Nghiên cứu một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ

127 654 0
Nghiên cứu một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI HOÀNG CHÍ LINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NÂNG MỨC ĐẢM BẢO CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG MÙA KIỆT ĐẾN VẬN HÀNH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước Mã số: 60-62-30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Quang Vinh Hà Nội - 2010 Lời cảm ơn Trước tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, những con người đã tận tụy dạy dỗ chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Thủy lợi thân yêu. Các thầy cô không chỉ là những người truyền đạt cho em những kiến thức mà còn mở ra cho chúng em những suy nghĩ, những dự định và những niềm đam mê, đặc biệt về lĩnh vực mà chúng em được học-lĩnh vực thủy lợi. Vậy là cũng hơn 8 năm, từ khi bước chân vào mái trường Thủy lợi năm 2003, đến lúc ra trường và đi làm, rồi lại trở về trường để tiếp tục học tập. Niềm đam mê về lĩnh vực thủy lợi ngày càng lớn dần trong em, càng thôi thúc em cần phải tiếp tục học tập, nghiên cứu và làm việc để tìm hiểu thêm những điều còn ẩn chứa trong lĩnh vực này. Trong thời gian học tập tại trường, em luôn cố gắng tiếp thu những kiến thức các thầy cô giáo truyền đạt để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kết hợp với những kiến thức thực tế để phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu và phục vụ sản xuất. Những bước trưởng thành của em có một phần rất lớn nhờ sự giúp đỡ tận tụy của các thầy cô giáo. Vì vậy, qua những dòng này em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS. TS. Lê Quang Vinh trong thời gian qua đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình. Thầy đã dành nhiều thời gian phân tích, hướng dẫn cho em hiểu những vấn đề khi em gặp khó khăn, tạo mọi điều kiện để em từng bước tiếp cận trong nghiên cứu khoa học. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2010 Học viên Hoàng Chí Linh - 1 - MỤC LỤC Danh mục các hình vẽ 4 Danh mục các bảng biểu 4 MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Nôi dung và kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được 7 6. Địa điểm nghiên cứu 7 7. Bố cục luận văn 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 8 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 8 1.1.1. Vị trí địa lý 8 1.1.2. Đặc điểm địa hình 8 1.1.3. Đặc điểm địa chất 9 1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 9 1.1.5. Đặc điểm khí hậu 10 1.1.6. Mạng lưới sông ngòi và đặc điểm thủy văn sông ngòi 13 1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI 15 1.2.1. Khái quát chung 15 1.2.2. Nông nghiệp 16 1.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 16 1.2.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp 17 1.2.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 19 1.2.3. Lâm nghiệp 19 1.2.3.1. Hiện trạng 19 1.2.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp 20 1.2.4. Thủy sản 21 1.2.4.1. Hiện trạng sản xuất 21 1.2.4.2. Định hướng phát triển thủy sản 22 1.2.5. Công nghiệp 23 - 2 - 1.2.6. Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng và dự báo đến năm 2020 theo một số kịch bản phát triển vùng đồng bằng Bắc Bộ 24 1.2.6.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng Bắc Bộ 24 1.2.6.2. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đến 2020 theo một số kịch bản phát triển 25 1.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI VÀ HIỆU QUẢ CẤP NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 26 1.3.1. Khái quát 26 1.3.2. Hiện trạng phân vùng cấp nước vùng đồng bằng Bắc Bộ 27 1.3.2.1. Vùng Tả sông Hồng 27 1.3.2.2. Vùng Hữu sông Hồng 28 1.3.2.3. Vùng hạ du sông Thái Bình 30 1.3.2.4. Vùng hạ du sông Cầu 32 1.3.2.5. Một số vùng tưới khác 33 1.3.3. Hiện trạng công trình thủy lợi phục vụ tưới vùng đồng bằng Bắc Bộ 34 1.3.3.1. Vùng Hữu sông Hồng 34 1.3.3.2. Vùng Tả sông Hồng 34 1.3.3.3. Vùng Hạ du sông Thái Bình 35 1.3.3.4. Vùng Hạ du sông Cầu 36 1.3.4. Đánh giá tình trạng hạn hán ở Bắc Bộ 36 1.4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG 38 CHƯƠNG 2:TÍNH TOÁN YÊU CẦU CẤP NƯỚC VÀ CÂN BẰNG NƯỚC . 39 2.1. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TƯỚI 39 2.2. PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC TƯỚI 42 2.2.1. Khái niệm về vùng và phân vùng 42 2.2.2. Cơ sở khoa học phân vùng tưới 42 2.2.3. Kết quả phân vùng cấp nước tưới 43 2.3. NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 44 2.3.1. Yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước 44 2.3.2. Đinh mức cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước 45 2.4. CÂN BẰNG NƯỚC 48 2.4.1. Tài liệu cơ bản và sơ đồ tính thủy lực 48 2.4.2. Tính toán cân bằng nước 51 2.5. CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 54 2.6. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI 55 - 3 - 2.6.1. Khái quát hệ thống Bắc Hưng Hải 55 2.6.2. Một số công trình thủy lợi chính trong hệ thống Bắc Hưng Hải 57 2.6.3. Tóm tắt hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Hưng Hải 59 2.6.4. Tính toán yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải 62 2.6.4.1. Nhu cầu nước cho nông nghiệp 62 2.6.4.2. Tính toán nhu cầu nước cho các ngành khác và nhu cầu nước cho môi trường 70 2.6.5. Xác định lượng nước đến 70 2.6.5.1. Mực nước tại Xuân Quan giai đoạn hiện tại 70 2.6.5.2. Mực nước tại Xuân Quan giai đoạn 2020 72 2.6.5.3. Xác định lưu lượng qua cống Xuân Quan với P = 75% và P = 85% 72 2.6.6. Tính toán cân bằng nước 73 2.6.6.1. Phương pháp tính toán 73 2.6.6.2. Tính toán cân bằng nước 73 2.7. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 74 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG MỨC ĐẢM BẢO CẤP NƯỚC ĐẾN VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 77 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG 77 3.2. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG BẮC HƯNG HẢI 77 3.2.1. Tác động trong trường hợp mực nước tại nguồn cấp thấp hơn mực nước yêu cầu 77 3.2.2. Tác động trong trường hợp mực nước tại nguồn cấp đáp ứng yêu cầu lấy nước 81 3.3. TÁC ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NGUỒN NƯỚC ĐẾN KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐỦ YÊU CẦU CẤP NƯỚC 82 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO YÊU CẦU CẤP NƯỚC 83 3.4.1. Trường hợp nguồn nước đến đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước 83 3.4.2. Trường hợp nguồn nước đến không đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước 83 3.5. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 87 - 4 - DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng Bắc Bộ Hình 2.1. Sơ đồ tính toán thủy lực mạng sông Hồng - Sông Thái Bình và hệ thống biên trên- biên dưới Hình 2.2: Biểu đồ so sánh nhu cầu nước với P=75% và P = 85% năm 2010 và 2020 Hình 2.3. Biểu đồ so sánh nhu cầu nước và lượng nước đến năm 2010 Hình 2.4. Biểu đồ so sánh nhu cầu nước và lượng nước đến năm 2020 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân bố diện tích theo cao độ của vùng đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng Bảng 1.3 : Độ ẩm trung bình tháng và năm của một số trạm khí tượng Bảng 1.4 : Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng Bảng 1.5 : Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng Bảng 1.6 : Tổng số gió nắng trung bình tháng - năm tại một số trạm khí tượng Bảng 1.7: Biến động diện tích đất nông nghiệp của các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.8 : Diện tích trồng lúa của các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.9: Thống kê diện tích, năng suất và sản lượng một số cây lương thực chính vùng đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.10: Thống kê diện tích rừng của các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.11: Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước trong một số năm điển hình Bảng 1.12: Diện tích khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề các địa phương vùng Đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.13. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 vùng đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.14: Bảng tổng hợp các vùng tưới và các thông số chủ yếu của các vùng Bắc Bộ Bảng 1.15: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Hữu sông Hồng Bảng 1.16: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Tả sông Hồng Bảng 1.17: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Hạ du sông Thái Bình Bảng 1.18: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Hạ du sông Thái Bình Bảng 1.19: Tình hình hạn hán thiếu nước tưới cho ây trồng toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ một số vụ đông xuân Bảng 2.1. Chênh lệch lượng mưa năm giữa P = 75% và P = 85% các trạm vùng đồng bằng Bắc Bộ - 5 - Bảng 2.2. Diện tích yêu cầu cấp nước cho các loại cây trồng theo các kịch bản phát triển Bảng 2.3. Yêu cầu cấp nước cho các ngành kinh tế khác Bảng 2.4. Hệ số tưới của các khu thủy lợi Bảng 2.5. Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước ngọt Bảng 2.6. Nhu cầu nước phân theo các ngành kinh tế với P = 75% Bảng 2.7. Nhu cầu nước phân theo các ngành kinh tế với P = 85% Bảng 2.8. Mực nước nhỏ nhất và trung bình 3 tháng kiệt tại một số vị trí trên các sông Bảng 2.9. So sánh mực nước tại một số vị trí trên hệ thống sông Bảng 2.10: Mực nước thiết kế cống An Thổ Bảng 2.11: Hiện trạng và dự báo dân số đến năm 2020 vùng Bắc Hưng Hải Bảng 2.12: Hiện trạng và phương hướng phát triển nông nghiệp vùng Bắc Hưng Hải Bảng 2.13: Hiện trạng và phương hướng phát triển chăn nuôi vùng Bắc Hưng Hải Bảng 2.14: Hiện trạng và phương hướng phát triển thủy sản vùng Bắc Hưng Hải Bảng 2.15: Hiện trạng và phương hướng phát triển công nghiệp vùng Bắc Hưng Hải Bảng 2.16: Độ ẩm trung bình tháng các trạm Bảng 2.17: Nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất các trạm Bảng 2.18: Số giờ nắng trung bình ngày các trạm Bảng 2.19: Vận tốc gió trung bình các trạm Bảng 2.19: Lịch thời vụ gieo trồng các vùng trong hệ thống Bắc Hưng Hải Bảng 2.20: Mô hình mưa tưới theo tháng tại trạm Hà Nội Bảng 2.21: Mô hình mưa tưới theo tháng tại trạm Hưng Yên Bảng 2.22: Mô hình mưa tưới theo tháng tại trạm Hải Dương Bảng 2.23: Lịch thời vụ gieo trồng các vùng trong hệ thống Bắc Hưng Hải Bảng 2.24: Độ ẩm trong lớp đất canh tác của cây trồng cạn Bảng 2.25: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của lúa Bảng 2.26: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của các loại cây trồng khác Bảng 2.27: Chiều sâu bộ rễ của các loại cây trồng cạn Bảng 2.28: Hệ số tưới theo tháng các tiểu vùng với P=75% Bảng 2.29: Hệ số tưới theo tháng các tiểu vùng với P=85% Bảng 2.30. Hệ số tưới các tiểu vùng với P=75% và P=85% Bảng 2.31: Mô hình mực nước theo tháng tại trạm Xuân Quan Bảng 2.32: Lưu lượng chảy qua cống Xuân Quan tháng 2 Bảng 2.33: Kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống Bắc hưng Hải năm 2010 Bảng 2.34: Kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống Bắc hưng Hải năm 2020 - 6 - MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hơn 50 năm qua, các công trình thủy lợi cấp nước tưới cho nông nghiệp ở nước ta được thiết kế xây dựng đều có mức đảm bảo cấp nước không quá 75%. Theo TCXDVN 285:2002: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, trong bảng 4.1 quy định các công trình thủy lợi được thiết kế với mức đảm bảo cấp nước tưới cho nông nghiệp là 75% và cho sinh hoạt từ 80% đến 95%. Hiện nay diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng đang giảm dần do nhu cầu đất công nghiệp, đất thổ cư, đất đô thị hóa đang tăng dần; đồng thời với yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn thì việc đa dạng hóa các hình thức sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng cần phải được chú trọng; muốn vậy thì trước tiên nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phải ổn định hơn. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi, mức đảm cấp nước tưới ở nước ta hiện nay với tần suất 75% là thấp, không phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển, cần phải nghiên cứu đề xuất nâng mức đảm bảo cấp nước cao hơn mức hiện nay. Ngày 06/3/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 510/BNN-TL về việc hướng dẫn kỹ thuật kiên cố hóa kênh mương theo chủ trương của Chính phủ, trong đó quy định mức đảm bảo tưới là 85%. Việc nâng mức đảm bảo cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, mức đảm bảo cấp nước, đặc biệt là cấp nước trong mùa kiệt phụ thuộc vào khả năng của các nguồn nước đến, khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi đã và sẽ xây dựng - là một vấn đề cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu và giải quyết thỏa đáng. Mặt khác, trong trường hợp có đủ nguồn nước đến thì tác động của việc tăng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp đến vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng là một vấn đề rất lớn chưa được xem xét nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trong để đề xuất đề tài: “Nghiên cứu một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc bộ”. Đề tài khoa học này là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế-xã hội. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng do nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác các công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ. - 7 - III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG - Đối tượng nghiên cứu là nguồn nước đến và yêu cầu cấp nước cho các công trình thủy lợi trong các hệ thống thủy lợi. - Phạm vi nghiên cứu ứng dụng: Các hệ thống thủy lợi điển hình vùng đồng bằng Bắc Bộ. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp kế thừa Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học công nghệ của các tác giả đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn. V. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC - Tính toán nhu cầu cấp nước cho nông nghiệp với mức đảm bảo 85% và cho các đối tượng sử dụng nước khác theo quy định trong TCXDVN 285:2002 của các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ tại thời điểm hiện tại và dự báo đến năm 2020. - Sử dụng kết quả tính toán lượng nước đến vùng đồng bằng Bắc bộ của Viện Quy hoạch Thủy lợi, tính toán cân bằng đường quá trình nước đến với đường quá trình nước yêu cầu cho hệ thống thủy lợi. - Đánh giá một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước đối với các công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Các giải pháp có thể áp dụng để đảm bảo yêu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của vùng theo mức đảm bảo 85%. VI. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Vùng đồng bằng Bắc bộ. VII. BỐ CỤC LUẬN VĂN Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau: - Chương I: Tổng quan vùng đồng bằng Bắc Bộ - Chương II: Tính toán yêu cầu cấp nước và cân bằng nước. - Chương III: Ảnh hưởng của tăng mức đảm bảo cấp nước đến vận hành và khai thác công trình thủy lợi. - 8 - CHƯƠNG I TỔNG QUAN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Đồng bằng Bắc bộ được giới hạn từ 19P o P56’25’’ đến 21P o P34’27’’ vĩ độ Bắc và từ 105P o P17P ’ P đến 106P o P48’25’’ kinh độ Đông. Gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. + Phía Bắc và Tây Bắc giáp vùng Đông bắc + Phía Tây và Tây Nam giáp vùng Tây bắc + Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ + Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Vùng đồng bằng Bắc Bộ được bồi tụ và là tam giác châu hiện đại có diện tích khoảng 15.000 kmP 2 P với địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình từ Việt Trì tới bờ biển (theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) khoảng 9cm/km, chênh lệch nơi cao nhất và nơi thấp nhất khoảng 10m. Ngoài ra còn những đồi núi còn sót cao trên dưới 100m nằm rải rác ở đồng bằng (nhất là rìa phía Đông Bắc và Tây Nam). Ra sát biển và cũng có những cồn cát cao 2÷3 m, giữa sông Trà Lý và sông Hồng có khoảng 25 dải song song tạo thành vùng đất cồn rộng 30 km, cao hơn mặt ruộng 1÷2 m, có làng mạc ở trên đó. Đất ở đồng bằng Bắc Bộ có cao độ phổ biến từ 0,4m ÷ 9m trong đó diện tích có cao độ < 2,0m khoảng 456.000 ha chiếm 58%. Tỷ lệ diện tích đồng bằng theo cao độ xem bảng 1.1. Bảng 1.1: Phân bố diện tích theo cao độ của vùng đồng bằng Bắc Bộ Cao độ (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ % Cao độ (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ % Nhỏ hơn 1 233298 29,90 5 ÷ 6 23146 2,97 1 ÷ 2 222724 28,55 6 ÷ 7 25278 3,24 2 ÷ 3 106789 13,69 7 ÷ 8 12190 1,56 3 ÷ 4 92389 11,84 8 ÷ 9 12455 1,60 4 ÷ 5 32026 4,10 Lớn hơn 9 19910 2,55 [...]... kê, phần đất nông nghiệp bị giảm chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi xã hội, các khu công nghiệp, làng nghề và các khu đô thị mới 1.2.2.2 Kết quả sản xuất nông nghiệp 1 Sản xuất lương thực Đồng bằng Bắc Bộ, một trong hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước, là vùng có truyền thống và trình độ thâm canh lúa nước, có nhiều vùng chuyên... lối mòn; việc cập nhật tài liệu kỹ thuật không làm thường xuyên, số liệu báo cáo không nhất quán do khái niệm không đồng nhất giữa các nơi 1.3.2 Hiện trạng phân vùng cấp nước vùng đồng bằng Bắc Bộ Theo viện Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ được chia thành 4 vùng thủy lợi với 23 khu: 1.3.2.1 Vùng Tả sông Hồng a Khu Bắc Thái Bình Khu thủy lợi Bắc Thái Bình bao gồm diện tích đất đai của các huyện:... TRẠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI VÀ HIỆU QUẢ CẤP NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.3.1 Khái quát Vùng đồng bằng Bắc Bộ có 2940 công trình chính, trong đó có 2354 trạm bơm các loại và 586 hồ đập, cống tự chảy các loại Nhiều công trình trong vùng được xây dựng từ những năm 60÷80 của thế kỷ trước, thậm chí có những công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc với các chỉ tiêu thiết kế thấp lại ít được tu sửa, bảo. .. tạo, nâng cấp các công trình và hệ thống các công trình thủy lợi và các công trình hạ tầng đã có đáp ứng yêu cầu cấp nước và tiêu thoát nước cho các khu vực quy hoạch chuyên nuôi trồng thủy sản - Phát triển sản xuất, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững - Đưa nhanh tiến bộ khoa học công. .. đặc biệt có những vùng cồn cát cao từ 2,0÷2,5m và những vùng trũng thấp sát biển có cao trình từ 0,2÷0,4m Nhìn chung địa hình bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như việc bố trí công trình thủy lợi Là vùng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên các hệ thống công trình thủy lợi cũng mang tính chất vùng triều, chủ yếu là tưới tiêu tự chảy Diện tích canh tác đang được mở rộng do công tác quai đê... trong hai vùng trọng điểm sảm xuất lương thực của cả nước với tổng sản lượng lương thực sản xuất hàng năm chiếm trên 60% sản lượng lương thực của miền Bắc và gần 20% của cả nước Sự chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi mạnh diện mạo nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Từ một nền nông nghiệp độc canh đến nay phần lớn ruộng đất canh tác đã được khai thác tương đối triệt để, hầu hết... luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, gia giầy để xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản - Tiếp tục thành lập mới các khu công nghiệp Thành lập và mở rộng các khu công nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện và tiêu chí quy hoạch và phát triển KCN Đồng thời, phải có kế hoạch hoàn thiện đồng bộ cơ sở... lâm sản ngoài gỗ 1.2.4 Thủy sản 1.2.4.1 Hiện trạng sản xuất Nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi các loại thủy sản ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có từ lâu đời Tuy nhiên nghề này mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây Theo kết quả điều tra, một số công ty quốc doanh thủy sản được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay vẫn đang tiếp tục hoạt động có hiệu quả với quy mô sản. .. sản xuất ngày càng mỏ rộng Đã có hàng chục nghìn hội gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản Nhiều hộ đầu tư hàng tỷ đồng để tạo ao, đầm, ruộng trũng, làm lồng bè để nuôi trồng thủy sản với quy mô trang trại, thâm canh thao hướng công nghiệp Bảng 1.11: Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước trong một số năm điển hình Năm Diện tích (ha) - Đồng bằng Bắc Bộ. .. tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất trồng lúa ở các vùng úng trũng và đất nông nghiệp bị nhiễm mặn cho năng suất thấp thành đất nuôi trồng thủy sản - Quy hoạch khai thác hợp lý diện tích đất ngập nước vùng ven biển, đất hoang hóa, bãi cát, cồn cát hoặc mặt nước biển ven bờ vào nuôi trồng thủy hải sản - Nghiên cứu đầu tư xây dựng bổ sung thêm công trình thủy lợi, công trình thuộc . NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng do nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác các công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ. . quá trình nước đến với đường quá trình nước yêu cầu cho hệ thống thủy lợi. - Đánh giá một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước đối với các công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ. . trình thủy lợi cũng là một vấn đề rất lớn chưa được xem xét nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trong để đề xuất đề tài: Nghiên cứu một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông

Ngày đăng: 30/07/2015, 11:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia trong

    • HOÀNG CHÍ LINH

      • Hà Nội - 2010

      • Loi cam on

      • 1. Muc luc

      • 2. Mo dau

      • 3. Chuong1

      • 4. Chuong2

        • ETc = ETo xKc (2.8)

        • 5. Chuong3

        • 6. KLuan&Knghi

        • 7. TL TKhao

        • 8. Phu luc

        • 9.1.Phu luc TV

        • 9.2. ND Phu luc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan