Chiến lược phát triển trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020

98 627 4
Chiến lược phát triển trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước của chúng ta đang đứng trước thời cơ và vận hội lớn, song thách thức cũng không nhỏ trong tình hình hội nhập khu vực và thế giới. Sự ra đời của nền kinh tế tri thức với sự phát triển khoa học công nghệ như vũ bão, môi trường kinh doanh biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới nảy sinh nhanh chóng. Vì v ậy, để có thể tồn tại và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp, tổ chức phải trả lời được các câu hỏi: “Chúng ta sẽ đi về đâu?”, “Đi bằng cách nào?”, “Sản phẩm của ta là gì?” và “Cung cấp cho thị trường nào?” nhằm định hướng đường đi nước bước của mình một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Xã hội yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngày càng cao để đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự cạnh tranh do ảnh hưởng xu thế GDĐH xuyên biên giới ngày càng lớn, các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi chất lượng đầu ra để tăng hiệu quả công việc. Vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tình hình hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu thế đó trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu xác định mục tiêu: Đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, trở thành một trung tâm mạnh về văn hóa, khoa học, đào tạo của tỉnh và khu vực ASEAN. Là một cán bộ đang công tác t ại trường, trước những đòi hỏi bức thiết của thực tế, tôi mong muốn chung sức để nghiên cứu, nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, né tránh những nguy cơ trong guồng máy đào thải khốc liệt hiện nay. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chiến lược phát triển trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận chính của việc hoạch định chiến lược. - Phân tích môi trường hoạt động của Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu. - Đưa ra mục tiêu, phương hướng hoạt động và chiến lược hoạt động của trường đến năm 2020. 2 - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện những chiến lược hoạt động đề ra. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề liên quan đến chiến lược. Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của môi trường vi mô, vĩ mô đối với các hoạt động của trường ĐH BRVT và định hướng phát triển của trường trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài “Chiến lược phát triển trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu từ nay đến năm 2020” tập trung nghiên cứu, phân tích môi trường nội bộ và bên ngoài của trường ĐH BRVT, từ đó thấy được điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và nhận diện được những cơ hội cũng như mố i đe dọa để nhà trường định hướng phát triển trong tương lai. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài vận dụng đồng thời các phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và các phương pháp: 3.1 Phương pháp định tính: Phương pháp tổng hợp, thống kê phân tích số liệu, nguồn tài liệu thu thập từ các báo cáo, thống kê của trường, các Phòng ban và các Khoa chuyên môn trong Trường. 3.2 Phương pháp định lượng: Phương pháp dự báo, ph ương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp phỏng vấn trực tiếp để đánh giá đồng bộ các điểm mạnh và điểm yếu. 6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Đề tài mang ý nghĩa thiết thực đối với nhà trường bởi vì từ những phân tích đánh giá suy luận logic các mặt trong lĩnh vực đào tạo, rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, nhìn trực diện vào nhữ ng vấn đề cần phát huy cũng như tồn tại để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, từ đó có chiến lược hiệu quả phát triển nhà trường. 7. Nội dung nghiên cứu 3 Luận văn có kết cấu chia làm 3 phần Phần thứ nhất: Phần mở đầu Phần thứ hai: Nội dung của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Khái quát về quản trị chiến lược Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động của trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Chương 3: Chiến lược phát triển Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đế n năm 2020. Phần thứ ba: Kết luận 4 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.1 Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược 1.1.1 Khái niệm về chiến lược Chiến lược là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu, lúc đầu nó thường gắn liền với lĩnh vực quân sự và được hiểu là: Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài h ạn. Tùy theo từng cách tiếp cận mà các nhà khoa học có các quan điểm khác nhau về chiến lược Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal Porter cho rằng: “Chiến lược là sự tạo ra vị thế độc đáo, xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận coi chiến lược là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler - giáo sư đại học Harvard viết: “Chiến lược là tiến trình xác định các m ục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương tiện hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James. Quinn (1980) cho rằng: “Chiến lược là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”. Và theo William J.Glueck (1980): “Chiến l ược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”. Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường luôn thay đổi nhanh chóng thì cần quan tâm đến định nghĩa của Jonson G. và Scholes K. (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn, nhằm giành lợi th ế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực trong môi trường thay đổi”. Minzberg (1976) đã định nghĩa chiến lược bằng “5P”:  Kế hoạch: Plan (Chuỗi hành động được dự định nhất quán)  Mô thức: Pattern (Sự kiên định về hành vi)  Position: Vị thế (Sự phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó) 5  Prespective: Triển vọng (Cách nhận thức về thế giới)  Ploy: Thủ thuật (Con đường. kế sách để đối phó với các đối thủ). Từ những nghiên cứu trên thì có thể hiểu “Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài”. Vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, chính sách và sự phối h ợp các hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “Dự kiến tương lai trong hiện tại”. Dựa vào chi ến lược kinh doanh các nhà quản lý có thể lập kế hoạch những năm tiếp theo. Tuy nhiên, quá trình đó phải có sự kiểm soát chặt chẽ, điều chỉnh trong từng bước đi, một chiến lược vững mạnh, luôn cần đến khả năng, điều hành linh hoạt, sử dụng được các nguồn lực vật chất, tài chính và con người thích ứng. 1.1.2 Khái niệm về quản trị chiế n lược Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược. Theo quan điểm cuốn “Chiến lược và chính sách kinh doanh”: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, xây dựng, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được mục tiêu đó trong môi trường hiệ n tại và tương lai nhằm tăng thế lực cho tổ chức”. 1.1.3 Vai trò của chiến lược 1.1.3.1 Vai trò của chiến lược trong giáo dục 6 Bất cứ lĩnh vực, bộ phận nào cũng cần xây dựng chiến lược và quản trị chiến lược làm sao cho tổ chức, đơn vị mình đạt hiệu quả tối ưu nhất. Giáo dục cũng vậy, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyế t định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Đồng thời, trước sự áp đảo của các nhà cung cấp giáo dục quốc tế đang đầu tư vào Việt Nam thì công tác hoạch định chiến lược trong giáo dục có vai trò hết sức quan trọng: - Giúp nhà quản trị xác định sứ mạng và mục tiêu, lựa chọn các phương án để thực hiện mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất; - Giúp các nhà chuyên môn duy trì m ối quan hệ chặt chẽ giữa một bên là nguồn lực và các mục tiêu của ngành, một bên là các cơ hội thị trường và vị thế cạnh tranh trên thị trường; - Giúp ngành nhận định điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ môi trường nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng cho các trường, đặc biệt là trường đại học - cao đẳng, đáp ứng được tối đa nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội; Nâng cao trình độ, khả năng đào tạo của các trường trong điều kiện hạn hẹp nhất, cũng như đảm bảo đời sống cho cán bộ giảng viên và công nhân viên. Tóm lại, chiến lược trong giáo dục có nhiệm vụ quan trọng trong việc xác định mục tiêu, đánh giá môi trường và đưa ra những chính sách nhằm xây dựng một thế hệ con người Việt Nam mới, đáp ứng kịp thời với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.3.2 Vai trò của chiến lược phát triển trường đại học Các cơ sở giáo dục đào tạo, đặc biệt các trường đại học, cao đẳng là nguồn cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho xã hội. Do đó, chiến lược và quản trị chiến lược trong công tác phát triển trườ ng đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, giúp các trường xác định mục tiêu, thấy rõ hướng đi của đơn vị trong tương lai để xem xét và quyết định đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới một mục tiêu cụ thể nhất định. Thứ hai, việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho cấp quản trị cũng như nhân viên nắm vững được nhữ ng việc cần làm để đạt 7 được thành công. Điều này sẽ khuyến khích cả hai đối tượng trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn lợi ích lâu dài của các trường và xã hội. Thứ ba, giúp các trường thấy rõ cơ hội và thách thức xảy ra trong các hoạt động hiện tại cũng như tương lai, để phân tích đánh giá dự báo các điều kiện môi trường, tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, đưa tổ chức vượt qua cạnh tranh giành thắng lợi. Điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi, sự biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ, vì vậy, quá trình quản trị chiến lược giúp nhà quản trị dự báo trước các điều kiện môi trường trong tương lai để nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ hội và né tránh những nguy cơ . Do tính biến động và phức tạp trong môi trường ngày càng gia tăng, các trường cần phải cố gắng chiếm được vị thế chủ động hoặc thụ động tấn công. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho trường đạt được mục tiêu đề ra. Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hóa vị thế của trường, giúp trường ứng phó tốt với những thay đổi của môi trường và làm chủ được tình hình. Thực tế cho thấy những trường vận dụng quản trị chiến lược tốt thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với những trường có chiến lược không tốt bằng hoặc trường gần như thụ động trong điều kiện môi trường biến đổi. Điều này không có nghĩa là các trường vận dụng quản trị chiến lược thì không gặp phải vấn đề, mà việc này có ý nghĩa trong việc giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề nghiêm trọng và tăng khả năng của trường trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện. 1.2 Các loại chiến lược Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng, tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau gồm các giai đoạn cơ bản: phân tích môi trường xác đị nh nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức 8 thực hiện và kiểm tra chiến lược, nhưng nội dung từng giai đoạn và ra quyết định phụ thuộc vào nhà quản trị là khác nhau. 1.2.1 Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp công ty xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng, ví dụ: chiến lược tăng trưởng tập trung (thâm nhập thị trườ ng, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới), chiến lược tăng trưởng hội nhập (phía trước, phía sau), chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá (đồng tâm, hàng ngang, hỗn hợp), chiến lược liên doanh v.v Trên cơ sở chiến lược cấp công ty, các tổ chức sẽ triển khai các chiến lược riêng của mình. 1.2.2 Chiến lược cấp kinh doanh (SBU) Chiến lược cấp kinh doanh (SBU: Strategic Business Unit) trong một công ty có thể là một ngành kinh doanh hay một chủng loại sản phẩm v.v Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty. Chiến lược cấp kinh doanh phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty, ví dụ: chiến lược tạo sự khác biệt, chiến lược chi phí thấp, chiến lược phòng thủ để cũng cố thị trường, chiến lược tấn công để phát triển thị trường. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì chiến lược marketing được xem là chiến lược cốt lõi của cấp đơn vị kinh doanh, đóng vai trò liên kết với các chiến lược của các bộ phận chức năng khác. 1.2.3 Chiế n lược cấp chức năng Các công ty đều có các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, nghiên cứu và phát triển v.v Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty, ví dụ: bộ phận marketing có chiến lược 4Ps, bộ phận nhân sự có chiến lược thu hút người tài giỏi về công ty, bộ phận tài chính có chiến lượ c giảm thiểu chi phí, chiến lược đầu tư cho sản phẩm mới v.v…Chiến lược cấp chức năng thường có giá trị trong từng thời đoạn của quá trình thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty. Như 9 vậy các chiến lược của 3 cấp cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả. 1.3 Các giai đoạn c ủa quản trị chiến lược 1.3.1 Giai đoạn hình thành chiến lược Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng (Mission) kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh, mặt yếu bên trong và các cơ hội, nguy cơ bên ngoài, từ đó đề ra các mục tiêu dài hạn xây dựng và lựa chọn những chiến lược thay thế. Điểm khác biệt giữa lập kế ho ạch chiến lược và quản trị chiến lược là: Quản trị chiến lược thì bao gồm cả việc thực hiện và đánh giá chiến lược, ở đây thuật ngữ “hình thành chiến lược” được sử dụng thay cho “lập kế hoạch chiến lược”. Thực hành Thực hiện Hợp nhất trực Đưa ra chiến lược nghiên cứu giác và phân tích quyết định Thực thi Thiết lập mục Đề ra các Phân phối chiến lược tiêu ngắn hạn chính sách các nguồn lực Đánh giá Xem xét lại các yếu tố So sánh các kết thực hiện chiến lược bên trong và bên ngoài quả với tiêu chuẩn điều chỉnh Hình 1.1. Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược (Nguồn: Chiến lược và sách lược kinh doanh) Như minh họa trong hình 1.1, ba hoạt động cơ bản trong hình thành chiến lược là tiến hành nghiên cứu, hòa hợp trực giác và phân tích, đưa ra quyết định. Tiến 10 hành nghiên cứu liên quan đến việc thu thập và xử lý các thông tin về các thị trường và ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất, tiến hành nghiên cứu là để xác định các điểm mạnh chủ yếu và các điểm yếu chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh chức năng. Vì không một tổ chức nào có những nguồn lực vô tận nên các nhà quản trị buộc phải đưa ra quyết định liên quan đến việc chọn chiến lược thay thế nào sẽ làm lợi cho doanh nghiệp nhiều nhất. Các quyết định trong giai đoạn hình thành chiến lược sẽ gắn tổ chức với các sản phẩm, các thị trường, nguồn tài nguyên, và công nghệ cụ thể trong một thời gian kéo dài. Các chiến lược xác định rõ các lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, nó có những ảnh hưởng lâu dài hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn đối với tổ chứ c và có những hậu quả đa chức năng chính yếu. Các nhà chiến lược cần có tầm nhìn xa tốt để hiểu hết những phân nhánh của việc hình thành các quyết định. 1.3.2 Giai đoạn thực thi chiến lược Giai đoạn thực hiện chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Thực hiện có nghĩa là huy động các nhà quả n trị và nhân viên để thực hiện các chiến lược đã được lập ra. Các hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên, thường được xem là khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược. Việc thực thi chiến lược thành công xoay quanh ở khả năng động viên nhân viên. Hoạt động này bao gồm việc phát triển các nguồn vố n cho chiến lược, các chương trình, môi trường, văn hóa và đồng thời kết hợp với việc động viên nhân viên bằng các hệ thống khen thưởng và các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu hàng năm. Các hoạt động thực thi chiến lược ảnh hưởng đến tất cả các nhân viên và quản trị viên trong tổ chức. Mọi bộ phận và phòng ban phải trả lời được các câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì để thực thiện phần việ c của mình trong chiến lược của tổ chức?” và “Chúng ta làm thế nào để thực hiện công việc tốt nhất?”. Thách thức của việc thực thi chiến lược là động viên các nhà quản trị và nhân viên trong tổ chức làm việc nhiệt tình hướng đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra. [...]... Trường Đại học dân lập Bà Rịa-Vũng Tàu đã hoàn tất Từ ngày 01/1/2006 Luật giáo dục năm 2005 có hiệu lực, trong đó quy định trường đại học chỉ có hai hình thức là công lập và tư thục Do đó, Quyết định số 27/2006/QĐ-TTg ngày 27/1/2006 Thủ tướng Chính phủ qui định trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục Khi mới thành lập Trường Đại học Bà Rịa... hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước Sứ mạng của trường được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, với các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường Sứ mạng của trường phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và của cả nước thể hiện trong chiến lược phát triển trường qua các giai đoạn 23... của nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 2.1.2.1 Sứ mạng của trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu là trường đào tạo đa trình độ, có các hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các hệ đại học liên thông, vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên kết, ngắn hạn và đa ngành: kinh tế, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn Sứ mạng của Trường. .. lược, vai trò của 20 chiến lược trong phát triển trường đại học, giới thiệu mô hình quản trị chiến lược toàn diện và công cụ thành lập ma trận đánh giá các yếu tố để xây dựng và lựa chọn chiến lược Dựa trên các quan điểm đó thì việc xây dựng chiến lược phụ thuộc vào công tác đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô, vi mô) và bên trong tổ chức Những yếu tố môi trường vĩ mô chủ yếu... khoa học, tài chính kế toán… Sự phân tích này dựa trên nguồn lực và khả năng của nhà trường 21 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU 2.1 Giới thiệu tổng quan về trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang phấn đấu sớm trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại mạnh về kinh tế biển với hệ thống cảng biển... thì chiến lược càng hấp dẫn Bước 6: Tính tổng số điểm hấp dẫn của từng chiến lược trong ma trận QSPM bằng cách cộng tổng số điểm hấp dẫn của tất cả các yếu tố Chiến lược nào có tổng số điểm hấp dẫn cao hơn thì biểu thị chiến lược càng hấp dẫn Tóm tắt chương 1 Trong chương này, tác giả đã khái quát cơ sở lý luận phục vụ nghiên cứu đề tài, trong đó trình bày các khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược, ... động của trường Trường mới thành lập được 6 năm, hàng năm số lượng sinh viên của trường quản lý ngày càng tăng nhiều hơn so với số sinh viên tốt nghiệp ra trường khoảng 1000 SV, trong đó một số sinh viên tiếp tục học liên thông tại trường Tuy nhiên, hàng năm việc tuyển dụng giảng viên vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu sự phát triển của nhà trường Mặt khác, cơ cấu giảng viên nữ trẻ (tuổi từ 24 đến 35... ngoài ST: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của nhà trường để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài WO: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài WT: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài Các chiến lược gia không bao giờ xem xét tất cả các chiến lược khả thi có lợi cho nhà trường vì có... kết quả chiến lược WO vào ô thích hợp 7 Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài, ghi kết quả chiến lược ST vào ô thích hợp 19 8 Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài, ghi kết quả chiến lược WT vào ô thích hợp 1.7.4 Ma trận QSPM Sau khi kết hợp các phương án chiến lược, chúng ta có một loạt các chiến lược được đề xuất Bước tiếp theo là đánh giá các chiến lược này,... điểm mạnh yếu Phân phối các nguồn lực Đo lường và đánh giá kết quả Thông tin phản hồi Hoạch định Thực hiện Đánh giá chiến lược chiến lược chiến lược Hình 1.2 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện (Nguồn: Chiến lược và sách lược kinh doanh) Trong thực thế quá trình quản trị chiến lược không được phân chia rõ ràng và thực hiện chặt chẽ như đã chỉ ra trong mô hình Các nhà quản trị không thực hiện quá trình . quát về quản trị chiến lược Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động của trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu Chương 3: Chiến lược phát triển Trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đế n năm 2020. Phần thứ. đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty, ví dụ: chiến lược tạo sự khác biệt, chiến lược chi phí thấp, chiến lược phòng thủ để cũng cố thị trường, chiến lược tấn công để phát triển. Chiến lược phát triển trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu từ nay đến năm 2020 tập trung nghiên cứu, phân tích môi trường nội bộ và bên ngoài của trường ĐH BRVT, từ đó thấy được điểm mạnh cần phát

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan