thiết kế tháp chưng loại liên tục tháp chóp để phân tách hỗn hợp rượu- nước

105 1.2K 6
thiết kế tháp chưng loại liên tục tháp chóp để phân tách hỗn hợp rượu- nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thiết kế tháp chưng loại liên tục tháp chóp để phân tách hỗn hợp rượu- nước

Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa Đồ án môn học quá trình và thiết bị Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THẾ HỮU I)ĐẦU ĐỀ THIẾT KẾ: Thiết kế tháp chưng liên tục loại tháp chóp để phân tách hỗn hợp C 2 H 5 OH - H 2 O. II) CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU: + Hỗn hợp cần tách: C 2 H 5 OH - H 2 O + Năng suất tính theo hỗn hợp đầu: F= 6,0 (tấn/h) + Nồng độ cấu tử dễ bay hơi: - Hỗn hợp đầu: a F = 0,30 (phần khối lượng) - Sản phẩm đỉnh: a p = 0,85 (phần khối lượng) - Sản phẩm đáy: a w = 0,05 (phần khối lượng) + Tháp làm việc ở áp suất thường + Hỗn hơp đầu được gia nhiệt đến nhiệt độ sôi. III) NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN: 1/ Giới thiệu chung: + Mở đầu và giải thích về hỗn hợp được chưng luyện. + Vẽ và thuyết minh dây chuyền sản xuất. 2/ Tính toán thiết bị chính: + Tính toán cân bằng vật liệu toàn thiết bị + Tính đường kính tháp + Tính chiều cao tháp + Tính cân bằng nhiệt + Tính trở lực của tháp 3/ Tính thiết bị phụ: + Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu + Tính bơm + Tính thùng cao vị + Tính toán cơ khí và lựa chọn 4/ Kết luận chung. 5/ Tài liệu tham khảo. IV) CÁC BẢN VẼ VÀ ĐỒ THỊ: + Bản vẽ dây chuyền sản xuất A 4 + Bản vẽ thiết bị chính và lắp giáp A 0 Đồ án môn Quá trình thiết bị BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 1 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa MỤC LỤC Lời mở đầu 5 Phần I: Giới thiệu chung 7 I.Giới thiệu về hỗn hợp chưng 7 1.Etanol 7 2.Nước 8 II.Sơ đồ chưng 9 1.Chú thích các kí hiệu trong quy trình 9 2.Thuyết minh dây chuyền sản xuất 10 3.Các kí hiệu trước khi tính 10 Phần II: Tính toán thiết bị chính 12 I.Tính cân bằng vật liệu toàn thiết bị 12 1.Cân bằng vật liệu 12 2.Xác định số bậc thay đổi nồng độ 13 II.Tính đường kính tháp 27 1.Lưu lượng các dòng pha đi trong tháp 27 2Vận tốc hơi đi trong tháp 32 3. Đường kính đoạn luyện 36 4. Đường kính đoạn chưng 37 III.Chiều cao tháp 37 1.Hệ số khuếch tán 37 2.Hệ số cấp khối 39 3.Hệ số chuyển khối 45 IV.Tính trở lực của tháp 50 1.Trở lực của đĩa khô 51 2.Trở lực của đĩa do sức căng bề mặt 52 3.Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa 54 V.Tính cân bằng nhiệt lượng 58 1.Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu 58 2.Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện 61 Đồ án môn Quá trình thiết bị 2 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa 3.Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị ngưng tụ 64 4.Cân bằng nhiệt lượng tại thiết bị làm lạnh 65 Phần III: Tính thiết bị phụ 67 I.Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu 67 1.Hiệu số nhiệt độ trung bình 67 2.Lượng nhiệt trao đổi 67 3.Diện tích trao đổi nhiệt 68 II.Tính bơm và thùng cao vị 75 1.Các trở lực quá trình cấp liệu 75 2.Chiều cao thùng cao vị so với đĩa tiếp liệu 85 3.Chiều cao làm việc của bơm 86 4. Áp suất toàn phần của bơm và năng suất bơm 87 III.Tính toán cơ khí và lựa chọn 88 1.Tính toán thân tháp 88 2.Tính chóp và kích thước cơ bản của chóp 91 3.Tính đáy và nắp thiết bị 93 4.Chọn mặt bích 95 5. Đường kính các ống dẫn 96 6.Khối lượng tháp 99 7.Tính tai treo 102 8.Tính chân đỡ 103 Kết luận 104 Tài liệu tham khảo 105 Đồ án môn Quá trình thiết bị 3 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong thế giới với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Trong ngành công nghệ vật liệu mới không thể không nhắc đến ngành công nghiệp hóa học, bởi công nghệ hoá thuộc lĩnh vực công nghệ đòi hỏi kỹ thuật cao, mức độ phát triển công nghệ này được coi như một chỉ thị về trình độ phát triển của một đất nước. Nhận thấy rõ sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ hóa học, với lối tư duy nhạy bén và sáng tạo, khoa Công nghệ Hóa Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã đào tạo ra những sinh viên chuyên ngành Hóa. Điều đó không chỉ cung cấp cho đất nước đội ngũ những công nhân lành nghề, thợ kỹ thuật có tay nghề cao mà nó còn mở cơ hội việc làm cho giới trẻ trong lĩnh vực khá mới mẻ này. Là một sinh viên khoa Công Nghệ Hóa, chúng em được trang bị rất nhiều kiến thức cơ bản về các quá trình thiết bị của công nghệ sản xuất những sản phẩm hóa học. Nhận được bản đồ án này là một cơ hội tốt để chúng em được tìm hiểu về các quá trình công nghệ, được vận dụng những kiến thức đã được học và mở rộng vốn kiến thức của mình, từ đó giúp chúng em có cái nhìn cụ thể hơn về nghành nghề mình đã lựa chọn. Công nghệ hóa học là một ngành giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc sản xuất phục vụ cho nhiều lĩnh vực, cho mọi nghành kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho nhiều ngành phát triển theo. Với nhiều phương pháp sản xuất khác nhau như lắng, lọc, đun nóng, làm nguội, chưng luyện, hấp thụ, hấp phụ, trích ly, sấy khô, đông lạnh…đã tạo ra rất nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của con người. Đặc biệt được ứng dụng nhiều nhất là chưng luyện, nó được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ lên men, công nghệ tổng hợp hữu cơ, lọc - hóa dầu, công nghệ sinh học Chưng là phương pháp dùng để tách hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp. Khi chưng thu được nhiều sản phẩm và thường có bao nhiêu cấu tử thì có bấy nhiêu sản phẩm. Riêng đối với phương pháp chưng luyện hai cấu tử thì sản phẩm đỉnh gồm chủ yếu là cấu tử dễ bay hơi còn sản phẩm đáy là cấu tử khó bay hơi. Trong sản xuất ta thường gặp các phương pháp chưng khác nhau như: chưng đơn giản, chưng bằng hơi nước trực tiếp, chưng chân không và đặc biệt hơn là chưng luyện. Đồ án môn Quá trình thiết bị 4 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa Chưng luyện là phương pháp thông dụng dùng để tách hoàn toàn hỗn hợp các cấu tử dễ bay hơi có tính chất hòa tan một phần hoặc hòa tan hoàn toàn vào nhau. Chưng luyện ở áp suất thấp dùng cho các hỗn hợp dễ bị phân hủy nhiệt ở nhiệt độ cao, các cấu tử dễ bay hơi và ngược lại. ỨNG DỤNG  Tách dầu mỏ tài nguyên khai thác dưới dạng lỏng  Tách các hỗn hợp khí đã hóa lỏng  Tách hỗn hợp chất hữu cơ trong tổng hợp hữu cơ. Trong công nghệ sinh học, thực phẩm, các quá trình lênmen sản xuất các sản phẩm như: rượu, bia, nước ngọt… Đồ án môn Quá trình thiết bị 5 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG I. GIỚI THIỆU VỀ HỖN HỢP CHƯNG: 1. Etanol: (Còn gọi là rượu etylic , cồn êtylic hay cồn thực phẩm). Etanol có công thức phân tử: CH 3 -CH 2 -OH, khối lượng phân tử: 46 đvC. Là chất lỏng có mùi đặc trưng, không độc, tan nhiều trong nước. * Một số thông số vật lý và nhiệt động của etanol: + Nhiệt độ sôi ở 760(mmHg): 78.3 o C. + Khối lượng riêng: d 4 20 = 810 (Kg/m 3 ). * Tính chất hóa học: Tất cả các phản ứng hoá học xảy ra ở nhóm hydroxyl (-OH) của etanol là thể hiện tính chất hoá học của nó. + Phản ứng của hydro trong nhóm hydroxyl: CH 3 -CH 2 -OH ⇔ CH 3 -CH 2 -O - + H + Hằng số phân ly của etanol: 18 10 23 − −− = OHCHCH K , cho nên etanol là chất trung tính. + Tính acid của rượu thể hiện qua phản ứng với kim loại kiềm, Natri hydrua(NaH), Natri amid(NaNH 2 ): CH 3 -CH 2 -OH + NaH → CH 3 -CH 2 -ONa + H 2 Natri etylat Do 14 10 223 − −− =< OHOHCHCH KK : tính acid của rượu nhỏ hơn tính acid của nước, nên khi muối Natri etylat tan trong nước sẽ bị thuỷ phân thành rượu trở lại. + Tác dụng với acid tạo ester: Rượu etanol có tính bazơ tương đương với nước. Khi rượu tác dụng với acid vô cơ H 2 SO 4 , HNO 3 và acid hữu cơ đều tạo ra ester. CH 3 -CH 2 -OH + HO-SO 3 -H CH 3 -CH 2 O-SO 3 -H + H 2 O CH 3 -CH 2 O-H + HO-CO-CH 3 CH 3 -COO-C 2 H 5 + H 2 O + Phản ứng trên nhóm hydroxyl: ▫ Tác dụng với HX: CH 3 -CH 2 -OH + HX CH 3 -CH 2 -X + H 2 O ▫ Tác dụng với Triclo Phốt pho: CH 3 -CH 2 -OH + PCl 3 → CH 3 -CH 2 -Cl + POCl + HCl Đồ án môn Quá trình thiết bị 6 Lạnh H + Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa ▫ Tác dụng với NH 3 : CH 3 -CH 2 -OH + NH 3 C 2 H 5 -NH 2 + H 2 O ▫ Phản ứng tạo eter và tách loại nước: 2CH 3 -CH 2 -OH (CH 3 -CH 2 ) 2 O + H 2 O CH 3 -CH 2 -OH CH 2 =CH 2 + H 2 O + Phản ứng hydro và oxy hoá: CH 3 -CH 2 -OH CH 3 -CHO + H 2 Ứng dụng: etanol có nhiều ứng dụng hơn metanol, nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó là nguyên liệu dùng để sản suất hơn 150 mặt hàng khác nhau và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành: công nghiệp nặng, y tế và dược, quốc phòng, giao thông vận tải, dệt, chế biến gỗ và nông nghiệp. 2. Nước: Trong điều kiện bình thường: nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị nhưng khối nước dày sẽ có màu xanh nhạt. Khi hóa rắn nó có thể tồn tại ở dạng 5 dạng tinh thể khác nhau: Khối lượng phân tử : 18 g / mol Khối lượng riêng d 4 0 c : 1 g / ml Nhiệt độ nóng chảy : 0 0 C Nhiệt độ sôi : 100 0 C Nước là hợp chất chiếm phần lớn trên trái đất (3/4 diện tích trái đất là nước biển) và rất cần thiết cho sự sống. Nước là dung môi phân cực mạnh, có khả năng hoà tan nhiều chất và là dung môi rất quan trọng trong kỹ thuật hóa học. Đồ án môn Quá trình thiết bị 7 Al 2 O 3 t o H 2 SO 4 >150 o C H 2 SO 4 >150 o C Cu 200-300 o C Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa II. SƠ ĐỒ CHƯNG : 1. Chú thích các kí hiệu trong qui trình: 2 1 8 7 6 10 5 4 9 3 11 Trong đó: 1- Thùng chứa hỗn hợp đầu 6- Thiết bị ngưng tụ hồi lưu 2- Bơm 7- Thiết bị làm lạnh sản phẩm đỉnh 3- Thùng cao vị 8- Thùng chứa sản phẩm đỉnh 4- Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu 9- Thiết bị gia nhiệt đáy tháp 5- Tháp chưng luyện 10- Thùng chứa sản phẩm đáy 11- Lưu lượng kế Đồ án môn Quá trình thiết bị 8 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa 2 . Thuyết minh dây chuyền sản xuất: Dung dịch đầu ở thùng (1) được bơm (2) bơm liên tục lên thùng cao vị (3), mức chất lỏng cao nhất ở thùng cao vị được khống chế nhờ ống chảy tràn, từ thùng cao vị dung dịch được đưa vào thiết bị đun nóng (4) qua lưu lượng kế (11), ở đây dung dịch được đun nóng đến nhiệt độ sôi bằng hơi nước bão hoà, từ thiết bị gia nhiệt (4) dung dịch được đưa vào tháp chưng luyện (5) nhờ đĩa tiếp liệu, trong tháp hơi đi từ dưới lên gặp chất nỏng đi từ trên xuống, nhiệt độ và nồng độ các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp. Vì vậy hơi từ đĩa phía dưới lên đĩa phía trên, các cấu tử có nhiệt độ sôi cao (H 2 O) sẽ được ngưng tụ lại và cuối cùng trên đỉnh ta thu được hỗn hợp gồm hầu hết các cấu tử dễ bay hơi (C 2 H 5 OH ). Hơi đó đi vào thiết bị ngưng tụ hồi lưu (6), ở đây nó được ngưng tụ lại. Một phần chất lỏng đi qua thiết bị làm lạnh (7) để làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết rồi đi vào thùng chứa sản phẩm đỉnh (8), một phần khác hồi lưu về tháp ở đĩa trên cùng. Chất lỏng đi từ trên xuống gặp hơi có nhiệt độ cao hơn, một phần cấu tử có nhiệt độ sôi thấp được bốc hơi và do đó nồng độ cấu tử khó bay hơi trong chất lỏng ngày càng tăng và cuối cùng ở đáy tháp ta thu dược hỗn hợp lỏng gồm hầu hết là cấu tử khó bay hơi. Chất lỏng đi ra khỏi tháp được làm lạnh rồi đi vào thùng chứa sản phẩm đáy (10). Như vậy với thiết bị làm việc liên tục thì hỗn hợp đầu được đưa vào liên tục và sản phẩm cũng được tháo ra liên tục. 3 . Các kí hiệu trước khi tính: • Giả thiết + Số mol pha hơi đi từ dưới lên là bằng nhau trong tất cả mọi tiết diện của tháp. Đồ án môn Quá trình thiết bị 9 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa + Số mol chất lỏng không thay đổi theo chiều cao đoạn chưng và đoạn luyện. + Hỗn hợp đầu đi vào tháp ở nhiệt độ sôi. + Chất lỏng ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ có thành phần bằng thành phần của hơi đi ra ở đỉnh tháp. + Cấp nhiệt ở đáy tháp bằng hơi đốt gián tiếp. • Yêu Cầu thiết bị: F: Năng suất thiết bị tính theo hỗn hợp đầu. F = 6,0(tấn/h) Thiết bị làm việc ở áp suất thường Tháp chưng loại: tháp chóp • Điều kiện: a F : Nồng độ C 2 H 5 OH trong hỗn hợp đầu = 0,30(phần khối lượng) a P : Nồng độ C 2 H 5 OH trong sản phẩm đỉnh = 0,85(phần khối lưọng) a W : Nồng độ C 2 H 5 OH trong sản phẩm đáy = 0,05(phần khối lượng) M A : Khối lượng phân tử của C 2 H 5 OH = 46(kg/kmol) M B : Khối lượng phân tử của H 2 O = 18(kg/kmol) Đồ án môn Quá trình thiết bị 10 [...]... TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH I TÍNH CÂN BẰNG VẬT LIỆU TOÀN THIẾT BỊ 1 Tính toán cân bằng vật liệu: D,yD D0 L0 DU F,xF LU P,xP W,xW (sơ đồ hệ thống tháp chưng) Hỗn hợp đầu vào F(C2H5OH-H2O) được tách thành sản phẩm đỉnh P(C2H5OH) và sản phẩm đáy W(H2O) ở đĩa trên cùng có một lượng lỏng hồi lưu, ở đáy tháp có thiết bị đun sôi, lượng hơi đi ra đỉnh tháp là D + Theo phương trình cân bằng vật liệu cho toàn tháp: ... của hỗn hợp đi vào đĩa rđ: ẩn nhiệt hóa hơi của cấu tử hỗn hợp hơi ra đỉnh tháp x1 = xF = 0,1436 phần mol Từ bảng cân bằng lỏng hơi và nhiệt độ của hỗn hợp 2 cấu tử C 2H5OH và H2O ở 1at (II146), ta có nhiệt độ sôi của hỗn hợp đầu là tF = 85,0612oC r1 = rA.y1 + (1–y1).rB rđ = rA.yđ + (1–yđ).rB rA : ẩn nhiệt hóa hơi của cấu tử nguyên chất rượu etylic rB : ẩn nhiệt hóa hơi của cấu tử nguyên chất nước. .. vào đoạn chưng, lượng lỏng G’ 1 và hàm lượng lỏng x’1 được xác định theo hệ phương trình cân bằng vật liệu và cân bằng nhiệt lượng như sau : G’1 = g’1 + GW G’1 x’1 = g’1 yW + GW xW g’1 r’1 = g1 r1 Trong đó : r’1: ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp đi vào đĩa thứ nhất của đoạn chưng xW: thành phần cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đáy r1: ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp đi vào đĩa trên cùng của đoạn chưng Ta... Đồ án môn Quá trình thiết bị 29 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa xW = 0,0202 - Tính r1 Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp đi vào đĩa trên cùng đoạn chưng bằng ẩn nhiệt hóa hơi đi vào đoạn luyện → r1 = 9658,3825 ( kcal/ kmol ) - Tính r’1 r’1 = rA y’1 + ( 1 – y’1 ) rB rA, rB : ẩn nhiệt hóa hơi của cấu tử nguyên chất ở to = tW r’1 : ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp ra khỏi đoạn chưng y’1 = yW xác... thuyết : Nlt = 6 Trong đó Số đĩa đoạn chưng = 3 Số đĩa đoạn luyện = 3 Đồ án môn Quá trình thiết bị 25 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa II TÍNH ĐƯỜNG KÍNH THÁP : gđ GF xF GR g1, y1 GP xP G1 x1 = xF G1’, y1’ = yW GW xW 1 Tính lưu lượng các dòng pha đi trong tháp: 1.1 Xác định lưu lượng hơi trung bình đi trong đoạn luyện: Lượng hơi trung bình đi trong tháp chưng luyện có thể tính gần đúng bằng... cân bằng → yF* = 0,4808 Đồ án môn Quá trình thiết bị 13 Trường Đại học Công Nghiệp HN - Chỉ số hồi lưu tối thiểu của tháp chưng luyện Rmin : * xP − y F Rmin = * = y F − xF - Khoa Công Nghệ Hóa 0,6892 − 0,4808 = 0,6180 0,4808 − 0,1436 Tính chỉ số hồi lưu thích hợp Vấn đề chọn chỉ số hồi lưu thích hợp rất quan trọng, vì khi chỉ số hồi lưu bé thì số bậc của tháp lớn hơn nhưng tiêu tốn lượng hơi đốt ít,... trung bình đi trong đoạn chưng là ′ g tbC = ′ g1 + g1 104,9887 + 104,8955 = = 104,9421 (kmol/h) 2 2 Lượng lỏng trung bình đi trong đoạn chưng GtbC = (G1 + G F ) + G1′ 54,7174 + 272,4696 + 327,0806 = = 327,1338 (kmol/h) 2 2 Đồ án môn Quá trình thiết bị 30 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa 2 Vận tốc hơi đi trong tháp: Tốc độ hơi ( khí ) trung bình đi trong tháp chóp xác định theo: (ρ y... = 55,3196( kmol/ h) 2 2 1.2 Lượng hơi trung bình trong đoạn chưng : Đồ án môn Quá trình thiết bị 28 Trường Đại học Công Nghiệp HN g’tb = Khoa Công Nghệ Hóa ′ g ′ + g1 n 2 F Trong đó : g ′ : lượng hơi đi ra khỏi đoạn n ′ G1 g’x G1, x1 chưng ( kmol/ h ) ′ g 1 : lượng hơi đi vào đoạn chưng g’1 ( kmol/ h ) W xw ′ Vì lượng hơi đi ra khỏi đoạn chưng bằng lượng hơi đi vào đoạn luyện g n = g1 , nên ta có thể... riêng trung bình của pha hơi ở đoạn chưng: Đồ án môn Quá trình thiết bị 33 =1,1481 kg/m3 Trường Đại học Công Nghiệp HN Khoa Công Nghệ Hóa [ ytbC M A + (1 − ytbC ).M B ].273 ρ ytbC = [ kg/ m3 ] 22,4.T ytbC : Nồng độ trung bình pha hơi trong đoạn chưng ytbC = y đC + y cC 2 yđC : Nồng độ pha đầu đoạn chưng ′ yđC = y1 = yW = 0,1341 phần mol ycC : Nồng độ pha cuối đoạn chưng ycC = y1 = 0,4048 phần mol ytbC... chuẩn DL = 1,2 m 4 Đường kính đoạn chưng : Đường kính đoạn chưng được tính theo công thức : DC = 0,0188 g tb ( ρ y w y ) tbC [ m ] Trong đó Khối lượng mol trung bình của pha hơi đoạn chưng M yC = ytbC MA + (1 – ytbC ) MB = 26,4 kg/ kmol Lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng đổi sang kg/ h gtb = gtbC M yC = 104,9421 26,4 = 2772 kg/h Thay các giá trị vào đường kính tháp DC = 0,0188 g tb 2772 = 0,0188 . thiết bị Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THẾ HỮU I)ĐẦU ĐỀ THIẾT KẾ: Thiết kế tháp chưng liên tục loại tháp chóp để phân tách hỗn hợp C 2 H 5 OH - H 2 O. II) CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU: + Hỗn hợp cần tách: . chứa hỗn hợp đầu 6- Thiết bị ngưng tụ hồi lưu 2- Bơm 7- Thiết bị làm lạnh sản phẩm đỉnh 3- Thùng cao vị 8- Thùng chứa sản phẩm đỉnh 4- Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu 9- Thiết bị gia nhiệt đáy tháp 5-. dễ bay hơi và ngược lại. ỨNG DỤNG  Tách dầu mỏ tài nguyên khai thác dưới dạng lỏng  Tách các hỗn hợp khí đã hóa lỏng  Tách hỗn hợp chất hữu cơ trong tổng hợp hữu cơ. Trong công nghệ sinh học,

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trở lực ma sát :

  • Áp suất để thắng trở lực ma sát

  • Trở lực cục bộ

  • Trở lực ma sát

  • Trở lực cục bộ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan