Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên

150 662 0
Nghiên cứu các giải pháp tăng diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Công trình đại thuỷ nông Nậm Rốm được khởi công xây dựng từ năm 1962 là một trong những công trình lớn nhất trong hệ thống thủy lợi miền núi với một đập chính dài hơn 60m, cao 10,5m, hai tuyến kênh tả, hữu dài 32km, Công trình phục vụ nước tưới tiêu cho hơn 3.500ha lúa và rau màu ở lòng chảo Điện Biên, góp phần đưa năng suất lúa từ 5 - 6 tạ/ha lên 5 - 6 tấn/ha, thậm chí có nơi 7 - 8 tấn/ha. Nguồn nước của hệ thống là dòng chảy cơ bản của sông Nậm Rốm và được bổ sung từ hồ chứa nước Pa Khoang. Tuy nhiên trong những năm gần đây để tận dụng lợi thế về du lịch lịch sử, nâng cao tỷ trọng du lịch, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, hồ Pa Khoang ngoài nhiệm vụ cấp nước cho hệ thống thủy nông Nậm Rốm được bổ sung thêm nhiệm vụ du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản. Để đáp ứng nhu cầu về du lịch kết hợp nuôi trồng thủy sản mực nước chết trong hồ được nâng lên + 920 m nhằm tạo mặt nước thích hợp trong việc tạo cảnh quan du lịch. Do đó lượng nước bổ sung từ hồ chứa nước Pa Khoang cho hệ thống giảm đi đáng kể, hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm đứng trước nguy cơ thiếu nước cho sản suất nông nghiệp, làm cho diện tích tưới của hệ thống bị giảm sút nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này cần có những giải pháp nâng cao diện tích tưới của hệ thống. Từ những phân tích nêu trên thấy rằng việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tìm ra giải pháp nâng cao diện tích tưới của hệ thống Thuỷ nông Pa Khoang – Nậm Rốm, tỉnh Điện Biên trong điều kiện thay đổi về nhiệm vụ của hồ Pa Khoang là hết sức cần thiết và cấp bách. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài là đề xuất những giải pháp công trình và phi công trình nhằm nâng cao diện tích tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển đa mục tiêu và đảm bảo phát triển bền vững. 2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm với diện tích tưới 3.500 ha. Đối tượng nghiên cứu là khía cạnh tưới của hệ thống. IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm: 1.1. Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm - Hiện trạng các công trình đầu mối và hệ thống kênh mương. - Hiện trạng quản lý khai thác của hệ thống. - Phân tích các nguyên nhân làm giảm hiệu quả tưới của hệ thống. 1.2. Tính toán cân bằng nước trên hệ thống theo các giai đoạn. - Phân tích, đánh giá nguồn nước đến của hồ chứa nước Pa Khoang. - Phân tích, đánh giá nhu cầu nước dùng của hệ thống. - Tính toán cân bằng nước trên hệ thống. 1.3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm. - Nghiên cứu cân bằng nước của hệ thống trong điều kiện thay đổi về nhu cầu nước và nguồn nước đến. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình nhằm nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phi công trình nhằm nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu: Tài liệu hiện trạng các công trình cấp nước tưới và phương hướng phát triển dân sinh, kinh tế. - Phương pháp phân tích thống kê trong phân tích nguồn nước đến. 3 - Phương pháp phân tích hệ thống: đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng nghiên cứu. - Phương pháp mô hình toán: ứng dụng mô hình tính toán tưới tiết kiệm nước của trường đại học thủy lợi để tính toán nhu cầu cấp nước tưới cho hệ thống. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phân tích tính toán. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯỚI CỦA CÁC HỆ THỐNG THỦY NÔNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI. Trên thế giới hiện nay có hàng trăm nghìn hệ thống thủy lợi lớn, nhỏ cung cấp nước tưới cho khoảng 150 triệu ha đất trồng lúa và hàng trăm triệu ha cây trồng khác. Trong những năm gần đây cùng với sự biến đổi khí hậu, sự bùng nổ về dân số dẫn tới đất đai ngày càng bị thu hẹp, nguồn nước ngày càng cạn kiệt, lại bị chi phối cho các nhu cầu khác như công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ ngày càng tăng là một thách thức không nhỏ đối khả năng phục của các hệ thống thủy nông. Vì vậy công tác nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu qủa tưới của các hệ thống thủy nông bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tăng sản lượng lúa trên một đơn vị sử dụng nước, cải tiến quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước bằng các giải pháp diều tiết nước mặt ruộng hợp lý, sử dụng tối đa nguồn nước mưa sẵn có, giảm thấm, giảm bốc hời mặt thoáng là những giải pháp khá hữu hiệu đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là khu vực châu Á. Sự thiếu nước như đã nêu ở trên đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm kiếm các giải pháp làm giảm nhỏ lượng nước dùng trong các hộ dùng nước nhằm giảm sử mất cân đối trong cán cân tiêu thụ nước của các ngành. Ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo là ngành có tỷ lệ tiêu thu nước lớn nhất chiếm hơn 80% lượng nước tưới ở khu vực châu á. Vì vậy đây là khu vực được các nhà khoa học ưu tiên nghiên cứu nhằm tìm các biện pháp tưới thích hợp thay thế biện pháp tưới truyền thống để giảm lượng nước tưới cho lúa. Tuỳ theo khu vực nghiên cứu, các giải pháp giảm lượng nước tưới có thể chia làm 2 loại: - Giảm lượng nước tưới trên hệ thống dẫn. - Giảm lượng nước tưới tại mặt ruộng. Việc giảm lượng nước tưới trên hệ thống dẫn chủ yếu được thực hiện thông qua việc làm giảm tổn thất do thấm trên kênh thông qua việc cải tạo, nâng cấp hệ 5 thống kênh dẫn nước bằng việc cứng hoá hay lát mái kênh. Hay nói cách khác là dùng giải háp công trình để giảm lượng nước tưới. Tuy nhiên các biện pháp này thường chỉ giảm được lượng nước tưới từ 5% đến 15%. Hơn nữa biện pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ngoài ra các biện pháp khác như biện pháp san phẳng đồng ruộng, biện pháp sử dụng lại nguồn nước hồi quy cũng là những biện pháp hữu hiệu trong việc giảm lượng nước tưới của hệ thống. Các biện pháp hứa hẹn nhiều kết quả là biện pháp giảm lựng nước tưới tại mặt ruộng thông qua việc điều tiết lớp nước mặt ruộng nhằm năng cao hiệu quả sử dụng nước mưa, giảm các thành phần hao nước như thấm và bốc hơi mà không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Biện pháp tưới nông lộ phơi là biện pháp được chú ý nghiên cứu ở nhiều nước như Nhật, Trung Quốc, Philipin, ấn Độ, Tây Ban Nha, Mỹ 1.2. TỔNG QUAN VỀ HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC. Cho tới nay cả nước hiện có 75 hệ thống thủy lợi lớn, chúng ta đã xây dựng được: Gần 800 hồ chứa lớn và hơn 3.500 hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m 3 với chiều cao đập trên 10 m để phục vụ tưới, phát điện như hồ chứa Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô (Hà Tây), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) Hơn 2.000 trạm bơm tưới, tiêu lớn như Trịnh Xá, Bạch Hạc, Hồng Vân, Đan Hoài, La Khê, Vâ Đình và hàng trục nghìn trạm bơm loại vừa và nhỏ với tổng công suất bơm lên tới 24,6 triệu m 3 /h. Hơn 5.000 cống lấy nước, cống tiêu tự chảy, đập dâng hình thành các hệ thống thủy lợi lớn như hệ thống Bắc Hưng Hải, Thạch Nham, Nam Thạch Hãn, Nha Trinh – Lâm Cấm, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít. Đến nay các hệ thống thủy lợi đã tưới trực tiếp được 3,5 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha, cung cấp 5 tỷ m 3 mỗi năm cho sinh hoạt và công nghiệp. 6 Mặc dù Việt Nam được cho là nước có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên trong số hơn 800 tỷ m3 nước được hình thành hàng năm, có 2/3 được hình thành bên ngoài lãnh thổ. Điều này không đảm bảo sự ổn định về nguồn nước hàng năm vì sự phụ thuộc vào tỷ lệ khai thác, sử dụng nước của các nước vùng thượng nguồn. Mặt khác trong số gần 300 tỷ m3 nước được hình thành trong nội địa, sự phân bố rất không đồng đều cả theo không gian và thời gian đã làm cho nhiều vùng rất khan hiếm nước. Bên cạnh đó, nhu cầu nước của các ngành kinh tế như công nghiệp, thủy sản, giao thông thủy, du lịch dịch vụ đang ngày càng gia tăng làm cho tình hình cấp nước cang trở nên khó khăn. Ngành nông nghiệp đang đứng trước thách thức to lớn trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngành về nguồn nước cấp cho tưới. Thực tế đó đã thúc đẩy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong tưới qua đó nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống là giải pháp sống còn trong điều kiện cấp nước ngày càng hạn chế trong nông nghiệp. Một số nghiên cứu nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống thủy nông điển hình đã được thực hiện trong phạm vi cả nước: Nguyễn Viết Chiến (1998) đã ứng dụng mô hình IMSOP xây dựng chế độ vận hành quản lý hệ thống thủy nông La Khê nhằm giảm tổn thất do tưới không đúng thời điểm, tăng hệ số sử dụng nước mưa. Các nghiên cứu của Đào Xuân Học và Nguyễn Quang Kim (2000, 2005) chú trọng đến khả năng sử dụng nước hồi quy trong các hệ thống thủy nông của vùng duyên hải Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Kết quả cho thấy việc sử dụng nước hồi quy có thể tiết kiệm được một lượng nước tưới từ 5 đến 10%. Về thiết bị, công nghệ tưới, gần đây nhiều nghiên cứu được tiến hành bằng việc ứng dụng các thiết bị tưới hiện đại như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt áp dụng cho các loại cây trồng cạn cây ăn quả, cây công nghiệp, kết quả cho thấy rất hứa hẹn. Sau đây là một số các nghiên cứu điển hình theo hướng này. Năm 2007-2008, Nguyễn Quang Trung và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng thiết bị tưới nhỏ giọt vào tưới cho cây nho ở Ninh Thuận và cây Thanh 7 Long ở Bình Thuận. Kết quả cho thấy năng suất cây Thanh Long tăng lên 2,5 lần. Lượng nước được tiết kiệm 60% so với phương pháp tưới giải truyền thống. Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thư và cộng sự (2006) ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt lên cây dứa cũng cho kết quả rất tốt. Năng suất dứa tăng 60% so với không tưới, lượng nước tưới giảm nhỏ so với các phương pháp khác. Nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ đi sâu giải quyết theo hướng công nghệ tưới hay quy trình vận hành hệ thống riêng rẽ. Các nghiên cứu này chưa kết nối được quy trình công nghệ tưới trên toàn hệ thống và tại mặt ruộng. Đây là yếu tố đảm bảo sự thành công trong ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. 8 CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CỦA HỆ THỐNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu. 2.1.1.1. Vị trí địa lý. Hệ thống thủy nông Pa Koang - Nậm Rốm nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên cách Hà Nội 500km đi theo đường quốc lộ số 6. Có tổng diện tích tự nhiên là 164.000 ha. - Toạ độ địa lý: 20 0 50’ đến 21 0 35’ vĩ độ Bắc 102 0 50’ đến 103 0 10’ kinh độ Đông + Phía Bắc và Đông Bắc giáp 2 huyện trong tỉnh là Mường Chà và Tuần Giáo. + Phía Đông Nam giáp huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La. + Phía Đông giáp huyện trong tỉnh là Điện Biên Đông. + Phía Tây và Tây Nam giáp nước Cộng hoà nhân dân Lào. Bao gồm đất đai của các huyện thị : - Thành phố Điện Biên Phủ. - 13 xã của huyện Điện Biên. 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình vùng nghiên cứu có dạng thung lũng. Hướng của thung lũng trùng với hướng của sông Nậm Rốm, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ. Có độ cao trung bình khoảng 500 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 10 ÷ 20 0 , địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều đặc điểm giống như những cánh đồng vùng châu thổ, có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm rau, màu và cây công nghiệp. 2.2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng. a. Địa chất. Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng thuộc hệ uốn nếp Tây Việt Nam gồm nhiều đới kiến tạo khác nhau. Phía Nam Điện Biên thuộc kiến trúc uốn nếp Hecxini muộn còn các đới khác thuộc kiến trúc Indoxini. Với đặc điểm cấu tạo địa 9 chất phức tạp những đá phát triển trong vùng phần lớn là đá trầm tích phún xuất biết chất và một ít là đá Mắc ma xâm nhập, loại này xuất hiện nhiều ở phía Bắc và Đông Bắc với những khối núi đồ sộ được cấu tạo bằng đá Granit cứng nhọn và có nhiều khe nứt. Nham thạch chủ yếu thuộc trầm tích hệ Triát thống trung bậc Neriretty điệp suối bàng (T 3n r )Sb. Ngoài ra còn có trầm tích hệ Triát thống trung bậc Canxi (T 3 k) trầm tích này phân bố thành dải hẹp được giới hạn bởi đứt gãy phía Bắc thung lũng Điện Biên. Thành phần chủ yếu của trầm tích là cát kết, bột kết, sét kết, đá phiến sét có xen các lớp vôi, các thấu kính hoặc vỉa than mỏng, dưới cùng là lớp cuội kết, sạn kết, cát sét Cacbonat. Đất đá đệ tứ ở phía khu vực khảo sát có bề dày trung bình 40cm. Một đặc điểm chủ yếu nổi bật là trong đất đá đệ tứ có thành tạo Iluvi chiếm ưu thế về bề dày và bề rộng với thành phần chủ yếu là sét pha lẫn cuội, sỏi, sét pha lẫn dăm sạn. b. Thổ nhưỡng. Đặc điểm chung về đất đai của khu vực nghiên cứu là ít vón kết, càng lên cao càng ẩm, mùn càng nhiều. Loại đất Feralit có mùn chiếm ưu thế rõ rệt và chiếm phần lớn diện tích. Nhìn chung đất đai chia ra làm 4 loại chính: - Đất Feralit vàng đỏ có mùn, đất có tầng dày khá, ít chua, độ mùn chiếm 4 ÷ 5% nhưng dễ bị rửa trôi do ở độ cao khá lớn, sườn núi dốc, địa hình lại bị chia cắt mạnh nên việc sử dụng loại đất này gặp khó khăn, chỉ dùng cho lâm nghiệp để tu bổ rừng phòng hộ đầu nguồn. - Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên sản phẩm phong hoá đá vôi. Phần lớn loại đất này có địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc >20 0 , chủ yếu dùng cho chăn nuôi, rừng tái sinh và trồng rừng tập trung, còn lại có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp, làm ruộng bậc thang, nương định canh, trồng cây công nghiệp lâu năm và kinh tế vườn, rừng. - Đất phù sa, sông suối được hình thành do sự bồi tụ của sông suối, phân bố dọc hai bờ sông hình thành cánh đồng Mường Thanh. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến nặng, đôi chỗ từ nhẹ đến trung bình. Địa hình tương đối bằng 10 phẳng, tầng đất dày, độ phì trung bình thích hợp cho trồng cây lương thực và hoa màu. - Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, phân bố trong các thung lũng bằng, rộng. Nhóm đất này phù hợp với phát triển cây trồng cạn ngắn ngày. 2.2.2. Chế độ khí hậu và chế độ thuỷ văn. 2.2.2.1. Chế độ khí hậu. a. Lưới trạm quan trắc khí tượng. Khu vực nghiên cứu có 1 trạm khí tượng là trạm Điện Biên có thời gian quan trắc từ năm 1963 đến nay. b. Đặc trưng khí hậu. Tỉnh Điện Biên nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt : - Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8. Khí hậu khô nóng, lượng mưa ít, độ ẩm không khí thấp, bốc hơi lớn. Hàng năm vào tháng 5 thường xuất hiện lũ tiểu mãn. - Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau; Là thời kỳ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thường mưa và rét. Khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tăng, lượng mưa lớn, thường bị ảnh hưởng của lũ và bão. Bão lụt thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11, tập trung vào các tháng 9, tháng 10. Mùa bão thường là mùa mưa, bão thường kèm nước biển dâng cao gây lụt lớn làm mất mùa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. *. Chế độ mưa. Lượng mưa trung bình nhiều năm (thời đoạn 1963 - 2008) tại trạm Điện Biên là 1602 mm/năm. Lượng mưa năm lớn nhất đạt 2.240 mm (năm 1994) lớn gấp 3,06 lần lượng mưa năm nhỏ nhất 731,8 mm (năm 1965) và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với tổng lượng trung bình nhiều năm là 1.265 chiếm 78,9% tổng lượng mưa toàn năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 22,1% lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 10 và tháng 4 là hai tháng chuyển [...]... - 40m - Lớp 3: Chiều dày 5 - 6m, phân bố ở độ sâu từ 48 - 53m, đến 76 - 81m Diện tích phân bố của các tầng giàu nước ở các huyện Tủa Chùa, phía đông huyện Tuần Giáo, Tây Nam Thành phố Điện Biên Phủ 2.2.3 Hiện trạng kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 2.2.3.1 Hiện trạng diện tích, dân số và độ tuổi trong vùng nghiên cứu Khu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Điện Biên Phủ và 13 xã của huyện Điện Biên với diện. .. 2000, 2003, 2006 Ngoài ra hàng năm công trình thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và kiên cố hóa dần hệ thống kênh mương 2.3.2.3 Hiện trạng của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm a Nguồn nước của hệ thống Hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm tận dụng lưu lượng cơ bản của sông Nậm Rốmvới diện tích lưu vực tính đến đầu mối là 282 km2 Lưu lượng tại 34 đầu mối bình quân nhiều năm: Q0 = 8,65 m3/s,... vững, cần thực hiện tốt những giải pháp sau: - Giải pháp về vốn và nguồn vốn để thực hiện những mục tiêu trong quy hoạch - Giải pháp về thị trường - Giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đảm bảo môi trường - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực - Giải pháp chính sách về tài chính - tín dụng - Giải pháp về nâng cao năng lực tổ chức, quản lý 2.1.4.4 Định hướng phát triển Nông nghiệp a Định hướng phát... Năng lực thiết kế tưới cho 3.317 ha lúa (hai vụ), 417 ha màu Hồ Pa Khoang được xây dựng năm 1974 hoàn thành năm 1981 Nhiệm vụ bổ sung nước cho đại thuỷ nông Nậm Rốm 2.3.2 Các hạng mục và thông số của công trình 2.3.2.1 Các hạng mục công trình chủ yếu Hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm bao gồm hai công trình đầu mối là đập dâng Nậm Rốm, hồ Pa Khoang và hệ thống kênh + Đập dâng Nậm Rốm: Bao gồm Đập... dựng các hồ đập thuỷ lợi lớn để mở rộng diện tích canh tác lúa nước thêm 2000 - 3000 ha 30 - Tập trung đầu tư kiên cố hoá các công trình thuỷ lợi, nhất là hệ thống kênh mương để đảm bảo nước tưới, tăng diện tích lúa 2 vụ lên 8.500 ha, chiếm 50% diện tích ruộng - Tăng cường nghiên cứu, thử nghiệm, đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có năng suất cao, đảm bảo 100% diện tích lúa ruộng, 50 - 60% diện. .. N25 + Hồ Pa Khoang: Bao gồm 01 đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước 2.3.2.2 Các thông số kỹ thuật chính Các thông số chính của hệ thống thủy nông Pa Khoang - Nậm Rốm đựơc thống kê trong bảng sau: Bảng 1.16 và bảng 1.17 Bảng 2.16 : Các thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình mục đầu mối TT Thông số chủ yếu Đơn vị Trị số Đập dâng Nậm Rốm Đập chính I - Hình thức Đập dâng bê tông cốt thép - Cao trình... 0 31 Loại đất TT Diện tích Đất trồng cây lâu năm 164 1 Đất trồng cây CN lâu năm 42 2 Đất trồng cây ăn quả 122 3 Đất trồng cây lâu năm khác 0 IV Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 6 1 Đất trồng cỏ 0 2 Đất cỏ tự nhiên cải tạo 6 V Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản III 1 100 Chuyên nuôi cá 100 2.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PA KHOANG – NẬM RỐM 2.3.1 Nhiệm vụ của hệ thống Hệ thống đại thủy nông Nậm Rốm được xây... 20,1 15,6 7,7 4,0 0,4 -0 .4 TTB 15,7 17,6 20,7 23,6 25,3 25,9 25,7 25,4 24,6 22,4 19,1 18,8 21,8 Yếu tố (Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên) 14 2.2.2.2 Chế độ thuỷ văn a Đặc điểm sông ngòi Tỉnh Điện Biên có 3 hệ thống sông khác nhau là sông Đà, sông Mã, sông Mê Kông, trong đó lưu vực sông Nậm Rốm chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Nậm Rốm là chi lưu của Nậm U, một sông nhánh... 300 g/m3 Ở nhánh Nậm Núa lên tới 500 g/m3 và vùng mưa nhiều như Nậm Phăng, Nậm Khẩu Hú là 700 g/m3 c Thủy văn nước ngầm Trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Điện Biên nước dưới đất ở các dạng tồn tại sau: - Nước lỗ hổng: Tồn tại và vận động trong lỗ hổng của các loại trầm tích vụn, bở rời hệ đệ tứ (QIV) - Nước khe nứt và khe nứt castơ: Tồn tại vận động trong các khe nứt hoặc khe nứt castơ của các loại đá cứng... Kông Lưu vực sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Na Lao thuộc ngọn núi Pu Điên đỉnh Bắc của tỉnh Điện Biên Lưu vực sông Nậm Rốm (kể đến biên giới Việt Lào) có diện tích 1.650 km2 (chiếm 8% diện tích toàn tỉnh) với chiều dài sông L = 75 km Sông ở thượng nguồn dốc, lắm thác ghềnh, đến lòng chảo Điện Biên lại có độ dốc nhỏ và có những đặc điểm của sông đồng bằng Sông Nậm Rốm có dòng chảy quanh co, hệ số uốn khúc là . dùng của hệ thống. - Tính toán cân bằng nước trên hệ thống. 1.3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm. - Nghiên cứu cân bằng. giải pháp nâng cao diện tích tưới của hệ thống. Từ những phân tích nêu trên thấy rằng việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tìm ra giải pháp nâng cao diện tích tưới của hệ thống Thuỷ nông Pa. Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy nông Pa Khoang – Nậm Rốm - Hiện trạng các công trình đầu mối và hệ thống kênh mương. - Hiện trạng quản lý khai thác của hệ thống. - Phân tích các nguyên nhân

Ngày đăng: 30/07/2015, 11:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    • II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

    • III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯỚI CỦA CÁC HỆ THỐNG THỦY NÔNG

        • 1.1. TỔNG QUAN VỀ HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI.

        • 1.2. TỔNG QUAN VỀ HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.

        • H,Q

          • Tháng

          • Trạm

          • I

          • Ghi chú

          • Mặc dù Việt Nam được cho là nước có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên trong số hơn 800 tỷ m3 nước được hình thành hàng năm, có 2/3 được hình thành bên ngoài lãnh thổ. Điều này không đảm bảo sự ổn định về nguồn nước hàng năm vì sự phụ thuộc vào tỷ lệ ...

          • Bên cạnh đó, nhu cầu nước của các ngành kinh tế như công nghiệp, thủy sản, giao thông thủy, du lịch dịch vụ .... đang ngày càng gia tăng làm cho tình hình cấp nước cang trở nên khó khăn. Ngành nông nghiệp đang đứng trước thách thức to lớn trong sự cạn...

          • Một số nghiên cứu nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống thủy nông điển hình đã được thực hiện trong phạm vi cả nước:

          • Nguyễn Viết Chiến (1998) đã ứng dụng mô hình IMSOP xây dựng chế độ vận hành quản lý hệ thống thủy nông La Khê nhằm giảm tổn thất do tưới không đúng thời điểm, tăng hệ số sử dụng nước mưa. Các nghiên cứu của Đào Xuân Học và Nguyễn Quang Kim (2000, 2005...

          • Về thiết bị, công nghệ tưới, gần đây nhiều nghiên cứu được tiến hành bằng việc ứng dụng các thiết bị tưới hiện đại như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt áp dụng cho các loại cây trồng cạn cây ăn quả, cây công nghiệp, kết quả cho thấy rất hứa hẹn. Sau đây l...

          • Năm 2007-2008, Nguyễn Quang Trung và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng thiết bị tưới nhỏ giọt vào tưới cho cây nho ở Ninh Thuận và cây Thanh Long ở Bình Thuận. Kết quả cho thấy năng suất cây Thanh Long tăng lên 2,5 lần. Lượng nước được tiết kiệ...

          • Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thư và cộng sự (2006) ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt lên cây dứa cũng cho kết quả rất tốt. Năng suất dứa tăng 60% so với không tưới, lượng nước tưới giảm nhỏ so với các phương pháp khác.

          • Nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ đi sâu giải quyết theo hướng công nghệ tưới hay quy trình vận hành hệ thống riêng rẽ. Các nghiên cứu này chưa kết nối được quy trình công nghệ tưới trên toàn hệ thống và tại mặt ruộng. Đây là yếu tố đảm bảo sự thành c...

            • CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CỦA HỆ THỐNG

              • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU

                • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu.

                  • 2.1.1.1. Vị trí địa lý.

                  • 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

                  • 2.2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng.

                  • 2.2.2. Chế độ khí hậu và chế độ thuỷ văn.

                    • 2.2.2.1. Chế độ khí hậu.

                      • Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình trạm Điện Biên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan