Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 chọn lọc số 8

5 459 0
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 chọn lọc số 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN SỬ THỜI GIAN : 180 phút Câu 1 ( 3,0 điểm )Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, Đông Nam Á có những biến đổi to lớn gì? Trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là quan trọng nhất? Tại sao? Câu 2 ( 3,0 điểm )Quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ II có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó? Sự khởi đầu chủa chiến tranh lạnh từ năm 1947 đến năm 1955 như thế nào? Câu 3 ( 3,0 điểm ). Phân tích những điêm giống nhau và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương. Câu 4 ( 3,0 điểm ). Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của Hội đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 5 ( 4,0 điểm ). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1920 đến năm 1945, hãy làm sang tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 6 ( 4,0 điểm ). Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì? Khó khăn nào là chủ yếu mhất? ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 a/ Những biến đổi của các nước Đông Nam Á: - Từ thân phận là những nước thuộc địa, nửa thuộc địa, là thị trường tiệu thụ của phương Tây, các nước Đông Nam Á đã trở thành những nước độc lập - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình và đạt được nhiều thành tựu to lớn như Singapo, Malaixia, Thái Lan, …( đặc biệt là Singapo, nước có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á - Cho đến tháng 4 – 1999 có 10/10 nước Đông Nam Á là thành viên của khối ASEAN b/ Biến đổi quan trọng nhất: - Tất cả các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập - Tại vì, nếu có giành được độc lập thì mới có điều kiện xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh. 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2 a/ Quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô: - Là đồng minh của nhau trong chiến tranh thế giới thứ II - Sau chiến tranh thế giới thứ II là đối thủ của nhau b/ Sự khác nhau là do: - Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc 0,25 0,25 1 + Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hối và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. + Mỹ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. c/ Sự khởi đầu của chiến tranh lạnh * Phía Mỹ : - Học thuyết Truman ( 1947): sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối vưới nước Mỹ  viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm biến hai nước nầy thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. - Kế hoạch Macsan (6/1947):không chỉ phục hồi kinh tế các nước Tây Âu mà còn tập hợp các nước nầy vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.Kế hoạch Macsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập ngày 4/4/1949 tại Washinton, lúc đầu gồm có Mỹ và 11 nước phương Tây. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN. * Phía Liên Xô: - Tháng 1/1949, LX và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. - Tháng 5/1955, LX và các nước Đông Âu thành lập - Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị-quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. - Sự ra đời của NATO và Vacsava đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thé giới. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 3 a/ Những điểm giống nhau: - Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là : CM tư sản dân quyền và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách - Đều xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam (Đông Dương)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày - Khẳng định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là đảng cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân - Khẳng định cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là 1 bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. b/ Khác nhau: 0,25 0,25 0,25 0,25 2 - Nhiệm vụ cách mạng: + Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng, đã đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. + Luận cương đề ra nhiệm vụ đánh đổ phong kiến – đế quốc. Chưa thấy được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu - Lực lượng cách mạng: + Cương lĩnh nêu: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, tiểu trung địa chủ và tư sản, chủ trương trên đã tập hợp được sức mạnh của cả d6an tộc. + Luận cương nêu: giai cấp công nhân và nông dân. Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ. 0,5 0,5 0,5 0,5 4 a/ Sự thành lập: - 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) và lựa chọn một số thanh niên tích cực của nhóm Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/1925) - 6/1925, Nuyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. b/ Hoạt động của Hội VNCMTN: - 21/6/1925, báo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội. - 1927 xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh”, tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc. - Báo “Thanh niên” và sách “Đường kách mệnh” trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam - 1928, tổ chức phong trào “Vô sản hóa”: đưa hội viên vào hầm mỏ, xí nghiệp vận động quần chúng và công nhân đứng lên đấu tranh. c/ Vai trò: - Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin làm chuyển biến về chất của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức Cộng Sản ở Việt Nam trong năm 1929. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng, vì vậy coi đây là tổ chức tiền than của Đảng. 5 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: 3 - Tìm ra được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: + Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin + Năm 1920, Người xác định con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, đây là công lao vĩ đại đầu tiên của Người. - Sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam: + Trải qua gần 10 năm hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho cách mạng Việt Nam + Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin + Triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, vạch ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. - Trực tiếp xây dựng lực lượng và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945: + Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam: triệu tập và chủ trì Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 ( 5 – 1941) tại Cao Bằng, hoàn chỉnh chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu + Xây dựng lực lượng chính trị ( lập Mặt trận Việt Minh 5 – 1941) + Xây dựng căn cứ địa cách mạng ( chọn Cao Bằng làm căn cứ địa phát triển thành khu giải phóng Việt Bắc ) + Xây dựng lực lượng vũ trang ( chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 12- 1944) + Cùng với TW Đảng kịp thời chớp đúng thời cơ phát động Tổng khởi tháng Tám năm 1945 thành công , lập ra nước Việt Nam dân chủ công hòa ( 2 – 9 – 1945 ) 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 6 a/ Thuận lợi - Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ mới - Có sự lãnh đạo của Đảng , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh . - Hệ thống XHCN hình thành, phong trào giải phóng dân tộc, hòa bình dân chủ thế giới phát triển. b/Khó khăn: - Nạn ngoại xâm và nội phản: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 4 + Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng. + Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu. -Kinh tế: + Nền kinh tế nước ta lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, hậu quả của nạn đói vẫn chưa khắc phục được, tiếp đó nạn lụt lớn, nửa số ruộng đất không canh tác được. + Nền công nghiệp lạc hậu, nhiều nhà máy vẫn nằm trong tay tư bản Pháp. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Tài chính: ngân sách Nhà nước trống rỗng, quân Trung Hoa Dân quốc tung các loại tiền mất giá làm cho nền tài chính thêm rối loạn. - Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ . - Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo như "ngàn cân treo sợi tóc". c/ Khó khăn chủ yếu nhất: nguy cơ ngoại xâm và nội phản, vì nó trực tiếp đe dọa nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 5 . ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2 012 – 2013 MÔN SỬ THỜI GIAN : 180 phút Câu 1 ( 3,0 điểm )Từ sau chiến tranh thế giới thứ. Hội đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 5 ( 4,0 điểm ). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1920 đến năm 1945, hãy làm sang tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là : CM tư sản dân quyền và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách - Đều xác định

Ngày đăng: 30/07/2015, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan