ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 MÔN HÓA ĐỀ SỐ 8

5 458 0
ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 MÔN HÓA ĐỀ SỐ 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, số câu trắc nghiệm: 50 câu Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; P = 31; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207; Ni = 59. Câu 1: Axit hữu cơ X đơn chức chứa 55,814% khối lượng cacbon; 6,977% khối lượng hiđro; 37,209% khối lượng oxi. Kết luận nào sau đây đúng ? A. X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 và 3 đồng phân cấu tạo chức axit. B. X có công thức phân tử C 4 H 6 O 2 và 3 đồng phân cấu tạo chức axit. C. X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 và 4 đồng phân cấu tạo chức axit. D. X có công thức phân tử là C 4 H 6 O 2 và 4 đồng phân cấu tạo chức axit. Câu 2: Hợp chất của X với hiđro có dạng XH 3 . Trong oxit (ứng với hóa trị cao nhất của X) có 25,93% khối lượng X, phát biểu nào sau đây là không đúng với X? A. Mức oxi hóa cao nhất của X là +5, nhưng cộng hóa trị cao nhất là 4. B. Hiđroxit trong đó X có mức oxi hóa +3 có chứa liên kết cho nhận. C. Oxit trong đó X có mức oxi hóa +4 có thể tham gia phản ứng đime hóa. D. Liên kết của X với Zn là liên kết có bản chất của liên kết cộng hóa trị. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy sau khi ngưng tụ hơi nước thì còn lại hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 19,333. Công thức của amin là A. C 2 H 5 NH 2 B. C 4 H 9 NH 2 . C. CH 3 NH 2 . D. C 3 H 7 NH 2 . Câu 4: Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 thu được 2,24g chất rắn. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dd HCl thu được 224 ml khí (đktc). Nồng độ mol/l của dd HCl là: A. 0,5M B. 1,6M C. 0,8M D. 1M Câu 5: Phản ứng nào sau đây không đúng ? A. Na 2 S 2 O 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + S + SO 2 + H 2 O B. Fe 3 O 4 + 8HI → FeI 2 + 2FeI 3 + 4H 2 O C. CaC 2 + 2HCl → CaCl 2 + C 2 H 2 D. 6FeCl 2 + 3Br 2 → 4FeCl 3 + 2FeBr 3 Câu 6: Cho phản ứng: 4H 2 (khí) + Fe 3 O 4 (rắn) ⇄ 3Fe (rắn) + 4H 2 O (hơi) Trong các biện pháp sau: (1) tăng áp suất, (2) thêm Fe 2 O 3 vào hệ, (3) nghiền nhỏ Fe 2 O 3 , (4) thêm H 2 vào hệ . Có bao nhiêu biện pháp làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây khi tiến hành xong thu được dung dịch có pH<7? A. Cho 100 mL dung dịch KHSO 4 1M phản ứng với 100 mL dung dịch NH 3 1M B. Cho 100 mL dung dịch KHSO 4 1M phản ứng với 100 mL dung dịch KOH 1M C. Cho 100 mL dung dịch H 2 SO 4 1M phản ứng với 100 mL dung dịch Ba(OH) 2 1M D. Cho 100 mL dung dịch H 2 SO 4 1M phản ứng với 150 mL dung dịch Na 2 CO 3 2M Câu 8: Độ mạnh tính axit được xếp tăng dần theo dãy sau : A. HCOOH < CH 3 COOH < H 2 CO 3 < HClO B. CH 3 COOH < HCOOH < H 2 CO 3 < HClO C. HClO < H 2 CO 3 < CH 3 COOH < HCOOH D. H 2 CO 3 < CH 3 COOH < HCOOH < HClO Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch nước vôi trong (dư), thì khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,48 g và có 7 g kết tủa tạo ra. Công thức phân tử của A là A. C 6 H 12 . B. C 7 H 14 . C. C 6 H 14 . D. C 7 H 16 . Câu 10: Cho các cặp chất sau : (1) nước và nước vôi trong ; (2) nước và dung dịch HCl ; (3) nước và dung dịch CaCl 2 ; (4) nước và dung dịch MgSO 4 . Có bao nhiêu cặp chất có thể dùng để phân biệt được 3 chất rắn : Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , CaCO 3 ? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 11: Cho các cặp chất sau: FeCl 2 và H 2 S; CuS và HCl; Fe 2 (SO 4 ) 3 và H 2 S; NaOH đặc và Cu(OH) 2 ; Na 2 [Zn(OH) 4 ] và HCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng là A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng? A. Các nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng đều ở nhóm IIA hoặc IIB. Trang 1/5 - Mã đề thi 357 B. Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều ở nhóm VIIIB. C. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng. D. Các nguyên tố có 6 electron hóa trị đều ở nhóm VIB. Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Các amin đều có tính bazơ do nguyên tử nitơ có đôi electron chưa tham gia liên kết. B. Thủy phân đến cùng các protein đều thu được các α-amino axit. C. Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polipeptit D. Các amino axit đều có cân bằng giữa dạng phân tử với dạng ion lưỡng cực. Câu 14: Cho m gam một ancol đơn chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là A. 0,92. B. 0,64. C. 0,46. D. 0,32. Câu 15: X, Y là các đồng phân có công thức phân tử C 5 H 10 . X làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường tạo sản phẩm tương ứng là 1,3-đibrom-2-metylbutan. Y phản ứng với brom khi chiếu sáng tạo một dẫn xuất monobrom duy nhất. X và Y lần lượt là: A. 3-metylbuten-1 và xiclopentan. B. etylxiclopropan và metylxiclobutan. C. 1,2-đimetylxiclopropan và xiclopentan. D. 2-metylbuten-2 và metylxiclobutan. Câu 16: Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C thu được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy 1 trong 3 ete thu được khí cacbonic và hơi nước có tỉ lệ mol là 4:3: 22 = OHCO nn . Hai ancol đó là: A. prop-2-en-1-ol và butan-1-ol B. propan-1-ol và but-3-en-1-ol C. metanol và etanol D. propan-1-ol và propan-2-ol Câu 17: Cho 19,3 gam hỗn hợp Fe và kim loại R (hoá trị không đổi) tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 0,65 mol H 2 . Nếu cho cùng lượng hỗn hợp trên vào dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư thu được 1,5 mol NO 2 . Kim loại R là A. Mg B. Ni C. Al D. Zn Câu 18: Điện phân 200ml dung dịch CuSO 4 với điện cực trơ, cường độ dòng là 5A. Khi ở anot có 4g khí oxi bay ra thì ngừng điện phân. Điều nào sau đây luôn đúng ? A. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16 g. B. Thời gian điện phân là 9650 giây. C. Nồng độ mol của H 2 SO 4 trong dung dịch lúc này là 1,25M. D. Chỉ có khí thoát ra ở anot. Câu 19: Điện phân dung dịch BaCl 2 với điện cực trơ, có màng ngăn thu được 200ml dung dịch X và lượng khí bay ra tại catot phản ứng vừa đủ với 4,4g etanal ở điều kiện thích hợp, pH của dung dịch X là A. 0,3 B. 0,6 C. 0 D. 14 Câu 20: Rifominh là quá trình A. tinh chế các hiđrocacbon trước khi đưa ra sử dụng. B. chưng cất phân đoạn để tách hiđrocacbon có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi nhau. C. dùng xúc tác và nhiệt độ để làm biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon. D. chuyển hidrocacbon mạch dài thành những hidrocacbon mạch ngắn hơn. Câu 21: Cho 0,1 mol một este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được hỗn hợp hai muối của hai axit hữu cơ đều đơn chức và 6,2 g một ancol Y. Y là A. butan-1-ol. B. propan-1-ol hay propan-2-ol. C. etilenglicol. D. propan-1,3-điol. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,105 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no, mạch hở A và B (B nhiều hơn A một nhóm chức) thì được 0,255 mol CO 2 . Cho cùng lượng hỗn hợp X này tác dụng với K dư thì được 1,848 lít H 2 (ĐKTC). Công thức phân tử của A và B lần lượt là A. C 2 H 5 OH và C 2 H 4 (OH) 2 B. C 3 H 7 OH và C 2 H 4 (OH) 2 C. C 2 H 4 (OH) 2 và C 3 H 5 (OH) 3 D. C 2 H 5 OH và C 3 H 6 (OH) 2 Câu 23: Phương pháp nào sau đây thường được dùng để điều chế Ag từ Ag 2 S? A. Ag 2 S + → O 2 Ag 2 O CO+ → Ag B. Ag 2 S HCl+ → AgCl as → Ag C. Ag 2 S HNO 3 + → AgNO 3 → o t Ag D. Ag 2 S NaCN+ → Na[Ag(CN) 2 ] Zn + → Ag Câu 24: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây không đúng ? A. CH 3 –CH 2 –CH 2 –Cl + H 2 O o t → CH 3 –CH 2 –CH 2 –OH + HCl Trang 2/5 - Mã đề thi 357 B. p-CH 3 C 6 H 4 –Cl + 2NaOH , o t p → p-CH 3 C 6 H 4 ONa + NaCl + H 2 O C. CH 2 =CH–CH 2 –Cl + H 2 O o t → CH 2 =CH–CH 2 –OH + HCl D. CH 2 =CH– Cl + NaOH , o t p → CH 3 –CHO + NaCl Câu 25: Đun nóng este E với dung dịch kiềm ta được 2 ancol X, Y. Khi tách nước: Y cho 3 olefin, còn X cho 1 olefin. E là A. etyl sec-butyl etanđioat B. isopropyl propyl etanđioat C. metyl butyl etanđioat D. etyl isobutyl etanđioat Câu 26: Cho 10,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Na và K vào 100 mL dung dịch AlCl 3 1M. Sau khi kết thúc phản ứng không thu được kết tủa. Khối lượng K tối đa có trong hỗn hợp là A. 1,95 gam B. 3,9 gam C. 0,975 gam D. 7,8 gam Câu 27: Trong các dung dịch sau: I 2 , Br 2 , H 2 S, KMnO 4 , Ca(OH) 2 . Có bao nhiêu dung dịch có thể dùng để phân biệt hai khí CO 2 và SO 2 ? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 28: Hoà tan hỗn hợp Zn và Cr trong HNO 3 loãng thu được dung dịch A chỉ chứa hai muối và 0,15 mol hỗn hợp hai khí không màu có khối lượng 5,20 gam trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí. Số mol HNO 3 đã phản ứng là A. 0,5 mol B. 0,9 mol C. 0,7 mol D. 0,2 mol Câu 29: Nhận định nào sau đây trong pin điện hóa là đúng ? A. Điện cực xảy ra sự khử, có tên là catot, nơi sinh ra electron. B. Điện cực xảy ra sự khử, có tên là anot, nơi sinh ra electron. C. Điện cực xảy ra sự oxi hóa, có tên là catot, nơi sinh ra electron. D. Điện cực xảy ra sự oxi hóa, có tên là anot, nơi sinh ra electron. Câu 30: Cho 3,5 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư thu được 10,8 gam Ag. Số đồng phân chức anđehit của X là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 31: Khi điện phân với điện cực trơ hoàn toàn dung dịch chứa hỗn hợp FeCl 3 , CuCl 2 và HCl thì tại anot : A. Cl – nhường electron trước, H 2 O nhường electron sau. B. Fe 3+ nhận electron trước và tiếp theo là Cu 2+ . C. Fe 3+ nhận electron trước và H + nhận electron cuối cùng. D. chỉ có Cl – nhường electron. Câu 32*: Cho các sơ đồ sau: - HCl CH 2 =CH 2 CH 2 Cl-CH 2 Cl CH 2 =CH-Cl CH 2 CH Cl n + Cl 2 500 o C t o , xt, p (1) CH 2 =CH 2 CH 2 =CH-Cl CH 2 CH Cl n t o , xt, pt o , xt, p CH CH + HCl (2) CH 2 =CH-Cl CH 2 CH Cl n t o , xt, p CH CH + HCl (3) CaC 2 + H 2 O CH 3 -CH 2 Cl CH 2 =CH-Cl CH 2 CH Cl n + Cl 2 t o , xt, p t o , xt (4) CH 3 -CH 3 - H 2 as Hiện nay để điều chế PVC trong công nghiệp người ta dùng sơ đồ A. (3) B. (1) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 33: Thủy phân este E đơn chức có phân tử khối 100 thu được axit mạch hở có nhánh X và ancol Y. Cho Y qua CuO đốt nóng thì thu được sản phẩm hữu cơ Z. Cho 0,1 mol Z phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo ra 43,2 gam Ag. Tên gọi của E là A. isopropenyl axetat B. metyl metacrylat C. metyl isobutirat D. metyl acrylat Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Trộn các loại phân đơn chứa N, P, K ta được phân phức hợp. B. Phân supephotphat dùng để bón cho đất ít chua. Trang 3/5 - Mã đề thi 357 C. Phân đạm NaNO 3 và Ca(NO 3 ) 2 thích hợp cho đất chua và đất ít chua. D. Phân lân nung chảy dùng để bón cho đất chua. Câu 35: Trộn C 2 H 6 và một ankin X (ở thể khí) theo tỉ lệ mol 1:1, rồi thêm tiếp khí O 2 vào thì được hỗn hợp có tỉ khối so với H 2 là 18. Công thức phân tử của X là A. C 2 H 2 B. C 5 H 8 C. C 3 H 4 D. C 4 H 6 Câu 36: Dãy gồm các chất dễ tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là A. etylamin, 2,4,6-tribromanilin, alanin. B. đimetylamin, glyxin, anbumin. C. đimetylamin, anilin, glyxin. D. etylamin, alanin, axit glutamic. Câu 37: Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 1 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 0,015mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là A. Li 2 CO 3 và Na 2 CO 3 ; 0,30 L. B. Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 ; 0,60 L. C. Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 ; 0,06 L. D. Li 2 CO 3 và Na 2 CO 3 ; 0,60 L. Câu 38*: Mantozơ có khả năng tham gia bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng sau: thuỷ phân, tráng bạc, tác dụng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường, tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm khi đun nóng, tác dụng với nước brom. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Một số dung dịch muối axit có pH > 7. B. Các dung dịch axit không chứa ion OH – . C. Các dung dịch muối trung hòa đều có pH = 7. D. Các muối của axit mạnh và bazơ yếu khi thủy phân đều tạo ra dung dịch làm quỳ tím đổi màu. Câu 40: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn Y gồm 4 oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Khối lượng hỗn hợp X là A. 31,3g B. 21,7g C. 28,1g D. 24,9g Câu 41: Cracking 0,1 mol C 4 H 10 thu được hỗn hợp X gồm CH 4 , C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 3 H 6 và C 4 H 10 . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Nhận định nào sau đây đúng? A. Khối lượng dung dịch giảm 13,4 gam B. Khối lượng dung dịch tăng 13,4 gam C. Khối lượng dung dịch giảm 40 gam D. Khối lượng dung dịch tăng 35,6 gam Câu 42: Trong các chất sau: H 2 S, KNO 3 , S, SO 3 , F 2 , Cl 2 có bao nhiêu chất vừa có thể đóng vai trò oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong các phản ứng hóa học. A. 6 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 43: Cho FeS dư vào 400 mL dung dịch HNO 3 0,1M, người ta thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Thể tích khí NO sinh ra (ở đktc) là A. 0,6272 L B. 1,120 L C. 0,896 L D. 0,672 L Câu 44: Nhận định nào sau đây đúng ? A. Khi điện phân Al 2 O 3 , điện cực trơ làm bằng than chì bị hao hụt liên tục. B. Khi điện phân Al 2 O 3 , phải trộn thêm criolit vì Al 2 O 3 nóng chảy không dẫn điện. C. Để ngăn không cho Al tạo ra tiếp xúc với không khí, thùng điện phân phải đậy kín. D. Để sản xuất Al, ta không điện phân nóng chảy AlCl 3 vì AlCl 3 nóng chảy không điện li. Câu 45: X là ancol no, mạch hở. Đốt cháy 0,2 mol X cần 0,7 mol oxi. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với Na thì số mol H 2 thu được là A. 0,15 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,05 mol. Câu 46: Ứng dụng nào sau đây của kim loại là không đúng ? A. Chì được dùng để ngăn cản tia phóng xạ. B. Niken dùng làm các điện cực trong bình ăcqui. C. Thiếc được tráng lên các đồ vật bằng sắt để chống ăn mòn điện hóa. D. Kẽm được dùng để chế tạo pin điện hóa. Câu 47: Cho các nguyên tố có cấu hình electron tương ứng sau: X : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1 ; Y : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 ; Z : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 ; T : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 Nguyên tố có tính khử mạnh nhất là Trang 4/5 - Mã đề thi 357 A. T B. Z C. X D. Y Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lít O 2 (ở đktc), cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa nước vôi trong dư thu được 30 g kết tủa và khối lượng bình nước vôi tăng 16,8 g. Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 8,96. D. 11,2. Câu 49: Một bình kín chứa 10 L N 2 và 10 L H 2 ở 0 o C, 10atm. Sau phản ứng đưa nhiệt độ về 0 o C, thì áp suất trong bình sau phản ứng là 9 atm. Phần trăm thể tích của N 2 và H 2 sau phản ứng lần lượt là: A. 50,0% và 38,9% B. 35,0% và 45,0% C. 38,9% và 50,0% D. 45,0% và 35,0% Câu 50: Cho 6,80 g hỗn hợp CaO, CuO phản ứng hoàn toàn với cacbon dư ở nhiệt độ cao thu được 2,24 lít khí (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại tạo thành là A. 4,0 g. B. 5,2 g. C. 3,2 g. D. 6,4 g. Đáp án 1. B 6. D 11. B 16. C 21. C 26. B 31. D 36. D 41. A 46. C 2. B 7. A 12. B 17. C 22. B 27. B 32. A 37. B 42. C 47. B 3. C 8. C 13. C 18. B 23. D 28. B 33. B 38. C 43. D 48. A 4. D 9. D 14. A 19. D 24. A 29. D 34. A 39. A 44. A 49. A 5. B 10. B 15. C 20. C 25. A 30. A 35. D 40. C 45. A 50. C Trang 5/5 - Mã đề thi 357 . ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, số câu trắc nghiệm: 50 câu Cho nguyên tử khối của. C 8. C 13. C 18. B 23. D 28. B 33. B 38. C 43. D 48. A 4. D 9. D 14. A 19. D 24. A 29. D 34. A 39. A 44. A 49. A 5. B 10. B 15. C 20. C 25. A 30. A 35. D 40. C 45. A 50. C Trang 5/5 - Mã đề thi. 357 B. Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều ở nhóm VIIIB. C. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng. D. Các nguyên tố có 6 electron hóa trị đều ở nhóm VIB. Câu 13: Nhận định

Ngày đăng: 28/07/2015, 23:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan