Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020

63 2K 16
Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: Quản trị chiến lược có tầm quan trọng to lớn, bởi vì trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội ở đâu cũng cần đến cách nhìn chiến lược. Mặc dù xuất hiện chưa lâu, nhưng quản trị chiến lược đã được các nhà quản trị nhận thức rõ sự cần thiết của việc nghiên cứu chúng trên phương diện lý luận như trong thực tế và tương lai. Hiện nay trên thế giới, xu thế toàn cầu hoá ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng toàn cầu này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đây là cơ hội tốt cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến cá tra, cá basa phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Đặc biệt, từ khi Việt Nam mở rộng xuất khẩu và sản phẩm từ cá tra, cá basa tìm được thị trường thì ngành nghề chế biến cá tra và cá basa bước sang một trang mới. Các mặt hàng cá tra, cá basa được chế biến với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và được xuất khẩu sang nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: EU, Mỹ, Nga, Canada, Trung Đông… Trong các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thuỷ sản nhanh nhất, với tốc độ trung bình trong giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm. Và với thời gian trên 8 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, Công ty Cổ phần Hùng Vương là một thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường quốc tế và nội địa về sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa. Hiện nay, Công ty Cổ phần Hùng Vương là nhà xuất khẩu cá tra,cá basa hàng đầu của Việt Nam với 200 triệu USD philê cá tra, cá basa được bán ra tại các thị trường Châu Âu, Mỹ, Mexico và Nga năm 2011 và là doanh nghiệp duy nhất có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam. Công ty có năng suất chế biến - 2 - cao nhất ngành 1.700 tấn/ngày và diện tích nuôi trồng rộng nhất gồm 500 hecta, qua đó tự cung cấp 80% cá nguyên liệu. Tuy nhiên, thị trường chế biến thuỷ hải sản cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Hùng Vương cần xây dựng hoàn thiện cho mình một chiến lược phát triển cụ thể trong tương lai. Với mong muốn xây dựng hoàn thiện một chiến lược kinh doanh để phát triển cho Công ty Cổ phần Hùng Vương, tác giả đã chọn đề tài: “ Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của Công ty Cổ phần Hùng Vương đến năm 2020” để viết Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. Việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở để đánh giá về tính hiệu quả của chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh để đạt được những mục tiêu của công ty đã đề ra đến năm 2020; góp phần nâng cao vị thế của công ty trên thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản tại Việt Nam, cũng như thế giới, xây dựng Công ty Cổ phần Hùng Vương thành một thương hiệu mạnh và có uy tín trong lĩnh vực thuỷ hải sản tại Việt Nam. 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu: • Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xây dựng các ma trận chiến lược kinh doanh để rút ra các yếu tố cơ hội và đe doạ từ bên ngoài; các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần Hùng Vương. Từ đó, thiết kế chiến lược kinh doanh và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của Công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020. • Phương pháp nghiên cứu: - 3 - Hình: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu của luận văn 3. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài: • Kết quả đạt được: - Đánh giá khá toàn diện các điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố cơ hội và đe doạ bên ngoài của Công ty cổ phần Hùng Vương qua các ma trận IFE, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh. - Xây dựng chiến lược kinh doanh qua ma trận SWOT và ma trận QSPM. - Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của Công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020. • Hạn chế của đề tài: Về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hùng Vương từ năm 2008 đến năm 2012, có xem xét đến mối quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển ngành chế biến thuỷ sản tại Việt Nam. Đề tài chỉ phân tích những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc đánh giá và đề xuất chiến lược nâng cao hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương, không đi sâu vào phân tích những vấn đề mang tính chuyên ngành kỹ thuật và các hoạt động khác như kinh doanh bất động sản, xuất khẩu tôm… của công ty. Đồng thời, khi phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty, đề tài Dữ liệu thứ cấp của DN Dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn chuyên gia Phân tích, so sánh Xây dựng các ma trận chiến lược Thiết kế chiến lược kinh doanh Đề xuất giải pháp thực hiện Kiểm tra, đánh giá hiệu quả - 4 - chỉ phân tích các đối thủ cạnh tranh chính trong nước, chưa phân tích các đối thủ cạnh tranh và thị trường ở nước ngoài. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH - 5 - 1.1. Khái niệm và vai trò chiến lược kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được. Từ đó, thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời, theo quan điểm truyền thống, chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được những mục tiêu đề ra. • Theo Fred R.David: ’’Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý, liên doanh.’’(Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược, bản dịch, NXB Thống kê, 2006). • Theo Alfred Chadler – Đại học Harvard thì: ’’ Chiến lược kinh doanh là sự xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời là sự vạch ra và lựa chọn cách thức, các quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó’’. (Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2007) Từ những nghiên cứu nêu trên, ta có thể hiểu: Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực ) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất. 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Nó chỉ ra cho nhà quản trị biết là phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào và lúc nào sẽ đạt được kết quả mong muốn. Vai trò dự báo: Trong một môi trường luôn luôn biến động, các cơ hội cũng như nguy cơ luôn luôn xuất hiện. Quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản trị - 6 - phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm đưa ra các chiến lược hợp lý. Nhờ đó nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng được các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường. Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả các chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2. Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh Theo cẩm nang kinh doanh Harvard thì qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ dưới đây (Hình 1.1) Hình 1.1 - SƠ ĐỒ QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.2.1. Xác định nhiệm vụ hay sứ mạng của doanh nghiệp Kiểm tra, Đánh giá hiệu quả - 7 - Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ hay sứ mạng nhất định, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng đến nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy chiến lược sản xuất kinh doanh cũng phải bắt nguồn từ nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhiệm vụ là cơ sở cho chiến lược kinh doanh và mục đích của chiến lược cũng là nhằm hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp. Do đó việc đầu tiên của quá trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh là phải xác định được nhiệm vụ hay sứ mạng của doanh nghiệp là gì. 1.2.2. Xác định mục tiêu kinh doanh Bước tiếp theo của quá trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh là xác định được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là kết quả hay là cái đích mà một doanh nghiệp sẽ hướng đến, nó chính là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ hay sứ mệnh của doanh nghiệp mang tính tổng quát, còn mục tiêu là cụ thể hóa nhiệm vụ hay sứ mệnh của doanh nghiệp, ví dụ nhiệm vụ của một Ngân hàng là huy động vốn và cho vay, thì mục tiêu cụ thể hóa nhiệm vụ ở đây là huy động và cho vay bao nhiêu, trong thời gian bao lâu? Số lượng và đối tượng khách hàng là ai 1.2.3. Phân tích môi trường Bất kể một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng đặt trong một môi trường nhất định, bao hàm cả các yếu tố chủ quan (môi trường bên trong) và các yếu tố khách quan (môi trường bên ngoài). Để phân tích các yếu tố môi trương bên trong và bên ngoài, chúng ta có thể sử dụng các số liệu có sẵn hoặc qua khảo sát nghiên cứu từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. - 8 - Hình 1.2 - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.3.1. Phân tích môi trường bên trong (IFE) Các yếu tố môi trường bên trong chính là các yếu tố chủ quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Các yếu tố có tác động tích cực chính là điểm mạnh của doanh nghiệp, như đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, chuyên nghiệp; dây chuyền sản xuất hiện đại; nguồn lực tài chính dồi dào; thương hiệu mạnh, nổi tiếng Các yếu tố có tác động tiêu cực chính là điểm yếu của doanh nghiệp như: dây chuyền sản xuất lạc hậu, cũ kỹ; nguồn lực tài chính eo hẹp Do đó, việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong chính là phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp:  Để phân tích điểm mạnh, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố là ưu thế của doanh nghiệp, sau đó phân tích và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đánh giá mức độ tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp của từng yếu tố đó; đồng thời chỉ ra yếu tố nào đem đến lợi thế nhất cho doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa, yếu tố nào cần tận dụng tiếp theo  Để phân tích điểm yếu, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố là nhược điểm của doanh nghiệp, cũng phân tích và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Bước tiếp theo là đánh giá mức độ tác động xấu đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp của từng yếu tố đó, đồng thời chỉ ra yếu tố - 9 - nào có tác động xấu nhất cho doanh nghiệp cần phải quan tâm khắc phục ngay, yếu tố nào cần khắc phục tiếp theo Các lãnh vực cơ bản của yếu tố môi trường bên trong là:  Nhân lực và tổ chức: Bao gồm các yếu tố như: chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực, chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực  Nguồn lực tài chính: Bao gồm các yếu tố như: năng lực tài chính, quản trị tài chính, hệ thống kế toán  Năng lực sản xuất: bao gồm các yếu tố như: dây chuyền công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất  Năng lực quản lý: bao gồm các yếu tố như: năng lực quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý kinh doanh, quản lý nguồn nhân lực, quản lý nguyên vật liệu  Tiếp thị và bán hàng: bao gồm các yếu tố như: nghiên cứu phát triển thị trường, hệ thống kênh phân phối, dịch vụ hậu mãi 1.2.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài (EFE) Các yếu tố môi trường bên ngoài chính là các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Các yếu tố có tác động tích cực chính là cơ hội cho doanh nghiệp như: nhu cầu thị trường gia tăng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước Các yếu tố có tác động tiêu cực chính là những đe dọa đối với doanh nghiệp như: nhu cầu thị trường sụt giảm, thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới, giá cả vật tư tăng cao Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài chính là phân tích cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp. Để phân tích cơ hội, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố từ môi trường bên ngoài có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, phân tích, đánh giá cơ hội do những yếu tố đó mang lại, đồng thời chỉ ra cơ hội nào là tốt nhất cần phải nắm bắt ngay, cơ hội nào cần tập trung tiếp theo Để phân tích những đe dọa, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá mức độ tác động xấu đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp của từng yếu tố đó, đồng thời chỉ ra yếu tố nào có tác - 10 - động xấy nhất cho doanh nghiệp cần phải né tránh ngay, yếu tố nào cần phải quan tâm tiếp theo Môi trường các yếu tố bên ngoài có thể phân ra thành hai loại là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.  Các yếu tố môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như: kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật  Các yếu tố môi trường vi mô: Chủ yếu là áp lực cạnh tranh, trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hay gặp phải chính là áp lực cạnh tranh. Một công cụ rất hiệu quả để phân tích áp lực cạnh tranh, chính là mô hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal Porter. Theo sơ đồ mô hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal Porter, doanh nghiệp luôn chịu năm áp lực cạnh tranh, bao gồm: áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành; áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới; áp lực từ khách hàng; áp lực từ nhà cung cấp và áp lực từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế. Hình 1.3 - SƠ ĐỒ MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHEAL PORTER [...]... VƯƠNG (Nguồn: Website của công ty cổ phần Hùng Vương) • Giới thiệu các sản phẩm chính của công ty: Hiện nay, công ty cổ phần Hùng Vương có 5 dòng sản phẩm chính về mặt hàng cá tra, cá basa: philê cá basa cắt 100% (Well-trimmed), philê cá basa chưa cắt (Untrimmmed), cá basa HGT, cá basa cắt khoanh tròn (Chunk or Steak), cá basa cắt lát (Strip) (Phụ lục 1) 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồ ( Hình 2.2... VNĐ/kg), cao hơn so với mức tăng trưởng giá xuất khẩu khoảng 6% (Phụ lục 2) 2.2 Thực trạng xuất khẩu cá tra, cá basa tại CTCP Hùng Vương giai đoạn 2003- 2011 2.2.1 Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa tại CTCP Hùng Vương giai đoạn 20032011 Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2011, giá trị xuất khẩu của CTCP Hùng Vương liên tục phát triển, đặc biệt là các năm 2006, 2008 và 2010 có những bước tăng trưởng... thành viên của CTCP Hùng Vương: Để giúp cho việc chế biến và sản xuất, công ty cổ phần Hùng Vương đã mua cổ phần tại một số công ty về lĩnh vực vận tải, buôn bán thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản… - 21 - để tạo thành một chuỗi cung ứng lâu dài và bền vững cho hoạt động sản xuất chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa ( N G - 22 - Hình 2.1 - SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG (Nguồn:... thuật dễ dàng nên đã lôi kéo các công ty xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường này, trong đó có CTCP Hùng Vương Là một trong những công ty xâm nhập sớm vào thị trường này, nên công ty hiện đang có mối quan hệ tốt với nhiều đối tác lớn như Groupo SA, Costco, Superama - 32 - (Nguồn: Phòng kinh doanh, CTCP Hùng Vương) Hình 2.8 – GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG TẠI THỊ TRƯỜNG MEHICO... này, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cá tra, cá basa Việt Nam trên thị trường thế giới Nhưng ở thị trường Tây Ban Nha, CTCP Hùng Vương vẫn có các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đều đặn, phần lớn người tiêu dùng tại đây vẫn chọn sản phẩm cá tra, cá basa chế biến sẵn vì giá cả hợp lý (Nguồn: Phòng kinh doanh, CTCP Hùng Vương) Hình 2.6 – GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG TẠI THỊ TRƯỜNG... (Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Hùng Vương)  Nhận xét khái quát về giá trị xuất khẩu của CTCP Hùng Vương từ 2003-2011: Theo bảng số liệu, ta nhận thấy giá trị xuất khẩu của CTCP Hùng Vương đều tăng qua các năm từ 2003 đến năm 2011, đặc biệt năm 2010, mức tăng là 24% so với năm 2009, điều này cho thấy rằng công ty phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt Hơn nữa, vào năm 2009, tuy có các ảnh... 8.79% Các nước khác 55.108.583 36.5% 84.033.366 54.92% 116.917.782 63.24% (Nguồn: Phòng kinh doanh CTCP Hùng Vương) Một số thị trường chính của CTCP Hùng Vương và các điều kiện nhập khẩu của từng thị trường như sau:  Thị trường Châu Âu: Đây là thị trường chính của cá tra, cá basa của công ty Để xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường này, CTCP Hùng Vương phải đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành sản xuất. .. Chính vì vậy, mặc dù, kim ngạch xuất khẩu cá tra qua các năm của công ty có tăng nhưng công ty chưa làm chủ được giá cả Công ty chỉ bán được sản phẩm đến nhà nhập khẩu và chưa xây dựng được một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại các nước xuất khẩu Bên cạnh đó là việc ở một số thị trường, sản phẩm công ty phải mang bao bì với nhãn hiệu và logo của nhà nhập khẩu nên làm khách hàng chưa... CTCP Hùng Vương hiện là nhà xuất khẩu cá tra, cá basa số một của Việt Nam, công ty đang nắm giữ khoảng 12% thị phần xuất khẩu, đạt 207 triệu USD năm 2011 so với 150 triệu USD của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp xuất khẩu lớn thứ 2 Mô hình sản xuất khép kín của công ty giúp quản lí tốt được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm tốt Trong khi các doanh nghiệp khác, đang gặp khó... CHUỖI GIÁ TRỊ KHÉP KÍN CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG Điểm mạnh thứ ba của công ty trong 5 yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu (3 điểm) nhờ vào thời gian gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu ra thị trường thế giới Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới từ các nước ở Trung Đông, Nga, Mexico đến các thị trường khó . sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa. Hiện nay, Công ty Cổ phần Hùng Vương là nhà xuất khẩu cá tra ,cá basa hàng đầu của Việt Nam với 200 triệu USD philê cá tra, cá basa được bán ra tại các thị. động xuất khẩu cá tra, cá basa của Công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020. • Hạn chế của đề tài: Về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hùng Vương. dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của Công ty Cổ phần Hùng Vương đến năm 2020 để viết Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. Việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty sẽ giúp

Ngày đăng: 31/07/2015, 18:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan