Tiểu luận nhóm xây dựng trang trại kỹ thuật cao môn học lập và phân tích dự án

43 501 0
Tiểu luận nhóm xây dựng trang trại kỹ thuật cao  môn học lập và phân tích dự án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đi kèm với sự phát triển kinh tế của đất nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập tăng dẫn đến những nhu cầu về tiêu dùng cũng được nâng lên một bước. Một trong những nhu cầu mới xuất hiện trong những năm trở lại đây, và ngày càng tăng, đó là nhu cầu về nông sản sạch. Một vấn đề khiến nhu cầu này ngày càng tăng cao là vệ sinh an toàn thực phẩm. Những vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, sữa nhiễm melamine, siêu bột ngọt, nước tương có MPD3,…khiến người tiêu dùng rất lo sợ, và do đó mong muốn được sử dụng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng. Chính vì lí do đó, nên chúng tôi quyết định đầu tư dự án trang trại kĩ thuật cao sản xuất nông sản sạch.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Môn học: Lập & Phân tích dự án XÂY DỰNG TRANG TRẠI KỸ THUẬT CAO TpHCM 06/12/2015 BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN Xuân Tuấn Nga I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Đặt vấn đề x 1.2. Giới thiệu dự án x II. PHÂN TÍCH KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Cơ sở pháp lý x 2.2. Phân tích công nghệ x 2.3. Địa điểm đầu tư x 2.4. Khả thi tài chính x 2.5. Khả thi đầu vào x 2.6. Khả thi đầu ra x 2.7. Phân tích khả thi môi trường x 2.8. Phân tích kinh tế x x x III. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN 3.1. Phân tích rủi ro về thời gian x x x 3.2. Phân tích rủi ro kinh tế x x x IV. Kết luận 4.1. Kết luận x x x 4.2. Hạn chế x x x MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Đặt vấn đề Đi kèm với sự phát triển kinh tế của đất nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập tăng dẫn đến những nhu cầu về tiêu dùng cũng được nâng lên một bước. Một trong những nhu cầu mới xuất hiện trong những năm trở lại đây, và ngày càng tăng, đó là nhu cầu về nông sản sạch. Một vấn đề khiến nhu cầu này ngày càng tăng cao là vệ sinh an toàn thực phẩm. Những vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, sữa nhiễm melamine, siêu bột ngọt, nước tương có MPD3,…khiến người tiêu dùng rất lo sợ, và do đó mong muốn được sử dụng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng. Chính vì lí do đó, nên chúng tôi quyết định đầu tư dự án trang trại kĩ thuật cao sản xuất nông sản sạch. I.2. Giới thiệu dự án I.2.1. Sơ lược về dự án Sản phẩm của dự án là trang trại kĩ thuật cao. Trang trại sản xuất các sản phẩm chính gồm rau sạch, thịt heo và thịt gà. Quá trình sản xuất của trang trại sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại, đảm bảo sản phẩm sạch và số lượng lớn. Bên cạnh đó, mô hình sản xuất truyền thống nhưng hiệu quả là VCB (vườn – chuồng – biogas) được tích hợp nhằm tận dụng ưu điểm sẵn có. Chủ đầu tư dự án giả định là một công ty với 100% vốn trong nước. I.2.2. Mục đích của dự án Sau khi đi vào hoạt động, trang trại sẽ đáp ứng nhu cầu rau sạch đang ngày càng tăng của người tiêu dùng. I.2.3. Mục tiêu của dự án Nhằm đạt được mục đích trên, hai mục tiêu cụ thể được đặt ra: • 100% nông sản của trang trại đạt tiêu chuẩn GAP • Sau năm đầu tiên đi vào hoạt động, sản phẩm của trang trại chiếm ít nhất 0.5% thị phần rau an toàn, 0.5% thị phần thịt heo an toàn, 0.5% thị phần thịt gà an toàn trên địa bàn thành phố HCM. I.2.4. Quy mô của dự án Dự án được đầu tư với tổng số vốn 200 tỉ đồng, thời gian xây dựng 2 năm, trên diện tích 200 ha, thời gian hoạt động của trang trại là 30 năm. Công suất dự kiến hàng năm là 20000 tấn rau, 10000 tấn thịt heo, 6000 tấn thịt gà. I.2.5. Các hạng mục xây dựng chính 5 Dự án gồm 9 hạng mục xây dựng chính là khu trồng rau, khu chăn nuôi heo, khu chăn nuôi gà, khu giết mổ, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, nhà điều hành, nhà ở của nhân viên và căntin. II. PHÂN TÍCH KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ II.1. Cơ sở pháp lý Các căn cứ pháp lí để chứng minh việc thực hiện dự án tuân thủ theo những quy định của nhà nước • Qui hoạch sử dụng đất của các tỉnh đã chọn, do UBND các tỉnh phê duyệt theo quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 01/09/2004. • Quyết định số 166/2001/QĐ-TTG về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2001-2010 do thủ tướng chính phủ ban hành ngày 26/10/2001. • Quyết định số 150/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 do thủ tướng chính phủ ban hành ngày 20/06/2005. • Thông tư 04/2003/TT-BTC về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng do bộ tài chính ban hành ngày 10/01/2003. • Quyết định số 56/2003/QĐ-UBTTG về việc các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân nghiên cức kinh doanh sản xuất giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn Tp HCM do UBND thành phố ban hành ngày 25/04/2003. • Quyết định số 188/2005/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ phê duyệt ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 ban hành ngày 22/07/2005. • Chỉ thị số 403-TTg về việc chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm nguồn gốc động vật do Thủ tướng Chính phủ ban hành • Nghị định số 12/2000/ NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đầu tư và xây dựng của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ. • Nghị định số 07/2003/ NĐ-CP ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính Phủ. 6 • Nghị định số 16/2005/ NĐ-CP ngày 17/02/2005 của Chính Phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. • Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Nghị định 16/2005 ngày 17/02/2005 của Chính Phủ. • Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của chính phủ quy định chi tiết về thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. • Thông tư số 09/2000/ TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và xây dựng. • Thông tư số 04/2005/ TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư công trình xây dựng. • Thông tư số 03/2006/ TT- BXD bổ sung một số điểm trong thông tư số 04/2005/ TT- BXD về việ lập và quản lý chi phí dự án đầu tư công trình xây dựng. • Thông tư số 15/2000/ TT-BXD của bộ xây dựng hướng dẫn các hình thức quản lý và thực hiện các dự án đầu tư và công trình xây dựng. • Thông tư số 14/2005/ TT-BXD về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. • Thông tư số 09/2000/ TT-BKH ngày 02/08/2000 của bộ kế hoạch đầu tư về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 05/1999/ TT-BKH ngày 11/11/1999 của bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn quản lý dự án quy hoạch. • Thông tư số 08/2005/ TT-BXD ngày 06/05/2005 của bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. • Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình. • Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 về việc ban hành định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. • Quyết định số 11/2005//QĐ-BXD ngày 15/04/2005 về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế công trình xây dựng. • Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/07/2001 về việc ban hành định mức chi phí tư vấn và xây dựng. II.2. Phân tích công nghệ II.2.1. Công nghệ trồng rau a) Phương pháp canh tác bằng dung môi 7 Giới thiệu phương pháp: Hạt được gieo vào bọt biển, hạt sẽ nảy mầm trên đó, sau đó cây con sẽ được trồng trên khung giá. Sau 10 ngày tiếp theo cây sẽ được đưa vào những giá trồng và chuyển vào nhà bằng nhựa dẻo, những tấm lưới rau được xếp nghiêng chụm vào nhau để thuận lợi cho việc chăm sóc. Đèn cao áp được sử dụng thay cho ánh sáng mặt trời và được tắt mở theo nhu cầu phát triển của rau diếp. Chất dung môi được phun đều đặn trực tiếp vào mặt sau của giá đỡ, điều đó giúp không bị lãng phí. Rau diếp sẽ phát triển rất nhanh bởi rễ cây dễ hấp thụ ô xi trong không khí. Những tấm giá đỡ dễ dàng di chuyển phụ thuộc vào sự phát triển của rau diếp, sau đó rau diếp sẽ được thu hoạch trực tiếp từ giá đỡ. Ưu điểm: Tránh cho đất bị khô cằn và mất chất sau thời gian canh tác dài, giảm nhân công chăm sóc, giảm thời gian sinh trưởng của rua, tiết kiệm chi phí thông qua tiết kiệm phân bón, có thể sản xuất trên quy mô lớn. b) Phương pháp thủy canh Giới thiệu phương pháp: thủy canh là phương pháp trồng cây trong nước giàu chất dinh dưỡng và oxygen, đây là phương pháp nông nghiệp công nghệ cao của thế kỉ 21. Nếu trồng cây trong đất, chúng ta sẽ phải nhờ đến các vi sinh vật và một vài cái yếu tố khác để phân hủy các chất hữu cơ tạo thành các muối dinh dưỡng cơ bản cho cây dễ hấp thu. sau đó , cần phải có nước để hòa tan các muối này ra tạo thành dung dịch cho rễ cây hút vào nuôi cây. Với phương pháp thủy canh thì nước giàu chất dinh dưỡng bao gồm các loại muối có trong đất, cần thiết cho sự phát triển của cây, cây có thể hấp thu trực tiếp mà không cần phân giải nhờ các yếu tố khác, vì vậy môi trường thủy canh có thể nói là hòan tòan cân đối. Ưu điểm: Không cần tưới nước, không cần chăm sóc, làm cỏ, bắt sâu, không cần theo dõi thúc phân theo từng thời điểm phát triển của cây rau, không sợ rau bị nhiễm hóa chất độc hại… Nhược điểm: Khó sản xuất trên quy mô lớn. c) Phương pháp trồng rau không dùng đất 8 Giới thiệu phương pháp: Rau được trồng trong nhà có mái che, tưới bằng hệ thống nhỏ giọt tự động hoặc bán tự động, vừa đảm bảo độ đồng đều, vừa tiết kiệm nước, đặc biệt trong những vùng hạn hán. Ngoài ra, các công việc nặng nhọc nhất của nhà nông như cày bừa, cuốc xới, lên luống, làm cỏ, bỏ phân được giải phóng. Nước tưới cho rau được bổ sung trên 10 nguyên tố đa, vi lượng, đảm bảo cho cây phát triển. Sau mỗi vụ trồng, có thể trồng tiếp luôn mà không cần phải cày bừa, làm cỏ lại như ngoài đồng ruộng. Ưu điểm: Ưu điểm của công nghệ là trồng rau trên các giá thể có sẵn trong nước, không dùng đất nên không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại Người trồng cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun tưới. Nhược điểm: Khó áp dụng sản xuất quy mô lớn  Lựa chọn công nghệ: Trang trại sản xuất trên quy mô lớn, trong khi hai phương pháp trồng rau thủy canh và trồng rau không dùng đất khó áp dụng sản xuất quy mô lớn, vì vậy quyết định chọn công nghệ trồng rau bằng dung môi. II.2.2. Công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch Hai công nghệ đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là màng bán thấm BOQ – 15 và màng Chitosan a) Màng bám thấm BOQ-15 Là hỗn hợp dung môi hữu cơ và thuốc chống nấm được kết hợp với nhau dưới dạng một dung dịch lỏng dùng để bảo quản các loại quả thuộc họ Citrus ( cam, chanh, quít, bưởi) và một số loại rau ăn quả như cà chua. Sau khi thu hái, nông dân chỉ cần rửa sạch, lau khô rồi nhúng hoặc dùng khăn sạch tẩm dung dịch lau một lớp mỏng trên bề mặt quả, để khô 3-5 phút rồi xếp vào thùng carton đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Lớp màng mỏng bằng Parafine hữu cơ có tác dụng vừa làm bóng mặt quả, tăng thêm độ hấp dẫn của mã quả, vừa có tác dụng ngăn sự bốc hơi nước giảm sự hao hụt khối lượng trong suốt quá trình bảo quản. Thuốc chống nấm được phối trộn với parafine có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhiễm và gây hại của nấm bệnh nhưng hoàn toàn không độc hại với con người khi sử dụng 9 Ưu điểm: Công nghệ đơn giản, dễ làm; hiệu quả cao, chi phí tương đối thấp. b) Màng Chitosan Chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm thành một dạng dung môi lỏng có tác dụng tạo thành màng mỏng phủ trên bề mặt vỏ quả nhằm ngăn chặn sự mất nước và xâm nhập của nấm bệnh. Quy trình bảo quản như sau: Đầu tiên làm sạch rau quả, khử những vi khuẩn, hóa chất (như dư lượng thuốc trừ sâu) trên rau, củ quả, sau đó chần qua nước sôi và phun đều dung dịch chitosan và đưa vào phòng lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, nếu rau, củ, quả chỉ giữ ở phòng lạnh không thì vẫn có thể bị héo vì ẩm độ ở phòng lạnh khá thấp, khoảng 60%. Vì vậy cần tăng cường thêm ẩm độ để rau, củ, quả tươi lâu, không bị héo. Ưu điểm: Giá rẻ, rau củ được làm sạch hơn trong quá trình bảo quản, bảo quản được trong thời gian dài (có thể lên tới 8 tuần) nên thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa.  Lựa chọn công nghệ: Cả hai công nghệ đều có ưu điểm trong bảo quản, nhưng xem xét về thời gian bảo quản và chi phí thì công nghệ Chitosan tốt hơn. Vì vậy quyết định chọn công nghệ bảo quản bằng Chitosan. II.2.3. Công nghệ chăn nuôi Hiện tại công nghệ chăn nuôi kĩ thuật cao trên quy mô lớn không có nhiều. Một công nghệ đang được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao là công nghệ chăn nuôi công nghiệp khép kín. Công nghệ này đòi hỏi sự khép kín giữa tất cả các khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi như: chọn lựa thức ăn phù hợp từng độ tuổi gia súc gia cầm, chọn giống, xử lí chất thải, xây dựng chuồng trại đạt chuẩn kĩ thuật, phòng dịch, vệ sinh chuồng trại… Do tính hiệu quả và an toàn trên quy mô lớn nên công nghệ này được chọn áp dụng. II.2.4. Công nghệ biogas Những lợi ích mang lại khi sử dụng công nghệ biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi: Tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn chất lượng cao, có thể dùng trong sản xuất rau sạch; tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường do chăn nuôi 10 [...]... các giá trị này tương đối lớn, và thời gian hoàn vốn ngắn Vì vậy, nhìn chung dự án này xứng đáng để nhà đầu tư bỏ vốn IV.2 Hạn chế Dự án sử dụng một vài số liệu mang tính chất chủ quan như: • • Trọng số và điểm đánh giá địa điểm đầu tư Trọng số và điểm đánh giá các công ty cung cấp, ngân hàng Dự án sử dụng vài giả thuyết như phân bố và giá cả nông sản trong tương lai nên dự báo có thể không chính xác... Crystal Ball Phát phân bố cho thời gian hoàn thành mỗi công việc: phân bố tam giác Biến dự báo là thời gian hoàn thành dự án Chạy mô phỏng với 10000 lần thử 26 Hình 3.1 Phân bố thời gian hoàn thành dự án Ta có thể dễ dàng tính xác suất hoàn thành dự án theo thời gian mong muốn Ví dụ nếu thời gian hoàn thành dự án ≤ 630 ngày thì xác suất đạt được là 33.78% Hình 3.2 Xác suất hoàn thành dự án ≤ 630 ngày Nếu... thải, khử mùi hôi hiệu quả, hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh 20 Ngoài ra còn có một số giải pháp khác như xây dựng tường bao quanh trang trại để hạn chế tiếng ồn phát tán ra ngoài, xây dựng hầm tự hoại, ao lắng lọc để xử lí nước thải II.8 Phân tích kinh tế II.8.1 Tính toán kinh tế theo quan điểm chủ đầu tư Theo quan điểm chủ đầu tư: CFBT = I - C TI = CFBT – D – IB T = TI * TR CFAT = CFBT... 2,277,739.46 51% VND 38,725.52 6 Bảng 2.8 Phân tích kinh tế theo quan điểm ngân hàng 25 Biểu đồ 2.9 Dòng tiền sau thuế theo quan điểm ngân hàng Theo quan điểm ngân hàng, sau 30 năm sẽ thu lợi 2277 tỉ 730 triệu VND, với suất thu hồi nội tại IRR là 51% III PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN III.1 Phân tích rủi ro về thời gian Xem phụ lục 3 về tiến độ hoàn thành dự án và rủi ro Thông số đầu vào là 3 loại thời gian cho mỗi... giữa GDP và thời gian 17 Biểu đồ 2.4 Tương quan giữa GDP bình quân và nhu cầu thịt heo sạch Biểu đồ 2.5 Tương quan GDP bình quân và nhu cầu thịt gà sạch 18 Biểu đồ 2.6 Tương quan giữa GDP bình quân và nhu cầu rau sạch Các phân tích hồi quy cho thấy mức độ tương quan giữa các biến là rất cao, do đó mô hình dự báo này là đáng tin cậy Đầu tiên ta sẽ dự báo GDP bình quân theo thời gian, sau đó dự báo nhu... dự báo nhu cầu các loại nông sản theo GDP Dùng mô hình này, dự báo được nhu cầu nông sản sạch của người dân thành phố trong vòng 30 năm, thời gian trang trại đang trong quá trình hoạt động (Kết quả xem phần phụ lục 1) II.6.2 Chiến lược thị phần Dựa vào kết quả dự báo, ban quản lí dự án và chủ đầu tư đưa ra chiến lược về thị phần của trang trại trong thời gian vận hành 19 Biểu đồ 2.7 Chiến lược thị... là 95% thì NPV và IRR lần lượt là 2077.086 tỷ và 49% Hình 3.14 NPV ứng với xác suất 95% Hình 3.15 IRR ứng với xác suất 95% 32 IV Kết luận IV.1 Kết luận Xét về các mặt cơ sở pháp lí, công nghệ, môi trường, đầu vào, đầu ra, tài chính, dự án đều khả thi Về mặt kinh tế, tính toán cho thấy các giá trị thể hiện lợi nhuận mang lại là NPV và IRR theo cả hai quan điểm chủ đầu tư và ngân hàng đều cao, xác suất... tư dự kiến của dự án là 200 tỉ đồng, vốn tự có của công ty là 90 tỷ Đồng Việt Nam, nên cần vay ngân hàng 110 tỉ đồng Hiện tại có 4 ngân hàng đang mở rộng vốn vay cho các dự án nông nghiệp, đó là ngân hàng Agribank, ngân hàng Á Châu , ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam và ngân hàng Công Thương Với những yếu tố chọn trước, ta có bảng phân tích trade-off để chọn ra ngân hàng phù hợp nhất với dự án. .. năm thị phần mỗi loại sản phẩm của công ty sẽ tăng 0.5% so với năm đầu Dựa vào chiến lược này, công suất của trang trại sẽ được thiết kế phù hợp để đáp ứng yêu cầu II.7 Phân tích khả thi môi trường Trang trại là tổ hợp trồng trọt – chăn nuôi – giết mổ, trong đó hai hoạt động chăn nuôi và giết mổ có thể tác động rất lớn đến môi trường Phân, nước thải, chất thải rắn nếu không được xử lí tốt sẽ gây những... II.5 Khả thi đầu vào Trong quá trình sản xuất, trang trại cần các đầu vào là giống cây, giống chăn nuôi, phân bón, thức ăn gia súc và thuốc thú y Về con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, hiện tại có 2 nhà cung cấp lớn nhất ở miền nam là Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn và công ty TNHH Thương Mại Trang Nông Với những yếu tố đã được ban quản lí dự án thông qua cho nhà cung cấp, sử dụng bảng trade-off: . TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và xây dựng. • Thông tư số 04/2005/ TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Môn học: Lập & Phân tích dự án XÂY DỰNG TRANG TRẠI KỸ THUẬT CAO TpHCM 06/12/2015 BẢNG PHÂN. tư công trình xây dựng. • Thông tư số 15/2000/ TT-BXD của bộ xây dựng hướng dẫn các hình thức quản lý và thực hiện các dự án đầu tư và công trình xây dựng. • Thông tư số 14/2005/ TT-BXD về việc

Ngày đăng: 30/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    • I.1. Đặt vấn đề

    • I.2. Giới thiệu dự án

    • II. PHÂN TÍCH KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

      • II.1. Cơ sở pháp lý

      • II.2. Phân tích công nghệ

      • II.3. Địa điểm đầu tư

      • II.4. Khả thi tài chính

      • II.5. Khả thi đầu vào

      • II.6. Khả thi đầu ra

      • II.7. Phân tích khả thi môi trường

      • II.8. Phân tích kinh tế

      • III. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN

        • III.1. Phân tích rủi ro về thời gian

        • III.2. Phân tích rủi ro kinh tế

        • IV. Kết luận

          • IV.1. Kết luận

          • IV.2. Hạn chế

          • V. Tài liệu tham khảo

          • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan