TRƯỜNG THPT yên lạc 2 đề KHẢO sát THI THPT QUỐC GIA lần 1 môn sử

5 2.4K 0
TRƯỜNG THPT yên lạc 2 đề KHẢO sát THI THPT QUỐC GIA lần 1 môn sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 —————— KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VÀ THI TS ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2014 -2015 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. ——————— Câu I ( 2,0 điểm) Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? Câu II ( 3,0 điểm) Tại sao nói trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới? Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Mĩ? Câu III ( 2,0 điểm) Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1926? Câu IV (3,0 điểm) Sang năm 1926 – 1929 có những điều kiện nào tác động tới Việt Nam làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát sang tự giác? Trình bày những nét chính về phong trào công nhân trong thời gian này? …………… Hết……………. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:…………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 —————— ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ. Đáp án gồm: 04 trang. ——————— Câu Nội dung Điểm I Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? 2,0 điểm 1. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. 0,25 2. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần 0,25 - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 500 công ti xuyên quốcgia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới 0,25 - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty, hình thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kỹ thuật Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỷ XX. 0,25 - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (như EU, IMF, WTO, ASEM,…) 0,25 3. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. - Thời cơ: Tạo điều kiện cho việc hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế, chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ tiêu biểu, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lý… 0,25 - Thách thức: Làm tăng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo, làm cho mọi mặt cuộc sống của con người kém an toàn, tạo nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia => Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, nó tạo ra cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra thách thức to lớn. 0,5 II Tại sao nói trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới? Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Mĩ? 3,0 điểm 1. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm sau chiến tranh. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ có bước phát triển mạnh mẽ: + Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%. 0,25 + Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiiệp toàn thế giới( năm 1948 trên 56%). 0,25 + Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với mức trước chiến tranh. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng 2 lần tổng sản lượng các nước Anh, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. 0,25 + Giao thông vận tải: Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển. 0,25 + Tài chính: Chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới …và nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm nền kinh tế thế giới. 0,25 - Như vậy, trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 0,25 2. Nguyên nhân của sự phát triển - Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú… 0,25 - Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao… 0,25 - Tham gia chiến tranh muộn, tổn thất ít hơn so với các nước khác. Hơn nữa Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu… 0,25 - Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật… 0,25 - Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mĩ cao… 0,25 - Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước… 0,25 III Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1926? 2,0 điểm - Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước ngoài cạnh tranh chèn ép. Họ có ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài nên đã sớm đứng lên đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí khá hơn trong nền kinh tế 0,5 Việt Nam. - Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều ở một số tỉnh thành phố như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng…Ở Hà Nội có cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam. 0,25 - Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì. 0,25 - Giai cấp tư sản đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập ra Đảng Lập hiến (1923) với cơ quan ngôn luận là tờ Diễn đàn Đông Dương và tờ Tiếng dội An Nam. Ngoài Đảng Lập hiến ở trong Nam còn có nhóm Nam phong của Phạm Quỳnh và nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh ở ngoài Bắc…. 0,25 - Khi phong trào đấu tranh lên cao, thực dân Pháp nhượng bộ cho một ít quyền lợi (cho tham gia Hội đồng Quản hạt Nam Kì) tư sản Việt Nam đi vào con đường thoả hiệp với thực dân Pháp. 0,25 Nhận xét: - Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919 – 1926 mang tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phú sôi nổi song còn mang tính cải lương thoả hiệp. 0,25 - Có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị điều kiện cho những phong trào đấu tranh về sau. 0,25 IV Sang năm 1926 – 1929 có những điều kiện nào tác động tới Việt Nam làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát sang tự giác? Trình bày những nét chính về phong trào công nhân trong thời gian này? 3,0 điểm a. Hoàn cảnh - Trên thế giới: Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc có bước phát triển mạnh mẽ. Đại Hội V của Quốc tế Cộng sản (1924) đã đưa ra những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng thuộc địa. Vụ phản biến của Tưởng Giới Thạch và sự thất bại của công xã Quảng Châu năm 1927 đã cung cấp những bài học kinh nghiệm về tính hai mặt của giai cấp tư sản và về vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa. 0,5 - Ở trong nước: Sau khi thành lập vào tháng 6-1925 ở Quảng Châu- Trung Quốc, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đẩy mạnh hoạt động hướng về Việt Nam (mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng, ra báo Thanh niên, tác phẩm Đường Kách mệnh, phong trào vô 0,25 sản hoá… b. Diễn biến của phong trào công nhân - Trong hai năm 1926-1927 đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân, lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn đièn cao su Cam Tiêm 0,25 - Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá” nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. 0,25 - Phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. 0,25 - Trong hai năm 1928-1929 đã có tới 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu đó là bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh… 0,25 - Các cuộc bãi công đó không chỉ giới hạn trong phạm vi một nhà máy, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung. Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng lên. 0,25 - Sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn đến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đáp ứng được vai trò lãnh đạo dẫn đến sự phân hoá. Năm 1929 ở Việt Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản… 0,25 - Ba tổ chức cộng sản ra đời phản ánh xu thế phát triển khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Các tổ chức trên nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương trong cả nước …Nhưng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau làm ảnh hưởng tới phong trào cách mạng cả nước. 0,5 - Trước yêu cầu lịch sử, với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định vấn đề liên quan đến cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất.Thành công của hội nghị đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 …………………Hết…………………. . PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 —————— KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VÀ THI TS ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 20 14 -20 15 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ. Thời gian làm bài: 15 0 phút, không kể thời giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. ——————— Câu. phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần 0 ,25 - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 500 công ti xuyên quốcgia lớn kiểm soát tới 25 % tổng. điểm) Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 19 19 -1 926 ? Câu IV (3,0 điểm) Sang năm 1 926 – 1 929 có những điều kiện nào tác động tới Việt Nam làm

Ngày đăng: 31/07/2015, 08:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan