phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

90 2.3K 17
phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh

Trang 1

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 02DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 03LỜI MỞ ĐẦU 04Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀSỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 071.1 Khái quát chung 071.2 Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tình hìnhquản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 101.3 Phương pháp phân tích 111.4 Nội dung phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trongdoanh nghiệp 13Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬDỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH 222.1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty 222.2 Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tạiCông ty 34Chương III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰMNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

01 Báo cáo kết quả BCKQ 02 Cán bộ công nhân viên CBCNV 03 Cân đối kế toán CĐKT 09 Lợi nhuận sau thuế LNST 10 Lợi nhuận trước thuế LNTT

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 25

Hình 2.2: Mô tả tổ chức và định biên Công ty 26

Hình 2.3: Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty 28

Hình 2.4: Sơ đồ, trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 30

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh 23

Bảng 2.2: Phân tích tình hình biến động TSLĐ 32

Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn bằng tiền 35

Bảng 2.4: Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu 39

Bảng 2.5: Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho 43

Bảng 2.6: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ khác 47

Bảng 2.7: Phân tích tình hình luân chuyển vốn 50

Bảng 2.8: Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động 54

Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 56

Bảng 2.10: Kỳ thu tiền bình quân 59

Bảng 3.1: Bảng tính tỷ lệ % các khoản mục có quan hệ trực tiếp với DT 67

Bảng 3.2: Bảng ước tính nhu cầu VLĐ năm 2009 68

Bảng 3.3: Theo dõi tình hình trả nợ của từng khách hàng 73

Bảng 3.4: Bảng ước tính nợ khó đòi 73

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ theo dõi sự biến động của lượng VBT 70

Trang 4

Theo quan điểm hiện đại, mỗi doanh nghiệp cần được xem như một tế bào sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế Tế bào đó cần có quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài thì mới tồn tại và phát triển được Vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi đó, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bảo cho sự sống cho doanh nghiệp Hay nói cách khác vốn là điều kiện tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào Trong cơ chế cũ các doanh nghiệp nhà nước được bao cấp hoàn toàn về vốn nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn phải tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, do vậy việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, đánh giá được thế mạnh, thế yếu của mình để phát huy hay khắc phục.

Xuất phát từ những ý nghĩa đó, với những kiến thức được trang bị ở nhà trường và qua thực tế tại Công ty TNHH TM Hà Thanh em đã quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH TM Hà Thanh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Luận văn gồm ba chương:

Trang 5

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Chương II: Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH TM Hà Thanh.

Chương III: Một số nhận xét và các ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH TM Hà Thanh.

Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo cũng như bản thân em đã rất nổ lực nhưng với tư cách là một sinh viên thực tập, với cái nhìn mang tính cách lý thuyết, nên luận văn này hẳn vẫn còn thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các cô chú trong ban lãnh đạo công ty, các anh chị trong phòng kế toán và đặc biệt là cô giáo cùng quý thầy cô giáo để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Quy nhơn, ngày tháng năm Sinh viên thực

Nguyeãn Chí Thanh

Trang 6

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Vốn lưu động là những khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng, các khoản phải thu, hàng tồn kho và những tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm.

1.1.2 Kết cấu của vốn lưu động

Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau có kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện một phần vào kết cấu vốn lưu động Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm tại các thời điểm như thế nào là hợp lý, để từ đó lập kế hoạch, chính sách quản lý vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể Vậy vốn lưu động bao gồm:

1.1.2.1 Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản mà doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng, có thể gọi đó là mạch máu lưu thông của doanh nghiệp VBT của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, các công ty tài chính và các khoản tiền đang chuyển Đơn vị tiền tệ của VBT được sử dụng thống nhất là Đồng Việt Nam Ở các doanh nghiệp có sử dụng đồng ngoại tệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố Vì đây là loại tài sản có thể

Trang 7

sử dụng ngay để thanh toán hay đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác, là loại tài sản có tính luân chuyển cao nhất Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì VBT trong việc dữ trữ nhiều tuy đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng thể hiện doanh nghiệp để ứ đọng vốn không đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ làm mất khả năng sinh lời của vốn Ngược lại, nếu dự trữ VBT quá ít cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi có nợ tới hạn Do đó, đòi hỏi phải có những nguyên tắc quản lý và sử dụng chặt chẽ nhất định để tránh thất thoát lãng phí và gian lận.

Đầu tư ngắn hạn: Là khoản vốn doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư mua vào cổ phiếu, trái phiếu có giá trị hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật, có thể thu hồi kịp thời trong vòng thời hạn không quá một năm Các nhà quản trị thường xem khoản đầu tư ngắn hạn là lớp đệm nhằm đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi thiếu vốn kinh doanh bằng tiền.

1.1.2.2 Các khoản phải thu

Phản ánh toàn bộ giá trị phải thu đối với các tổ chức, cá nhân bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng do chính sách tín dụng bán hàng, dịch vụ cho khách hàng, quan hệ tài chính nội bộ Do doanh thu tiêu thụ có mối quan hệ với chính sách tín dụng bán hàng, vì thế khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của chi tiêu này (tỷ trọng cao hay thấp) Xét về khía cạnh tài chính, nếu doanh nghiệp thu hồi được khoản phải thu thì sẽ bổ sung được lượng vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Về mặt pháp lý, các khoản phải thu được xem là khoản sử dụng hợp pháp của khách nợ nếu giá trị các khoản nợ này còn nằm trong thời hạn thanh toán, các khoản này được xem là không hợp pháp khi đã quá hạn thanh toán Lúc

Trang 8

này doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời như: giảm mức dư nợ định mức cho các khách hàng thanh toán chậm, ngưng cung cấp hàng hóa dịch vụ

1.1.2.3 Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục Khái niệm hàng tồn kho được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các loại dự trữ cho sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng mua đi đường, thành phẩm, hàng hóa, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi đi bán Tỷ trọng hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp.

1.1.2.4 Các loại tài sản lưu động khác

Ngoài các khoản trên, vốn lưu động của doanh nghiệp còn tồn tại dưới dạng như: tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược ký quỹ ngắn hạn Mỗi loại tài sản này có những đặc điểm riêng vì thế mà doanh nghiệp cần có chính sách phù hợp.

1.1.3 Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp

Vốn lưu động là tài sản và cũng là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối Chính vì đặc điểm này mà công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động cần được quan tâm thỏa đáng, có như vậy thì doanh nghiệp mới tìm ra được biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa.

Với những đặc điểm trên, vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp là rất quan trọng Trước hết là doanh nghiệp không thể hoạt động sản xuất nếu

Trang 9

thiếu nguyên vật liệu, vật tư, không thể tiêu thụ nhiều hàng hóa nếu không có chính sách tín dụng bán hàng, tiền để chi trả các khoản chi tiêu khác Mặt khác, việc dự trữ một lượng vốn lưu động thích hợp đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, doanh nghiệp có khả năng thanh toán cần thiết đối với các khoản nợ ngắn hạn, giúp doanh nghiệp có tính tự chủ trong kinh doanh cao.

Vốn lưu động còn có vai trò đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này khó có điều kiện đầu tư vào tài sản cố định và ít có cơ hội đến với thị trường tài chính dài hạn Thông thường ở những doanh nghiệp này trông cậy vào thời hạn tín dụng, mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng và tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, các yếu tố này có ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng vì nó làm tăng tài sản lưu động.

Có thể nói vốn lưu động có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác, chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải xác định một quy mô, phân bổ hợp lý ở các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Tuy nhiên lượng vốn lưu động quá lớn sẽ gây dư thừa lãng phí vốn, ngược lại vốn lưu động quá ít gây nên tình trạng thiếu vốn làm quá trình sản xuất kinh doanh gián đoạn Vì vậy cần xác định quy mô, cơ cấu vốn lưu động hợp lý là vấn đề cần thiết cho từng doanh nghiệp.

1.2 VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆCPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGTRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Vai trò, ý nghĩa

Trang 10

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động thường chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào một phần là do công tác quản lý và sử dụng vốn quyết định Để công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp phải luôn luôn phân tích đánh giá tình hình hiện tại những gì đạt được và chưa đạt được từ đó vạch ra những phương hướng chính sách hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn vướng mắc và sớm đạt được kết quả mong muốn.

Việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời phát hiện và sửa chữa những thiếu sót trong kế hoạch đưa ra Trong nền kinh tế thị trường, sự vận động của tài sản lưu động diễn ra càng nhanh và càng phức tạp, tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư, hàng hóa trên thị trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì thế, việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động là cần thiết đối với các doanh nghiệp, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng nên gia tăng đầu tư như thế nào là hiệu quả nhất Ngoài ra, việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn còn cung cấp những thông tin hữu ích cho những ai muốn hợp tác, đầu tư vào doanh nghiệp.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng

 Quy mô của doanh nghiệp: Những doanh nghiệp có quy mô sản xuất, trình độ sản xuất, tính chất sản xuất, quy trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng vốn lưu động ở từng khâu dự trữ cũng khác nhau.

 Lĩnh vực hoạt động: Tùy theo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, đặc điểm của ngành, hàng hóa sản xuất kinh doanh mà điều kiện dự trữ nguyên vật liệu , số lượng quy cách và kỳ hạn cung ứng dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khác nhau Chẳng hạn ở các doanh nghiệp có quy trình sản

Trang 11

xuất dài thường có lượng tồn kho lớn, vốn lưu động chiếm nhiều hơn so với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch

 Hoạt động tiêu thụ: Số lượng mỗi lần tiêu thụ nhiều hay ít, thời gian bán hàng giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác dài hay ngắn có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

 Phương thức thanh toán, chính sách tín dụng bán hàng: Phương thức thanh toán khác nhau thì chiếm dụng vốn trong quá trình thanh toán cũng khác nhau Vì vậy việc lựa chọn phương thức thanh toán cũng như chính sách tín dụng bán hàng cần hợp lý, theo dõi và giải quyết kịp thời những vấn đề thủ tục thanh toán có ảnh hưởng đến việc gia tăng, giảm bộ phận vốn lưu động bị chiếm dụng.

 Tình hình kinh tế ở mỗi giai đoạn: Nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không tránh khỏi, nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển ổn định thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm nguồn tài trợ cho mình.

1.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như kết luận cụ thể về hiệu quả sử dụng từng loại nguồn lực, từng loại tài sản có nhiều phương pháp phân tích khác nhau Tuy nhiên trong phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động thường sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ.

1.3.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh.

Trang 12

- Tiêu chuẩn so sánh: (Gốc so sánh)

+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng các chỉ tiêu tài chính Thông thường số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề.

+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành.

+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt mục tiêu tài chính trong năm Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức của mình.

- Điều kiện so sánh:

Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với yếu tố không gian, thời gian, phải có cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp thanh toán, đơn vị đo lường như nhau, quy mô và điều kiện kinh doanh Ngoài ra, tính so sánh được còn liên quan việc tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành.

- Kỹ thuật so sánh:

+ So sánh theo chiều ngang (trình bày báo cáo theo kiểu so sánh) + So sánh theo chiều dọc (trình bày báo cáo theo quy mô chung)

1.3.2 Phương pháp loại trừ

Phương pháp này thể hiện qua hai phương pháp: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp chênh lệch.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích Trên cơ sở đó tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố với đối tượng nghiên cứu

+ Nhân tố lượng thay đổi trước, nhân tố chất thay đổi sau.

Trang 13

+ Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất.

- Phương pháp số chênh lệch: Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số Ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó nhân với các nhân tố khác đã cố định.

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1 Phân tích biến động từng khoản mục vốn lưu động

Quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả trên cơ sở cân nhắc các yếu tố rủi ro và tính sinh lợi trong từng mục của giá trị tài sản là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Do vậy để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả ta cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

1.4.1.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng VBT

Bản thân tiền là một loại tài sản mang tính rủi ro cao, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc kiểm soát một cách hữu hiệu tiền hay các loại tài sản tương đương tiền bởi đây là khoản rất nhạy cảm và dễ bị thất thoát nhất Do vậy mục tiêu của quản trị VBT là tối thiểu hóa lượng tiền mà doanh nghiệp cần giữ nhằm đáp ứng các mục đích sau:

- Mục đích hoạt động kinh doanh: với mục đích này doanh nghiệp lưu trữ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền hàng, lương nhân viên, đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư Đây là động cơ chính nhằm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh.

- Mục đích dự phòng: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, VBT luân chuyển không theo một quy luật nhất định, do vậy doanh nghiệp phải

Trang 14

duy trì một lượng VBT nhằm mục đích duy trì khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong mọi thời điểm.

- Mục đích đầu tư: Ngoài các mục đích trên việc lưu giữ VBT còn để lợi dụng các cơ hội tạm thời để gia tăng lợi nhuận cho mình.

Dù dự trữ VBT với mục đích nào thì việc quản lý VBT để đạt được kết quả cao nhất phụ thuộc vào dự đoán chính xác nhu cầu tiền của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể cải tiến nhu cầu tiền bằng cách gia tăng nhịp độ tiếp nhận tiền từ các đối tác, giảm những chi tiêu không cần thiết

1.4.1.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu

Hầu hết các doanh nghiệp chuộng phương thức bán hàng thu tiền ngay hơn là bán hàng theo phương thức tín dụng, tuy nhiên vì yếu tố cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải chào bán hàng theo phương thức tín dụng nhằm tăng doanh thu Tuy nhiên cũng không nên nới lỏng quá sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, có khả năng không thu được nợ và làm tăng một số chi phí khác Nhưng cũng không nên quá thắt chặt tín dụng bán hàng như thế sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng Chính vì thế khi xây dựng chính sách tín dụng bán hàng doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình tài chính cụ thể của từng khách hàng.

Quản lý các khoản phải thu luôn gắn liền với chi phí phát sinh, tuy nhiên chấp nhận tín dụng sẽ có khả năng tăng doanh thu Vì thế doanh nghiệp cần so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm để từ đó đưa ra quyết định là có nên chấp nhận tín dụng bán hàng hay không Bên cạnh đó là công tác đôn đốc thu hồi nợ, theo dõi, xem xét khả năng thanh toán, khả năng vốn đảm bảo và tình trạng kinh tế tổng quát trên khả năng trả nợ của khách hàng.

Trang 15

Để có những thông tin khái quát về khách hàng, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích đánh giá mối quan hệ giữa khách hàng với những doanh nghiệp và tổ chức tài chính khác.

Một số chỉ tiêu ta có thể sử dụng để phân tích khả năng tín dụng của khách hàng:

- Uy tín của khách hàng: Đây là tiêu chuẩn quan trọng thể hiện tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp khác cũng như đối với doanh nghiệp của mình.

- Tỷ suất tự tài trợ: Thể hiện khả năng tài chính dài hạn, tính tự chủ và ổn định, chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của chủ nợ.

- Tỷ suất nợ: Phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ Đây là một trong các chỉ tiêu để nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho khách hàng.

- Điều kiện kinh tế: Đây là khả năng phát triển của khách hàng, xu thế phát triển ngành nghề kinh doanh của họ.

1.4.1.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho

Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp, trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc dự trữ nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa là điều cần thiết Tuy nhiên dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý công tác dự trữ.

Thông thường, trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các tài sản khác vì hàng tồn kho là đối tượng cơ bản

Trang 16

trong doanh nghiệp này Tỷ trọng này cũng cao đối với những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài như doanh nghiệp xây lắp, xí nghiệp đóng tàu Ngược lại, ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như khách sạn, giải trí, bốc xếp hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp Giá trị này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một lượng tồn kho thích hợp, bởi dự trữ thích hợp sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, đảm bảo cho các biến cố bất thường và đáp ứng cho nhu cầu biến động.

1.4.1.4 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động khác

Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động khác sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn chủ yếu là các khoản: tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Tạm ứng phản ánh số tiền doanh nghiệp đã tạm ứng cho người lao động tại doanh nghiệp, việc thu hồi các khoản này có ý nghĩa đưa vốn quay nhanh vào chu trình luân chuyển của đơn vị Nghiên cứu tạm ứng là đánh giá công tác quản lý công nợ nội bộ tại doanh nghiệp.

Chi phí trả trước phản ánh các khoản chi đã thực tế phát sinh nhưng chưa tính vào chi phí kinh doanh Cần phải quản lý chặt chẽ vì giá trị khoản mục này chịu ảnh hưởng các kỹ thuật phân bổ chi phí và tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí tại doanh nghiệp.

Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn phản ánh giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã mang đi thế chấp khi vay vốn, để ký cược phải ký quỹ Giá trị các khoản này không sử dụng cho hoạt động sinh lời của doanh nghiệp, đây là khoản khó chuyển đổi thành tiền nếu doanh nghiệp không trả nợ vay hay vi phạm các quy định liên quan đến ký cược, ký quỹ.

Trang 17

1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.4.2.1 Phân tích chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần Trị giá chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp.

b Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

Để đánh giá sâu hơn, cần đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng các loại tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp chênh lệch.

Chẳng hạn, để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động ( HVLĐ ), ta so sánh số vòng quay VLĐ giữa các kỳ phân tích với kỳ gốc.

HVLĐ = HVLĐ1 - HVLĐ0

Trong đó: HVLĐ1 là số vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích

Trang 18

HVLĐ0 là số vịng quay vốn lưu động kỳ gốc Ảnh hưởng bởi hai nhân tố:

+ Mức thay đổi doanh thu thuần đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn

+ Mức độ ảnh hưởng của thay đổi vốn lưu động đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động và được tính bằng:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động thường xuyên vận động qua các giai đoạn, thơng qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vịng, sử dụng vốn lưu động cĩ tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển, được tính bằng cơng thức sau:

Hệ số đảm nhiệm VLĐ (KVLĐ) = Vốn lưu động Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm của VLĐ càng thấp càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VLĐ hiệu quả.

Trang 19

d Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

Lợi nhuận sau thuế

VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận cịn lại sau khi đã trả lãi vay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nĩ đo lường được hiệu quả cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì được sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt.

1.4.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn khoa Số vịng quay hàng tồn kho

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho ta sử dụng hệ số vịng quay hàng tồn kho và số ngày một vịng quay hàng tồn kho Cơng tác quản lý, sử dụng hàng tồn kho tốt, số vịng quay hàng tồn kho lớn, hàng hĩa khơng bị ứ đọng, quá trình mua vào bán ra nhanh chĩng.

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì cơng việc kinh doanh được đánh giá là tốt, khả năng hốn chuyển tài sản này thành tiền cao Khi phân tích chỉ tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm mặt hàng kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và ngành nghề khác biệt thì cần tính tốn số vịng quay cho từng nhĩm, ngành hàng.

b Số ngày một vịng quay hàng tồn kho

Phản ánh số ngày trung bình của một vịng quay hàng tồn kho, số vịng quay hàng tồn kho càng lớn thì chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Trang 20

1.4.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng các khoản phải thua Số vịng quay khoản phải thu

Để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh tốn người ta dùng số vịng quay khoản phải thu:

=

khách hàng ( H ) Số dư khoản phải thu khách hàng

Chỉ tiêu số vịng quay khoản phải thu khách hàng phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu nhanh, tình hình quản lý và thu hồi nợ tốt Tuy nhiên hệ số này quá cao đồng nghĩa với thời hạn thanh tốn ngắn sẽ khơng hấp dẫn đối với khách hàng, khĩ cạnh tranh và mở rộng thị trường Tùy vào tình hình cụ thể và sách lược kinh doanh mà chỉ tiêu trên sẽ được vận dụng phù hợp.

b Số ngày một vịng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày một chu kỳ nợ từ khi bán hàng đến khi thu tiền Chỉ tiêu này so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá tình hình thu hồi nợ và khả năng hốn chuyển thành tiền.

Trang 21

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNGMẠI HÀ THANH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Tên, thời điểm thành lập, địa chỉ, các mốc quan trọng

Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định là một trong những công ty được thành lập sớm của tỉnh Bình Định, trong đó có Xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu Nhơn Hòa chuyên kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến các mặt hàng lâm sản xuất khẩu Qua nhiều năm hoạt động, đơn đặt hàng của Công ty XNK Bình Định càng lúc càng nhiều lên, phần lớn là đơn đạt hàng của các tập đoàn của nước ngoài như Scancom International, Catie với công suất thực tại của Công ty lúc ấy, thì chưa có thể đáp ứng được đầy đủ đơn đặt hàng của khách hàng vì thế ban lãnh đạo của Công ty XNK đã bàn bạc và đi đến quyết định là góp vốn cùng hai công ty khác là Công ty Thương nghiệp tổng hợp Bình Định và Công ty Nông sản thực phẩm Bình Định, để thành lập công ty con, chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng lâm sản xuất khẩu, lấy tên là Công ty TNHH thương mại Hà Thanh.

Ban đầu Công ty TNHH thương mại Hà Thanh có hai thành viên trở lên, với các thành viên như sau:

- Ông Nguyễn Trọng Phát – Giám đốc Công ty Thương nghiệp tổng hợp Bình Định.

- Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định - Ông Đặng Ngọc Thuận – Giám đốc Công ty Nông sản thực phẩm Bình Định.

Trang 22

Trong đó, ông Nguyễn Trọng Phát giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Sau một thời gian hoạt động thì có hai thành viên đã lần lượt rút khỏi hội đồng thành viên, chỉ còn lại Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định Như vậy Công ty TNHH thương mại Hà Thanh hiện tại là công ty con của Công ty XNK Bình Định và Giám Đốc Công ty TNHH thương mại Hà Thanh hiện tại là bà Lê Thị Kim Yến.

Tên giao dịch: HATHANH TRANDING COMPANY LTDTên viết tắt: HATHACO

Ngày thành lập: ngày 24/08/2000 Công ty chính thức được thành lập.

Ngày 20/06/2002 Công ty mới chính thức đi vào hoạt động.

Địa chỉ trụ sở chính: Khu Công nghiệp Phú Tài – Tổ 6 - Khu vực 6 –

P.Trần Quang Diệu – TP Quy Nhơn – Bình Định.

Điện thoại: 0563.741.567Fax: 0563.741.567

Email: hathaco_wood@vnn.vn

2.1.1.2 Quy mô hiện tại của Công ty

Công ty TNHH thương mại Hà Thanh thành lập với số vốn điều lệ là 2,1 tỷ đồng Trong đó Công ty Thương nghiệp tổng hợp góp 714 triệu đồng (chiếm 44% tổng số vốn công ty) bằng tiền và hệ thống cơ sở vật chất hiện có tại địa điểm đầu tư; Công ty Nông sản thực phẩm góp 693 triệu đồng bằng tiền (chiếm 33% tổng số vốn công ty) Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của công ty là 4.277.357.470 đồng, đầu năm 2008 là 4.411.615.314 đồng Bằng số vốn trên Công ty TNHH thương mại Hà Thanh là công ty sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, với năng suất ban đầu bình quân là 5 container/tháng cho đến bây giờ đã đạt năng suất bình quân là 10 đến 12 container/tháng.

Trang 23

2.1.1.3 Kết quả kinh doanh, đóng góp vào ngân sách của Công ty

Với số vốn ban đầu trên sau khi đi vào hoạt động doanh thu, lợi nhuận và mức đóng góp vào ngân sách của Công ty qua các năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: K T QU KINH DOANHẾT QUẢ KINH DOANHẢ KINH DOANH

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

2.1.2.1 Chức năng và quyền hạn của Công ty

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nguồn vốn, tài sản của Công ty nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất và kinh doanh Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn kinh doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.

- Lựa chọn hình thức huy động vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh - Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu.

- Các quyền khác do pháp luật quy định.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty

- Hoạt động sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký - Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật.

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.

Trang 24

- Kê khai đăng ký báo cáo chính xác các thông tin về Công ty và tình hình tài chính với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi phát hiện các thông tin đã kê khai không chính xác thì phải kịp thời điều chỉnh lại các thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Việc tuyển, sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Tuân thủ những quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Loại hình kinh doanh của Công ty: sản xuất, kinh doanh hàng lâm sản

xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Thị trường đầu vào của Công ty: là nguồn nguyên liệu nhập khẩu (gỗ

tròn từ Inđônêxia, Malaixia, Lao và từ các khâu trung gian ) và trong nước (như gỗ phách, nguyên liệu gỗ trong nước và các vật liệu phụ khác).

- Thị trường đầu ra của Công ty:

+ Xuất khẩu trực tiếp ra thị trường Châu Âu mà chủ yếu là Pháp.

+ Gia công chế biến sản phẩm cho các công ty trong nước.

- Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu tại Công ty: do đặc thù công việc sản

xuất tại Công ty chủ yếu là theo mùa vụ nên số lao động sẽ thay đổi theo mùa vụ sản xuất.Toàn công ty có số lượng lao động bình quân từ 151 đến 200 người

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty

Quy trình công nghệ sản xuất:

Quy trình công nghệ sản xuất được mô tả bằng hình sau: Nguyên liệu đầu vào

Công đoạn sơ chế Công đoạn sản xuất phôi Công đoạn sản xuất chi tiết

Công đoạn lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm

Trang 25

HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Nguyên liệu đầu vào: từ thu mua Gồm 2 loại chính: gỗ tròn và gỗ fách.Công đoạn sơ chế: Từ nguồn nguyên liệu ban đầu là gỗ tròn được chuyển

sang công đoạn xẻ để tạo thành nguyên liệu fách (gỗ fách) Sau đó nguyên liệu fách sẽ được đem đi luộc và sấy ở nhiệt dưới 20oC Tại đây sẽ kết thúc công đoạn sơ chế.

Công đoạn sản xuất phôi: Đây là giai đoạn định hình sản phẩm Ở công

đoạn này nguyên liệu fách sau khi được luộc, sấy và vẽ theo thiết kế sẽ được chuyển sang công đoạn cắt ngang là công đoạn gỗ fách được cắt ra thành các kích thước nhỏ hơn theo từng nhóm chi tiết Tại đây sẽ kết thúc công đoạn sản xuất phôi và bước đầu định hình cho sản phẩm.

Công đoạn sản xuất chi tiết: Đây là giai đoạn định tính cho sản phẩm.

Các chi tiết sau khi kết thúc ở công đoạn sản xuất phôi sẽ được chuyển sang công đoạn này để hoàn thiện chi tiết Sau đó tất cả các loại chi tiết sẽ được đi khoan, đục, chà nhám, đánh bóng để hoàn thiện phần định tính cho sản phẩm và kết thúc công đoạn sản xuất chi tiết.

Trang 26

Công đoạn lắp ráp hoàn thiện sản phẩm: Các chi tiết sau khi đã được

hoàn thiện ở công đoạn sản xuất chi tiết sẽ được chuyển sang công đoạn này để tiến hành lắp ráp theo từng loại sản phẩm trong thiết kế, rồi tiến hành sửa chữa, hoàn thiện, chà nhám và đánh bóng lại để các chi tiết khớp với nhau Cuối cùng các sản phẩm được đưa đi làm nguội, nhúng dầu, xử lý màu sơn và tiến hành bao bì, đóng gói Kết thúc công đoạn lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm.

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty được mô tả bằng hình sau:

( Ban hành theo Quyết định số: 201/QĐ-CTCPXNK, ngày 25/04/2006 của

Trang 27

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý tại Công ty TNHH TMHà Thanh:

Giám đốc điều hành: là người có quyền quản lý cao nhất tại Công ty TNHH TM Hà Thanh, là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu sự giám sát và điều hành của Chủ tịch HĐQT công ty tại công ty mẹ là Công ty CP XNK Bình Định Giám đốc điều hành là người do công ty mẹ điều động.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất: là người giúp việc cho giám đốc, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất của phòng kỷ thuật – KCS, xưởng sơ chế, xưởng tinh chế, xưởng lắp ráp, nghiêm chỉnh thực hiện các chế độ báo cáo và được quyền kí các văn bản đối nội, đối ngoại trong lĩnh vực công tác được phụ trách Phó giám đốc phụ trách sản xuất sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về công việc được phân công.

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức nhân sự, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, lao động, tiền lương

Phòng kế toán: tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán, thống kê phòng kế toán quản lý và thực hiện các phần việc kế toán, tài chính, ngân hàng, kiểm tra về nhập xuất vật tư.

Phòng kế hoạch thị trường: tham mưu cho giám đốc về kế hoạch đầu tư, về thị trường, công tác xuất nhập khẩu Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện công tác xuất nhập khẩu

Các phân xưởng: có nhiệm vụ thực hiện chức năng khai thác và chế biến đã được giao, quản lý lao động và vật tư đã được phân bổ Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động cho Phó giám đốc phụ trách sản xuất.

Trang 28

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty

Mặc dù Công ty TNHH TM Hà Thanh là công ty trực thuộc Công ty CP XNK Bình Định nhưng Công ty lại tiến hành hạch toán độc lập.

2.1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty

Hình 2.3 Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty

Chú thích: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phần hành

Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng):

 Tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán tài chính của công ty để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh Thống kê, thông tin kinh tế là trợ thủ đắc lực cho giám đốc điều hành Công ty.

 Tổ chức tốt khâu chứng từ, tài khoản, sổ kế toán.

 Chỉ đạo chuyên môn kế toán cho các nhân viên kế toán.

 Có quyền ký, không ký tất cả các chứng từ liên quan đến tình hình tài chính của Công ty và khi bất cứ chứng từ nào không có chữ ký của Kế toán trưởng đều không có giá trị.

 Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị về toàn bộ tình hình tài chính của Công ty.

Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ phản ánh tình hình tăng giảm, hiện có của các nguồn vốn, tài sản phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh giúp cho kế toán trưởng tổ chức thông tin kinh tế cho toàn Công ty.

Kế toán thanh toán, ngân hàng, công nợ:

NGÂN HÀNG, CÔNG NỢKẾ TOÁN TRƯỞNG

(KIÊM TRƯỞNG PHÒNG)

Trang 29

 Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh số liệu hiện có và tình hình tăng (giảm) của các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả từ đó tổng hợp số phải thu, phải trả để báo cáo.

 Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán cho các đối tượng người mua, người bán, thuế, cán bộ công nhân viên, tiền vay, cấp trên, cấp dưới.

 Có kế hoạch thanh toán kịp thời cho từng đối tượng nhằm góp phần nâng cao khả năng thanh toán, giảm bớt vốn bị chiếm dụng.

Thủ quỹ: đồng thời kiêm công tác văn thư Có nhiệm vụ:

 Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hàng ngày, thu tiền, chi tiền theo đúng phiếu, cuối mỗi ngày phải tiến hành kiểm kê quỹ.

 Định kỳ hay đột xuất sẽ phải tiến hành kiểm kê quỹ theo quyết định của kế toán trưởng.

2.1.5.3 Hình thức kế toán tại Công ty

Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” với hệ

+ Bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính.

Sơ đồ và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:

Trang 30

Chú thích: : Ghi hằng ngày

: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

: Đối chiếu kiểm tra  Trình tự ghi sổ:

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Trang 31

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó được thể hiện dưới dạng các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản lưu động Do vậy nhà quản lý tài chính nên cân nhắc kỹ cơ cấu tài sản của đơn vị mình, từ đó có kế hoạch quản lý VLĐ hiệu quả cao.

Việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH TM Hà Thanh được căn cứ vào các nguồn số liệu sau đây:

- Bảng CĐKT năm 2006, năm 2007 và năm 2008.

- Bảng BCKQ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty ta lần lượt đi sâu nghiên cứu từng nội dung.

Căn cứ vào BCĐKT năm 2006, 2007 và 2008 của Công ty ta có thể lập bảng phân tích sau:

Trang 33

Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy khoản đầu tư của Công ty vào TSLĐ biến động thất thường lúc tăng, lúc giảm và đạt cao nhất vào năm 2008 với giá trị là 15.808.075.266 Điều này chứng tỏ trong năm 2008 Công ty đã mạnh dạn bổ sung VLĐ và đầu tư ngắn hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- VBT năm 2007 là 108.810.915đ giảm so với năm 2006 47.986.103đ (tương ứng 30,06%) nhưng đến năm 2008 nó đã tăng lên đáng kể, tăng 584.221.583đ tương ứng tỷ lệ 536,91% so với 2007 Đây là dấu hiệu tốt vì lượng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tăng sẽ đem lại lợi nhuận cho Công ty.

- Các khoản đầu tư tài chính của Công ty qua 3 năm là không đổi và chủ yếu là mua trái phiếu Chính phủ Mặc dù vậy tỷ trọng đầu tư lại có sự biến động Tuy nhiên con số này lại không đáng kể và nguyên nhân là do sự tăng giảm của giá trị vốn ngắn hạn Cụ thể là tỷ trọng đầu tư tài chính trong tổng vốn lưu động năm 2007 tăng lên 0,01% so với năm 2006 nhưng năm 2008 lại giảm 0,01% so với năm 2007.

- Do chiến lược kinh doanh của Công ty nên khoản phải thu năm 2007 đã tăng lên 36,26% tương ứng mức 1.329.958.428đ so với năm 2006 Sang năm 2008 khoản phải thu đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 2.712.845.107đ làm cho tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng TSLĐ giảm từ 45,33% trong năm 2007 còn 17,16% trong năm 2008 Thực tế cho thấy trong những năm qua công tác quản lý khoản phải thu có chiều hướng tốt hơn Vì vậy Công ty cần đẩy nhanh hơn nữa công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao quá trình luân chuyển vốn và việc sử dụng vốn hiệu quả hơn.

- Trái ngược với sự biến động của khoản phải thu là giá trị khoản mục hàng tồn kho Năm 2006 giá trị của khoản mục này là 8.008.318.373đ chiếm tỷ trọng là 66,15% trong tổng TSLĐ đến năm 2007 giảm xuống 2.162.383.834đ nhưng cuối năm 2008 lại tăng lên 6.163.149.982đ đạt 12.009.084.521đ với tỷ

Trang 34

trọng lên đến 75,97% trong tổng TSLĐ Với mức tăng và tỷ trọng đều cao hơn 50% như vậy dự báo hiệu quả sử dụng HTK sẽ không tốt Vì vậy Công ty cần có chính sách dự trữ HTK hợp lý.

- TSLĐ khác của Công ty cũng biến động thất thường lúc tăng lúc giảm Năm 2007 giảm xuống so với năm 2006 199.145.449đ nhưng năm 2008 lại tăng lên 319.581.205đ tương ứng với tỷ lệ 466,32% so với năm 2007 Tuy nhiên khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSLĐ.

Để hiểu rõ hơn bản chất của sự biến động các chỉ tiêu ta xét từng khoản mục sau:

2.2.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng các khoản mục cụ thể trongvốn lưu động

2.2.1.1 Vốn bằng tiền

VBT có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Để đảm bảo cho việc cung ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu chi tiêu hằng ngày, làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh như mua hàng, thanh toán nhà cung cấp, trả lương cho CBCNV thì ta cần phải dự trữ một lượng VBT nhất định Nhưng mức dự trữ như thế nào để có hiệu quả vì đồng tiền nhàn rỗi sẽ không đem lại lợi nhuận Tuy nhiên nếu mức dự trữ quá thấp thì đơn vị có thể gặp rủi ro do thiếu vốn thanh toán khi có cơ hội tốt để đầu tư, có thể sẽ mất cơ hội được hưởng chính sách chiết khấu, giảm giá của nhà cung cấp Do vậy, quản lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong việc dự trữ VBT sao có hiệu quả nhất.

Từ thực tế quản lý và sử dụng VBT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ta lập bảng phân tích sau:

Trang 36

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy so với năm 2006, lượng VBT đã giảm xuống 47.986.103đ tương ứng tỷ lệ 30,6% Nguyên nhân chủ yếu là do tiền hàng bán chưa thu được, điều đó được thể hiện khoản phải thu khách hàng đầu năm 2007 là 3.680.317.467đ đến cuối năm 2007 là 4.983.175.895đ tăng 1.302.858.428đ Điều đó cũng lý giải tại sao tiền mặt tại quỹ tăng nhưng TGNH lại giảm, vì Công ty phải rút TGNH về nhập quỹ để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu hàng ngày Tuy nhiên sang năm 2008 VBT của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể là 584.221.583đ tương ứng tỷ lệ 536,91% làm cho tỷ trọng VBT trong tổng TSLĐ tăng từ 0,99% vào năm 2007 lên 4,38% Xem xét các tài liệu liên quan ta thấy sở dĩ VBT năm 2008 tăng nhanh như vậy là do trong năm Công ty đã bán được nhiều hàng hóa, lại thu tiền trực tiếp thể hiện doanh thu bán hàng năm 2008 là 21.100.898.992đ tăng 397.206.882đ nhưng khoản phải thu khách hàng chỉ 921.979.090đ giảm 4.061.196.805đ so với năm 2007 So với đầu năm thì ở cuối năm lượng tiền mặt tăng 16.120.832đ tương ứng với tỷ lệ tăng 51,65% Trong khi đó lượng tiền gửi ngân hàng còn tăng với tốc độ cao hơn, tăng 584.221.583đ (536,91%) Bảng phân tích trên cũng cho thấy tỷ trọng TGNH chiếm 93,17%, tiền mặt chiếm 6,83% đây là điều hợp lý tránh tình trạng mất mát, an toàn lại giúp cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem xét lãi suất TGNH với lãi suất hoạt động kinh doanh Nếu lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ đọng này vào sản xuất kinh doanh Về khía cạnh thanh toán, lượng tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty.

Như vậy với mức tăng của quy mô VBT nói chung và TGNH nói riêng trong năm 2008 ta thấy khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo, Công ty có thể được hưởng các chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán của nhà cung

Trang 37

cấp, tuy nhiên đơn vị cũng cần phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng tiền nhiều như vậy vì khoản này không mang lại lợi nhuận Điều này cũng không tốt Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền này vào quá trình lưu thông.

Vì vậy đối với việc quản lý VBT trong năm 2008, khi nhu cầu thanh toán cho nhà cung cấp chưa cao, Công ty đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng với lãi suất không kỳ hạn 0,02%/tháng, vào những thời điểm mà nhu cầu thanh toán cao Công ty tiến hành vay ngắn hạn với lãi suất 0,75%/tháng, lãi suất dài hạn 0,77%/tháng tùy thuộc vào từng thời điểm và từng ngân hàng Hiện nay Công ty có tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng đầu tư Còn Ngân hàng ngoại thương dùng để chuyển tiền cho nhà cung cấp rất thuận tiện.

Tóm lại qua phân tích trên ta thấy lượng tiền dự trữ không ổn định, biến động với biên độ lớn Là một doanh nghiệp thương mại thì lượng dự trữ như vậy vẫn còn thấp Mặc dù vậy nếu dựa vào thời điểm phân tích để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VBT thì chắc chắn độ chính xác sẽ không cao Vì tiền mặt tại quỹ vào các thời điểm là không như nhau và biến động với biên độ lớn, mặt khác để quy định một lượng tiền dự trữ là không có một mức tối thiểu nào cả.

2.2.1.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu

Quản lý các khoản công nợ là một điều hết sức khó khăn và quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ phát triển hay có nguy cơ dẫn đến phá sản một phần thể hiện qua công tác quản lý và sử dụng khoản phải thu Nếu công tác quản lý khoản phải thu tốt thì Công ty sẽ ít bị chiếm dụng vốn, ít công nợ, tiền của chúng ta bỏ ra sẽ được quay vòng nhanh và giá trị cũng ít bị giảm Điều đó sẽ giúp cho khả năng thanh toán được dồi dào Còn ngược lại nếu Công ty quản lý các khoản phải thu không tốt thì Công ty sẽ bị chiếm dụng vốn

Trang 38

đồng thời dẫn đến tình trạng các khoản công nợ sẽ dây dưa, kéo dài và có thể là khó đòi.

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu ở Công ty là nhằm tìm hiểu sự biến động các khoản phải thu và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp, kế hoạch giúp cho hoạt động tài chính của Công ty tốt hơn Ta căn cứ vào BCĐKT để phân tích các khoản phải thu sau:

Trang 40

Qua bảng phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua tại Công ty các khoản phải thu biến động bất thường lúc tăng, lúc giảm So sánh giữa năm 2007 với năm 2006 thì các chỉ tiêu này tăng 36,26% ứng với mức 1.329.958.428đ Trong đó chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng 1.302.858.428đ (35,4%), khoản trả trước cho người bán tăng 14.300.000đ (2.042,86%) Điều này chứng tỏ vốn Công ty đang bị bên ngoài chiếm dụng rất nhiều với một khoản công nợ như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến nợ khó đòi Mà như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của đơn vị đành rằng trong kinh doanh khó tránh khỏi không bị chiếm dụng Tuy nhiên việc các khoản phải thu tăng cũng có một số nguyên nhân khách quan sau:

- Do việc cạnh tranh gay gắt trong mua bán hàng hóa trên thị trường nên Công ty phải có chính sách mở rộng bán chậm thanh toán, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn nhằm lôi kéo hơn nữa Thể hiện trong năm 2007 nợ phải thu khách hàng tăng 6.302.858.428đ, doanh thu bán hàng tăng 6.573.793.627đ (20.703.692.110đ – 14.129.898.483đ) và HTK giảm 2.162.383.834đ (8.008.318.373đ – 5.845.934.539đ) Nợ phải thu của Công ty chủ yếu là tiền bán hàng cho Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Công ty TNHH Thành Vinh và một số khách hàng khác.

- Do các công ty cùng ngành xuất hiện ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt, họ luôn tìm biện pháp thu hút nguồn nguyên liệu từ miền trung đến Tây nguyên, vả lại nguyên liệu gỗ hiện nay cũng mang tính chất ngày càng khan hiếm nên Công ty cho các nhà cung cấp ứng trước tiền cũng là một trong những biện pháp cạnh tranh của Công ty.

Sang năm 2008, các khoản phải thu của Công ty đã giảm xuống một lượng đáng kể, giảm 2.285.330.788đ (tương ứng tỷ lệ 45,72%) còn 2.712.845.107đ Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm, còn khoản tiền đặt

Ngày đăng: 23/09/2012, 12:18

Hình ảnh liên quan

Cơ cấu tổ chức của Cơng ty được mơ tả bằng hình sau: - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

c.

ấu tổ chức của Cơng ty được mơ tả bằng hình sau: Xem tại trang 26 của tài liệu.
2.2.1.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ khác - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

2.2.1.4..

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ khác Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Bảng 2.7.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN Xem tại trang 50 của tài liệu.
Tổng hợp lại ta cĩ bảng sau: - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

ng.

hợp lại ta cĩ bảng sau: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Từ việc tính tốn trên ta tổng hợp bảng sau: - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

vi.

ệc tính tốn trên ta tổng hợp bảng sau: Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Bảng 2.9.

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO Xem tại trang 56 của tài liệu.
Tổng hợp lại ta cĩ bảng sau: - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

ng.

hợp lại ta cĩ bảng sau: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Từ việc tính tốn trên ta cĩ bảng tổng hợp sau: - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

vi.

ệc tính tốn trên ta cĩ bảng tổng hợp sau: Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.10: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Bảng 2.10.

KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.1: BẢNG TÍNH TỶ LỆ % CÁC KHOẢN MỤC CĨ QUAN HỆ - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Bảng 3.1.

BẢNG TÍNH TỶ LỆ % CÁC KHOẢN MỤC CĨ QUAN HỆ Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.2: BẢNG ƯỚC TÍNH NHU CẦU VĨN LƯU ĐỘNG NĂM 2009 - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Bảng 3.2.

BẢNG ƯỚC TÍNH NHU CẦU VĨN LƯU ĐỘNG NĂM 2009 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.3: THEO DÕI TÌNH HÌNH TRẢ NỢ CỦA TỪNG KHÁCH HÀNG - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

Bảng 3.3.

THEO DÕI TÌNH HÌNH TRẢ NỢ CỦA TỪNG KHÁCH HÀNG Xem tại trang 73 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN Xem tại trang 83 của tài liệu.
1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.8 4.878.940.177 4.720.960.367 3.849.888.854 - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

1..

Tài sản cố định hữu hình 221 V.8 4.878.940.177 4.720.960.367 3.849.888.854 Xem tại trang 84 của tài liệu.
4.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc

4..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Xem tại trang 85 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan