Nghiên cứu thực trạng giáo dục nhân cách cho sinh viên

32 871 0
Nghiên cứu thực trạng giáo dục nhân cách cho sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thực trạng giáo dục nhân cách cho sinh viên

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN Trong một chuyến đi khảo sát tại Côn Đảo, tôi thật ngạc nhiên khi thấy cùng đứng với những người đàn ông dãi dầu sóng gió trong ngôi nhà độc nhất của trạm kiểm lâm trên đảo là một cô sinh viên trường Đại học Gothenburg, Thụy Điển đến đây thực tập chuẩn bị cho luận án thạc sĩ về rùa biển! Hàng ngày cô đem theo những dụng cụ để đo, đếm và theo dõi về trứng của những loài tương cận loài rùa, như con "vích", vào dịp này là mùa sinh nở của chúng. Cô hào hứng nói về những số liệu đo đếm được tại đây sẽ là dữ kiện cần thiết cho luận án mà cô sẽ trình bày trước hội đồng vào mùa xuân sang năm. Thật tình là tôi đã háo hức được đến đây để tận mắt thấy bầy "vích" trên bãi Hòn Bảy Cạnh xa vắng và hoang vu này mà đồng chí Bí thư huyện ủy Côn Đảo đã nói với tôi trong bữa cơm tối hôm trước. "Vích" thì chưa thấy, nhưng ấn tượng đậm nét lại là cô gái Thụy Điển mạnh mẽ và xinh đẹp giữa gió biển lồng lộng và sóng biển ầm ào này. Ấn tượng về một sinh viên dám "thân gái dặm trường" vượt trùng dương đến đây để thực hành nghiên cứu một đề tài khoa học. Một ví dụ thật sống động về phương pháp đào tạo của nhà trường đại học. Cùng với nó là phong cách học tập và nghiên cứu của người sinh viên. Ấn tượng về "sản phẩm" cụ thể của một nền giáo dục. Ấn tượng ấy càng đậm thêm, khi cũng tối đó, tại nhà khách huyện ủy, tôi đọc được tin về kỳ tuyển sinh vào đại học của ta vừa kết thúc với những phản ánh về chuyện gian lận trong thi cử. Đó là sự gian lận của những người sắp bước vào ngưỡng cửa của trường đại học. Theo định nghĩa của người xưa thì "Đại học” là "cái học để làm người lớn” (đại học giả đại nhân chi học dã). Ấy thế mà, trong mục Vấn đề của giới trẻ của báo Tuổi trẻ ngày 15.7.03, căn bệnh "phao" như một nạn dịch lây nhiễm trong sinh viên không chỉ trong kỳ thi đại học này, đến nỗi, khi một thí sinh đứng dậy chống lại hiện tượng quay cóp lại tự cảm thấy mình như "một hiện tượng lạ, thậm chí một người… ngoài hành tinh” thì quả thật đó là điều đáng xấu hổ không chỉ của "giới trẻ” mà phải là của toàn xã hội. Đúng, cần xấu hổ. Vì "xấu hổ là một sự phản khích hướng vào nội tâm. Và nếu toàn thể quốc dân cùng thật sự biết xấu hổ, thì cả dân tộc sẽ trở thành sư tử” như C. Mác đã từng nói. Và cũng chính vì thế mà phải thực hiện khuyến cáo của Mác: "Cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy… cần phải bắt những trật tự đã cứng đờ phải nhảy múa lên bằng cách hát cho chúng nghe những âm điệu của chính bản thân chúng” (1) . Âm điệu gì? Âm điệu của sự sa sút về nhân cách, mà lại là nhân cách của sinh viên. Để làm gì? Để khơi dậy lòng tự trọng của họ, những người sắp bước vào ngưỡng cửa đại học để nhận được "cái học để làm người lớn”. "Người lớn” nói ở đây chính là CON NGƯỜI viết hoa theo cách hiểu của chúng ta hiện nay. Chính vì thế, phải khơi dậy lòng tự trọng trong con người, đặc biệt là trong tuổi trẻ, trong học sinh, sinh viên. Đó là cách tạo nên những kháng thể mạnh nhằm chống trả lại những xâm hại của những "bệnh dịch" từ bên ngoài. Nhưng chỉ trong học sinh, sinh viên thì chưa đủ. Khi đồng tình hoặc chủ động lo toan, thu xếp cho những bước đường gian lận trong học hành, thi cử của con em mình, những bậc cha mẹ nào đó đã mất công vun trồng nhằm tạo ra những "bông hoa điếc". Chính ở đây, những bậc phụ huynh ấy đã đi ngược lại lẽ sinh tồn của tạo hóa: cái cây có rễ đắng để sinh ra trái ngọt! Chính vì thế, còn cần phải khơi dậy lòng tự trọng của các bậc làm cha, làm mẹ, lòng tự trọng của xã hội làm nền cho việc tấn công vào tệ gian lận thi cử. Tôi vẫn tin chắc rằng, cho dù một điều tra đã được công bố của Viện Tâm lý học, có đến 97,5% trong diện khảo sát thừa nhận có hiện tượng quay cóp, 94,3% trả lời là có hiện tượng mua bán điểm trong nhà trường đại học (2) , thì những con số "phần trăm" buộc phải nói ra ở trên có nặng nề đến mấy, cũng chỉ là những váng bẩn nổi trên bề mặt. Sức cuộn chảy từ bên dưới mới quyết định sự sống của dòng sông. Cho nên cần có một khảo sát xã hội học nghiêm túc và đúng bài bản nguyên nhân sâu xa của tình trạng gian lận thi cử phổ biến và tràn lan hiện nay để rồi từ đó mà tìm ra những giải pháp cho sự thanh toán tận gốc tệ nạn ấy. Nội dung của cuộc khảo sát ấy không chỉ dừng ở đối tượng học sinh, sinh viên mà cần đi sâu vào nhiều lĩnh vực hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giáo dục và đào tạo nhằm hình thành nhân của con người đang là và sẽ là chủ thể của sự nghiệp xây dựng một xã hội mới. Như vậy là phải có sự khảo sát từ môi trường giáo dục đầu tiên là gia đình, mở đầu cho cả quá trình xã hội hóa để rồi con người trở thành người theo ý nghĩa đích thực của nó. Trong cả quá trình đó: từ gia đình, đến nhà trường và trong xã hội, cần lưu ý tìm hiểu và phân tích sâu vào nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn do ý nghĩa của tác dụng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Phải chăng, trong một thời gian dài, chúng ta tập trung giáo dục và rèn luyện phẩm chất chính trị mà có phần nhẹ về bồi dưỡng nhân cách cho tuổi trẻ, từ đội viên thiếu niên rồi đoàn viên thanh niên. Trong phẩm chất đó, lòng trung thành được đặc biệt coi trọng. Điều này có cái lý của nó khi mà cả dân tộc đang trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Đương nhiên, có một sự thật là, trong cuộc chiến đấu đó, phẩm chất chính trị và lòng trung thành tự nó đã hàm chứa những tố chất của nhân cách. Người mất nhân cách 1 không thể trở thành người chiến sĩ dám đứng vào trong đội ngũ những người tiên phong của cách mạng và kháng chiến, trong mọi thử thách luôn thể hiện lòng trung thành với sự nghiệp cao cả ấy. Thế nhưng, phải thừa nhận đã có việc coi nhẹ bồi dưỡng nhân cách mà một trong những phẩm chất hàng đầu là tính trung thực. Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì "bây giờ trung thực phải đặt lên trước vì là cái thiếu nhất” (3) . Thiếu cái đó sẽ là một trong những nguyên nhân rất cơ bản của việc suy thoái đạo đức xã hội mà biểu hiện dễ thấy là hiện tượng gian lận thi cử nói trên. Cũng xin nhắc lại rằng, vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, trong khi dồn hết sức còn lại cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng chí Phạm Văn Đồng đã rất thiết tha với một khảo sát xã hội học như vậy và đã nêu yêu cầu với Ban Khoa giáo trung ương và Bộ GD&ĐT, nhưng rồi việc ấy không thành. Xem ra, chúng ta có thể nhanh chóng trang bị cho học sinh, sinh viên và thầy giáo những trang phục lễ nghi khá cầu kỳ như áo thụng, mũ bình thiên để chỉ dùng trong những dịp tiếp nhận văn bằng hoặc trao phần thưởng, tôi muốn nói đến những cái vỏ bên ngoài, nhưng lại rất khó tìm ra kinh phí cho một nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất thiết thực? Quả thật, "Giáo dục đại học, cần một cái nhìn đổi mới căn bản” như GS Phan Đình Diệu vừa đặt ra. Đúng là "nếu để phổ cập giáo dục phổ thông có thể chỉ cần một mô hình trường lớp phổ biến có tính chuẩn mực, thì để mở rộng giáo dục đại học phải tạo được môi trường và các điều kiện cho sự nảy nở và phát huy tính đa dạng của những sắc thái khác biệt, tính phong phú của những tự do sáng tạo, do đó các trường, thậm chí từng người dạy và học, phải có ý thức và được quyền tự chủ nhiều hơn trong việc dạy và học của mình” (4) . Nhưng để tạo ra "tính phong phú của những tự do sáng tạo”, để thực hiện được "quyền tự chủ nhiều hơn trong việc học” theo kiểu cô sinh viên Thụy Điển tôi nói ở trên, thì trước hết người học phải được dạy để biết rèn luyện nhằm tự hình thành cho mình một bản lĩnh, một nhân cách mà phẩm chất hàng đầu của nó là sự trung thực. Nếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, "cái đang thiếu”!. Mà nếu thiếu cái đó, thì "cái còn lại còn gì là giá” kể cả lòng trung thành! Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta mong muốn học sinh, sinh viên tham gia cải cách giáo dục thì họ chưa đủ năng lực để nói. Đây cũng chính là điều đáng buồn nhất đối với nền giáo dục nước nhà. Đầu tiên là do cách dạy, cách học của chúng ta quá nặng nề, trì trệ, thầy đọc trò chép mà nhiều nhà khoa học và ngay các nhà giáo dục đáng kính của chúng ta cũng phản đối kịch liệt nhưng vẫn chưa thay đổi là bao. Trong một lớp học kiểu mẫu bây giờ, có nghĩa là thầy đọc các trò ngoan ngoãn chép, tạo nên bầu không khí chết của nền giáo dục. Không tiếng động có nghĩa là không bàn luận về bài học, không thảo luận mở rộng bài tập, không có không khí hăng say học tập sáng tạo, và chính những buổi học cùng với cách thi cử tầm chương trích cú hiện nay đã vô tình giết chết ba vật quý của trí tuệ con ngời đó là trí thông minh, tính sáng tạo và khả năng tư duy độc lập. Khả năng tư duy độc lập bị dồn ép, giết chết vì phải đi theo đường mòn các thầy mà không mở rộng ý kiến của chính mình. Một khi khả năng tư duy độc lập đã bị giết chết thì hệ quả đương nhiên là tính sáng tạo của chúng ta sẽ tắt đi. Khi tính sáng tạo bị tắt đi thì trí thông minh sẽ bị thui chột, han gỉ do không được sử dụng đến. Do những lý do đó, học sinh, sinh viên mất đi năng lực để có thể đóng góp ý kiến độc lập của mình về bài học và về cải cách giáo dục. Mặt khác vấn đề dạy cách tự học và tự nghiên cứu cũng không được coi trọng ở các trường học. Theo UNESCO thì giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người. Bốn trụ cột này phải đặt trên nền tảng: học tập suốt đời và hướng về "xã hội học tập". Ta có thể thấy ở các nước 2 tiên tiến; nhiều khi các nhà khoa học đã có những công trình khoa học từ rất trẻ như Edison, Newton, Maxwell ở Việt Nam tuy cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học hay của học sinh, sinh viên, nhưng nhìn chung là lẻ tẻ, rời rạc và thường ít liên quan đến nhà trường. Mặt khác, cũng rất khó tìm được các đề tài của chính học sinh, sinh viên đề xuất và được nhà trường hỗ trợ tự thực hiện. Chính vì việc đánh giá thiếu đúng đắn vai trò tự học và tự nghiên cứu khoa học trong các trường học đã gây ra hai hệ quả tất yếu: học sinh, sinh viên sẽ thui chột khả năng sáng tạo và phụ thuộc vào thầy; hệ quả thứ hai là việc học thêm và dạy thêm lan tràn. Mặt khác, bản thân học sinh, sinh viên cũng chưa có ý thức tham gia vào cải cách giáo dục để thay đổi tình trạng hiện nay mà vẫn coi cải cách giáo dục là việc của người khác không liên quan đến mình. Chúng ta cần bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học và khả năng đóng góp ý kiến vào cải cách giáo dục. Cần tạo một môi trường tốt để có thể lấy ý kiến học sinh, sinh viên tham gia vào cải cách giáo dục. Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường học cần tạo một môi trường khuyến khích học sinh, sinh viên có thể đề đạt ý kiến nguyện vọng của mình. Có thể họ không đủ kiến thức nền tảng cần thiết để nói, không đủ khả năng nói trước đám đông, và thậm chí không dám nói nhưng chúng ta cần phải làm sao để họ dám nói lên những mong muốn nguyện vọng, đó cũng chính là bước đầu tiên quyết định cho sự thắng lợi của cải cách giáo dục nước nhà. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN -VĨNH PHÚC PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội đã đưa đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đất nước ta đã không ngừng đổi mới và phát triển. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH. Nghị quyết TW 2 Khóa VIII xác định ”Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi vậy, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam). “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Điều 2 Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005). Những con người có nhân cách như Luật giáo dục chỉ ra do nền giáo dục, do các nhà trường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là 3 thế hệ có đủ tài đức “vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ coi việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc. Bác Hồ kính yêu đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng” Giáo dục phải là bồi dưỡng được cái đức: cái vốn quí của một con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thấm nhuần được tư tưởng đó. Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện: từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển từ chính sách ”đóng cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục . Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo: Nghị quyết TW 2 khóa 8 nhấn mạnh ”Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Trường THPT Bình Sơn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc không đứng ngoài thực trạng đó. Hơn ai hết, là người làm công tác quản lý một trường THPT trên quê hương mà mình dã sinh ra và lớn lên, tôi nhận thức rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình. Phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói riêng, đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức và coi việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác . Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc “. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc, từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1- Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. 3.2- Phân tích thực trạng việc quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn -Lập Thạch – Vĩnh Phúc 4 3.3- Đề xuất và lý giải một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, nơi mà tôi đang công tác. 5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Những biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở Trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc 6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc, trường THPT Bình Sơn. - Giáo trình, các bài giảng về công tác quản lý giáo dục. - Tài liệu, Tạp chí 6.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát - Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục. 6.3- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ - Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I 5 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT 1.1-CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, dẫn đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Như vậy hoạt động giáo dục không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: Giáo dục đạo đức; giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ; giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Trong đó giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. * Vậy đạo đức là gì? - Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. - Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình. - Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình. *Giáo dục đạo đức là: Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội. Có thể hiểu quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức, của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. 6 Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT phải làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình. Thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường chủ nghĩa xã hội. Học sinh phải thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, có kỷ cương nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội xã hội chủ nghĩa. Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện được những yêu cầu đó quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại. 1.2-CƠ SỞ PHÁP LÝ Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dâ;, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo”- ( Quy chế 40). Trong chương V điều 38 của điều lệ qui định ”Nhiệm vụ của học sinh ” bao gồm 5 nội dung bất buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức. Cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng chỉ rõ: “ tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh, sinh viên ”. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông. Hướng dẫn Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2008 - 2009 trong nội dung nhiệm vụ thứ nhất nói về tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giáo dục đã nhấn mạnh: nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Như vậy nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề cấp thiết trong hoạt động giáo dục của toàn ngành nói chung, của trường THPT nói riêng. 7 1.3-CƠ SỞ THỰC TIỄN * Học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức Với đặc điểm của lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi ở bậc THPT, đây la giai đoạn phát triển thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em. Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình Chính vì vậy mà các em không muốn bị gia đình ràng buộc, các em dễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, dẫn đến vi phạm các nội quy, quy định chung. Mặt khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Trong khi đó thì phần đông các gia đình hiện nay có ít con, có điều kiện về kinh tế nên cũng nuông chiều con cái cho nên các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật, Internet trong nước và thế giới, do vậy mà các em có thể hiểu biết rất phong phú về nhiều lĩnh vực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, điều đó làm cho trẻ tưởng rằng chúng đã trưởng thành và có thể quyết định đúng đắn những vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội Vì thế chúng xem thường lời khuyên của thầy cô, cha mẹ đó cũng là mầm mống nảy sinh các học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. * Đối với những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thường có các đặc điểm rất cụ thể như: Phát triển rất lệch lạc, biến dạng, thái hoá về nhu cầu cá nhân: nghiện hút, cờ bạc, chơi các trò chơi không lành mạnh Nhu cầu phát triển lành mạnh xã hội kém, có các biểu hiện tiêu cực đối lập với các mối quan hệ văn hoá, nhân bản của con người đặc biệt là vật chất. Kém phát triển về ý thức đạo đức, hoặc có khi trở nên vô thức trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Nhận thức xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin. Hoài nghi mọi thứ, ngại thổ lộ, bộc bạch bản thân ngay cả những vấn đề tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin, lẽ sống, lý tưởng tốt đẹp sang niềm tin, lẽ sống, lý tưởng của những kẻ bụi đời, ngỗ ngược mù quáng. Tình cảm của những học sinh này phát triển rất hạn chế: Có em trở nên hận đời, hằn học, phớt đời; có em khát khao tình cảm được bù đắp thoả đáng; có em mất cân bằng về tình cảm dễ bị kích động; có em tình cảm yếu đuối dễ bị mua chuộc, ngại làm việc Từ đó dẫn đến các em hay có các thói quen vi phạm các kỷ cương, nề nếp, nội quy của tập thể được biểu hiện qua các hành vi: Trêu tức, xấc xược, liên kết thành nhóm Nhũng nhóm này không tích cực hay có các trò quỷ quái để trêu bạn bè, phản ứng, trả đũa, nói năng thô bỉ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, gây bè, kéo phái đánh nhau * Một số vấn đề cơ bản để tạo ra cho các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức là: 8 - Về tâm sinh lý học sinh: Có thể là trẻ ra đời đã có khuyết tật bẩm sinh nhất định như: thiểu năng về trí tuệ, bệnh đao, khiếm khuyết về giác quan , rối loạn về tâm lý, nguồn gốc nội sinh ; hoặc là do tính tập nhiễm phát sinh trong quá trình phát triển nhân cách - Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm nuông chiều thái qúa trong công tác nuôi dạy; sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc là hay bị sử dụng bằng vũ lực - Về phía nhà trường: Có những định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh; sử dụng thái quá các biện pháp hành chính; có sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; thiếu sự thống nhất giữa giáo dục sư phạm trong các tổ chức khác trong nhà trường; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội - Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn; ảnh hưởng nhóm nhỏ tiêu cực của bạn bè; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Trong khi đó truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam luôn coi trọng đạo đức con người “Tiên học lễ, hậu học văn”, tư tưởng đó đã in đậm trên khẩu hiệu của mỗi nhà trường. Tháng 10/1964 Bác Hồ về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội đã nói “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người Việt Nam phải là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Nhà trường cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các qui luật để xây dựng cuộc sống. - Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN nhằm giúp các em có ước mơ, hoài bão cao đẹp, có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đời sống vật chất, hưởng thụ. - Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH: tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc. 9 - Tăng cường ý thức lao động và tự lao động. - Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc. - Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Bản thân phải thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng. Đối với gia đình phải gắn bó, đùm bọc. Với bạn bè trung thực thẳng thắn, thông cảm, hiểu biết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ. Để đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó, quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường phải đạt tới mục đích biến thành quá trình tự giáo dục. Học sinh có thể tự trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình một cách có ý thức. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số bộ phận học sinh do nhận thức chưa đầy đủ, không nắm bắt được kiến thức pháp luật, sống tự do, vô kỷ luật, chây lười học tập, suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn đang là vấn đề thách thức sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vấn đề đặt ra và cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những giá trị nhân văn để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ” (Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 2 khóa VIII). CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC 2.1- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 2.1.1- Đặc điểm chung của địa phương Trường THPT Bình Sơn đóng trên địa của xã Nhân Đạo, một xã miền núi nằm ở vùng xa nhất của huyện miền núi Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Vùng tuyển sinh của trường gồm 7 xã phía Bắc vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Sông Lô. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin, văn hoá chính trị xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Mọi thứ đều 10 [...]... thân cá nhân sinh viên là quyết định Vì vậy, trong công tác giáo dục giá trị cho sinh viên phải chú trọng đến yếu tố gia đình nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn hết là tác động vào nhận thức, tình cảm và ý chí để sinh viên tự tu dưỡng, tự giáo dục Những chương trình giáo dục nếp sống văn minh đô thị ở TP.HCM còn chưa đề cập nhiều đến việc giáo dục giá trị nhân văn, trong... cá nhân sinh 29 viên là quyết định Vì vậy, trong công tác giáo dục giá trị cho sinh viên phải chú trọng đến yếu tố gia đình nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn hết là tác động vào nhận thức, tình cảm và ý chí để sinh viên tự tu dưỡng, tự giáo dục Những chương trình giáo dục nếp sống văn minh đô thị ở TP.HCM còn chưa đề cập nhiều đến việc giáo dục giá trị nhân văn, trong... giảng đường nóng bức - 29% sinh viên có hành vi nhặt rác để vào thùng rác khi thấy một người chạy xe phía trước quăng bọc rác xuống đường - 17% sinh viên xin lỗi và kiên quyết khắc phục nếu đi trễ một buổi học Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: Cần quan tâm giáo dục giá trị đạo đức Ông gặp phải khó khăn gì khi nghiên cứu về đề tài này? + Việc nghiên cứu về giá trị đạo đức -nhân văn thực sự khó khăn vì phải... những cộng sự của mình vừa hoàn tất báo cáo đề tài nghiên cứu “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức -nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên ở một số trường ĐH tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay” Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và đã được hội đồng khoa học phản biện đề tài đồng thuận đánh giá cao Đề tài nghiên cứu đã cho thấy diện mạo sinh viên hiện nay còn nhiều dao động, chưa rõ ràng trong... giảng đường nóng bức - 29% sinh viên có hành vi nhặt rác để vào thùng rác khi thấy một người chạy xe phía trước quăng bọc rác xuống đường - 17% sinh viên xin lỗi và kiên quyết khắc phục nếu đi trễ một buổi học Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: Cần quan tâm giáo dục giá trị đạo đức Ông gặp phải khó khăn gì khi nghiên cứu về đề tài này? + Việc nghiên cứu về giá trị đạo đức -nhân văn thực sự khó khăn vì phải... đức -nhân văn thực sự khó khăn vì phải kết hợp nhiều nguồn dữ liệu đa chiều để sinh viên phải trả lời thật, bộc lộ thật, chứ không thể chung chung hay đại khái Sinh viên nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác một cách cao nhất Việc nghiên cứu trên một lượng mẫu lớn với 874 sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM là một thách thức với chúng tôi ở nhiều... đức -nhân văn thực sự khó khăn vì phải kết hợp nhiều nguồn dữ liệu đa chiều để sinh viên phải trả lời thật, bộc lộ thật, chứ không thể chung chung hay đại khái Sinh viên nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác một cách cao nhất Việc nghiên cứu trên một lượng mẫu lớn với 874 sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM là một thách thức với chúng tôi ở nhiều... sẽ bị cô lập, bị trêu chọc là “có vấn đề” Nguyễn Chí Hải, sinh viên Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Tôi nghe nhiều sinh viên nói xấu Ở môi trường ĐH, khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên đã được thu hẹp, vì vậy có hai chiều hướng xảy ra Thứ nhất, có những sinh viên bức xúc về cách giảng dạy hay phong thái của giảng viên sẽ góp ý thẳng để thầy cô điều chỉnh Số còn lại có bức... cuộc điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa) Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt động cơ bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phân loại đã cho thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay 60% sống khép... xử lý số liệu Nhận xét chung của ông về sự lựa chọn các giá trị của sinh viên? + Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy sự lựa chọn các giá trị đạo đức của sinh viên chưa rõ ràng và còn dao động khá rõ Một số giá trị đạo đức chưa được sinh viên lựa chọn để định hướng cho lối sống của mình Trong việc lựa chọn các giá trị cụ thể, sinh viên chưa quan tâm đúng mức đến các giá trị hướng đến cộng đồng và các . NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN Trong một chuyến đi khảo sát tại Côn Đảo, tôi thật ngạc nhiên khi. khả năng đóng góp ý kiến vào cải cách giáo dục. Cần tạo một môi trường tốt để có thể lấy ý kiến học sinh, sinh viên tham gia vào cải cách giáo dục. Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường học cần. mong muốn học sinh, sinh viên tham gia cải cách giáo dục thì họ chưa đủ năng lực để nói. Đây cũng chính là điều đáng buồn nhất đối với nền giáo dục nước nhà. Đầu tiên là do cách dạy, cách học của

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan