Hệ thống câu hỏi nâng cao ôn thi chuyên sinh

29 2.9K 8
Hệ thống câu hỏi nâng cao ôn thi chuyên sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I. Các thí nghiệm của menden Câu 1. Tại sao nói: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản? Trả lời: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản được giải thích trên cơ sở: Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu, thế hệ con sinh ra giống bố mẹ và giống nhau về nhiều chi tiết. Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết bởi xảy ra Biến dị tổ hợp hay Đột biến trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh. Hiện tượng Di truyền và Biến dị luôn gắn kết với quá trình sinh sản. Phải có sinh sản mới có Di truyền, Biến dị. Vì vậy, Di truyền và Biến dị l à hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. Câu 2. Vì sao Menđen lại chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm?Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? Trả lời: a. Menđen chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm vì nó có một số ưu điểm như: Là cây ngắn ngày, khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. b. Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai để theo dõi những biểu hiện của tính trạng và thuận lợi cho việc quan sát , theo dõi sự Di truyền của các cặp tính trạng. Câu 3. Vì sao Menđen lại thành công trong công trình nghiên cứu của mình? Trả lời: Menđen thành công trong công trình nghiên cứu của mình bởi vì: Chọn được đối tượng nghiên cứu phù hợp: Menđen đã tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau như chuột bạch, bắp (ngô), đậu Hà Lan, ... nhưng thành công nhất là ở đậu Hà Lan bởi nó có những ưu điểm như: là cây ngắn ngày, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt và đặc biệt có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. Menđen có phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền. Câu 4. Nêu tên phương pháp nghiên cứu và kết quả của công trình nghiên cứu Di truyển của Menđen? Trả lời:

Hệ thống câu hỏi nâng cao Chương I. Các thí nghiệm của menden Câu 1. Tại sao nói: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản? Trả lời: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản được giải thích trên cơ sở: - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu, thế hệ con sinh ra giống bố mẹ và giống nhau về nhiều chi tiết. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết bởi xảy ra Biến dị tổ hợp hay Đột biến trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh. → Hiện tượng Di truyền và Biến dị luôn gắn kết với quá trình sinh sản. Phải có sinh sản mới có Di truyền, Biến dị. Vì vậy, Di truyền và Biến dị l à hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. Câu 2. Vì sao Men-đen lại chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm?Tại sao Men-đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? Trả lời: a. Men-đen chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm vì nó có một số ưu điểm như: - Là cây ngắn ngày, khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. - Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. b. Men-đen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai để theo dõi những biểu hiện của tính trạng và thuận lợi cho việc quan sát , theo dõi sự Di truyền của các cặp tính trạng. Câu 3. Vì sao Men-đen lại thành công trong công trình nghiên cứu của mình? Trả lời: Men-đen thành công trong công trình nghiên cứu của mình bởi vì: - Chọn được đối tượng nghiên cứu phù hợp: Men-đen đã tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau như chuột bạch, bắp (ngô), đậu Hà Lan, nhưng thành công nhất là ở đậu Hà Lan bởi nó có những ưu điểm như: là cây ngắn ngày, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt và đặc biệt có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. - Men-đen có phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền. Câu 4. Nêu tên phương pháp nghiên cứu và kết quả của công trình nghiên cứu Di truyển của Men-đen? Trả lời: - Phương pháp nghiên cứu di truyền: + Phương pháp Phân tích các thế hệ lai. + Phương pháp Lai phân tích. - Kết quả: Men-đen đã tìm ra 2 quy luật Di truyền: + Quy luật Phân ly (Quy luật Phân ly đồng đều). + Quy luật Phân ly độc lập (PLĐL). Câu 5. Cho ví dụ về một số thuật ngữ sau: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, alen?Nêu ví dụ về tính trạng trội - tính trạng lặn ở sinh vật? Trả lời: a. - Tính trạng: tóc xoăn, môi dày, … + Hình thái: thân cao, quả tròn, quả bầu dục, … + Cấu tạo: hoa đơn, hoa kép ; vị trí hoa ở ngọn, ở thân ; … + Sinh lý: lúa chín sớm, chín muộn ; sức sinh sản, sức lớn ; … - Cặp tính trạng tương phản: tóc xoăn - tóc thẳng, hạt trơn - hạt nhăn, … - Alen: trong kiểu gen Aa có 2 alen là A và a, trong đó alen A quy định tính trạng trội, còn alen a quy định tính trạng lặn. b. Ví dụ: - Da đen là tính trạng trội, da trắng là tính trạng lặn. - Môi dày là tính trạng trội, môi mỏng là tính trạng lặn Câu 6. Trình bày khái niệm, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học? Trả lời: - Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và Biến dị thiên về lĩnh vực bản chất và tính chất của Di truyền học. Di truyền học đã làm sáng tỏ cơ sở vật chất, cơ chế di truyền của hai hiện tượng Di truyền và Biến dị. - Nội dung của Di truyền học nghiên cứu: + Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng Di truyền. + Các quy luật Di truyền. + Nguyên nhân và quy luật Biến dị. + ảnh hưởng của Di truyền và Biến dị đến đời sống sinh vật. - ý nghĩa của Di truyền học: Di truyền học đã trở thành cơ sở lý thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò to lớn đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại, … Câu 7. Phép lai một cặp tính trạng là gì? Men-đen đã nhận xét thí nghiệm lai một cặp tính trạng của mình nh ư thế nào? Trả lời: - Phép lai một cặp tính trạng: là phép lai giữa hai bố mẹ khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản. - Men-đen đã nhận xét: Khi cho lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì: + F1 đồng tính về tính trạng của một bên (bố hoặc mẹ) và đó là tính trạng trội. + F2 phân tính tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Câu 8. Nếu cơ thể bố mẹ đem lai không thuần chủng thì Quy luật phân ly còn đúng hay không? Nếu thế hệ con lai đồng tính thì khẳng định rằng Cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng đúng hay sai???? Trả lời: Trả lời: a. Nếu cơ thể bố, mẹ đem lai không thuần chủng thì Quy luật phân ly vẫn đúng, vì quy luật chỉ nói đến sự phân ly đồng đều của các Nhân tố di truyền (gen) trong quá trình Phát sinh giao tử. Nếu cơ thể bố, mẹ dị hợp thì các Nhân tố di truyền (gen) vẫn phân ly đồng đều về các Giao tử. b. Nếu thế hệ con lai đồng tính thì không thể khẳng định Cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng vì có trường hợp như sau: P: AA x Aa GP: A A ; a F1:TLKG: 1 AA : 1 Aa TLKH: 100% A_ Câu 9. Nêu cách tiến hành Phép lai phân tích? Trả lời: - Cho cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp lai với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. - Theo dõi kết quả của phép lai: + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội không thuần chủng có kiểu gen dị hợp. VD: Pa: AA x aa Fa: 100% Aa (đồng tính) Pa: Aa x aa Fa: 50% Aa : 50% aa (phân tính) Câu 10. Phân biệt những điểm cơ bản trong 2 ph ƣ ơng pháp nghiên cứu Di truyền của Men-đen? Trả lời: Men-đen đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu di truyền: phương pháp Phân tích các thể hệ lai và phương pháp Lai phân tích. Cơ sở Phân tích các thế hệ lai Lai phân tích Nội dung - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. - Lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Thế hệ - Thí nghiệm được thực hiện qua nhiều thế hệ. - Thông thường, thí nghiệm chỉ thực hiện ở 1 thế hệ. Mục đích - Rút ra 2 quy luật Di truyền: + Quy luật Phân ly. - Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội + Quy luât PLĐL - Xác định độ thuần chủng của giống .Câu 11. Ngoài cách sử dụng Phép lai phân tích để xác định thể đồng hợp hay dị hợp cho cá thể mang tính trạng trội thì còn có thể sử dụng phương pháp nào khác nữa không? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: Ngoài việc sử dụng Phép lai phân , người ta có thể cho tự thụ phấn ở cây lưỡng tính. - Cho cơ thể (cây lưỡng tính) mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp tự thụ phấn. - Theo dõi kết quả phép lai: + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội không thuần chủng có kiểu gen dị hợp. VD: • P: AA x AA F1: 100% AA (đồng tính) • P: Aa x Aa F1: 75% A_ : 25% aa (phân tính) Câu 12. Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng là gì? Nêu bản chất? Men-đen đã nhận xét thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào? Trả lời: - Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng: là phép lai giữa 2 hay nhiều bố mẹ khác nhau bởi 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản. - Bản chất: là tập hợp nhiều phép lai một cặp tính trạng. VD: AaBbDd x aaBbDD = (Aa x aa)(Bb xBb)(Ddx DD) - Men-đen đã nhận xét: Khi cho lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau thì: + Tỉ lệ kiểu hình ở F2bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng. + F2có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Câu 13.a. Nêu những nguyên nhân cũng như cơ chế làm xuất hiện Biến dị tổ hợp trong Giảm phân và Thụ tinh? b. Biến dị tổ hợp xuất hiện ở những loài có hình thức sinh sản nào? Giải thích? c.Tại sao Biến dị tổ hợp lại di truyền được? d.Giải thích vì sao Biến dị tổ hợp lại có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa? Trả lời: a. - Trong Giảm phân: + Do sự trao đổi chéo (trao đổi đoạn) giữa hai crômatit khác nhau trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu Giảm phân I. + Do sự PLĐL - THTD của các cặp NST kép tương đồng (không tách tâm động) ở kì sau Giảm phân I. + Do sự phân ly đồng đều của các NST đơn ở kì sau Giảm phân II. - Trong thụ tinh: Do các giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra các hợp tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc. b. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính vàđược giải thích trên cơ sở: - Do nguyên nhân cũng như cơ chế của loại Biến dị này trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh (như trên). - Trong cơ thể của sinh vật, số lượng gen rất nhiều, phần lớn các gen đều ở trạng thái dị hợp. Do đó, trong quá trình Phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử (nếu cón cặp gen PLĐL - THTD sẽ tạo ra 2n loại giao tử). Trong quá trình Thụ tinh, các loại giao tử đó tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra số số kiểu tổ hợp giao tử tạo nên sự đa dạng về kiểu gen, phong phú kiểu hình ở những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính. c.Biến dị tổ hợp di truyền được là do cơ chế phát sinh loại biến dị này làm thay đổi vật chất di truyền. Mặt khác, sự hình thành các tổ hợp giao tử trong quá trình Giảm phân vàThụ tinh góp phần duy trì bộ NST lưỡng bội 2n qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính mà NST là vật chất di truyền mang gen quy định tính trạng ở sinh vật nên hình thức Biến dị tổ hợp di truyền được qua các thế hệ. Mặt khác, Biến dị tổ hợp làm thay đổi vật chất di truyền nên di truyền được.Vì vậy, Biến dị tổ hợp được xếp vào nhóm Biến dị di truyền. d.Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa: - Trong chọn giống: nhờ Biến dị tổ hợp mà các Quần thể vật nuôi và cây trồng luôn xuất hiện những dạng mới, giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cá thể mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người hoặc đưa vào sản xuất, thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. - Trong quá trình tiến hóa: loài nào càng có nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ phân bố và thích nghi được nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng có khả năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn luôn thay đổi. Câu 14. a. Căn cứ vào đâu mà Men-đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình PLĐL - THTD? b. Vì sao ở các loài sinh sản giao phối Biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản hữu tính? c. Tại sao có hiện tượng di truyền độc lập các cặp tính trạng? d. Men-đen định nghĩa về tính trạng trội, tính trạng lặn như thế nào? Định nghĩa ấy đúng hay sai (chỉ rõ)? Nêu ví dụ minh họa? Trả lời: a. Sở dĩ tính trạng màu sắc và hình hạt đậu trong thí nghiệm của Men-đen PLĐL - THTD vì tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó. b. Các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài có hình thức sinh sản hữu tính là do Biến dị được nhanh chóng nhân lên trong quá trình giao phối. - Sự PLĐL - THTD của các nhân tố di truyền (gen) trong quá trình Giảm phân đã tạo nhiều loại giao tử khác nhau. Trong quá trình Thụ tinh, các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp giao tử. - Mặt khác, sinh sản vô tính là hình thức sinh sản theo cơ chế Nguyên phân, chỉ tạo ra các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ nên nếu không có hiện tượng Đột biến xảy ra hay phân bào bình thường sẽ không tạo ra Biến dị tổ hợp ở các thế hệ lai. c. Có hiện tượng di truyền độc lập các cặp tính trạng là: - Do cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau, dẫn đến trong Giảm phân và Thụ tinh, chúng PLĐL - THTD. - Do gen PLĐL - THTD nên các tính trạng do chúng quy định cũng vậy. d. Theo Quan điểm Di truyền học Men-đen: - Tính trạng trội: là tính trạng vốn có của bố, mẹ và được thể hiện đồng loạt ở thế hệ lai thứ nhất trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương ứng. - Tính trạng lặn: là tính trạng vốn có của bố mẹ nhưng không được thế hiện ở thế hệ lai thứ nhất trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương ứng. VD: Kiểu gen của cây hoa đỏ là AA và kiểu gen của cây hoa trắng là aa.Khi đó, ta có: Pt/c: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F1: 100% Aa (hoa đỏ). Theo Men-đen, tính trạng hoa đỏ và hoa trắng đều là tính trạng vốn có ở P nhưng tính trạng xuất hiện đồng loạt ở thế hệ con lai (hoa đỏ) là tính trạng trội. Quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng, tương phản. Chương II. Nhiễm sắc thể Câu 1.So sánh NST kép và Cặp NST tương đồng? Trả lời: *Giống nhau: - Đều mang những đặc trưng cơ bản của NST. - Đều gồm 2 vật chất có cấu trúc tương tự nhau. - Đều có những hoạt động trong quá trình phân bào như nhau: phân ly, đóng xoắn, tháo xoắn, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, … - Đều sự biến đổi của các thành phần khác trong tế bào giống nhau. - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền. - Đều có thể bị đột biến làm thay đổi đặc tính di truyền ở cơ thể sinh vật. *Khác nhau: NST kép Cặp NST tương đồng - Là 1 NST gồm 2 Nhiễm sắc tử - Là cặp NST gồm 2 NST đơn. - 2 Nhiễm sắc tử giống hệt nhau, gắn liền với nhau ở tâm động. - Trong NST kép, 2 Nhiễm sắc tử có cùng nguồn gốc (hoặc từ bố, hoặc từ mẹ). - 2 Nhiễm sắc tử trong NST kép hoạt động thống nhất với nhau. - 2 NST có hình dạng, kích thước, cấu trúc giống nhau. - Trong cặp NST tương đồng, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. - 2 NST đơn trong cặp NST tương đồng hoạt động độc lập với nhau. Câu 2. Nêu ví dụ về tính đặc trưng cho loài của NST? Trả lời: Ví dụ ở ruồi giấm có 2n = 8 → n = 4. Gồm 4 cặp NST, trong đó có: - 2 cặp hình chữ V - 1 cặp hình hạt - 1 cặp NST giới tính XX ở con cái và 1 cặp NST giới tính XY ở con đực Câu 3. Tại sao nói: NST là vật chất Di truyền ở cấp độ tế bào? Trả lời: NST là vật chất Di truyền ở cấp độ tế bào được giải thích trên cơ sở: - NST có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền: + NST được cấu tạo từ ADN và Prôtêin mà ADN và Prôtêin được tổng hợp theo Nguyên tắc khuôn mẫu nên thông tin di truyền được lưu giữ qua các thế hệ. + NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen có chức năng lưu giữ thông tin nhất định. + Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp. - NST có khả năng truyền đạt thông tin di truyền: + Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản vô tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể dựa trên hình thức Nguyên phân. + Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh. - Ngoài ra, NST còn có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST (đột biến NST). Từ đó, gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền. Câu 4. a.Tính đặc trưng của bộ NST đ ƣ ợc thể hiện điển hình ở pha hay kì nào trong Chu kì tế bào? b. Những biến đổi hình thái của NST đ ƣ ợc biểu hiện qua sự đóng xoắn và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? c. Vì sao các tế bào con đ ƣ ợc tạo ra sau Nguyên phân lại giống nhau và giống tế bào mẹ? Trả lời: a. - Số lượng NST đặc trưng cho loài được thể hiện ở pha G1của kì trung gian - khi NST dãn xoắn và chưa nhân đôi. - Hình thái và cấu trúc đặc trưng cho loài được thể hiện ở kì giữa của Nguyên phân trong Chu kì tế bào - khi NST đóng xoắn cực đại. b. Hình thái của NST biến đổi qua các kì của Chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở kì giữa và kì trung gian: - ở kì giữa, NST đóng xoắn cực đại ở dạng đặc trưng. - ở kì trung gian, NST duỗi xoắn cực đại (duỗi xoắn hoàn toàn ở dạng sợi). c. Các tế bào con được tạo ra sau Nguyên phân giống nhau và giống tế bào mẹ vì có sự kết hợp của hai quá trình: - Nhân đôi của NST ở kì trung gian. - Phân li đồng đều của các NST đơn ở kì sau Nguyên phân. Câu 5. Hoạt động độc đáo nào của NST chỉ có ở Giảm phân nhưng không thấy xuất hiện ở Nguyên phân???? Trả lời: - Có 2 hoạt động chính thể hiện điều đó: + Sự tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST kép ở kì đầu Giảm phân I. + NST tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa Giảm phân I. - Ngoài ra, sự phân ly NST ở trạng thái kép làm cho 2 tế bào con mất tính tương đồng ở kì sau Giảm phân I. Câu 6. 1. So sánh bộ NST trong các tế bào con được tạo thành sau Giảm phân I? 2. Vì sao các tế bào con được tạo thành sau Giảm phân lại có bộ NST giảm đi một nửa và khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST? 3. So sánh các tế được hình thành sau Giảm phân I và Giảm phân II? 4. Bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy trì qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ những cơ chế nào? 5. So sánh cơ bản giữa Nguyên phân và Giảm phân? 6. Tại sao nói: Thực chất của Giảm phân I là Giảm phân còn thực chất của Giảm phân II là Nguyên phân? Trả lời: 1. - Giống nhau: về số lượng (n NST) ở trạng thái kép và đóng xoắn. - Khác nhau: về nguồn gốc và cấu trúc (chất lượng). - Nguyên nhân: do sự phân ly đồng đều của NST về 2 cực của tế bào ở kì sau Giảm phân I. 2. - Vì trong Giảm phân, NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước Giảm phân I và phân li 2 lần ở kì sau Giảm phân I và Giảm phân II → bộ NST sau Giảm phân giảm đi một nửa. - Ngoài ra, sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nhau trong cặp NST kép tương đồng trong kì đầu của Giảm phân I làm thay đổi cấu trúc của bộ NST (hay đã tạo ra bộNST khác nhau về cấu trúc) → bộ NST sau Giảm phân khác nhác về nguồn gốc và cấu trúc NST. 3. - Giống nhau: về số lượng NST (n NST). - Khác nhau: + Tế bào sau Giảm phân I có bộ NST ở trạng thái kép và đóng xoắn. + Tế bào sau Giảm phân II có bộ NST ở trạng thái đơn và dãn xoắn. + Nguồn gốc và cấu trúc (chất lượng) NST khác nhau. 4. - Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản vô tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể dựa trên hình thức Nguyên phân. - Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh. 5. *Giống nhau: - Đều là hình thức sinh sản của tế bào tạo ra các tế bào con. - Đều có các kì tương tự nhau (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối). - Đều có các diễn biến của NST giống nhau: đóng xoắn, tháo xoắn, nhân đôi, phân li, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, … - Đều có sự biến đổi của các thành phần khác trong tế bào giống nhau. - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ. - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo vật chất di truyền được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể và tế bào ở sinh vật. *Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Là hình thức sinh sản của các tế bào sinh dưỡng, tế bào hợp tử, tế bào phôi, tế bào sinh dục sơ khai (tế bào mầm sinh dục), … - Gồm 1 lần phân bào - NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và phân li 1 lần ở kì sau. - Không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc. - NST tập trung duy nhất 1 lần ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Crômatit trong cặp NST tương đồng kép phân li về - Là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục thời kì chín. - Có 2 lần phân bào liên tiếp. - NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và phân li hai lần ở kì sau Giảm phân I và II. - Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2 crômatit khác nguồn gốc ở kìđầu I. - NST tập trung 2 lần ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tếbào con có hai cực của tế bào. - Kết quả: từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra 2 tế bào con (2n NST). bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. - Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra 4 tế bào con (n NST). 6. - Thực chất của Giảm phân I là Giảm phân vì từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra 2 tếbào con (n NST kép) - giảm đi một nửa so với số lượng NST của tế bào mẹ do có sự phân ly của các cặp NST tương đồng ở kì đầu của Giảm phân I đã làm giảm đi một nửa số NST trong các tế bào con. - Thực chất của Giảm phân II là Nguyên phân vì từ 2 tế bào (n NST kép) tạo ra 4 tế Câu 7. 1. So sánh sự Phát sinh giao tử đực và cái ở động vật? 2. So sánh sự Phát sinh giao tử ở động vật và thực vật? 3. Hiện tượng chọn lọc tự nhiên là gì? Hiện tượng chọn lọc tự nhiên xảy ra ở quá trình phát sinh giao tử nào? Nêu đặc điểm biểu hiện? Trả lời: 1. *Giống nhau: - Đều xảy ra ở tuyến sinh dục. - Đều xảy ra quá trình Nguyên phân và Giảm phân để tạo giao tử. *Khác nhau: Sự phát sinh giao tử đực ở Động vật Sự phát sinh giao tử cái ở động vật - Xảy ra ở tuyến sinh dục đực là Tinh hoàn - Giảm phân I: tạo ra 2 Tinh bào bậc 2 (n) có kích thước như nhau. - Giảm phân II: tạo ra 4 Tinh tử phát triển thành 4 Tinh trùng (n) đều có khả năng thụtinh. - Kết quả: từ 1 tế bào sinh Tinh (2n) tạo ra 4 Tinh trùng (n) - (giao tử đực) đều có khảnăng Thụ tinh. - Xảy ra ở tuyến sinh dục cái là Buồng trứng - Giảm phân I: tạo ra 2 tế bào có kích thước khác nhau. Trong đó, có 1 Thể cực thứ nhất (n) có kích thước bé và 1 Noãn bào bậc 2 (n) có kích thước lớn. - Giảm phân II: tạo ra 4 tế bào có kích thước khác nhau. Trong đó, có 3 Thể cực thứ hai (n) có kích thước bé (không có khả năng thụtinh và dần bị thoái hóa) và 1 Trứng có kích thước lớn (n) có khả năng thụ tinh. - Kết quả: từ 1 tế bào sinh Trứng (2n) tạo ra 1 Trứng (n) - (giao tử cái) duy nhất có khả năng Thụ tinh. 2. *Giống nhau: - Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản. - Đều trải qua các quá trình Nguyên phân, Giảm phân tạo giao tử. - ở cùng loài, số giao tử đực được tạo thành nhiều hơn số giao tử cái. *Khác nhau: Sự phát sinh giao tử ở Động vật Sự phát sinh giao tử ở Thực vật - Xảy ra ở tuyến sinh dục là Tinh hoàn và Buồng trứng. - Quá trình tạo giao tử đơn giản - Có hiện tượng chọn lọc tự nhiên. - Giao tử được hình thành sau quá trình Giảm phân. - Xảy ra ở cơ quan sinh sản là hoa. - Quá trình tạo giao tử phức tạp. - Xảy hiện tượng chọn lọc tự nhiên ở hầu hết các loài thực vật. - Sau Giảm phân, tế bào con Nguyên phân một số lần rồi mới tạo giao tử. 3. - Hiện tượng chọn lọc tự nhiên là hiện tượng chọn lọc cá thể sinh vật trong quần thể, quần xã hay hệ sinh thái dựa theo cơ chế tự nhiên, loài nào có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thì tiếp tục tồn tại và phát triển, loài nào không thích ứng được với điều kiện môi trường hoặc không tham gia vào quá trình hoạt hóa của cơ thể và môi trường thì sẽ tự bị đào thải hoặc chết. - Hiện tượng chọn lọc tự nhiên thể hiện trong Quá trình Phát sinh giao tử cái ở Động vật và Quá trình Phát sinh giao tử ở Thực vật. + Quá trình Phát sinh giao tử cái ở Động vật: ở giai đoạn Giảm phân II, Thể cực thứ nhất và Noãn bào bậc 2 tạo ra 3 Thể cực thứ 2 và 1 Trứng. Trong đó, 3 Thể cực thứ 2 có kích thước nhỏ, không có khả năng Thụ tinh và dẫn bị tiêu biến (thái hóa) và đào thải ra môi trường ngoài, còn Trứng có kích thước lớn có khả năng Thụ tinh nên được giữ lại. + Quá trình Phát sinh giao tử ở Thực vật: giao tử được tạo ra không thích ứng với điều kiện môi trường hoặc không có khả năng tham gia Thụ tinh thì sẽ bị đào thải Câu 8. 1. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ? 2. Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc? Trả lời: 1. Sở dĩ bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ vì: - Qua Giảm phân, bộ NST đặc trưng cho loài (2n NST) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn bội ở các giao tử. - Trong Thụ tinh, các giao tử mang bộ NST đơn bội (n NST) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n NST) đặc trưng cho loài. 2. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái tạo các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc vì: - Trong Giảm phân có sự PLĐL-THTD của các cặp NST tương đồng và có thể xảy ra sự trao đổi chéo đã tạo ra các giao tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc. - Trong Thụ tinh, các giao tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc. Câu 9. So sánh NST th ư ờng và NST giới tính? Trả lời: *Giống nhau: ơ - Đều gồm hai thành phần: 1 phân tử ADN và chất nền là Prôtêin loại histôn. - Đều tồn tại thành cặp tương đồng với cặp NST giới tính XX. - Đều mang gen quy định tính trạng và chứa nhóm gen liên kết. - Đều mang tính đặc trưng cho loài. - Đều có các hoạt động giống nhau trong quá trình phân bào: đóng xoắn, tháo xoắn, phân li, tổ hợp, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, … - Đều có thể bị biến đổi làm thay đổi đặc tính di truyền của sinh vật *Khác nhau: NST thường NST giới tính - Tồn tại thành nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội Chỉ tồn tại thành một cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng - Có thể tồn tại thành cặp tương đồng với cặp NST giới tính XX hoặc không tương đồng với cặp NST giới tính XY, XO. - Giống nhau giữa hai giới trong cùng loài. - Khác nhau giữa hai giới trong cùng loài. - Mang gen quy định tính trạng thường, không liên kết với giới tính. - Mang gen quy định giới tính và tính trạng thường liên kết với giới tính Câu 10. Nêu cơ chế xác định giới tính ở sinh vật? 1. Nêu cơ chế xác định giới tính của người? 2. Vì sao tỷ lệ nam : nữ ở người hay tỷ lệ đực : cái ở sinh vật xấp xỉ 1 : 1? 3.Cho ví dụ về các yếu tố ảnh h ư ởng đến sự phân hóa giới tính? Trả lời + Đa số loài: người, lớp thú, ruồi giấm, … Con đực có cặp NST giới tính là XY Con cái có cặp NST giới tính là XX + Ở châu chấu, bọ xít, rệp, … Con đực có cặp NST giới tính là XO Con cái có cặp NST giới tính là XX + Ở động vật thuộc lớp cá, lớp chim, lớp bò sát, bướm ngài, … Con đực có cặp NST giới tính là XX Con cái có cặp NST giới tính là XY + Ở bọ nhảy, … Con đực có cặp NST giới tính là XX Con cái có cặp NST giới tính là XO Giải thích: Do sự PLĐL - THTD của các cặp NST giới tính trong Giảm phân và Thụ tinh: + Trong Giảm phân: Giới đồng giao tử tạo 1 loại giao tử là … (X/Y/O). Giới dị giao tử tạo 2 loại giao tử là … (X/Y/O). + Trong Thụ tinh: giao tử của giới đồng giao tử (tinh trùng/trứng) … (X/Y/O) kết hợp với giao tử của giới dị giao tử (tinh trùng/trứng) tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính … (XX/XY/XO) phát triển thành … (con đực/cái ở động vật ; con trai/gái ở người). Sơ đồ lai minh họa: P: ♀/♂ XX x ♀/♂ XY GP: X X ;Y TLKG: 50% XX : 50% XY TLKH: 50% ♀/♂: 50% ♀/♂ P: ♀/♂ XX x ♀/♂ XO GP: X X ; O TLKG: 50% XX : 50% XO TLKH: 50% ♀/♂: 50% ♀/♂ 1. Giải thích Mẹ có cặp NST giới tính XX, bố có cặp NST giới tính XY. Do sự PLĐL - THTD của các NST giới tính trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh: - Trong Giảm phân: + ở bố tạo ra 2 loại giao tử là X và Y. + ở mẹ tạo ra 1 loại giao tử là X. - Trong Thụ tinh: + Giao tử X của bố (tinh trùng) kết hợp với giao tử X của mẹ (trứng) tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XX phát triển thành con gái. + Giao tử Y của bố (tinh trùng) kết hợp với giao tử X của mẹ (trứng) tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính XY phát triển thành con trai. Sơ đồ lai minh họa P: ♀ XX x ♂ XY GP: X X ; Y TLKG: 1 XX : 1 XY TLKH: 1 con gái : 1 con trai 2. Tỷ lệ nam : nữ ở người hay tỷ lệ đực : cái ở sinh vật xấp xỉ 1 : 1 vì: - Trong Giảm phân, giới dị giao tử có cặp NST giới tính XY (hoặc XO) tạo 2 loại giao tử là X và Y (hoặc X và O) với tỷ lệ 1 : 1, giới đồng giao tử có cặp NST giới tính XX tạo 1 loại giao tử mang X. - Do xác suất Thụ tinh của các giao tử như nhau nên 2 loại hợp tử được tạo thành với tỷ lệ bằng nhau XX : XY (hoặc XX : XO) là 1 : 1 nên tỷ lệ nam : nữ ở người và tỷ lệ đực : cái ở sinh vật xấp xỉ 1 : 1. → Tỷ lệ này được đảm bảo với điều kiện khả năng sống của 2 loại hợp tử XX và XY như nhau. Đặc biệt là số lượng cá thể của loài phải lớn. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính - Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. + Nhân tố bên trong: hoocmôn sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính, + Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính. - Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi. Ví dụ: - Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái biến thành cá đực - về kiểu hình (mêtyl testostêrôn là tác nhân bên ngoài kích thích làm ảnh hưởng đến hoocmôn sinh dục của cá). - ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28 0 C sẽ nở thành con đực, còn nhiệt độ trên 32 0 C sẽ nở thành con cái. (tác nhân bên ngoài). - Thầu dầu được trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm (tác nhân bên ngoài). Câu 11. 1. Nêu mục đích của Moocgan trong thí nghiệm Phép lai phân tích của mình? Hiện t ư ợng Di truyền liên kết của Moocgan đã bổ sung cho Quy luật Phân ly độc lập của Men-đen nh ư thế nào? 2. Vì sao Moocgan lại chọn Ruồi giấm để làm thí nghiệm? 3. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết? Trả lời: 1. - Trong phép lai một cặp tính trạng của Men-đen có sử dụng Phép lai phân tích để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. Cũng như thế, Moocgan cũng đã sử dụng Phép lai phân tích nhưng không dùng để xác định thể đồng hợp hay dị hợp của cá thể mang tính trạng trội mà mục đích của ông là xác định các gen Di truyền liên kết hay Phân ly độc lập với nhau. - Nếu quy luật Phân li độc lập của Men-đen, các cặp gen phân li độc lập với nhau làm xuất hiện nhiều Biến dị tổ hợp thì quy luật Di truyền liên kết cho tổ hợp kiểu hình ít, không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện Biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi nhóm gen liên kết (hay được quy định bởi các gen trên một NST). 2. Vì sao Moocgan lại chọn Ruồi giấm để làm thí nghiệm? Moocgan chọn Ruồi giấm để làm thí nghiệm vì nó có một số ưu điểm như: - Có vòng đời ngắn. - Có nhiều đột biến dễ quan sát. - Có kích thước lớn ở giai đoạn ấu trùng. - Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát. - Chiếm diện tích nhỏ trong phòng thí nghiệm. 3. Ý nghĩa Di truyền liên kết a. Ý nghĩa của hiện tượng Di truyền liên kết: - Hạn chế tạo ra Biến dị tổ hợp. - Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi nhóm gen liên kết. - Trong chọn giống, người ta có thể chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm nhau. a. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiện tượng Di truyền liên kết: - Giải thích nguyên nhân hạn chế tạo ra Biến dị tổ hợp. - Giải thích nguyên nhân gây ra bệnh - tật di truyền có liên kết với giới tính. Câu 12. 1. Trong điều kiện Di truyền và thực tiễn nào để xác định các gen Di truyền liên kết hay Phân ly độc lập? 2. Phân biệt cơ sở tế bào học của Di truyền liên kết và Phân li độc lập của 2 nhà nghiên cứu Men-đen và Moocgan. So sánh kết quả lai phân tích F2trong 2 phương pháp nghiên cứu trên. Trả lời: - Cơ sở Di truyền: + Các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân ly trong quá trình phân bào các gen đó Di truyền liên kết với nhau (Di truyền cùng nhau). + Các gen quy định các tính trạng tương ứng nằm trên các NST tương đồng khác nhau các gen đó Di truyền độc lập với nhau (PLĐL). - Cơ sở thực tiễn: Nếu ở thế hệ con lai có tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỷ lệ phân ly của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng Di truyền độc lập với nhau (PLĐL). Những trường hợp còn lại hoặc ở thế hệ con lai có tỷ lệ phân li kiểu hình khác tích tỷ lệ phân lu của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng Di truyền liên kết với nhau (Di truyền cùng nhau). 2. Phân biệt cơ sở tế bào học của Di truyền liên kết và Phân li độc lập của 2 nhà nghiên cứu Men-đen và Moocgan. So sánh kết quả lai phân tích F2trong 2 phương pháp nghiên cứu trên. Di truyền độc lập (Phân li độc lập) Di truyền liên kết [...]... Cỏc mi quan h sinh thỏi trong chui thc n : Lỳa g cỏo Mt qun th +) Quan h cựng loi: - H tr - Cnh tranh +) Quan h khỏc loi: - Cnh tranh - Sinh vt ny n sinh vt khỏc +) Quan h c bn nht: Sinh vt ny n sinh vt khỏc(quan h dinh dng) Cõu 11 a Mt h sinh thỏi hon chnh cú cỏc thnh phn ch yu no? b Mt h sinh thỏi cú: cõy c, trõu, bũ, h Nờu mi quan h gia cỏc cỏ th trong h sinh thỏi ú Tr li: a H sinh thỏi hon chnh... quan h sinh thỏi no? í ngha ca tng mi quan h ú c Cho chui thc n: Lỳa g cỏo K tờn cỏc mi quan h sinh thỏi gia cỏc sinh vt cú trong chui thc n trờn Trong cỏc mi quan h sinh thỏi ú, mi quan h no l c bn nht? Tr li: a) +) Khỏi nim qun th: - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở mt thời điểm nhất định và có khả năng giao phối với nhau để sinh. .. trng sinh thỏi trong qun th, ng thi ci to thi n nhiờn, ci to hon cnh sng ca mỡnh b/ Thỏp dõn s tr l thỏp dõn s cú ỏy rng do s lng tr em sinh ra hng nm cao Cnh thỏp xiờn v nh thỏp nhn biu hin ngi t vong cao Tui th trung bỡnh thp Thỏp dõn s gi l thỏp dõn s cú ỏy hp, nh khụng nhn, cnh thỏp gn nh thng ng, biu th t l t vong v t l sinh u thp Tui th trung bỡnh cao Cõu 5 Cha (1) mt mu en v m (2) mt mu nõu sinh. .. th, dờ, chim n sõu, sõu n c, h, vi sinh vt, mốo rng Hóy xõy dng cỏc chui thc n cú th cú, t ú v s li thc n ca qun xó sinh vt nờu trờn Tr li: a) - Cỏc chui thc n cú th cú: 1 C Th Vi sinh vt 2 C Th H 3 C Dờ Vi sinh vt 4 C Dờ H 5 C Th Mốo rng 6 C Sõu n c Vi sinh vt 7 C Sõu n c Chim n sõu - Li thc n: Dờ C Vi sinh vt Vi sinh vt Vi sinh vt H Th Vi sinh vt Mốo rng Sõu n c Vi sinh vt Chim n sõu Cõu 13 a Trong... hin trng thỏi ng hp - B, m sinh con tui quỏ cao lm tng nguy c phỏt sinh bnh v tt di truyn Cõu 3 a) c chua, tớnh trng thõn cao tri hon ton so vi tớnh trng thõn thp Cho cõy c chua thõn cao thun chng lai phõn tớch thỡ thu c kt qu nh th no? Hóy gii thớch b) An v Bỡnh l anh em sinh ụi cựng trng (cựng KG) - An l anh ly v cú nhúm mỏu A sinh a con cú nhúm mỏu B - Bỡnh l em ly v cú nhúm mỏu B sinh a con... khú ụng cú mt ngi em trai sinh ụi bỡnh thng( khụng mc bnh) Hai tr sinh ụi núi trờn thuc loi sinh ụi cựng trng hay sinh ụi khỏc trng ? Gii thớch? b Nu cp sinh ụi núi trờn cựng b mỏu khú ụng thỡ cú th khng nh chc chn rng chỳng l cp sinh ụi cựng trng hay khụng? Gii thớch? Tr li: - Cp sinh ụi gm 2 tr: Mt mc bnh, mt khụng -> kiu gen ca chỳng khỏc nhau -> sinh ụi khỏc trng Vỡ : Nu sinh ụi cựng trng thỡ kiu... + Sinh vt sn xut l thc vt + Sinh vt tiờu th gm cú ng vt n thc vt v ng vt n tht + Sinh vt phõn gii nh vi khun, nm b Mi quan h gia cỏc cỏ th trong h sinh thỏi: + Quan h gia cỏc cỏ th cựng loi: quan h h tr v quan h cnh tranh + Quan h gia cỏc cỏ th khỏc loi: quan h cnh tranh, quan h gia sinh vt n tht vi sinh vt l con mi, quan h gia ng vt v thc vt Cõu 12 Gi s trong mt qun xó sinh vt cú cỏc qun th sinh. .. + Cng sinh: 3, 8 + Hi sinh: 5 + Hp tỏc: 6 + Kớ sinh, na kớ sinh: 2, 4 + Sinh vt n sinh vt khỏc: 1, 10 Cõu 5 Li thc n l gỡ? Hóy nờu s ca 3 chui thc n( mi chui thc n cú 5 mt xớch) v phi hp 3 chui thc n ú thnh 1 li thc n Tr li: - Khỏi nim li thc n: Cỏc chui thc n cú nhiu mt xớch chung to thnh li thc n - 3 chui thc n ỳng - Li thc n 3 thnh phn: Sinh vt sn xut, sinh vt tiờu th, sinh vt phõn hy Cõu 6 a... cõn bng sinh hc ca h sinh thỏi Cõu 3 1.nh sỏng cú nh hng ti ng vt nh th no? 2.Cho mt qun xó sinh vt gm cỏc qun th sau: co co, ch, c, th, rn, chut, i bng, vi sinh vt a.Hóy v li thc n trong qun xó trờn b.Nu loi tr rn ra khi qun xó thỡ nhng qun th no b nh hng trc tip v bin ng nh th no? Tr li 1 nh sỏng nh hng ti kh nng nh hng di chuyn trong khụng gian, l nhõn t nh hng ti hot ng, kh nng sinh trng v sinh sn... yu hoc trung bỡnh, quang hp yu trong iu kin ỏnh sỏng mnh Hụ hp: ngoi sỏng cao hn trong búng Hụ hp: ngoi sỏng cao hn trong búng Thoỏt hi nc: linh hot, cao khi iu kin Thoỏt hi nc: kộm, cao khi iu kin chiu sỏng mnh, gim khi cõy thiu nc chiu sỏng mnh, khi thiu nc cõy d b hộo Cõu 8 Mi quan h cnh tranh gia cỏc cỏ th trong mt qun th sinh vt xut hin khi no? Nờu vớ d thc vt, ng vt v ý ngha ca mi quan h ny vi . Hệ thống câu hỏi nâng cao Chương I. Các thí nghiệm của menden Câu 1. Tại sao nói: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song. người có quan hệ huyết thống tạo điều kiện cho gen lặn có hại biểu hiện ở trạng thái đồng hợp - Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh và tật di truyền Câu 3. a) Ở cà. quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau Menden mới dùng toán thống kê để phân tích các thế hệ lai khái quát thành định luật. Câu 16. Nêu cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản

Ngày đăng: 29/07/2015, 09:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan