Tập đề thi chọn học sinh giỏi ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng

96 2.4K 3
Tập đề thi chọn học sinh giỏi ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O kú THI chän häc sinh giái huyÖn líp 9 CÈM XUY£N N¡M HäC 2012- 2013 Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề) Câu 1: (3 điểm) Ngòi bút độc đáo, sáng tạo của tác giả Phạm Tiến Duật qua nhan đề: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Câu 2: (7 điểm) Phân tích nghĩa biểu đạt của từ "trăng" được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng tài hoa trong các câu thơ sau của "Truyện Kiều": a. “Vân xem trang trọng khác vời, c. "Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.” Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng." b. “Đề huề lưng túi gió trăng, d. “Dưới trăng quyên đã gọi hè, Sau chân theo một vài thằng con con.” Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông." e. "Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa." Câu 3: (10 điểm) Cuộc sống tươi đẹp Đó là một ngày hè oi bức với cái nắng đỏ lửa. Cạnh hồ bơi của một khách sạn lớn, người đàn ông đã luống tuổi đang nằm dài trên chiếc ghế dựa, cặp kính râm lớn che gần hết gương mặt. Trông ông rất đỗi thư thái, tựa như đang tận hưởng những giây phút dễ chịu nhất trong ngày. Một cô giái trẻ bước tới chiếc ghế cạnh ông, quăng phịch túi đồ xuống đất rồi bực dọc kêu ca: - Rõ chán. Nắng gì mà như thiêu thế này! Nghe vậy, người đàn ông mỉm cười rồi nhẹ nhàng nói: - Trời nắng thật nhưng nó đẹp thế kia mà. Chính nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng đánh thức lũ ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những âm thanh tuyệt vời phải không? Thoáng ngạc nhiên, cô gái lặng im. Có lẽ cô cũng đang lắng nghe âm thanh râm ran đâu đó trên vòm lá. Thế rồi, mưa bắt đầu lắc rắc. Cô quay sang người đàn ông vẻ tinh nghịch: - Nhưng mưa thì rõ chán thật phải không bác? Giờ thì bác nói cho cháu lý do để không chán ghét trời mưa khi phải nằm lỳ một chỗ thế này. - Này cô gái, cháu không thấy những khóm cây đang nở rộ và bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần mưa đấy ư? Mưa sẽ cho chúng một sức sống mới. Bỗng nhiên cặp vợ chồng ngồi trên chiếc ghế bên trái người đàn ông to tiếng với nhau. Người chồng nhăn nhó: - Chán em thật đấy, có cái chìa khoá phòng cũng quên mang theo! - Còn anh? Mang máy hình mà quên lắp pin thì làm được gì? Người vợ cũng hậm hực kể tội chồng. - Anh chị cần pin chụp hình à? Cứ lấy của tôi mà dùng này! - Người đàn ông quay sang họ, thân tình bảo: - Mà này, chìa khoá dự phòng ở ngay quầy tiếp tân ấy, còn pin có thể mua ở bất cứ đâu. Cãi nhau sẽ mất vui trong khi chuyến du lịch của hai người đang tuyệt vời thế cơ mà. Cầm viên pin, hai vợ chồng ngượng ngùng nhìn nhau bằng ánh mắt ấm áp. Mọi bực dọc bỗng chốc tan biến. Thế nhưng sự yên tĩnh một lần nữa lại bị xáo trộn. Một cậu thiếu niên đỏ mặt tức giận: - Con không còn là trẻ con nữa mẹ à. Con có cuộc sống riêng của con. Con không thích mẹ lúc nào cũng kè kè theo con để bảo con phải làm điều này, không được làm điều kia như thế! Nói rồi cậu quay sang một bên tránh ánh mắt ngạc nhiên của người mẹ tội nghiệp. Đợi một lúc cho cơn giận của cậu bé lắng xuống, người đàn ông nhỏ nhẹ: - Cháu sai rồi, chàng trai trẻ à. Dẫu giận dữ thế nào đi nữa, cháu cũng không được nói với mẹ như thế. Có thể bây giờ cháu không nhận thấy, nhưng trên thế giới có nhiều người sẵn sàng đánh đổi tất cả để có mẹ ở bên cạnh cháu à! Ngay lúc đó, một người phụ nữ ở trong sảnh khách sạn đẩy chiếc xe lăn đến bên người đàn ông. Rất nhẹ nhàng, bà nhấc chồng mình - người đàn ông mù lòa và bị liệt hai chân lên xe, sửa lại cặp kính râm cho ông rồi cẩn thận đẩy xe ra cổng (Trích tác phẩm: "Hạt giống tâm hồn" - Tập 7) Suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Hết PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O Híng dÉn chÊm THI hSG huyÖn líp 9 CÈM XUY£N N¡M HäC 2012- 2013 Đề thi môn: Ngữ văn Câu 1: (3 điểm) Học sinh phải chỉ rõ ngòi bút độc đáo, sáng tạo của tác giả Phạm Tiến Duật qua nhan đề: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": - Nhà thơ chọn tứ thơ rất mới lạ, độc đáo dường như chưa xuất hiện trong thơ ca để bộc lộ chiều sâu cảm xúc. Đó là hình ảnh “Tiểu đội xe không kính” xuyên suốt bài thơ cũng như trở thành nhan đề tác phẩm. Trong chiến tranh, hình ảnh những chiếc xe thường được mĩ lệ hoá, hình tượng hoá. Nhưng ở đây nhà thơ đã khai thác những chi tiết đời thường với sự thật trần trụi, nghiệt ngã của chiến tranh mà không hề tô hồng. Cứ thế hình ảnh “tiểu đội xe không kính” ám ảnh trong lòng người đọc về bộ mặt tàn khốc, dữ dội, khủng khiếp của chiến tranh. (1 điểm) - Không chỉ có vậy, với tứ thơ độc đáo, đậm chất hiện thực, tác giả đã tinh tế, sáng tạo thêm cụm từ "bài thơ về" vào đầu để muốn nhắn gửi bức thông điệp sâu sắc: trên nền chiến tranh đen tối, nghiệt ngã, vẫn có chỗ cho tâm hồn con người thăng hoa với chất thơ bay bổng dạt dào. Cái đẹp vẫn kiêu hãnh chiến thắng, vẫn tỏa sáng giữa bao đau thương mất mát. Bom đạn quân thù phải bó tay đầu hàng bất lực trước ý chí, nghị lực phi thường và tâm hồn lãng mạn yêu đời, yêu cuộc sống phơi phới với một niềm tin cháy bỏng, mãnh liệt về tương lai tươi sáng. Điều đó lý giải vì sao dân tộc Việt Nam nhỏ bé có thể chiến thắng tên đầu sỏ đế quốc hung bạo nhất thế giới. Đó chính là sức sống tiềm tàng kì diệu của một dân tộc anh hùng: "Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa." (Huy Cận) “Dây diều em cắm Bên bờ hố bom ” (Trần Đăng Khoa) (2 điểm) Câu 2: (7 điểm) - Học sinh phải biết đặt từ “trăng” trong các ngữ cảnh khác nhau của “Truyện Kiều” để giải nghĩa gốc đặc biệt nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. (giải nghiã đúng 5 từ cho 5.0 điểm). - Từ việc giải nghĩa, học sinh phải nêu được nội dung cơ bản của các câu thơ; phải làm bật được ngòi bút sáng tạo bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng uyên bác, linh hoạt, tinh tế các từ ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Mỗi ngữ cảnh mang một sắc thái biểu cảm khác nhau, chuyển tải một bức thông điệp riêng. Cùng với từ “hoa”, từ “mưa” , có tất cả 63 câu thơ viết về “trăng” trong "Truyện Kiều" cũng được người viết sử dụng hết sức tài hoa thể hiện sự đa dạng, giàu đẹp của tiếng Việt. Chính điều đó đã góp phần làm nên sức hấp dẫn đặc biệt say đắm lòng người của “Truyện Kiều”: “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn.” (Chế Lan Viên) (2.0 điểm) 1.Từ “trăng” trong ví dụ (a) được tác giả dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ để ngầm chỉ gương mặt của Thuý Vân tròn trịa, sáng rực rỡ, tươi mát, đẹp tựa như ánh trăng rằm. Từ đó lột tả vẻ đẹp đằm thắm, đoan trang, căng tràn nhựa sống… của nàng. 2.Từ “trăng” trong ví dụ (b) cũng được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Cụm từ “lưng túi gió trăng” dịch từ chữ Tàu “Bán nang phong nguyệt”, phong nguyệt hay gió trăng ở đây là chỉ thi văn, vì các văn nhân thi sĩ thường lấy gió, lấy trăng làm nguồn cảm hứng đề thơ vịnh cảnh. Túi gió trăng là có ý nói túi thơ, để ngầm chỉ chàng thư sinh Kim Trọng. Đọc câu thơ trên, tác giả không dùng chữ thư sinh, mà chỉ dùng 4 chữ “lưng túi gió trăng” trong đó có từ “trăng” để lột tả chân dung chàng thư sinh hào hoa phong nhã: “Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất, thông minh tính trời.” 3.Từ “trăng” trong ví dụ (c) cũng được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ. “Tuần trăng khuyết” ý để chỉ thời gian một tháng từ lúc trăng tròn đến khi trăng khuyết. Từ đó câu thơ lột tả tâm trạng tương tư, đêm ngày mơ tưởng, mong ngóng bóng dáng Thuý Kiều đến nỗi không ngủ được với nỗi nhớ cồn cào dày vò của chàng Kim Trọng sau khi gặp Kiều…. 4.Từ “trăng” trong ví dụ (d) được dùng với nghĩa gốc chỉ vầng trăng của thiên nhiên. Từ đó thi nhân khắc hoạ bức tranh mùa hè tuyệt đẹp, đậm đà phong vị làng quê Việt Nam đầy thơ mộng, yên bình trong màu đỏ rực của những bông hoa lựu lấp ló qua các kẽ lá, trong tiếng chim quyên (chim cuốc) đầy giục giã gọi mời dưới ánh trăng huyền ảo, lung linh, báo hiệu một mùa hè đầy sức sống đang về. 5.Từ “trăng” trong ví dụ (e) được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển với phương thức ẩn dụ ngầm chỉ nàng Kiều, vẻ đẹp, phẩm hạnh của nàng. Trong ngày đoàn viên, từ Thuý Vân đến cả đại gia đình đều vun vén cho mối tình của nàng với chàng Kim. Thế nhưng với lòng tự trọng cao quý, Kiều thấy mình không còn xứng đáng với tình yêu thuỷ chung son sắt của chàng Kim: “Thiếp từ ngộ biến đến giờ Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.” Và rồi, thật bất ngờ chàng Kim đã khẳng định: “Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.” Trong cặp mắt của chàng, dù tấm thân của Kiều đã ô uế qua 15 năm đoạn trường, thế nhưng tấm lòng hiếu thảo vô bờ, nhân cách cao quý của nàng vẫn đáng trân trọng. Kiều vẫn đẹp hơn bao giờ hết bởi nàng đã đặt chữ hiếu lên làm đầu. Qua cách dùng từ “trăng” đầy tinh tế, sâu sắc, câu thơ cho ta thấy tư tưởng nhân văn, tiến bộ của đại thi hào Nguyễn Du về quan niệm tình yêu đôi lứa đạp qua rào cản lễ giáo phong kiến đồng thời tô đậm sự trân trọng nâng niu của nhà thơ đối với những người con gái tài sắc bị vùi dập trong xã hội lúc bấy giờ. Câu 3: (10 điểm) Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận xã hội theo hướng mở về đạo lý tình cảm. Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về câu chuyện: “Cuộc sống tươi đẹp”. Nội dung cần nghị luận: cách nhìn nhận về cuộc sống: hãy biết vượt qua những mất mát, bất hạnh khó khăn trong cuộc sống để nhìn thế giới xung quanh bằng cặp mắt yêu đời, lạc quan; để cảm nhận cuộc sống luôn luôn tươi đẹp. Hãy biết vứt bỏ những bực dọc để trân trọng những gì mình đang có. Yêu cầu bài viết phải có bố cục hài hòa, các ý rõ ràng, ngôn ngữ, trong sáng, diễn đạt mạch lạc, lập luận khúc chiết, sắc sảo… A.Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt câu chuyện vào B.Thân bài: (8.0 điểm) 1. Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện: Ý 1: Câu chuyện dội vào lòng người đọc sự ngỡ ngàng thích thú về cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của người đàn ông: dù trời nắng hay trời mưa ông cũng nhìn thiên nhiên luôn tươi đẹp: “Nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng đánh thức lũ ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những âm thanh tuyệt vời”; “những khóm cây đang nở rộ và bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần mưa… Mưa sẽ cho chúng một sức sống mới.” Ông đã nhẹ nhàng giải thích để cô gái hiểu và yêu cuộc sống hơn… Như vậy trong cuộc sống, chúng ta đừng nhìn thế giới xung quanh bằng sự bi quan mà phải biết đi tìm, phát hiện vẻ đẹp của cuộc sống luôn ẩn chứa trong lòng những hoàn cảnh không thuận lợi, thiếu may mắn. Cuộc sống có bao điều kì diệu đang chờ đón ta, điều quan trọng ta có nhận ra hay không mà thôi… (1.5 điểm) Ý 2: Câu chuyện còn đem đến cho người đọc sự bất ngờ về lời khuyên sâu sắc và cách ứng xử khéo léo của người đàn ông đối với hai vợ chồng bên cạnh khi họ to tiếng với nhau. Lời khuyên của ông giúp họ thấy mình thật hạnh phúc; giúp ta cảm nhận được trong cuộc sống phải xóa bỏ sự bực bội, khó chịu để đến với nhau bằng sự nhẹ nhàng, tôn trọng yêu thương nhau. Không có gì là khó khăn không vượt qua được mà cuộc sống còn nhiều điều thú vị; phải biết trân trọng những gì mình đang có… (1.5 điểm) Ý 3: Lời khuyên đầy ân cần mà thấm thía của người đàn ông đối với cậu thiếu niên khi cậu ta làm tổn thương tình cảm của mẹ cậu giúp người đọc hiểu chân lý giản dị: mẹ chính là người ta luôn cần bên cạnh dù ta đã trưởng thành, có thể tắm mình trong hào quang hay vấp ngã giữa cuộc đời… Mẹ luôn là người nâng đỡ, là điểm tựa cho ta trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Ta vẫn mãi mãi nhỏ bé trong vòng tay dịu dàng chan chứa yêu thương của mẹ: “Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.” Bởi vậy phải luôn biết trân trọng niềm hạnh phúc thiêng liêng khi có mẹ bên cạnh… (1.5 điểm) Ý 4: Câu chuyện kết thúc bất ngờ trong sự xúc động sửng sốt của người đọc khi biết được người đàn ông đã bị cuộc đời tàn nhẫn cướp đi ánh sáng từ đôi mắt và sức mạnh từ đôi chân. Ông bị mù loà và bị liệt cả hai chân. Nỗi bất hạnh, mất mát quá lớn so với một con người. Thế nhưng kì diệu thay, chính ông đã truyền niềm tin yêu cuộc sống cho mọi người, đã nhìn thế giới xung quanh, lắng nghe, cảm nhận cuộc sống bằng cả trái tim và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế dạt dào tình yêu của mình. Nụ cười nhẹ nhàng, những lời khuyên sâu sắc của ông với cặp mắt xanh rờn tình yêu cuộc sống đã đem đến cho mọi người bao điều tốt đẹp. Tấm gương nghị lực phi thường, lòng yêu đời lạc quan của ông đã cho ta bài học sâu sắc về cuộc sống để ta biết nâng niu, quý trọng những gì xung quanh ta; để ta biết cảm nhận cuộc sống tươi đẹp, biết vươn lên phía trước… (2.0 điểm) 2.Liên hệ với văn học, với cuộc sống, với bản thân: (1.5 điểm) - Liên hệ với một số tác phẩm văn học, các câu chuyện từ cuộc sống đời thường có liên quan đến nội dung câu chuyện trên… - Bản thân rút ra được bài học sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống bằng cặp mắt yêu đời để cởi bỏ sự mặc cảm, tự ti, chán nản, bực dọc; biết trân trọng hạnh phúc bình dị từ đó biết sống đẹp, sống có ý nghĩa C.Kết bài: (1.0 điểm) Khái quát, nâng cao: Câu chuyện thật sâu sắc cảm động giàu giá trị nhân văn, khơi dậy trong tâm hồn người đọc những rung cảm cao đẹp, trong sáng dạy ta biết yêu cuộc sống, biết vươn lên phía trước hướng tới “chân, thiện, mĩ” Lưu ý: Vì đây là đề “mở” nên dàn ý trên chỉ là định hướng, gợi ý. Nngười chấm phải thật sự tôn trọng ý kiến của các em, không được áp đặt cách hiểu của mình. Tuy nhiên cũng tránh cách nhìn nhận lệch lạc của học sinh nếu có. Giám khảo tuỳ vào thực tế bài làm học sinh để linh hoạt cho điểm PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O ®Ò THI chän hsg huyỆN líp 9 CÈM XUY£N N¡M HäC 2011- 2012 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề) Câu 1: (5 điểm) Chỉ rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả Nguyễn Du sử dụng tài hoa trong sáu câu thơ sau: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” (Truyện Kiều) Câu 2: (5 điểm) Kết thúc truyện ngắn: “Làng” (Kim Lân), ông Hai vui sướng tột cùng khoe với mọi người: “Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt nhẵn!”. Nêu ý nghĩa của chi tiết đặc sắc ấy? Câu 3: (10 điểm) Khát vọng của nàngViolet Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn toả ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng. Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé liền than thở: “So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình được làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi.” Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa nhỏ bé: - Chuyện gì xảy ra với con vậy? Nàng Violet cất giọng tha thiết: - Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến con thành Hoa Hồng! Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa: - Con có biết mình đang đòi hỏi điều gì không? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy. Nhưng Violet vẫn một mực nài nỉ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, ngay lập tức Violet biến thành cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành. Thế rồi một hôm, giông bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây, làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão trừ những loài hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet. Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng là Violet ngày nào, thương xót: - Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho những mong muốn nhất thời của mình đấy! Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, tả tơi, dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào: - Tôi chưa bao giờ biết sợ giông bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoải mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy, tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực để làm đẹp, tô điểm cho cuộc đời; dám ngẩng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe được lời thì thầm của chị Gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của vị thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện được ước mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi. (Trích TP: “Hạt giống tâm hồn”) Suy nghĩ của em về câu chuyện trên. ………………….Hết………………. Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Xuyên Hướng dẫn chấm thi chọn HSG huyện lớp 9 năm học 2011-2012 Môn: Ngữ văn Câu 1: (5 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn, trên cơ sở đảm bảo các ý sau: Ý 1: Giải thích bút pháp tả cảnh ngụ tình: (1 điểm): đây là một trong những bút pháp đặc trưng, quen thuộc của thơ ca trung đại: mượn việc tả cảnh để ngụ ý gửi gắm bộc lộ tâm trạng của con người. Cảnh chỉ làm nền còn dụng ý sâu xa của thi nhân là để khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình. Riêng đối với “Truyện Kiều”, đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng thành công, xuất sắc bút pháp này góp phần làm nên sự quyến rũ, sức sống bất hủ của tác phẩm: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Ý 2: Phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng tài hoa trong sáu câu thơ đầu đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (3.5 điểm): - Nêu qua về vị trí của đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” - Cảnh sắc trước lầu Ngưng Bích hiện ra dưới cặp mắt của nàng Kiều. Đứng trên lầu, nàng phóng mắt ra xa, lên cao. Không gian được mở ra về cả chiều cao lẫn bề rộng. Dưới ánh trăng mờ ảo thấp thoáng hình ảnh dãy núi. Để rồi nhân vật trữ tình có cảm giác dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng nhau trong một vòm trời, như cùng trong một bức tranh. Một bức tranh huyền ảo, khó nắm bắt qua các từ: “vẻ”, “xa”. Thi nhân dùng cụm từ độc đáo: “tấm trăng gần” phải chăng đã hé mở cảnh sắc nhuốm màu tâm trạng, trăng như thấu hiểu, sẻ chia với con người?… - Không gian được quay cận cảnh hơn, xuống thấp hơn. Hàng loạt từ láy: “bốn bề”, “bát ngát” kết hợp với “xa trông” gợi ấn tượng về sự mênh mông, vô tận, hoang vắng, xa vời của không gian. Để rồi, các cụm danh từ: “Cát vàng cồn nọ”, “Bụi hồng dặm kia” càng tô đậm sự hắt hiu, ảm đạm, nhỏ nhoi, lẻ loi của cảnh sắc, của cõi trần. Dưới ánh trăng, khung cảnh hiện lên mênh mông rợn ngợp, lạnh lẽo không hề có một chút màu xanh của sự sống hay một chút dấu hiệu hơi ấm của con người. Phải chăng cái lạnh ấy toát ra từ sự lạnh lẽo trong tâm hồn của người ngắm cảnh?… - Ngắm cảnh, Kiều chợt dội về trong tâm hồn bao bộn bề suy tư, bao cảm xúc. Nàng chợt trở về đối mặt với chính mình. Chỉ một từ: “bẽ bàng”, đại thi hào Nguyễn Du đã gọi ra sinh động, trọn vẹn tâm trạng của Kiều. Đặc biệt qua các cụm từ miêu tả: “mây sớm”, “đèn khuya”, thi nhân vẽ ra sự tiếp nối vô tận, dài đằng đẵng của thời gian. Một mình nàng làm bạn với bóng mây lúc tinh sương, với ngọn đèn vơi cạn lúc đêm khuya đủ cho ta hình dung nỗi lòng cô đơn tột đỉnh, sầu não chứa chất tâm sự của người con gái bị dồn vào ngõ cụt với bao rã rời tuyệt vọng, cay đắng ê chề, bao tủi hờn, thẹn thùng, nhục nhã, xấu hổ, chua chát; bao đau đớn quặn xé khi mình trở thành món hàng trong tay mụ Tú Bà ghê tởm, khi tương lai mù mịt bão giông đang chờ đón phía trước. Đây là tâm trạng thường gặp của Kiều trong tác phẩm: “Một mình âm ỉ đêm chày Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.” - Đặc biệt câu thơ: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” thể hiện rõ nét tài năng của người viết. Dường như nhà thơ đã hóa thân vào tận cùng tâm trạng của nhân vật để đọc thấy sự giằng xé, đan xen trong tâm hồn nàng. Mắt dõi theo cảnh sắc nhưng tâm hồn của Kiều lại dậy sóng bộn bề suy tư, trái tim nhạy cảm của nàng phải chăng đang rỉ máu như bị xé đôi làm hai nửa: tình và cảnh?… Ý 3: Ý nghĩa, tác dụng của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích: (0.5 điểm) Chỉ với ba cặp thơ lục bát nhưng bằng cặp mắt quan sát tinh tế, bằng ngòi bút tài hoa bậc thầy, và đặc biệt bằng trái tim ấm nóng, trĩu nặng tình yêu thương, nhà thơ Nguyễn Du đã khắc họa sinh động bức tranh tâm cảnh với tâm sự đau đớn, bi kịch, tâm hồn nhạy cảm của người con gái tài hoa bạc mệnh bị chà đạp vùi dập trong xã hội phong kiến với cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung mãi đi cùng năm tháng, tươi xanh trong lòng người đọc: “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết truyện Kiều đất nước hóa thành văn.” (Chế Lan Viên) Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn (không được sa vào phân tích nhân vật), trên cơ sở đảm bảo các ý sau: Ý 1: Nêu xuất xứ chi tiết kết thúc tác phẩm: “Làng” (Kim Lân), ông Hai vui sướng tột cùng khoe với mọi người: “Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt nhẵn!” (1 điểm): - Xa làng Chợ Dầu đi tản cư, ông Hai bàng hoàng nghe tin làng mình theo giặc. Từ đó, ông đau đớn tột đỉnh, tủi nhục, giằng xé, co mình trong nỗi mặc cảm, sợ hãi… Thế rồi một hôm đi đâu về, nghe được tin cải chính từ chính ông chủ tịch làng, ông trở về nhà “lột xác” biến thành một con người khác hẳn. Bằng “cặp mắt hung hung đỏ hấp háy”, “mồm bỏm bẻm nhai trầu”, “giọng bô bô”…, ông vui vẻ chia quà cho các con, lật đật, háo hức chạy lên khoe với bác Thứ, xong lại tất tả khoe với ông chủ nhà, xong lại “cứ múa tay lên mà khoe” với mọi người: “Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt nhẵn!”… Ý 2: Nêu ý nghĩa chi tiết (3.5 điểm): - Đây là chi tiết kết thúc tác phẩm đầy bất ngờ, thú vị, độc đáo có một không hai trong truyện ngắn Việt Nam làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn, ấn tượng của câu chuyện. Trước đó tác giả tạo tình huống gay cấn thắt nút câu chuyện khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật tạo sự hồi hộp cho độc giả. Để rồi người viết đã mở nút câu chuyện khi ông nghe tin cải chính và khoe nhà mình bị đốt làm cho người đọc vỡ òa, thỏa mãn, thở phào nhẹ nhõm… - Chi tiết này xem qua quá vô lý, nực cười vì chẳng có ai trên đời lại vui sướng tột đỉnh khoe nhà của mình bị đốt bao giờ. Thế nhưng chính sự vô lý ấy mới tạo nên sự có lý bởi nó phù hợp với lô gích tâm trạng nhân vật. Có đau đớn, căm uất, mặc cảm, có giằng xé đấu tranh về làng hay ở lại kháng chiến, có những đêm trằn trọc không ngủ, có những lời tâm sự với đứa con út hay tự bộc bạch lòng mình với dòng nước mắt dàn giụa… thì nhân vật mới có niềm vui sướng vỡ òa như vậy khi nghe tin làng Chợ Dầu mà mình luôn yêu quý, tự hào, kiêu hãnh, luôn tôn thờ giờ đây luôn thủy chung với Cụ Hồ, với kháng chiến. Điều đó đồng nghĩa với việc làng và nhà mình bị đốt… - Đây là chi tiết tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp của nhân vật ông Hai. Chính trong sự cháy rụi của mái nhà thân yêu, làng của ông đẹp hơn bao giờ hết. Xứng đáng với tình yêu máu thịt, sâu nặng ông dành cho nó. Mái nhà là tài sản quý báu của cả một đời người. Là mồ hôi nước mắt của con người tích cóp và gìn giữ nâng niu suốt đời. Đặc biệt đối với người nông dân, trước cách mạng họ bị chà đạp, bóc lột chỉ có hai bàn tay trắng. Để rồi dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ sau cách mạng Tháng Tám họ mới làm chủ được chính mình và có một mái nhà theo đúng nghĩa của nó. Bởi thế mái nhà đối với họ lại càng vô giá. Thế nhưng ở đây ông Hai thà để cho tài sản của mình bị mất trắng, đốt nhẵn còn hơn mang tiếng làng theo Việt gian bán nước. Vì làng lúc này là danh dự, chỗ đứng làm người của ông. Bởi sẽ có một mái nhà mới, sẽ có hàng triệu mái nhà lại kiên cường mọc lên: “Thấy trái rụng xin đừng vội khóc Một trái rụng là muôn nghìn cây mọc.” Chỉ từng ấy thôi cũng đủ tôn vịnh tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước cao quý, thiêng liêng đặt trên cả tình nhà. Nếu trước cách mạng, tình yêu của ông dành cho làng chỉ xuất phát từ bản năng (khi ông khoe cả mộ phần viên tổng đốc), thì giờ đây tình yêu ấy đã được giác ngộ, sâu sắc, trọn vẹn với sự hy sinh thầm lặng, đáng trân trọng… - Chi tiết kết thúc truyện đặc sắc đọng lại bao dư âm ngọt ngào trong lòng người đọc góp phần làm nên bức thông điệp sâu sắc ca ngợi tình yêu quê hương đất nước cao quý, thiêng liêng cháy bỏng của người nông dân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp; ca ngợi vẻ đẹp của con người dân tộc Việt Nam trong chiến tranh làm nên sức mạnh kỳ diệu của một dân tộc anh hùng. [...]... CẩM XUYÊN kỳ THI chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 NĂM HọC 20 09- 2010 Đề thi môn : Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể giao nhận đề) Câu 1: Phân tích sắc thái biểu cảm của từ đi đợc sử dụng trong các ngữ cảnh sau: a, Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thơng con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Cha bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mời năm Cha bằng khó nhọc đời bầm... phải biết hoàn thi n mình để sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn Lu ý: Vì đây là đề mở rất tôn trọng ý kiến riêng của các em nên dàn ý trên chỉ là định hớng, giám khảo không đợc quá phụ thuộc vào đáp án mà phải linh hoạt trong khi chấm, khuyến khích những bài viết lập luận có sức thuyết phục .Hết Phòng giáo dục và đào tạo cẩm xuyên Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2008 20 09 Đề thi môn: Ngữ Văn Thời gian:... ý câu 3: Trên đây chỉ là định hớng, ngời chấm phải thật sự linh hoạt vì đây là đề mở Cần khuyến khích những bài viết tự nhiên, giản dị nhng sâu sắc Phòng giáo dục và đào tạo cẩm xuyên Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 năm học 2006 2007 Đề thi môn: Ngữ Văn Thời gian: 120 phút (không kể giao nhận đề) Câu 1: (2 điểm) Sinh thời cụ đồ Chiểu từng thốt lên lên tâm đắc: Chở bao nhiêu đạo thuyền không... dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện lớp 9 năm học 2008-20 09 Môn: Ngữ Văn Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn lột tả các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc cũng nh bức thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trong bài thơ: ý1: Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc (1,5 điểm) - Bài thơ nh một câu chuyện sống động đan xen giữa quá khứ và hiện tại qua thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình, sâu lắng, tha thi t -... in trong TP: Hạt giống tâm hồn tập 4, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2004) Em hãy thay ngời bạn trong câu chuyện viết một bài văn trả lời câu hỏi trên .Hết PHòNG GIáO DụC và ĐàO Tạ0 Hớng dẫn chấm thi chọn hSG huyện lớp 9 CẩM XUYÊN NĂM HọC 20 09- 2010 Môn : Ngữ văn Câu 1: (5 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn phân tích đợc sắc thái biểu cảm của từ đi trong hai ngữ cảnh: + Từ đi trong thơ Tố... Những bài sa vào phân tích tác phẩm hoặc đoạn trích không có luận điểm chỉ cho 5 6 điểm PHòNG GIáO DụC và ĐàO TạO CẩM XUYÊN kỳ THI chọn học sinh giỏi huyện lớp 8 NĂM HọC 20 09- 2010 Đề thi môn : Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể giao nhận đề) Câu 1: (5 điểm) Nhà văn Nam Cao sử dụng các loại dấu câu trong đoạn trích sau có gì đặc biệt? Phân tích sắc thái biểu cảm của các loại dấu câu đó:... Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 8 năm học 2007 2008 Đề thi môn: Ngữ Văn Thời gian: 120 phút (không kể giao nhận đề) Câu 1: (4 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ: Dân chài lới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Quê hơng - Tế Hanh) Câu 2: (6 điểm) Ngòi bút sáng tạo tinh tế của tác giả Nguyên Hồng trong đoạn văn: ... vng y - Liờn h bn thõn Lu ý: Cú th i a s hc sinh nghiờng v trỡnh by theo quan im th hai Riờng i vi nhng em trỡnh by theo quan im th nht, nu lp lun sõu sc to c sc thuyt phc ngi c, giỏm kho vn phi tụn trng chớnh kin ca cỏc em PHòNG GIáO DụC và ĐàO TạO CẩM XUYÊN kỳ THI chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 NĂM HọC 2010- 2011 thi mụn: Ng vn Thi gian: 150 phỳt (khụng k thi gian giao nhn ) Cõu 1: (4... không bao giờ cho phép ai mua trái tim và tâm hồn mình Em có suy nghĩ gì về lời đề nghị trên Phòng giáo dục và đào tạo cẩm xuyÊN Hớng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 8 năm học 2007 2008 Môn: Ngữ Văn Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn lột tả các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc cũng nh bức thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trong đoạn thơ: - Hình ảnh ngời dân chài bỗng bừng sáng... XUYÊN Hớng dẫn chấm thi hSG huyện lớp 8 NĂM HọC 20 09- 2010 Môn : Ngữ văn Câu 1: (5 điểm) Học sinh chỉ đợc các loại dấu câu đặc biệt và phân tích sắc thái biểu cảm lồng vào nhau nhng vẫn đảm bảo đợc các ý cơ bản sau: ý 1: (1.0 điểm) Chỉ một đoạn trích ngắn nhng nhà văn Nam Cao đã sử dụng hàng loạt dấu chấm lửng, dấu chấm lửng kết hợp dấu cảm thán Đặc biệt dấu cảm thán đợc sử dụng tới 9 lần Ngoài ra còn . trờn. .Ht. PHòNG GIáO DụC và ĐàO TạO kỳ THI chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 CẩM XUYÊN NĂM HọC 20 09- 2010 Đề thi môn : Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể giao nhận đề) Câu 1: Phân tích sắc thái. giáo dục và đào tạo Cẩm Xuyên Hướng dẫn chấm thi chọn HSG huyện lớp 9 năm học 2011-2012 Môn: Ngữ văn Câu 1: (5 điểm) Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn, trên cơ sở đảm bảo các ý sau: Ý 1:. thuyt phc .Ht. PHòNG GIáO DụC và ĐàO TạO Đề THI chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 CẩM XUYÊN NĂM HọC 2010- 2011 thi mụn: Ng vn Thi gian: 150 phỳt (khụng k thi gian giao nhn ) Cõu 1: (3 im) Nờu

Ngày đăng: 29/07/2015, 06:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan