Nghiên cứu thành phần hóa học và thử tác dụng dược lý của một số chế phẩm tọa an

75 526 0
Nghiên cứu thành phần hóa học và thử tác dụng dược lý của một số chế phẩm tọa an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHẾ PHẨM TỌA AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌCDƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHẾ PHẨM TỌA AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phùng Hòa Bình 2. DS. Nguyễn Thị Hải Yến Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược học cổ truyền 2. Bộ môn Dược lí 3. Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu khoa học, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên, bạn bè, gia đình, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học chế phẩm Tọa An”. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TSPhùng Hòa Bình, người thầy giáo đáng kính đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới DS. Nguyễn Thị Hải Yến đã nhiệt tình hướng dẫn, trao đổi, giúp đỡ tôi trong qúa trình thực nghiệm. Đồng thời, xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên thuộc Bộ môn Dược họa cổ truyền, Bộ môn Dược lực Trường Đại học Dược Hà Nội, phòng Mỹ phẩm Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã khuyến khích, động viên để tôi có được kết quả hôm nay. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Ngọc MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2 1.1. Đại cương về bệnh trĩ 2 1.1.1. Định nghĩa 2 1.1.2. Phân loại 2 1.1.3. Nguyên nhân 3 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 3 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng 4 1.1.6. Điều trị bệnh trĩ 4 1.2. Tóm tắt về chế phẩm Tọa An 6 1.2.1. Nguồn gốc thành phần chế phẩm Tọa An 6 1.2.2. Tóm tắt thông tin các vị thuốc trong chế phẩm 6 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Nguyên vật liệu, phương tiện 20 2.1.1. Nguyên liệu 20 2.1.2. Phương tiện 20 2.2. Nội dung nghiên cứu 21 2.2.1. Xác định tính đúng của các vị thuốc 21 2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm TA 21 2.2.3. Thử tác dụng dược lý 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu 21 2.3.1. Xác định tính đúng các vị dược liệu 21 2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm Tọa An 22 2.3.3. Thử tác dụng dược lý 23 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 26 3.1. Thực nghiệm, kết quả 26 3.1.1. Xác định tính đúng các vị thuốc 26 3.1.2. Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm Tọa An 37 3.1.3. Thử tác dụng dược lý 51 3.2. Bàn luận 54 3.2.1. Xác định đúng của các vị thuốc 54 3.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm 54 3.2.3. Thử tác dụng dược lý 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 1. Kết luận 56 2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AND: Acid deoxyribo nucleic cAMP: AMP vòng. cGMP: GMP vòng BuOH: n – Buthanol Cyt P450: Cytochrom P450 DĐVN IV: Dược điển Việt Nam IV DĐT Q : Được điển Trung Q uốc MeOH: Methanol EtOAc: Ethyl Acetat EtOH: Ethanol MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu NC: Nghiên cứu SKLM: Sắc lí lớp mỏng TA: Tọa An TB: Trung bình TBD: trắc bách diệp TM: hăng ma TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TT: Thuốc thử TTM: Tiêm tĩnh mạch VĐ: Vừng đen HH: Hòe hoa DC: Diếp cá ĐC: Đối chiếu HK: Hoàng kì dd: Dung dịch HPLC: High Performance Liuid Chromatography HIV: Human Immuno-deficiency Virus HVS: Herpes Virus Simplex ED 50 : Effective dose for 50 percent of the group MTT: 3-(4,5-dimethylthiazol)-2-yl-2,5-diphenyltetrazolium ACN: Aceton nitril DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả định tính Tọa An và thăng ma bằng phản ứng hóa học 38 Bảng 3.2. Kết quả sắc kí so sánh TA, DC,quercetin 39 Bảng 3.3. Kết quả sắc kí so sánhTA, TBD, quercetin 41 Bảng 3.4. Kết quả sắc kí so sánh TA, TM 42 Bảng 3.5. Kết quảsắc kí so sánh TA, HH, rutin 44 Bảng 3.6. Kết quả sắc kí so sánh TA, HK, astragalosid IV 45 Bảng 3.7. Kết quả sắc kí so sánh TA,VĐ 46 Bảng 3.8. Hàm lượng cắn phân đoạn EtOAc chế phẩm TA theo khối lượng…… 47 Bảng 3.9. Thành phần pha động định lượng đồng rutin, quercetin bằng HPLC 49 Bảng 3.10. Tính thích hợp hệ thống HPLC với rutin 49 Bảng 3.11. Tính thích hợp hệ thống HPLC với quercetin 50 Bảng 3.12. Hàm lượng rutin trong chế phẩm TA 50 Bảng 3.13 : Hàm lượng quercitin trong chế phẩm TA 50 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của TA đến thời gian chảy máu đuôi chuột 51 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của TA đến độ phù chân chuột 53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Giải phẫu vị trí trĩ 2 Hình 2.1. Qui trình thí nghiệm tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột 25 Hình 3.1. Ảnh dược liệu diếp cá 26 Hình 3.2. Ảnh đặc điểm bột diếp cá 26 Hình 3.3. Ảnh dược liệu trắc bách diệp 27 Hình 3.4. Ảnh đặc điểm bột trắc bách diệp 28 Hình 3.5. Ảnh dược liệu thăng ma 28 Hình 3.6. Ảnh đặc điểm bột thăng ma 29 Hình 3.7. Ảnh dược liệu Hòe hoa 33 Hình 3.8. Ảnh đặc điểm bột Hòe hoa 34 Hình 3.9. Ảnh dược liệu Hoàng kỳ 35 Hình 3.10. Ảnh đặc điểm bột Hoàng kỳ 35 Hình 3.11. Ảnh dược liệu Vừng đen 36 Hình 3.12.Ảnh đặc điểm bột Vừng đen 36 Hình 3.13. Ảnh sắc kí so sánh TA, DC, ĐC quercetin (λ = 254 nm) 39 Hình 3.14. Ảnh sắc kí so sánh TA, TBD, ĐC quercetin (λ = 366 nm) 41 Hình 3.15. Ảnh sắc kí so sánh TA và TM (λ = 366 nm) 42 Hình 3.16. Ảnh sắc kí so sánh TA, HH, rutin (λ = 366 nm ) 44 Hình 3.17. Ảnh sắc kí so sánh Hoàng kỳ, TA và ĐC astragalosid IV hiện màu 45 Hình 3. 18. Ảnh sắc kí so sánh TA và VĐ (λ = 366 nm) 46 Hình 3.19. Ảnh hưởng của Toạ an đến thời gian chảy máu đuôi chuột 52 Hình 3.20.Ảnh hưởng của Tọa An đến độ phù chân chuột 52 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là một trong năm nước hàng đầu trên thế giới có hệ thống y học cổ truyền phát triển lâu đời và đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ năm 1955, chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển nghành y tế Việt Nam theo hướng hiện đại, khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa cổ truyền và hiện đại, tận dụng triệt để nguồn dược liệu phong phú, dồi dào và các kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời. Nhiều bài thuốc, phương pháp trị liệu của Y học cổ truyền đã được nghiên cứu, phát triển để phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe người bệnh. Tọa An là chế phẩm hỗ trợ điều trị trĩ được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, sản xuất bởi công ty TNHH Giai Cảnh. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Công thức Tọa An dựa trên bài thuốc gia truyền. Song, Tọa An chưa có bằng chứng về tác dụng trên thực nghiệm khoa học. Mặt khác, nhu cầu của công ty Giai Cảnh là xây dựng tiêu chuẩn của sản phẩm nhằm đảm bảo tính ổn định. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và thử một số tác dụng dược lý của chế phẩm Tọa An” nhằm mục tiêu kiểm định các thành phần hóa học và thử một số tác dụng dược lý của chế phẩm Tọa An. Để đạt được mục tiêu đó, khóa luận đã tiến hành các nội dung sau: - Xác định tính đúng các dược liệu trong thành phần chế phẩm Tọa An. - Nghiên cứu thành phần hóa học của chế phẩm Tọa An. - Thử một số tác dụng dược lý liên quan tới tác dụng điều trị của chế phẩm: tác dụng cầm máu và tác dụng chống viêm cấp. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về bệnh trĩ 1.1.1. Định nghĩa Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian), là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn; là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về vùng hậu môn phải nhập viện [1],[5],[15]. 1.1.2. Phân loại Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới. Dựa vào đặc điểm này, có thể phân loại bệnh trĩ thành trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp [1], [15].  Trĩ nội: Các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược,thường nằm trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ: - Trĩ nội độ1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, thường chỉ có biểu hiện đau rát và ra máu. Hình 1.1. Giải phẫu vị trí trĩ - Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống hậu môn. - Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong được. - Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy nhưng không vào được hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.  Trĩ ngoại: Các xoang tĩnh mạch trĩ dưới phồng to, trĩ được hình thành ở dướiđường lược ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài. [...]... môn Dược lý, Trường ĐH Dược Hà Nội 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu, được nuôi dưỡng bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh dịch tễ TW cung cấp, uống nước tự do 2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.1 Xác định tính đúng của các dược liệu - Mô tả hình thái dược liệu - Mô tả đặc điểm bột - Định tính bằng phản ứng hóa học 2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm Tọa An - Định tính bằng phản ứng hóa học và. .. chí dược – 1951) [13] - Ức chế histamin và acetylcholin thể hiện trên sự giảm độ co thắt cơ trơn ruột cô lập[19] - Chống dị ứng: Dịch chiết diếp cá có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng trên chuột Thí nghiệm về tác dụng của nọc rắn hổ mang gây vỡ dưỡng bào và giải phóng histamin và một số chất trung gian hóa học khác cho thấy có mối liên quan giữa tác dụng chống nọc rắn độc và tác dụng chống dị ứng của. .. trong chế phẩm bằng HPTLC 2.2.3 Thử tác dụng dược lý - Thử tác dụng cầm máu - Thử tác dụng chống viêm 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Xác định tính đúng của các dược liệu - Mô tả hình thái dược liệu: Quan sát, mô tả đặc điểm bên ngoài, mùi, vị dược liệu, đối chiếu với tiêu chuẩn DĐVN IV - Soi bột: Xác định đặc điểm bột , đối chiếu với tiêu chuẩn DĐVN IV 22 - Định tính bằng phản ứng hóa học 2.3.2 Nghiên. .. bằng phản ứng hóa học 2.3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm Tọa An  Định tính: - Kiểm tra sự có mặt của một số nhóm chất chính trong chế phẩm bằng các phản ứng hóa học - Kiểm tra sự có mặt của dược liệu trong chế phẩm bằng SKLM  Định lượng cắn phân đoạn EtOAc bằng phương pháp cân Lấy chính xác một lượng bột thuốc Loại tạp và chiết kiệt với EtOAc Gộp dịch chiết và cô cách thủy tới cắn Sấy khô... cân của chất đối chiếu và chất thử St, Sclần lượt là diện tích peak của mẫu thử và mẫu đối chiếu h là hàm lượng chất đối chiếu f là tỷ lệ hệ số pha loãng của mẫu đối chiếu và mẫu thử mtbv : khối lượng trung bình viên thuốc 23 Hàm lượng phần trăm theo khối lượng rutin, quercetin(X%) trong viên tính theo công thức (3): 2.3.3 Thử tác dụng dược lý 2.3.3.1 Thử tác dụng cầm máu Chuột nhắt trắng được chia thành. .. visnagin, norvisnagin[20], [30] c) Tác dụng dược lý - Tác dụng trên cơ trơn: Visamminol và visnagin có tác dụng chống co thắt trên hỗng tràng cô lập chuột lang[20] - Tác dụng lên chuyển hóa lipid: Làm giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trên chuột cống trắng có tăng lypid máu gây ra bởi vitamin D và cholesterol [20] - Tác dụng hạ đường huyết: Acid isoferulic có tác dụng chống tăng đường huyết invivo[20]... Tác dụng dược lý - Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mao mạch đã tổn thương do tác dụng của rutin và quercetin.Trên thỏ thí nghiệm, rutin TTM liều 1 mg/kg làm chậm sự khuếch tán của các chất màu (xanh trypan, xanh evans ) vào tổ chức dưới da khi chúng được TTM [2], [13], [19],[29] - Tác dụng chống viêm: Thí nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy, rutin và. .. không rõ rệt [13], [19] - Tác dụng trên gan: Hoàng kỳ làm tăng sinh tổng hợp ADN, tăng tái sinh gan ở chuột nhắt trắng đã cắt một phần gan Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, ngăn ngừa sự giảm hàm lượng glycogen ở gan, làm tăng hàm lượng protein và albumin toàn phần trong huyết thanh trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid [19] - Tác dụng chống viêm: Astramembrannin I chiết từ hoàng... đều có tác dụng co mạch Nồng độ 5% - 10% có tác dụng giãn mạch[13], [20] - Tác dụng cải thiện sự suy giảm của qúa trình thu nhận của trí nhớ trên chuột nhắt trắng liều 250 và 500 mg/kg/ngày [20] - Ức chế mạnh sự gắn của các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu vào tiểu cầu thỏ [20] - Tác dụng trên tử cung: Trên tử cung cô lập thỏ thấy nhịp độ co bóp của tử cung mau hơn, biên độ rất cao so với bình thường Tác dụng. .. Thông số nghiên cứu: - Thời gian chảy máu: được tính từ khi máu bắt đầu chảy cho tới khi máu ngừng chảy - Mức độ rút ngắn thời gian chảy máu của lô thử so với lô chứng theo công thức (4) X (%) = × 100 (4) Trong đó: X (%): mức độ rút ngắn thời gian chảy máu của lô thử so với lô chứng Tc: thời gian chảy máu trung bình của lô chứng Tt: thời gian chảy máu trung bình của lô thử 2.3.3.2 Thử tác dụng chống . phần chế phẩm Tọa An. - Nghiên cứu thành phần hóa học của chế phẩm Tọa An. - Thử một số tác dụng dược lý liên quan tới tác dụng điều trị của chế phẩm: tác dụng cầm máu và tác dụng chống viêm. 3.1.2. Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm Tọa An 37 3.1.3. Thử tác dụng dược lý 51 3.2. Bàn luận 54 3.2.1. Xác định đúng của các vị thuốc 54 3.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học chế phẩm. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHẾ PHẨM TỌA AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  •  Kĩ thuật đo độ phù bàn chân chuột

  • Dùng bút đánh dấu cố định mặt bên khớp gối chân sau phải của chuột. Nhúng bàn chân sau phải vào dung dịch đo đến đúng vị trí đã đánh dấu, đọc kết quả hiển thị trên thiết bị đo. Kĩ thuật đo được thực hiện bởi cùng một kĩ thuật viên và là phép đo mù.

  • - Chỉ tiêu quan sát: Thể tích bàn chân sau phải của chuột.

  • - Chỉ tiêu đánh giá:

  • + Độ phù bàn chân chuột được tính theo công thức (5)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan