Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115CP của Chính phủ

117 494 0
Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115CP của Chính phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các bộ ngành; nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sát sao kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, năng động sáng tạo bắt nhịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của đất nước, tham mưu có hiệu quả với các cấp bộ Đảng và chính quyền đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn bộc lộ nhiều vướng mắc bất cập. Đặc biệt, vấn đề quản lý nhà nước đối với cán bộ quản lý (sau đây gọi tắt là cán bộ) ngành giáo dục và đào tạo trong tỉnh còn bộc lộ những hạn chế nhất định . Ngày 24-12-2010 Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, yêu cầu nâng cao trách nhiệm, phát huy năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp các ngành đối với công tác này. Tuy nhiên, để Nghị định 115/CP thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, điều dễ nhận thấy là chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục đào tạo và sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, của toàn ngành giáo dục đào tạo cũng như các cơ quan, tổ chức và toàn dân. Là cán bộ công tác tại Sở Nội vụ, cơ quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo, đồng thời được giao phụ trách theo dõi ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh; xuất phát từ yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại địa phương, tôi thấy mình có trách nhiệm nghiên cứu nắm vững các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước về giáo dục đào tạo, bám sát thực tiễn địa phương, góp phần tích cực vào việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP của Chính phủ”.

LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ của Học viện Quản lý Giáo dục đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Lê Phước Minh, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng chí lãnh đạo phòng ban của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên; các cán bộ quản lý Trường trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non trong tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Tuy bản thân đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện và có thể áp dụng trong thực tế công tác. Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2012 Học viên Phạm Thị Tuyết CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH Trung ương: Ban Chấp hành Trung ương CBQL: Cán bộ quản lý CĐSP: Cao đẳng Sư phạm CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐHSP Đại học Sư phạm GV: Giáo viên GD-ĐT: Giáo dục - Đào tạo HĐND: Hội đồng nhân dân LLCT: Lý luận chính trị Nghị định 115/CP: Nghị định 115/2010/NĐ-CP NV: Nhân viên TƯ: Trung ương THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở UBND: Ủy ban nhân dân QLNN: Quản lý nhà nước QLNS: Quản lý nhân sự XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Giả thuyết khoa học 2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Đóng góp của luận văn 4 9. Bố cục luận văn 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 5 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và quản lý cán bộ 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 6 1.2.1. Quản lý 6 1.2.2. Hệ thống quản lý 7 1.2.3. Chức năng quản lý 8 1.2.4. Quản lý nhà nước 10 1.2.5. Quản lý nhà nước về giáo dục 10 1.2.6. Công tác quản lý cán bộ 12 1.2.7. Quản lý nhà trường 14 1.3. Những nội dung cơ bản của Nghị định115/CP liên quan đến công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục 15 1.3.1. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục 16 1.3.2. Phân cấp quản lý cán bộ giáo dục 16 1.4. Những nội dung cơ bản của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BGDĐT-BNV liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục 21 1.4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 21 1.4.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 23 1.5. Chức năng quản lý nhân sự 24 1.6. Nội dung cơ bản của công tác quản lý nhân sự trong GD-ĐT 25 1.6.1. Qui hoạch và Lập kế hoạch phát triển 25 1.6.2. Tuyển dụng và sử dụng cán bộ, giáo viên và CBQL giáo dục 29 1.6.3. Phân công nhiệm vụ, bổ nhiệm viên chức quản lý và thẩm quyền bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý (trên tinh thần nghị định 115/CP) 31 1.7. Công tác đánh giá nhân sự 33 1.7.1. Xây dựng hệ thống đánh giá 33 1.7.2. Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức hàng năm 33 1.7.3. Quản lý hồ sơ cán bộ 34 1.8. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn 35 1.8.1. Mục tiêu, nguyên tắc của đào tạo, bồi dưỡng nhân sự 35 1.8.2. Cơ chế quản lý cán bộ ngành giáo dục 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁN BỘ NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN TRƯỚC KHI CÓ NGHỊ ĐỊNH 115/CP 38 2.1. Khái quát thực trạng và phương hướng phát triển giáo dục trong phạm vi cả nước trước khi Nghị định 115/CP ra đời 38 2.2. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục trước khi thực hiện Nghị định 115/CP của Chính phủ 46 2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về giáo dục của tỉnh Hưng Yên trước khi có Nghị định 115/CP 51 2.3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hưng Yên 51 2.3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tác động đến sự phát triển giáo dục 55 2.3.3. Tổng quan về giáo dục- đào tạo tỉnh Hưng Yên và điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 77 Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN THEO TINH THẦN NGHỊ ĐỊNH 115/CP 78 3.1. Khả năng thực thi của Nghị định 115/CP (giới hạn ở những vấn đề liên quan đến quản lý cán bộ ngành giáo dục) 78 3.1.1. Việc phân quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức CBQL giáo dục 78 3.1.2. Việc phân cấp quản lý đối với Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh 80 3.1.3. Việc phân cấp quản lý đối với các trường Đại học ngoài công lập đóng trên địa bàn tỉnh 81 3.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cán bộ giáo dục tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP 82 3.2.1. Nâng cao tư tưởng nhận thức, tuyệt đối tuân thủ Luật Giáo dục và Nghị định 115/CP 82 3.2.2. Xây dựng và quy định tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với địa phương 82 3.2.3. Giải pháp về phát triển đội ngũ 90 3.2.4. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn: quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với thực tế địa phương 100 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục 101 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104 I. Kết luận 104 II. Khuyến nghị 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Hào 59 Bảng 2.2. Phòng GD-ĐT huyện Văn Lâm 59 Bảng 2.3. Phòng GD-ĐT huyện Phù Cừ 60 Bảng 2.4. Phòng GD-ĐT huyện Tiên Lữ 60 Bảng 2.5. Phòng GD-ĐT huyện Văn Giang 60 Bảng 2.6. Phòng GD-ĐT huyện Yên Mỹ 61 Bảng 2.7. Phòng GD-ĐT huyện Kim Động 61 Bảng 2.8. Phòng GD-ĐT huyện Ân Thi 61 Bảng 2.9. Phòng GD-ĐT huyện Khoái Châu 62 Bảng 2.10. Phòng GD-ĐT thành phố Hưng Yên 62 Bảng 2.11. Tổng hợp số liệu chuyên viên các Phòng giáo dục trong toàn tỉnh 62 Bảng 2.12. Tổng hợp số liệu CBQL cấp THCS trong toàn tỉnh 63 Bảng 2.13. Tổng hợp số liệu CBQL cấp Tiểu học trong toàn tỉnh 63 Bảng 2.14. Tổng hợp số liệu CBQL Mầm non trong toàn tỉnh 64 Bảng 2.15.Tổng hợp số lượng CBQL ngành giáo dục cấp huyện trong toàn tỉnh 64 Bảng 2.16. Tổng hợp - phân tích chất lượng CBQL ngành giáo dục cấp huyện trong toàn tỉnh 64 Bảng 2.17. Tổng hợp - phân tích chất lượng cán bộ lãnh đạo Sở, Phòng giáo dục và tương đương trong toàn tỉnh, năm 2010 66 Bảng 2.18. Thống kê và phân loại giáo viên THPT Hưng Yên (năm học 2009-2010).67 Bảng 2.19. Giáo viên & CBQL THPT Hưng Yên. Tính theo chuẩn trình độ (năm học 2009-2010) 69 Bảng 2.20. Điều tra trình độ đội ngũ CBQL các trường THPT (công lập) của Hưng Yên 70 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các bộ ngành; nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sát sao kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, năng động sáng tạo bắt nhịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của đất nước, tham mưu có hiệu quả với các cấp bộ Đảng và chính quyền đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn bộc lộ nhiều vướng mắc bất cập. Đặc biệt, vấn đề quản lý nhà nước đối với cán bộ quản lý (sau đây gọi tắt là cán bộ) ngành giáo dục và đào tạo trong tỉnh còn bộc lộ những hạn chế nhất định . Ngày 24-12-2010 Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, yêu cầu nâng cao trách nhiệm, phát huy năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp các ngành đối với công tác này. Tuy nhiên, để Nghị định 115/CP thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, điều dễ nhận thấy là chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục đào tạo và sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, của toàn ngành giáo dục đào tạo cũng như các cơ quan, tổ chức và toàn dân. Là cán bộ công tác tại Sở Nội vụ, cơ quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực xã hội, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo, đồng thời được giao 1 phụ trách theo dõi ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh; xuất phát từ yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại địa phương, tôi thấy mình có trách nhiệm nghiên cứu nắm vững các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước về giáo dục đào tạo, bám sát thực tiễn địa phương, góp phần tích cực vào việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP của Chính phủ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai Nghị định 115/CP tại tỉnh Hưng Yên, đánh giá các mặt mạnh, yếu và các điều kiện đáp ứng của việc đổi mới quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị định 115/CP; đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ của ngành giáo dục theo tinh thần và yêu cầu của Nghị định 115/CP nhằm không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. 3. Giả thuyết khoa học Một số năm gần đây công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý, đánh giá, luân chuyển, phân cấp đối với cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên có nhiều tiến bộ, thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục địa phương. Tuy nhiên, đó đây vẫn tồn tại một số bất cập, yếu kém; việc triển khai Nghị định 115/CP còn có những vướng mắc cần được tháo gỡ. Nếu được triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp đề xuất này thì công tác các bộ của ngành giáo dục Tỉnh Hưng Yên sẽ hiệu quả hơn trên tinh thần Nghị định 115/CP 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên 2 4.2. Khách thể nghiên cứu Giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về những giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo. 5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên 5.3. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP 6. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian có hạn và phạm vị nghiên cứu rộng nên Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về công tác cán bộ và việc phân cấp trong quản lý của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP, thuộc phạm vi Sở GD-ĐT và một số Phòng GD-ĐT huyện, một số trường tiêu biểu. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Các tài liệu nghiên cứu về giáo dục, quản lý giáo dục trong nước và thế giới; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020; các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên; các văn bản hướng dẫn thực hiện NĐ 115 và một số báo cáo về tình hình triển khai Nghị định 115/CP ở tỉnh Hưng Yên và tham chiếu một số tỉnh bạn ở đồng bằng sông Hồng. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi đối tượng là CBQL, GV nhằm tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. 3 - Phỏng vấn sâu: Chuyên gia, Ban chất lượng huyện, CBQL, tổ chuyên môn nhằm tìm hiểu sâu hơn về giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ, viên chức ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP của Chính phủ 7.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 8. Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, phân cấp quản lý giáo dục, về nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý cán bộ và đào tạo trong ngành giáo dục. - Về mặt thực tiễn: Góp phần đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên nói riêng. 9. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý cán bộ giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên trước khi có Nghị định 115/CP. Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý cán bộ giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định 115/CP. Kết luận và khuyến nghị 4 [...]... hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước Nói cách khác quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra 1.2.5 Quản lý nhà nước về giáo dục Quản lý nhà nước về giáo dục là hoạt động của nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước) trong lĩnh vực giáo dục trên... giáo dục Quản lý trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh Theo Từ điển giáo dục: Quản lý nhà trường là thực hiện hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chức nhà trường Hoạt động quản lý nhà. .. bản của Nghị định1 15/CP liên quan đến công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục Nghị định 115 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 Trong Luận văn, tác giả xin trích dẫn một số nội dung quan trọng có liên quan đến công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục địa phương làm cơ sở pháp. .. phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà 11 nước Hay nói cách khác quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục) chủ yếu bằng pháp luật, bằng chính sách tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, trên... chức hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo 1.4.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Về vị trí chức năng: Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn... nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo Hiểu một cách cụ thể là: - Quản lý giáo dục là hệ thống tác... CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và quản lý cán bộ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước Trong... vững nguyên tắc, đồng thời có kinh nghiệm, kỹ năng, thực hiện các quy trình quản lý cán bộ 14 1.2.7 Quản lý nhà trường Nhà trường nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo và hệ thống xã hội, vì vậy nó luôn có mối quan hệ, tác động qua lại với môi trường xã hội Cần phải phân biệt rõ quản lý giáo dục và quản lý nhà trường Quản lý giáo dục là quản lý một hoạt động, còn quản lý nhà trường là quản lý một thiết... quy định pháp luật [11] + Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn [11] 1.4 Những nội dung cơ bản của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLTBGDĐT-BNV liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục Một năm sau ngày Nghị định 115/CP ra đời, ngày 19/102011 Bộ Giáo dục và Đào. .. của chủ thể quản lý đến đối tượng bị/được quản lý - Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định 1.2.6 Công tác quản lý cán bộ Công tác quản lý cán bộ giữ vị trí trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng Đội ngũ cán bộ . tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên 2 4.2. Khách thể nghiên cứu Giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên theo tinh thần Nghị định. việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với cán bộ ngành giáo. đáp ứng của việc đổi mới quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị định 115/CP; đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý cán bộ của ngành giáo dục theo tinh thần và yêu cầu của Nghị định 115/CP

Ngày đăng: 30/07/2015, 14:10

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan