ĐỀ ÔN THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 13 MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

5 334 0
ĐỀ ÔN THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 13 MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 1 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 13 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Tại sao nói : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX ? Câu II (2,0 điểm) Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã vận dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ? Câu III (2,0 điểm) Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày quá trình phân hóa về chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc đã ra đời như thế nào ? Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên có những chuyển biến gì kể từ những năm 70 đến năm 2000 ? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 13 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I (3,0 đ) Tại sao nói : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX ? - Trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần hai ở Việt Nam, cùng với quá trình khai thác của Pháp làm xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam Để giải quyết các mâu thuẫn đó, nhân dân ta đã đứng lên chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt trong ba thập niên đầu thế kỉ XX đó là : + Thứ nhất, phong trào yêu nước theo khynh hướng dân chủ tư sản, do giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản khởi xướng và lãnh đạo, lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc… Tuy nhiên, các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919 – 1925 diễn ra sôi nổi, anh dũng nhưng cuối cùng cũng bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Chính từ trong phong trào này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cách mạng Việt Nam muốn đấu tranh giành thắng lợi phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo… + Thứ hai, phong trào đấu tranh giai cấp, đó chính là những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1929. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam chủ yếu đòi các quyền lợi về kinh tế nên còn mang tính tự phát. Sang những năm 1926 – 1929, do chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá sâu rộng vào Việt Nam nên phong trào đã chuyển sang đấu tranh tự giác. Khi phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng phát triển, nó đặt ra yêu cầu phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo để đưa phong trào tiến lên. Vì vậy, phong trào công nhân chính là cơ sở xã hội và điều kiện cơ bản để dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam… - Như vậy, phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, đó là phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản và phong trào công nhân. Hai phong trào này là cơ sở xã hội và điều kiện quyết định để dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930… II (2,0 đ) Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã vận dụng những bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ? a) Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 : - Bài học về sự lãnh đạo của Đảng : Qua các phong trào, giai cấp vô sản Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình - Bài học về xây dựng liên minh công - nông : Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc phong kiến xây dựng một cuộc sống mới. TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 3 - Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng : Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền. - Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới: Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước. Phong trào sau khi đấu tranh giành thắng lợi ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng chính quyền theo kiểu Xô viết ở nước Nga. - Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Trong thời kỳ này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút ra để sau này đến thời kỳ cách mạng 1936 – 1939, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương. b. Đảng ta đã vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 : - Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. - Bài học về đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng với các Đảng phái chính trị phản động. - Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Đảng đã đề ra mục tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh Mặt trận đúng đắn, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt; qua đó phát huy đươc sức mạnh của quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng cho Cách mạng tháng Tám 1945. III (2,0 đ) Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương. a) Tính chất chính nghĩa : - Trước âm mưu và hàng động trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta chủ trương hoà hoãn với Pháp bằng cách kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946. Sau khi kí kết Hiệp định và Tạm ước, ta thực hiện đúng những điều đã kí song thực dân Pháp cứ lấn tới và cuối cùng chúng ngang nhiên xé bỏ Hiệp định và Tạm ước. Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc và giành được trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đây là cuộc kháng chiến hoàn toàn chính nghĩa, vì chính nghĩa cho nên trong quá trình kháng chiến, nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp. - Cũng xuất phát từ cuộc kháng chiến chính nghĩa nên ta chủ trương kháng chiến lâu dài để chống lại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp và cuối cùng giành được thắng lợi. b) Tính nhân dân : Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta chủ trương kháng chiến toàn dân. Nhờ có đường lối này, Đảng và Chính phủ đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ : Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái. Hễ là người TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 4 Việt Nam, phải cầm vũ khí chống thực dân Pháp Đáp lời kêu gọi của nhân dân cùng đứng lên kháng chiến. - Trong quá trình kháng chiến, ta đánh địch ở khắp các mặt trận và sử dụng các loại vũ khó có sẵn trong tay, như Hồ Chủ tịch đã kêu gọi : “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng giươm, không có gươm dùng cuốc, thuổng, gậy gọc ” - Nhờ tính nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta đánh bại được âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. II. PHẦN RIÊNG 3 điểm) IV.a (3 điểm) Trình bày quá trình phân hóa về chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. - Giai đoạn 1945 – 1950 : Các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ trong cuộc Chiến tranh lạnh, tham gia khối NATO, quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ… - Giai đoạn 1950 – 1973 : một mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại : + Chính phủ Anh: ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, ủng hộ Ixraen chống các nước Ả Rập, Cộng hoà liên bang Đức gia nhập NATO (5 - 1955)… + Pháp: phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hoà liên bang Đức, phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mĩ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp. + Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. + Đây cũng là thời kì chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha… cũng sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới. - Giai đoạn 1973 – 1991 : tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, Đông – Tây hòa dịu. + Tháng 12 - 1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu; 1989, “Bức tường Béclin” bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3 - 10 - 1990). + Năm 1975, ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. - Giai đoạn 1991 – 2000 : Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG. Kết luận : Như vậy, các nước Tây Âu mặc dù có sự nhất quán tương đối trong chính sách đối ngoại nhưng cũng thể hiện sự phân hóa về chính trị trong quan hệ với Mĩ và các nước… IV.b (3 điểm) Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc đã ra đời như thế nào ? Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên có những chuyển biến gì kể từ những năm 70 đến năm 2000 ? a) Sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên : TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 5 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị chia thành hai miền, lấy vĩ tuyết 38 làm ranh giới tạm thời. Theo thoả thuận của ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ ở Hội nghị Ianta (2 - 1945), quân đội Liên Xô sẽ đóng tại phía Bắc Triều Tiên, còn phía Nam là quân đội Mĩ. Trong bối cảnh của cuộc “Chiến tranh lạnh”, vấn đề thành lập chính phủ chung không được thực hiện. - Mỗi miền, chịu ảnh hưởng của mỗi nước, đã thành lập một nhà nước riêng : + Sau cuộc Tổng tuyển cử (5 – 1948), ở khu vực phía Nam Triều Tiên, ngày 15 - 8 - 1948, ở miền Nam Triều Tiên, Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập. + Tháng 9 - 9 - 1948, miền Bắc Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời - Cuối năm 1948, quân đội Liên Xô rút ra khỏi miền Bắc Triều Tiên. Giữa năm 1949, quân đội Mĩ rút khỏi phía Nam. b) Quan hệ hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên : - Từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, quan hệ giữa hai miền là đối đầu. + Năm 1950, cuộc chiến tranh lớn giữa hai miền đã nổ ra kéo dài 3 năm (1950 – 1953). + Đến ngày 27 - 7 - 1953, hai bên đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự giữa hai miền Bắc, Nam. + Từ đó, hai miền Nam, Bắc trở thành hai quốc gia theo những định hướng phát triển khác nhau. Song nguyện vọng nhân dân hai miền là thống nhất đất nước. - Từ những năm 70 (thế kỉ XX), đặc biệt khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, hai miền bước vào thời kì đối thoại. Những sự kiện chứng tỏ hai miền bước vào đối thoại là : + Năm 1990, các nhà lãnh đạo nhất trí : hoá bỏ tình trạng đối đầu về kinh tế, quân sự; tiến hành hợp tác nhiều mặt… + Tháng 6 - 2000, Tổng thống Kim Tê Chung (Hàn Quốc) và Chủ tịch Kim Châng In (CHDCND Triều Tiên) có một cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng kí hiệp định hoà hợp. + Tuy nhiên, quá trình hòa hợp và thống nhất bán đảo Triền Tiên có tiến triển song còn lâu dài, khó khăn và phức tạp. . CHÂU TIẾN LỘC 1 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 13 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM. danh: TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 13 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I. chuyển biến gì kể từ những năm 70 đến năm 2000 ? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:

Ngày đăng: 29/07/2015, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan