũng đang đứng trước những khó khăn, thách - 2 - thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro với tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng cao. Làm thế nào để nhận diện được rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu đang là vấn đề được ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm. Với ý nghĩa trên, là một giảng viên giảng dạy về tín dụng , tác giả mạnh dạn đóng góp quan điểm của mình qua đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ”. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều rủi ro như : rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng , rủi ro tác nghiệp, rủi ro pháp lý , rủi ro quy định và rủi ro danh tiếng. Trong các rủi ro này thì rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất . Vì vậy , nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu nhằm mục đích : làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra các ngun nhân gây nên rủi ro tín dụng và những mặt hạn chế của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua của ngân hàng. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng có thể áp dụng thực tiễn trong Ngân hàng TMCP Á Châu. 3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á Châu - TPHCM Phạm vi nghiên cứu: do tính đa dạng và phức tạp của hoạt động tín dụng ngân hàng, trong luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu , số liệu thu được thu thập cho việc nghiên cứu từ năm 2007 đến 2011. - 3 - 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu. Nguồn dữ liêu thứ cấp được thu thập từ các số liệu báo cáo của NHNN, NHTMCP Á Châu, số liệu thống kê báo cáo của tổng cục thống kê, số liệu trên web, các báo cáo tình hình kinh tế xã hội, các đề tài liên quan; sách báo, tạp chí chun ngành. Phương pháp tư duy logic: đi từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu. 5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯC Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài phân tích các ngun tắc và thơng lệ quốc tế tốt nhất về quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách, tạp chí chun ngành về các vấn đề có liên quan; và cả theo quan điểm cá nhân người thực hiện đề tài. Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp hệ thống cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng, sẽ giúp các nhà quản trị NH, cán bộ NH lựa chọn mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với mơi trường kinh doanh hiện đại, hội nhập quốc tế. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó giúp các nhà quản trị NH tập trung nguồn lực để đầu tư đưa ra chính sách và các chiến lược phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. - 4 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Quản trị và các chức năng của quản trị 1.1.1. Khái niệm về quản trị : Có nhiều định nghĩa về quản trị để chúng ta tham khảo: + Harold Kootz và Cyril O’Donnell: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.” + Robert Albanese: “Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức.” + Stonner và Rabbins: “Quản trị là một tiến trình bao gồm các việc hoạch định, tổ chức quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó ” Từ việc tham khảo ta rút ra định nghĩa về quản trị: Quản trị là tiến trình hoàn thành công việc một cách có hiệu quả và hữu hiệu thông qua người khác. Có thể giải thích các thuật ngữ trong định nghĩa quản trị: Tiến trình biểu thị những hoạt động chính của nhà quản trị là hoạch định, tổ chức tổ, lãnh đạo và kiểm tra. Hữu hiệu nghĩa là thực hiện đúng công việc hay nói cách khác là đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiệu quả nghĩa là thực hiện công việc một cách đúng đắn và liên quan đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Khi các nhà quản trị đương đầu với các nguồn lực khan hiếm họ cần phải quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực. Vì vậy, quản trị liên quan đến việc đạt được mục tiêu và tối thiểu hóa nguồn lực. - 5 - 1.1.2. Các chức năng của quản trị : + Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phát thảo những cách thức để đạt được những mục tiêu đó. + Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức. + Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. + Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu. 1.2. Tín dụng 1.2.1.Khái niệm về tín dụng :  Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (NH và các định chế tài chính khác) và bên vay (cá nhân, DN và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.  Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng.  Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để KH sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các dịch vụ khác.  Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.2.Bản chất tín dụng : Khái niệm tín dụng có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh là “credittum” có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dù ở trong bất kỳ môi trường xã hội nào, - 6 - đối tượng vay mượn là hàng hóa hay tiền tệ thì bản chất của tín dụng được thể hiện qua các nội dung sau:  Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn.  Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên sự tin tưởng và hoàn trả.  Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác, người đi vay phải trả thêm phần lợi tức. 1.2.3.Phân loại tín dụng :  Căn cứ theo mục đích : cho vay bất động sản; cho vay công nghiệp và thương mại; cho vay nông nghiệp; cho vay các định chế tài chính; cho vay cá nhân; cho thuê tài chính.  Căn cứ theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn; cho vay trung hạn; cho vay dài hạn.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với KH: cho vay không bảo đảm; cho vay có bảo đảm.  Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: cho vay trực tiếp; cho vay gián tiếp: theo các loại sau: chiết khấu thương mại; mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp; nghiệp vụ bao thanh tóan (nghiệp vụ factoring); bảo lãnh . 1.3.Rủi ro tín dụng 1.3.1.Các khái niệm về rủi ro tín dụng: Rủi ro (risk ): Theo ISO 31000:2009, rủi ro là những tác động của những điều không chắc chắn đến việc đạt được những mục tiêu của tổ chức (effect of uncertainty on objectives) Tuy nhiên, chỉ có tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc. Rủi ro còn được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng => Đây là cơ sở để có thể đo lường rủi ro. Các loại rủi ro trong hoạt động NH: - 7 - Hình 1.1 : Rủi ro trong hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng: Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ( gọi tắt là QĐ 493 ) : “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của TCTD do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Rủi ro tín dụng phát sinh khi NH cấp tín dụng cho KH bao gồm các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Từ khái niệm rủi ro tín dụng, chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tài chính Rủi ro thanh khoản Rủi ro tác nghiêp Rủi ro pháp lý Rủi ro danh tiếng Rủi ro thị trường Rủi ro ngoại hối Rủi ro lãi suất Rủi ro chứng khoán Rủi ro giá hàng hóa Rủi ro tự doanh Rủi ro khe hở Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro cá biệt Rủi ro đối tác Rủi ro người phát hành Rủi ro kinh doanh Rủi ro quy định - 8 -  Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn và/ hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán ).  Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.  Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các NH thiếu đa dạng trong kinh doanh cá dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các NH nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của NH.  Rủi ro là một yếu tố khách quan, không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra. Chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một NH có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm KH, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. 1.3.2.Phân loại rủi ro tín dụng : Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách phân loại RRTD phù hợp:  Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì RRTD được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. - 9 -  Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được phân thành các loại sau: Hình 1.2 : Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM  Rủi ro giao dịch: rủi ro liên quan đến từng khoản cấp tín dụng mỗi khi NH ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho KH. Nó phát sinh do sai sót, hạn chế ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc do sơ hở ở khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.  Rủi ro danh mục tín dụng: rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của NH. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt từng loại tín dụng, xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của KH vay vốn, lĩnh vực kinh tế. Hoặc phát sinh do thiếu đa dạng hoá danh mục tín dụng như tập trung cho vay quá nhiều vào một số KH, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Chẳng hạn do cạnh tranh lãi suất khiến các NH tăng lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay tăng theo. Kết quả là các dự án có mức rủi ro thấp, do đó suất sinh lợi thấp bị từ chối cho vay, chỉ cón các dự án có suất sinh lợi cao kèm theo rủi ro cao mới vay được vốn NH. Tình hình này làm cho danh mục tín dụng của NH thiếu đa dạng hóa mà chỉ tập trung vào các khoản vay rủi ro cao. 1.3.3.Thiệt hại do rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch (liên quan đến 1 khoản cho vay) Rủi ro xét duyệt (liên quan đến việc thẩm định, xét duyệt cho vay) Rủi ro kiểm soát (liên quan đến việc kiểm soát, theo dõi khoản vay) Rủi ro bảo đảm ( liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay ) Rủi ro danh mục (liên quan đến danh mục các khoản cho vay) Rủi ro cá biệt (liên quan đến từng sản phẩm tín dụng) Rủi ro tập trung cho vay (do kém đa dạng hoá hanh mục tín dụng) - 10 - NH là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh tế. Nên khi NH gặp rủi ro, sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bản thân NH đó mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống NH và gây ra những hậu quả vô cùng tai hại đến nền kinh tế quốc gia, nghiêm trọng hơn là tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Đối với NH bị rủi ro: do không thu hồi được nợ (gồm vốn gốc, lãi vay và các loại phí) làm cho nguồn vốn của NH bị đóng băng không thể sinh lãi, trong khi đó NH vẫn phải chi trả lãi tiền gửi cho nguồn vốn huy động được, từ đó làm cho lợi nhuận của NH bị giảm, nguồn vốn kinh doanh của NH bị thu hẹp. Nếu tình trạng này trầm trọng và kéo dài có thể dẫn đến trường hợp NH mất khả năng thanh toán và bị phá sản.  Đối với hệ thống NH: hoạt động của một NH trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống NH và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một NH có kết quả hoạt động xấu, hoặc thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền không tốt đến các NH và bộ phận kinh tế khác, tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NH khác, làm cho các NH khác cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.  Đối với nền kinh tế- xã hội : NH là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những NH bị thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Vả lại, khi một NH gặp phải RRTD sẽ có tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống NH gặp khó khăn. Khi uy tín của NH giảm sút, hệ thống NH không còn khả năng thực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Hơn nữa, sự đổ vỡ của NH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định… 1.3.4.Nguyên nhân rủi ro tín dụng: Để nghiên cứu rủi ro tín dụng, cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro. các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên nhân khách [...]... các quyết định cho vay và quản lý dư nợ 1.4 .Quản trị rủi ro tín dụng 1.4.1.Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng : Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình NH tác... sút, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các trường hợp nợ xấu tương tự Uỷ ban BASEL tin rằng các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng này sẽ giúp việc quản lý và giám sát rủi ro trong hoạt động NH một cách hiệu quả 1.4.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng : Quy trình quản trị rủi ro thông thường gồm : Nhận diện/ xác định rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý/ kiểm soát rủi ro, và giảm thiểu rủi ro Nhận... nay đó là vận dụng các nguyên tắc BASEL II về - 14 - quản trị rủi ro tín dụng, tuân thủ quy trình quản trị rủi ro theo ISO 31000:2009 gồm nhận dạng đo lường, quản lý, kiểm soát và báo cáo rà soát/giảm nhẹ rủi ro tín dụng, phù hợp thông lệ quốc tế được nhiều NH và các tổ chức quốc tế khuyến khích sử dụng 1.4.2.Các nguyên tắc BASEL II về quản trị rủi ro tín dụng : Uỷ ban BASEL về Giám sát NH là một Uỷ... hình quản trị rủi ro nên dựa trên cơ sở nền tảng các nguyên tắc BASEL, phù hợp thông lệ quốc tế để tăng tính an toàn, hiệu quả Các NH cũng nên sử dụng các công cụ tài chính hiên đại như các nghiệp vụ tín dụng phái sinh làm các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả - 34 - CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu 2.1.1 Quá... cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu Để nâng cao chất lượng công tác quản tri rủi ro tín dụng, trước hết cần hiểu rõ rủi ro tín dụng luôn tồn tại, nhà quản trị cần lựa chọn một mức độ rủi ro tín dụng thích hợp để tối đa hóa lợi nhuận cũng như tối đa hóa giá trị cho cổ đông Có nhiều mô hình về quản trị rủi ro tín dụng Nguyên tắc BASEL có thể xem như các chuẩn mực NH hiện đại được quốc... rủi ro Nhận diện/ Xác định RR Đo lường RR Measurement Identification Báo cáo/ Giảm thiểu Report/Review & Revision Quản lý/ Kiểm soát Control & Monitoring Hình 1.3 : Quy trình quản trị rủi ro tín dụng - 18 - Dựa vào các nguyên tắc quản lý rủi ro của BASEL và các thông lệ quốc tế, quy trình quản trị rủi ro tín dụng thường gồm các nội dung sau: 1.4.3.1.Nhận diện rủi ro: Để quản trị rủi ro trước hết phải... lảng tránh hoặc trì hoãn trong việc thực hiện các yêu cầu của NH - 19 - 1.4.3.2.Đo lường rủi ro tín dụng: Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau Có nhiều mô hình để đo lường rủi ro tín dụng gồm cả định tính và... mô hình đánh giá KH đi vay của NH , là cơ sở để NH quyết định cấp và duy trì quan hệ tín dụng Xếp hạng tín dụng là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của người vay nợ Xếp hạng tín dụng đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố... khi xảy ra rủi ro quỹ dự phòng rủi ro sẽ không bù đắp nổi tổn thất  Cung cấp cho KH các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng : hiện nay các NH đã áp dụng các hình thức như bảo hiểm tín dụng, các nghiệp vụ phái sinh về tỷ giá như kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai Một số NH đã áp dụng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ Các nghiệp vụ phái sinh tín dụng hiện còn khá mới mẻ và... xây dựng chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của NH ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục Nguyên tắc 3: NH cần phải xác định và quản lý rủi ro tín dụng phát sinh trong tất các sản phẩm và các hoạt động NH phải đảm bảo rằng rủi ro của các sản phẩm và . Rủi ro lãi suất Rủi ro chứng khoán Rủi ro giá hàng hóa Rủi ro tự doanh Rủi ro khe hở Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro cá biệt Rủi ro đối tác Rủi ro người phát hành Rủi ro kinh. ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tài chính Rủi ro thanh khoản Rủi ro tác nghiêp Rủi ro pháp lý Rủi ro danh tiếng Rủi ro thị trường Rủi ro ngoại hối Rủi. 1.4 .Quản trị rủi ro tín dụng 1.4.1.Các khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng : Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có

Ngày đăng: 31/07/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan