Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện yên lâp, tỉnh phú thọ

48 4.1K 57
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện yên lâp, tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ÚT NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2015 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm nghèo có vai trò quan trọng tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển xã hội; giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Phát triển kinh tế tăng thu nhập, được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như: học hành, khám chữa bệnh miễn phí, tiếp cận với thông tin khoa học…góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào sinh sống ở miền núi. Mặc dù trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ song vẫn còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, Yên Lập đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác giảm nghèo, tuy nhiên, tình trạng đói nghèo của huyện vẫn ở mức đáng báo động. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém của nhà nước trong việc quản lý. Qua tìm hiểu thực tế về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ, thấy được những kết quả 2 đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý để có phương hướng khắc phục, làm đổi mới công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lâp, tỉnh Phú Thọ”. 2. Tình hình nghiên cứu Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học hành chính công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nướcvề giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của các địa phương khác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập; Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói của huyện và công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; Đề xuất các giải pháp nhằm đồi mới công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về thời gian: + Mốc đánh giá thực trạng: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và những 4 thống kê mới nhất về giảm nghèo bền vững trong năm từ năm 2011 – 2013. + Mốc đề xuất giải pháp: Luận văn đề xuất giải pháp cho giai đoạn thực hiện giảm nghèo bền vững sắp tới từ năm 2015 đến 2020 * Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn huyện bao gồm 17 xã * Về nội dung: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng quản lý của nhà nước. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quản điểm của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo và lý thuyết của khoa học quản lý nguồn nhân lực để nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 5 + Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: sử dụng phương pháp này trong việc thu thập thông tin, xử lý các số liệu, tài liệu khác nhau như: các văn kiện, Nghị quyết Đảng bộ; các sách tài liệu nghiên cứu lý luận về đói nghèo + Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát hóa, rút ra các kết luận phục vụ mục đích nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1. Về mặt lý luận: Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 6.2. Về mặt thực tiễn: - Dựa trên cơ sở đáng giá đúng thực trạng của đói nghèo trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, luận văn chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong QLNN về giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp và khả thi nhằm đổi mới QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 6 - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúp nhà nước quản lý đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghẻo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 7 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghèo đói 1.1.1.1 Quan niệm chung về nghèo đói * Quan niệm về nghèo đói trên thế giới Trong “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới – Tấn công nghèo đói” năm 2000, WB thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về nghèo đói: Đói nghèo “không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất ( được đo lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn cả về giáo dục và y tế”. Báo cáo đã mở rộng quan niệm về nghèo đói khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của người nghèo. Báo cáo nêu bật “nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường”. Báo cáo chỉ ra “người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói trong các thể chế đó”. 8 Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua) Các quan niệm trên về nghèo đói phản ánh ba khía cạnh của người nghèo: - Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; - Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng. * Các quan niệm về nghèo đói của Việt Nam 9 - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. + Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. + Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét. 1.1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo a) Tiêu chí chuẩn nghèo của thế giới Theo Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm và mức tối thiểu cần thiết cho một người sống trong ngày với hai phương pháp tính là phương pháp Atlas và PPP (Purchase power parity): b) Tiêu chi xác định chuẩn nghèo của Việt nam 10 [...]... Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt giảm nghèo bền vững đối với huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ Tiểu kết chương 1: CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ 17 2.1 ĐẬC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO Ở HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý - Về địa hình - Về khí hậu 2.1.3... b) Ý thức vươn lên thoát nghèo của người nghèo c) Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của quốc gia d) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước khác 1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 16 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, Yên Bái 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên... kinh - Giảm nghèo bền vững tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn, từng bước thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất cho mọi người, nhất là nhóm người nghèo 14 1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Theo tác giả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là sự tác động của nhà nước. .. luật của Nhà nước về giảm nghèo tại địa phương - Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch khắc phục nguyên nhân dẫn đến nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững 31 - Tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 3.4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 3.4.1... nghèo 1.2.2.4.Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 1.2.2.5 Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 15 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.3.1 Nhân tố chủ quan a) Nhận thức của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững b) Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo bền vững c) Cơ cấu tổ chức bộ máy d) Cơ sở vật... MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 3.3.1 Mục tiêu Phấn đấu năm 2015, 2016, mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 8% trở lên, cùng đó là giảm tỷ lệ hộ cận nghèo để đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 20%, thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010 - 2015 thông qua 3.3.2 Phương hướng đối mới quản. .. TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 3.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 3.1.1 Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước 29 3.1.2 Giảm nghèo nhanh, bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu 3.1.3 Huy động nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh bền vững 3.2 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG 3.2.1 Mục tiêu tổng quát 3.2.2... máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện giảm nghèo từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.2.1 Xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững 1.2.2.2 Tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo 1.2.2.3 Chuẩn bị nguồn lực để giảm nghèo 1.2.2.4.Tổ... Nguyên nhân trực tiếp từ các hộ gia đình: + Gặp rủi ro, ốm đau + Tệ nạn xã hội + Thiếu vốn sản xuất + Thiếu đất canh tác 21 + Thiếu kiến thức sản xuất + Thiếu lao động + Không có việc làm 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ 2.3.1 Kết quả đạt được 2.3.1.1 Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo Hàng năm, Ban chỉ đạo giảm. .. Phương hướng đối mới quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 30 - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo điều hành của UBND các cấp, sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, động viên nhân dân vươn lên thoát nghèo - Quán triệt sâu rộng và nghiêm túc thực hiện Thông tri số 18/TT/TU ngày 04/4/2014 của Tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cường sự lãnh đạo, . tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lâp, tỉnh Phú Thọ . 2 mới quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 7 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢM NGHÈO BỀN. cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ,

Ngày đăng: 30/07/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan