TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI Vài nét về tư tưởng giáo dục của Jean Piaget

11 1.5K 10
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI Vài nét về tư tưởng giáo dục của Jean Piaget

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM Khoa Tâm lý giáo dục Lớp Tâm lý 3 – K36 SV: Nguyễn Thị Lý Nguyễn Thị Hồng Nhan Đề tài: Vài nét về tư tưởng giáo dục của Jean Piaget 1. Tiểu sử: Jean Piaget 9 - 8 - 1896 ở Neuchâtel, Thuỵ sĩ (1896 - 1980) vừa là một nhà giáo dục, một nhà nhận thức luận, và là một nhà tâm lý học. Ông là hình ảnh của một viện sĩ hàn lâm “khai sáng” cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống lại các thể chế kìm kẹp và các định kiến về những người trí thức ở thời đó. Bố là nhà sử học chuyên về văn học Trung cổ, theo Piaget, ông là “một người có tư duy phê phán thận trọng và không không ưa những kết luận vội vàng”, không sợ đương đầu với đấu tranh khi phát hiện thấy lịch sử bị bóp méo cho phù hợp với những truyền trống đáng kính. Mẹ thông minh, năng nổ và nhân hậu nhưng thần kinh dễ bị kích động. Piaget vừa muốn bắt chước bố mình, vừa muốn trốn thoát vào một thế giới riêng, thế giới của lao động nghiêm túc. Piaget nhận ra rằng, hoàn cánh sôi sục của gia đình khuyến khích nơi ông sự quan tâm tới lý thuyết phân tâm. Một trong những bài viết đầu tiên là một cuốn sách nhỏ mô tả sự kết hợp một đầu xe lửa với một toa tàu rồi đến một con chim sẻ bị bệnh bạch tạng mà Piaget quan sát thấy trong một công viên. Piaget đã xuất bản 5 cuốn sách: ngôn ngữ và tư duy ở trẻ em (1923), phê phán và lập luận ở trẻ em (1924), quan niệm của trẻ em về thế giới (1926), phán xét của trẻ em về Đạo đức (1932).Các sách được đọc và bàn luận. Piaget nổi tiếng là một nhà tâm lý học trẻ em tuy rằng không có một bằng đại học nào về bộ môn tâm lý luận rộng rãi. Ông đã viết 40 cuốn sách, khoảng 100 bài viết về TL trẻ em. Từ năm 1929 – 1945, đạt nhiều chức vụ hàn lâm và hành chính ở Đại học Neuchâttel cũng như nhiều địa vị quốc tế như: Chủ tịch ủy ban Unesco của Thụy Sĩ, Cục trưởng Cục giáo dục Quốc tế 1969: Hội Tâm lý Mỹ tặng Piaget " Đóng góp xuất sắc cho khoa học" do tầm nhìn cách mạng đối với bản chất của kiến thức con người và trí thông minh sinh học. Piaget là người Châu Âu đầu tiên nhận giải đó. Piaget tiếp tục câu đố về tư duy trẻ cho tới khi ông mất ngày 16-9-1980 ở tuổi 84. Ông đã viết 40 cuốn sách, khoảng 100 bài viết về tâm lý trẻ em. 2. Quan điểm chính Piaget tin tưởng chắc chắn rằng: khoa học là con đường đúng đắn nhất giúp con người có kiến thức, còn các phương pháp nội quan theo tư duy triết học, cùng lắm, chỉ có thể giúp con người có được sự khôn ngoan ở một mức độ nào đó mà thôi. Khi đề cập đến tâm lý học, piaget nói rằng: “TLH đã khiến tôi đi đến quyết định dành cả cuộc đời mình cho việc lí giải tri thức bằng các phương pháp SH” Mối quan tâm thường trực có nhiều ảnh hưởng và có tác dụng như kim chỉ nam đối với ông suốt cả cuộc đời, chính là việc mọi người công nhận rằng: các môn khoa học xã hội, nhất là tâm lý học và nhận thức học cũng có bản chất khoa học giống như các môn khoa học tự nhiên. Chính thái độ đó và sự tận tâm của ông đối với ngành giáo dục đã dần dần làm cho ông trở thành người chiến sĩ đấu tranh bảo vệ giả thuyết : cách tiếp cận khoa học hữu hiệu nhất chính là thái độ tham gia tích cực vào việc học tập của học sinh. Piaget phê phán phương pháp truyền thống áp đặt, cưỡng ép do thiếu hiểu biết về sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Ông nhận định không chút do dự rằng: “chỉ có giáo dục mới có thể giúp cho xã hội thoát khỏi nguy cơ bị sụp đổ, dù là sụp đổ một cách nhanh chóng hay từ từ”. Vì thế, theo quan điểm của Piaget, giáo dục là thách thức to lớn đối với tất cả mọi người, loài người cần đấu tranh vì mục tiêu giáo dục, vượt lên trên mọi bất đồng về lí tưởng và chính trị: “ Lợi ích chung của tất cả các nền văn minh chính là giáo dục trẻ em”. a. Quan điểm về đạo đức Trẻ em phát triển theo giai đoạn. Trẻ em tự tạo ra các quan niệm về đúng sai, về công bằng. Những quan điểm này phát triển và tiến hóa theo độ tuổi, không thể ép buộc theo khuôn quan điểm đạo đức của người lớn. Nếu chỉ nghiên cứu đạo đức dựa trên lòng tôn trọng cái được coi là đạo đức có sẵn thì sẽ có thể có hai thứ lòng tôn trọng, một đúng và một sai, một tốt và một không tốt, một chân thành và một giả dối. Thông qua trò chơi có luật lệ hẳn hoi- trò chơi đánh bi và xem xét sự nảy sinh lòng tôn trọng của luật lệ chơi ra sao. Ông thấy rằng ở cái độ tuổi các em ít chịu áp dụng luật lệ thì chính là giai đoạn các em có lòng tôn trọng cao nhất đối với luật lệ và đến cái độ tuổi hiểu biết rõ hơn với việc áp dụng luật lệ thì lại là cái giai đoạn các em không còn coi luật lệ là thiêng liêng, bất biến nữa. Ông cho rằng ta cần phân biệt thứ đạo đức do bề trên áp đặt cho trẻ với chính đạo đức các em áp đặt cho nhau. Bị bề trên áp đặt thì hay ho bao nhiêu cũng thành không tự nguyện. trẻ em dù có áp đặt cho nhau thì đó cũng là sự đồng thuận hàm chứa trong đó cả sự tự do lẫn tự nguyện tước bỏ phần tự do cồng kềnh của cá nhân mình để hòa nhập với cộng đồng. b. Quan điểm về trí tuệ Trí tuệ phải là một thuộc tính đa diện. Những đứa trẻ lớn tuổi hơn không chỉ đơn giản là thông minh hơn những đứa trẻ ít tuổi, mà quá trình suy nghĩ của chúng cũng hoàn toàn khác. Ví dụ: hỏi trẻ 1 ký bông và 1 ký sắt, cái nào nặng hơn, trẻ em dưới 7 tuổi sẽ trả lời sai và khác câu trả lời của trẻ lớn hơn. Theo ông có 4 giai đoạn nhận thức: Cảm giác- vận động từ 0-2t sự phối hợp cảm giác và hoạt động vận động, trẻ nhận thức sự vật như là bất biến. Tiền thao tác từ 2-7t sử dụng ngôn ngữ và sự đại diện tượng trưng, quan điểm tự kỉ trung tâm về thế giới. Thao tác cụ thể từ 7-11t giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua các thao tác logic. Thao tác hình thức từ 11t trở nên giải quyết 1 cách hệ thống các vấn đề thực tế và giả định bằng cách dùng các kí hiệu trừu tượng. c. Quan điểm về nhân cách Nhân cách cá nhân con người là chủ thể của mối quan hệ xã hội, cân bằng là trung tâm trong học thuyết về nhân cách của ông, giáo dục là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Hành vi của con người bao gồm 3 thành tố: tự hành động, ý nghĩ và những xúc cảm. Các hành vi bề ngoài giống nhau nhưng có thể rất khác nhau do suy nghĩ, cảm xúc khác nhau, do không thể phân tích hoàn cảnh( ít thời gian, không đủ kiến thức). Người tốt cũng có thể thực hiện những hành vi tiêu cực trong hoàn cảnh và tình huống phức tạp. Trong những tình huống cụ thể , có sự thay đổi nội tại của các cấu trúc giải thích vì thế con người không thể nói chính xác được hành vi tương lai của bản thân. d. Quan điểm về thể chất: Thực hành làm cho hoàn hảo. thực hành làm cho phát triển kĩ năng về thể chất và nhận thức. 3. Mục đích: “Trường học lý tưởng không có sách giáo khoa bắt buộc cho học sinh mà chỉ có các sách tham khảo được sử dụng tự do. Sách cần thiết duy nhất là sách dành cho giáo viên sử dụng.” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh, không bị ép buộc, lệ thuộc vào giáo viên. Giáo dục đạo đức, trí tuệ tự chủ cho học sinh. Giải thích: muốn phát triển đạo đức tự chủ cho học sinh hạn chế sử dụng thưởng phạt, có thể cho đứa trẻ đối đầu trải nghiệm các vấn đề đạo đức để chúng biết về sự quan trọng ( ví dụ: đối mặt với trung thực rằng người ta không thể tin tưởng anh ta) của các giá trị đạo đức từ đó trẻ sẽ có các giá trị đạo đức trong cùng một cách họ tiếp thu kiến thức bằng cách xây dựng niềm tin trong nội bộ thông qua sự tương tác với môi trường, tự chủ trong cả 2 lĩnh vực đạo đức và trí tuệ. Trên bình diện xã hội: nhằm bồi dưỡng nhân tài ngay từ nhỏ và quan tâm, phát huy tối đa trí tuệ ở các em thông qua các phương pháp và trò chơi kích thích tư duy ở trẻ và nhận biết thế giới quanh các em. Trên bình diện nhân cách: có thái độ đúng đắn và đạo đức trong sáng, tự nguyện tuân theo, sáng tạo trong học tập và áp dụng vào trong thực tế, có khả năng tìm tòi, nhầm lẫn để chiếm lĩnh những cái mới. 4. Nguyên tắc • Không nên ép buộc học sinh. “trong lĩnh vực giáo dục, đưa ra ví dụ quan trọng hơn nhiều so với việc ép buộc” Do đó, trường học không có sự ép buộc, đó là nơi học sinh được thử nghiệm một cách chủ động với mục đích tái tạo lại cho bản thân mình những điều được dạy. Tuy nhiên, ông đã nhắc nhở rằng: “Trẻ em không học cách thử nghiệm chỉ đơn giản bằng cách quan sát giáo viên thao tác các thử nghiệm, hoặc bằng cách làm các bài tập đã được tổ chức trước. Trẻ em học bằng quá trình tìm kiếm và nhầm lẫn, bằng cách làm việc chủ động và độc lập, tức là không bị bó buộc và có đầy đủ thời gian.” • học sinh tái khám phá và tái xây dựng những điều thực tế thay vì tiếp nhận chúng dưới dạng làm sẵn. • không bị bó buộc và bị động. • phát huy tính tích cực tìm tòi, khám phá, nhầm lẫn của học sinh. • Tính vừa sức dạy học phù hợp với giai đoạn phát triển thích hợp của trẻ.nếu không trẻ sẽ khó tiếp thu, chán nản. trẻ em đang ở 1 giai đoạn nhất định không thể dạy các khái niệm về 1 giai đoạn cao hơn. Dựa trên giai các giai đoạn nhận thức của piagie. • Tin tưởng học sinh. • Dạy khi họ đã sẵn sàng. • Tạo ra sự mất cân bằng. Sự cân bằng giữa đồng hoá (Assimiliation) và điều ứng (Accomodation). Đồng hoá: Sự thống nhất thông tin mới vào cấu trúc tinh thần đang có sẵn. Điều ứng: Sự thay đổi một cấu trúc tinh thần để thu vào thông tin mới. Sự học khi có sự mất cân bằng, nhập nội, đồng hóa và điều ứng. khi bị mất cân bằng sẽ khiến người học đi tìm tòi, hành động sao cho tiếp nhận được một số đặc điểm mới của kích thích và đưa chúng vào sơ đồ đã có, đến 1 lượng kiến thức nhất định nào đó cho thấy có sự mâu thuẫn giữa sơ đồ cái đã có và cái đang tiếp nhận, như thế điều ứng sẽ biến đổi cấu trúc đã có, tạo ra cấu trúc mới phù hợp với kích thích mới. ví dụ: một đứa trẻ đã có sơ đồ về con chó, nhưng chưa có sơ đồ về con bò. Khi nhìn thấy con bò nếu được hỏi là con gì ngay lúc đó đứa trẻ sẽ trả lời là con chó, vì trong nhận thức của nó con bò phù hợp với sơ đồ con chó mà nó đã có. Một thời gian sau đó đứa trẻ thấy con bò không phải là con chó khi đó nó hình thành sơ đồ mới với con vật mới và gọi đó là sơ đồ con bò. 5. Hạn chế Các gđ của 1 cá thể dc hoàn thiện theo 1 cung cách liên tục và tuần tự hơn nhiều so với piagie chỉ ra. Ít chỉ ra tính không liên tục. Nhiều điều còn khá xa vời. Trẻ em có thể phát triển và nắm dc những khái niệm trừu tượng hơn ông nghĩ. Không buộc trẻ tiếp nhận chân lý có sẵn: nhà tâm lý vygostky nhấn mạnh nền tảng văn hóa trong quá trình nhận thức, phương đông và phương tây có thể hiểu khác nhau về tự do cá nhân, không phù hợp quan điểm đứng trên vai người khổng lồ của khoa học, nguyên lý và tiền đề là chân lý không thể chứng minh được thì trẻ em sẽ khám phá như thế nào? 6. Đóng góp: Cho ra hàng loạt công trình về thao tác và cơ chế của tư duy. Xây dựng cả một lý thuyết về sự phát sinh và phát triển trí tuệ cá nhân Đưa ra phạm trù giáo dục qte về nội dung cho thế hệ trẻ tinh thần trách nhiệm về vde toàn cầu. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế của giáo dục Lien hệ vn: ở nước ta cũng áp dụng về việc lấy hs làm trung tâm tang cường tính tự giác tích cực của hs. Dh theo chương trình theo các giai đoạn. Làm việc nhóm, tổ chức hđ, giao lưu. 7. Quan điểm về “ Học” a. Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý thông tin Thuyết nhận thức (Thuyết tri nhận - Cognitivism) ra đời trong nửa đầu của thế kỷ 20 và phát triển mạnh trong nửa sau của thế kỷ 20. Các đại diện lớn của thuyết này là nhà tâm lý học người Áo Piagiê cũng như các nhà tâm lý học Xô viết như Vưgôtski, Leontev… Khác với thuyết hành vi, các nhà tâm lý học đại diện cho thuyết nhận thức xây dựng lý thuyết về sự học tập nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học tập. Trong lý thuyết nhận thức cũng có nhiều mô hình lý thuyết, xu hướng khác nhau. Những quan niệm cơ bản của các lý thuyết nhận thức là: - Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là một quá trình xử lý thông tin. Bộ não xử lý các thông tin tương tự như một hệ thống kỹ thuật. - Theo lý thuyết nhận thức, quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử. - Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ như: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới. - Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm. - Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó. - Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây dựng kế hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng phấn, không cần kích thích từ bên ngoài. Những đặc điểm cơ bản của học tập theo quan điểm của thuyết nhận thức là: - Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực (kiến thức khách quan). Vì vậy, để đạt được các mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy là điều quan trọng. - Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích quá trình tư duy, HS cần được tạo cơ hội hành động và tư duy tích cực. - Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy. Các quá trình tư duy được thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính, mà thông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp. - Các PP học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS. Các PP học tập gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà HS sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất. - Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội. - Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung do GV truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của HS. Các phương pháp, quan điểm dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm. b. Bản chất của học - Học là quá trình người học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình. Học là quá trình mang tính xã hội, văn hóa và liên nhân cách do vậy học không chỉ chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và tương tác giữa các cá nhân. Trong khi tương tác cùng nhau mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng giữa mọi người, các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết, trong quá trình đó những lý lẽ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Học là quá trình xã hội, trong đó con người liên tục đấu tranh và giải quyết các mâu thuẫn nhận thức. 8. Phương pháp Phương pháp hoạt động trong giáo dục trẻ em thành công hơn hẳn các phương pháp khác trong giảng dạy các môn trừu tượng như số học và hình học, rèn luyện trí thông minh bằng hoạt động, thu hẹp sự cưỡng ép của thầy giáo thành sự hợp tác bậc cao. Lấy người học làm trung tâm, tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở họ: trí thông minh phát triển thông qua quá trình sinh đôi của đồng hóa, điều ứng, kinh nghiệm cần phải được lên kế hoạch để cho phép cơ hội đồng hóa và điều ứng. trẻ em cần để khám phá, để thao tác, thử nghiệm, câu hỏi và để tìm kiếm câu trả lời cho bản thân hoạt động là điều cần thiết. Ông cho rằng “Học được chân lý mới chỉ là một nửa sự thật, toàn bộ chân lý phải cần được chính học sinh đó tái chinh phục, tái xây dựng và tái khám phá”. Kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, sự giao lưu với mọi người. Hành động trên các đối tượng và nó là hoạt động cung cấp kiến thức, hình thành các thao tác cụ thể và thao tác hình thức. Giao tiếp và tranh luận vấn đề để cùng nhau trao đổi và tìm ra hướng giải quyết. [...]... Kết luận sư phạm theo piagie Trẻ em cần được quan tâm cá nhân và được đối xử khác biệt( đánh giá mức độ nhận thức hiện tại, điểm mạnh, yếu) Trẻ em chỉ nên được dạy những điều mà họ có khả năng học Nhận thức được các giai đoạn phát triển của đứa trẻ để giảng dạy, thiết kế phù hợp Hỗ trợ kiến thức, hướng dẫn, kích thích học sinh làm và học từ lỗi lầm Giáo viên phải có sự tin tư ng trong khả năng của . Sư Phạm TP.HCM Khoa Tâm lý giáo dục Lớp Tâm lý 3 – K36 SV: Nguyễn Thị Lý Nguyễn Thị Hồng Nhan Đề tài: Vài nét về tư tưởng giáo dục của Jean Piaget 1. Tiểu sử: Jean Piaget 9 - 8 - 1896 ở Neuchâtel,. từ từ”. Vì thế, theo quan điểm của Piaget, giáo dục là thách thức to lớn đối với tất cả mọi người, loài người cần đấu tranh vì mục tiêu giáo dục, vượt lên trên mọi bất đồng về lí tư ng và chính. thuyết về sự phát sinh và phát triển trí tuệ cá nhân Đưa ra phạm trù giáo dục qte về nội dung cho thế hệ trẻ tinh thần trách nhiệm về vde toàn cầu. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế của giáo dục Lien

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan